1
TỔNG QUAN
Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, thế giới ngày càng trở nên
nhỏ hơn, các quốc gia ngày càng mở cửa để hội nhập với xu thế chung.
Chúng ta có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh thuận tiện hơn, cũng như
việc tiếp cận thông tin bằng các phương tiện hiện đại và nhanh chóng, hay tận
hưởng nền giáo dục hiện đại từ nền giáo dục lâu đời và uy tín từ các n
ước
phát triển…Đối với Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới WTO (World Trade Organization), đó là một mốc lịch sử,
đã mang lại rất nhiều cơ hội để mở rộng các mối quan hệ với các nước, tạo
điều kiện cho các nhà sản xuất nước ta mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp
cận các thị trường mới, riêng người tiêu dùng có nhi
ều cơ hội được tận hưởng
đa dạng hơn các chủng loại hàng hóa,…và mọi người có nhiều hơn các cơ hội
để du học tự túc hay qua các chương trình học bổng. Tuy nhiên nó cũng đem
lại rất nhiều thử thách, ví dụ như mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn,
hay có những kiến thức mới về các thị trường mới cần phải được cập nhật,
đồ
ng thời do yêu cầu cao hơn về chất lượng giáo dục,…đòi hỏi Việt Nam
phải năng động, và chủ động trong việc tìm ra phương hướng đúng đắn để đối
phó với những thách thức này. Cụ thể hơn đối với ngành giáo dục Việt Nam,
nó đảm nhận vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn
nhân lực, trong quá trình hội nhập đòi hỏi nó phải
đáp ứng được yêu cầu của
việc hợp tác nhân lực với các công ty nước ngoài, đồng thời phải kịp thời nắm
bắt những xu hướng thay đổi trong tương lai về chất lượng nguồn nhân lực.
Trong xu thế này, các trường Đại học của chúng ta đã và đang tập trung vào
việc tìm ra phương pháp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo của mình.
Hiện tại trên thế giới
đã có rất nhiều những nghiên cứu về giảng dạy và
học tập. Với mục tiêu là tìm ra những phương thức riêng và phù hợp nhằm cải
thiện hiệu quả học tập của sinh viên và chất lượng đào tạo. Có một xu hướng
2
đó là tập trung vào các yếu tố tâm lý sinh viên như động cơ học tập, tính kiên
định học tập và chất lượng sống của sinh viên. Lý do là động cơ học tập, thái
độ học tập, và chất lượng sống của sinh viên có tác động dương vào chất
lượng đào tạo và kết quả nhận thức của sinh viên trong quá trình học.([10] và
[24] - trích từ [2]).
Về động cơ học tập, nếu một người được kích thích hay
động viên
trong quá học, anh ta sẽ có xu hướng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ và công
việc được giao để đạt được các mục tiêu ban đầu đề ra. Ngược lại, một người
không được kích thích hay không có sự động viên sẽ không làm việc chăm
chỉ mà còn có những hành động phá hoại hay trì hoãn công việc. [11]
Bên cạnh đó, để vượt qua những áp lực hay những vấn đề không mong
muốn, tính kiên định học tập sẽ giúp chúng ta giải quyết hay vượ
t qua những
áp lực trong cuộc sống ([20] – trích từ [2]). Hay giúp chúng ta chuyển đổi
chúng thành những cơ hội cho sự phát triển ([17] - trích từ [2]).
Về chất lượng sống của sinh viên thì có hai hướng nghiên cứu sau: thứ
nhất là sẽ tập trung nghiên cứu sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng sống của sinh viên, hướng thứ hai là sẽ tập trung vào việc đo lường
chất lượng sống c
ủa sinh viên ([26] - trích từ [2]).
Tóm lại, các trường đại học của Việt Nam đang rất quan tâm về vấn đề
làm sao để cải thiện chất lượng đào tạo của mình nhằm bắt kịp với yêu cầu
của thị trường lao động. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về
các yếu tố liên quan tâm lý sinh viên, cụ thể là chất lượng sống của sinh viên,
cũng như các yếu t
ố ảnh hưởng tới nó ví dụ như động cơ học tập và tính kiên
định học tập. Trong khi những nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp cho các
trường đại học chúng ta những thông tin cần thiết về tâm lý sinh viên, mà
chúng sẽ rất hữu ích cho việc xây dựng những chiến lược của nhà trường
nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trong quá trình học và chất
lượng đào tạo của trường. Cho nên nhữ
ng nghiên cứu liên quan đến những
yếu tố này là cần thiết. Từ lí do này, chúng tôi nhận thấy cần thiết để tiến
3
hành đề tài về sự tác động của động cơ học tập và tính kiên định học tập vào
chất lượng sống của sinh viên tại trường Đại học Lạc Hồng. Vì hiện tại chưa
có đề tài liên quan đến vấn đề này được thực hiện tại trường Đại học Lạc
Hồng.
Lý do và mục tiêu nghiên cứu
Như đã trình bày đề tài muốn khám phá sự tác động giữ
a động cơ học
tập và tính kiên định học tập vào chất lượng sống của sinh viên đối với sinh
viên ngành kinh tế và kỹ thuật tại Đại học Lạc Hồng. Cụ thể đề tài sẽ trả lời
câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu: “Động cơ học tập và tính kiên định học tập có tác
động vào chất lượng sống của sinh viên không?”
Qua đó đề tài sẽ cung cấp những thông tin v
ề tâm lý của sinh viên qua
các tác động của động cơ học tập, tính kiên định học tập đến chất lượng sống
của sinh viên, từ đó đưa ra các minh chứng phục vụ cho việc xây dựng kế
hoạch và chiến lược thúc đẩy hiệu quả học tập của sinh viên và chất lượng
đào tạo của Trường. Về phía sinh viên, họ sẽ nhận thấy rằng tầm quan trọng
củ
a các yếu tố này, từ đó giúp họ xây dựng kế hoạch hay thái độ học tập tích
cực hơn, cụ thể nâng cao động cơ học tập, tính kiên định học tập từ đó giúp
họ tự nâng cao chất lượng sống hay sự hài lòng của họ về môi trường học tập
và hiệu quả học tập của mình.
Phạm vi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Đề tài
được thực hiện tại tỉnh Đồng Nai. Đối tượng nghiên cứu là sinh
viên ngành kinh tế và sinh viên ngành kỹ thuật tại Đại học Lạc Hồng.
Quy trình nghiên cứu của đề tài gồm hai bước: thứ nhất là nghiên cứu
sơ bộ, thứ hai là nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương
pháp định tính thông qua phỏng vấn sâu với 7 sinh viên nhằm kiểm tra nội
dung và ý nghĩa của các câu sử dụng trong các thang đo. Nghiên c
ứu chính
thức sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát 328 sinh viên
4
ngành kinh tế và kỹ thuật. Với mục đích kiểm tra mô hình đo lường, mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết.
Sau khi thu thập dữ liệu, các thang đo sẽ được kiểm tra độ tin cậy bằng
chỉ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis), từ đó rút ra thang đo chính thức. Và cuối cùng nhằm kiểm
định các giả thuyết thông qua phân tích hồi quy đa tuyến tính.
Sơ nét về Trường Đại học Lạc Hồng
Lịch s
ử hình thành
Từ những năm 1993 – 1994 Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thấy nhu cầu bức
thiết phải thành lập một trường Đại học tại Biên Hoà, Đồng Nai, nhằm đào
tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng kịp thời đà phát triển kinh tế xã hội. Hội
nghị Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ V và các đại
hội tiếp theo
điều có nghị quyết về xin thành lập trường Đại học tại Biên Hoà.
Trường Đại học Lạc Hồng được thành lập theo quyết định số 790QĐ/TTg,
ngày 24/9/1997 của Thủ Tướng Chính Phủ và hoạt động theo quyết định số
3678 BGD – ĐT ngày 13/11/1997. [1]
Trường Đại Học Lạc Hồng là một cơ sở giáo dục đa ngành, đa cấp học,
đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyể
n giao công nghệ trong các lĩnh vực kỹ
thuật – công nghệ, kinh tế và xã hội nhân văn. Nhà trường đảm bảo cung cấp
và chăm lo những điều kiện học tập có chất lượng cho mọi người có nhu cầu
đào tạo và đào tạo lại; mặt khác đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn và hiểu biết chính trị cho thị trường lao động trong cả nước nói
chung và Đồng Nai nói riêng. [1]
Sứ mạ
ng của Trường Đại học Lạc Hồng là đào tạo dựa trên triết lý:
“Đào tạo nhân lực
Có vườn ươm nhân tài
Sinh viên tốt nghiệp làm việc ngay không đào tạo lại”.
Nghĩa là: Trường Đại học Lạc Hồng phấn đấu trở thành một trong
những trường Đại học hàng đầu của Việt Nam, đảm bảo uy tín với trình độ,
5
chất lượng cao trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ…góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
[30]
Nhiệm vụ của Trường
Đào tạo đội ngũ Kỹ sư, Cử nhân và Sau đại học. Bồi dưỡng nguồn nhân
lực lao động kinh tế - kỹ thuậ
t có trình độ cho các công ty, xí nghiệp… thuộc
các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của xã hội.
Kết hợp việc giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học cho giáo viên
và sinh viên phục vụ cho sản xuất – dịch vụ đa ngành.
Quan hệ hợp tác với các tổ chức, các trường đại học, viện nghiên cứu
của các nước trong khu vực và thế giới.
Cơ cấu tổ ch
ức
Cấp Trường gồm có:
Hội Đồng Quản Trị (gồm 1 chủ tịch + 6 thành viên)
Ban Giám Hiệu (1 Hiệu Trưởng + 3 Phó Hiệu Trưởng)
Phòng Đào Tạo
Phòng Quản lý Sinh Viên
Phòng Hành Chính -Tổ chức
Phòng Tài Vụ
Phòng Nghiên Cứu Khoa học- Sau Đại Học và Kiểm Định Chất Lượng
Phòng Quản Trị Thiết bị
Văn Phòng Công Đoàn
Văn Phòng Đảng uỷ, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên
Cấp Cơ sở gồ
m có:
Khoa Quản trị Kinh Tế Quốc Tế
Khoa Tài Chính Kế Toán
Khoa Công nghệ Thông Tin
Khoa Cơ Điện
6
Khoa Điện - Điện Tử
Khoa Kỹ Thuật Công Trình
Khoa Công Nghệ Hoá học và Thực phẩm
Khoa Công Nghệ Sinh học Môi Trường
Khoa Ngoại Ngữ
Khoa Đông Phương học
Khoa Trung Cấp + Tại chức
Ban Khảo thí
Trung Tâm Quan Hệ Quốc tế,Tư Vấn Du học & Việc Làm
Trung tâm Thông Tin Tư Liệu
Khu Nội trú Sinh viên (Ký Túc Xá)
Trung Tâm TOEIC
Trung Tâm CISCO
[1]
Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Phần giới thiệ
u trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, thiết kế và cấu trúc đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết trình bày lý thuyết về chất lượng sống của sinh
viên, động cơ học tập và tính kiên định học tập, mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày phương pháp sử dụng trong
đề tài gồm quy trình nghiên cứu, phương pháp, và các thang đo.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu sẽ
trình bày về mẫu nghiên cứu, thu thập dữ
liệu, phân tích kết quả và thảo luận câu hỏi nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và ứng dụng sẽ trình bày những kết luận và ứng dụng từ
kết quả nghiên cứu.
7
Kết luận
Phần này giới thiệu một cách tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu, lý do
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giới thiệu tổng quan về trường Đại học Lạc
Hồng. Giới thiệu cấu trúc đề tài. Từ đó là tiền đề phát triển cho các chương
tiếp theo.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này tập trung giới thiệu cơ sở lý thuyết nhằm mục đích đưa ra
mô hình nghiên cứu. Chương 2 gồm hai phần. Phần một giới thiệu lý thuyết
về chất lượng sống của sinh viên, động cơ học tập và tính kiên định học tập.
Phần hai sẽ giới thiệu mô hình nghiên cứu và các giả thuyết về sự tác động
của động cơ học tập, tính kiên định học tập vào chất lượng sống của sinh viên.
1.1 Khái niệm
1.1.1 Chất lượng sống của sinh viên
Chất lượng sống của sinh viên là một khái niệm đa chiều và phức tạp,
nó được đo lường bằng nhiều cách khác nhau (theo Vaez & ctg 2004 [29])
hay bằng nhiều yếu tố có ảnh hưởng khác (theo Nussbaum and Sen 1993
[22]). Các yếu tố đó có thể là sự hài lòng, sự hạnh phúc, thành công, hi vọng,
sự
tích cực và sự tận hưởng mà một thanh niên cảm nhận được trong quá trình
trưởng thành (theo Staats & ctg 1995 [27]).
Chất lượng sống của sinh viên có thể được định nghĩa là mức độ hài
lòng của sinh viên trong quá trình học tại trường (theo Sirgy & ctg 2007 [26]
– trích từ [2]). Mức độ hài lòng của sinh viên trong quá trình học được đo
lường dựa trên sự hài lòng của họ về giáo viên, các công cụ hay thiết bị phục
vụ cho việc học, sự ứng xử của nhà tr
ường, mối quan hệ với các bạn và những
hoạt động ngoại khóa. (Sirgy & ctg 2007 [26]– trích từ [2]).
Nghiên cứu về chất lượng sống của sinh viên có thể được chia thành 2
hướng. Hướng thứ nhất sẽ quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng sống của sinh viên. Hướng thứ hai là tập trung vào việc đo lường chất
lượng sống của sinh viên (Sirgy & ctg 2007 [26]– trích từ [2]).
Có nhiều nghiên cứu về
những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng
sống của sinh viên. Ví dụ như nghiên cứu của Cha (2003) ([9] – trích từ [2])
chỉ ra rằng có mối quan hệ dương giữa chất lượng sống của sinh viên với tính
9
cách của cá nhân gồm sự lạc quan, sự tự chủ,…Nghiên cứu của Vaez & ctg
(2004) [29] chứng minh rằng tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến chất
lượng sống hay sự hài lòng của sinh viên. Ở Việt Nam, chất lượng sống của
sinh viên cũng đã được nghiên cứu bởi Thọ & ctg (2009) [2] với sinh viên
ngành kinh tế tại các trường công và ngoài công lập tại Tp. Hồ Chí Minh và
Bình Dương. Kết quả đầu tiên chỉ ra rằng độ
ng cơ học tập không phải là yếu
tố có tác động đến chất lượng sống của sinh viên, nhưng động cơ học tập có
tác động dương đến chất lượng sống sinh viên ngành kinh tế tại trường công
lập và nó tác động ngược chiều đối với sinh viên kinh tế tại trường ngoài công
lập. Thứ hai là tính kiên định học tập có tác động dương đến chất lượng sống
của sinh viên và độ
ng cơ học tập. Thêm vào đó, sự tác động của tính kiên
định học tập vào chất lượng sống của sinh viên tại các trường công yếu hơn
tại các trường ngoài công lập. Sự tác động của tính kiên định học tập vào
động cơ học tập tại trường công yếu hơn tại các trường ngoài công lập. Thứ
ba là giá trị học tập có tác động dương đến tính kiên định học tập, động c
ơ
học tập và chất lượng sống của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
sự tác động của giá trị học tập vào tính kiên định học tập tại các trường công
yếu hơn trường ngoài công lập. Tuy nhiên, sự tác động của giá trị học tập vào
động cơ học tập không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trường công
lập và ngoài công lập. Sự khác biệt củ
a sự tác động của giá trị học tập vào
chất lượng sống của sinh viên là không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu sự tác động của động cơ học
tập và tính kiên định học tập vào chất lượng sống của sinh viên.
1.1.2 Động cơ học tập
Động cơ là một khái niệm phức tạp rất khó để đo lường hay nhận biết
theo bất kì mộ
t cách nào (theo Ball 1977 [6]). Nó có thể được nhận thấy thông
qua việc quan sát thái độ được biểu hiện ra ngoài từ đó giải thích sao động cơ
của một cá nhân, tuy nhiên điều đó không bao giờ là cố định hay chắc chắc.
Động cơ là một khái niệm mang tính cá nhân sâu sắc (theo Elton 1996 [12]).
10
Động cơ hay động lực được xem là yếu tế điều khiển suy nghĩ và hành
động của một cá nhân. Động cơ là một yếu tố thúc đẩy con người nỗ lực, cố
gắng hết sức để đạt được những mục tiêu đề ra (theo Lumsdem 1994 [18]). Ví
dụ, đối với một số các bạn sinh viên, họ sẽ có động cơ rất cao chỉ đơn giản có
thể giải thích là xu
ất phát từ động cơ họ không muốn bị thi rớt, ngược lại một
số sinh viên lại đánh mất động cơ học tập của họ, điều này có thể giải thích
dựa trên những gì mà họ cho là chân lý (theo Mowl 1996 [19]).
Khái niệm động cơ có thể được dùng để giải thích vì sao con người
hành động và duy trì hành động của họ và giúp họ hoàn thành những nhiệm
vụ hay công việc đề ra (theo Pintrich 2003, [23] – trích từ [2]). Theo đ
ó, nhà
nghiên cứu Noe (1986) ([21] – trích từ [2]), định nghĩa động cơ học tập được
xác định như một mong muốn được tham gia và hoàn thành những nội dung
của một môn học hay chương trình học.
Fallows and Ahmet (1999) [13] đưa ra những lý do giải thích vì sao
một sinh viên lại cảm thấy yêu thích việc học, như là mong muốn hài lòng
giáo viên, hay nhu cầu hiểu rõ về tài liệu được trình bày, sự mong muốn nhận
được bằng cấp, hay có thể do những giá trị triết lí cá nhân và ni
ềm tin của
người học, thái độ của người học về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình, sự
hứng thú về nghề nghiệp và học thuật của người học, phần thưởng hay những
chính sách hỗ trợ mà sinh viên có thể được nhận trong quá trình học.
1.1.3 Tính kiên định học tập
Tính kiên định bao gồm 3 yếu tố là cam kết, điều khiển và thử thách
(Canava & ctg 2001, [8] – trích từ [2]). Cam kế
t được biểu hiện ra bên ngoài
bằng việc sử dụng tất cả tâm trí và sức lực của một cá nhân nhằm hoàn thành
hay giải quyết một công việc hay một vấn đề nào đó. Điều khiển thể hiện xu
hướng chịu đựng và hành động một cách tích cực nhằm giải quyết những sự
cố không mong muốn. Thử thách phản ánh hy vọng về sự thay đổi trong cuộc
số
ng. Những sự thay đổi này đóng vai trò tích cực và không phải là nguy cơ
có tác động xấu đến sự phát triển. (Kobasa & ctg 1982, [17] – trích từ [2]). Vì
11
vậy, trong cuộc sống con người chúng ta thường phải đối mặt với rất nhiều
những sự kiện hay vấn đề không mong muốn, nên để vượt qua chúng con
người cần phải có tính kiên định.
Trong môi trường học tập, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng
việc học là một trong những hoạt động căng thẳng nhất đối với sinh viên đại
học (theo Cole & ctg 2004 [10] và Furr & ctg 2001 [14] – trích từ [2]). Theo
các nhà nghiên cứu Britt & ctg (2001) [7] và Kobasa & ctg (1982) [17] –
(trích từ [2]), tính kiên định học tập được thể hiện khi sinh viên dùng hết tâm
trí và sức lực (cam kết), chịu đựng và hành động tích cực (điều khiển) và chấp
nhận sự thay đổi (thử thách) trong quá trình học tại trường. Trong suốt khóa
học, sinh viên không chỉ phải giải quyết hay đối mặt với những nhiệm vụ như
các kì thi, làm tiểu luận, đồ án, hay các bài đọc, bài tập…mà họ còn bị chi
phối bở
i các yếu tố cá nhân khác như tài chính, đi làm thêm, các hoạt động xã
hội, …Vì thế tính kiên định sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng giúp sinh viên
giải quyết những vấn đề căng thẳng hay những vấn đề khó khăn không mong
muốn trong quá trình học tại trường.
1.2 Mô hình nghiên cứu
Động cơ học tập
Tính kiên định
học tập
Chất lượng
sống của sinh
viên
+H1
+H2
12
Như chúng ta đã biết, động cơ là yếu tố góp phần thúc đẩy con người
cố gắng mà biểu hiện ra ngoài là những thái độ tích cực nhằm đạt được những
mục tiêu công việc hay học tập. Con người có thể hiện sự nhiệt tình hay đam
mê với công việc hay việc học hay không thường không chỉ phụ thuộc vào
mức độ bao nhiêu người đó sẵn sàng làm. Với một động cơ nào
đó mà có thể
làm một người cảm thấy hài lòng, điều này sẽ là nguyên nhân khiến người đó
bỏ ra nhiều sự tập trung hơn cho công việc hay việc học. Cũng như khi con
người có cảm nhận hài lòng, họ sẽ có xu hướng cống hiến hay có những suy
nghĩ mang tính sáng tạo trong công việc hay việc học của họ.
Vì thế nghiên cứu về yếu tố động cơ là quan trọng đối với m
ột tổ chức
giáo dục [5]. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ có thể được phân loại dựa
vào yếu tố tuổi tác, tình trạng hôn nhân, sự khác biệt về môi trường, trong đó
bao gồm cả việc trợ cấp từ gia đình. Những yếu tố này cũng có thể xem là
những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng sống của sinh viên.
Giả thuy
ết 1 (H1): Động cơ học tập có tác động dương đến chất lượng
sống của sinh viên.
Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày, trong môi trường học tập, sinh viên
thường phải đối mặt với những căng thẳng trong quá trình học. Tuy nhiên,
những sinh viên có tính kiên định học tập cao thường có khả năng điều khiển
hay giải quyết những vấn đề khó khăn tốt hơn. Nó giúp sinh viên chuyển đổ
i
những sự việc căng thẳng trở thành điều mà họ thấy thích thú trong đời sống
sinh viên của học khi học tập tại trường đại học. Khi sinh viên vượt qua
những vấn đề căng thẳng bằng việc hoàn thành tốt những bài tập, dự án, bài
thi, khi đó họ sẽ cảm nhận được vai trò của giáo viên, và các bạn cùng học.
Giả thuyết 2 (H2): Tính kiên định học tập có tác động d
ương đến chất
lượng sống của sinh viên.
13
1.3 Kết luận
Chương này giới thiệu về lý thuyết liên quan đến chất lượng sống của
sinh viên, động cơ học tập và tính kiên định của sinh viên với mục đích thiết
lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Trong đó giả thuyết H1 cho rằng
động cơ học tập có tác động dương đến chất lượng sống của sinh viên, và giả
thuyết H2 cho rằng tính kiên định học tập có tác động d
ương đến chất lượng
sống của sinh viên.
14
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài để
kiểm định các thang đo, và kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
liên quan.
2.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một là nghiên cứu sơ bộ
và giai đoạn hai là nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện
bằng phương pháp định tính. Nghiên cứu chính thức sẽ
thực hiện bằng
phương pháp định lượng. Đơn vị phân tích là sinh viên. Đối tượng nghiên cứu
là sinh viên khối ngành kinh tế và khối ngành kỹ thuật tại Đại học Lạc Hồng.
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện vào tháng 8 năm 2010, sử dụng
phương pháp định tính bằng cách phỏng vấn sâu 7 sinh viên nhằm kiểm tra
nội dung và ý nghĩa của các từ được sử dụng trong các thang đo.
Nghiên cứu định lượng chính thức
(Số lượng: n=328)
Phân tích SPSS:
độ tin cậy, EFA,
Hồi quy tuyến
tính)
Tham khảo lý thuyết
(Chất lượng sống của sinh viên, Động cơ học tập của sinh
viên, Tính kiên định học tập, Mô hình nghiên cứu, Giả
thu
y
ết
)
Nghiên cứu định tính sơ bộ
(Số lượng: n =7)
Thang đo
sơ bộ
Thang đo
chính thức
Viết báo cáo
15
Sau khi khảo sát sơ bộ, nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng
phương pháp định lượng sử dụng bảng câu hỏi khảo sát trên 328 sinh viên. Lý
do nhằm kiểm định mô hình đo lường, mô hình nghiên cứu và kiểm định các
giả thuyết. Dữ liệu thu thập được kiểm định bằng các chỉ số tin cậy (loại bỏ
các biến có hệ số tương quan thấp < 0.30 và những biến có hệ số Cronbach’s
alpha <0.60), phân tích nhân tố khám phá (loại bỏ các biến có hệ số tải thấp <
0.50). Các giả thuyết được kiểm định thông qua phân tích hồi quy đa tuyến
tính với phương pháp Enter.
2.2 Các thang đo
Các thang đo chất lượng sống của sinh viên, động cơ học tập, tính kiên
định học tập hiện đã có trên thế giới, và cũng đã được kiểm định trong nhiều
nghiên cứu ở các nước khác nhau. Thang đo chất lượng số
ng của sinh viên
(theo Sirgy & ctg 2007 [26], động cơ học tập (theo Cole & ctg 2004 [10] ) và
tính kiên định học tập (theo Cole & ctg 2004 [10]) được sử dụng trong nghiên
cứu này. Đây là những thang đo đã được kế thừa và điều chỉnh sang tiếng
Việt trong nghiên cứu của Thọ & ctg 2009 [2]. Nghiên cứu này sẽ ứng dụng
các thang đo này của Thọ & ctg 2009 vào môi trường nghiên cứu hiện tại tại
Đại học Lạc Hồng – Việt Nam. Các thang đo trong nghiên cứu này được
đ
ánh giá dựa trên thang đo Likert 5 điểm, với 1: hoàn toàn phản đối; 5: hoàn
toàn đồng ý.
2.2.1 Thang đo chất lượng sống của sinh viên
Các biến quan sát dùng để đo lường thang đo này, dựa theo thang đo
của nhà nghiên cứu Thọ 2009 [2], điều chỉnh theo thang đo của Sirgy & ctg
2007 [26] trong hoàn cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Thang đo này gồm 6
biến quan sát, được mã hóa từ Q1 đến Q6.
Q1: Tôi rất hài lòng với các giảng viên giảng dạy tôi tại trường này
Q2: Tôi rất hài lòng v
ới cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập của
trường này
Q3: Tôi rất hài lòng với cung cách đối xử với sinh viên của trường này
16
Q4: Tôi rất hài lòng với các hoạt động ngoại khóa khi học tập tại
trường này
Q5: Tôi rất hài lòng với quan hệ bạn bè cùng lớp khi học tập tại trường
này
Q6: Nhìn chung, chất lượng sống trong học tập của tôi tại trường này
rất cao
2.2.2 Thang đo động cơ học tập của sinh viên
Các biến quan sát dùng để đo lường thang đo này, dựa theo thang đo
của nhà nghiên cứu Thọ 2009 [2], điều chỉnh theo thang
đo của Cole & ctg
2004 [10] trong hoàn cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Nó gồm 5 biến quan sát,
được mã hóa từ M1 đến M5.
M1: Tôi cố gắng đầu tư tối đa cho việc học
M2: Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc học
M3: Đầu tư vào việc học là ưu tiên số một của tôi
M4: Tôi học hết mình trong quá trình học tập
M5: Nhìn chung, động cơ học tập của tôi rất cao
2.2.3 Thang đo tính kiên định học tập
Các biế
n quan sát dùng để đo lường thang đo này, dựa theo thang đo
của nhà nghiên cứu Thọ 2009 [2], điều chỉnh theo thang đo của Cole & ctg
2004 [10] trong hoàn cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Thang đo gồm 7 biến
quan sát, được mã hóa từ H1 đến H7.
H1: Dù có khó khăn gì đi nữa, tôi luôn cam kết hoàn thành việc học của
tôi tại trường
H2: Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để đạt mục tiêu học tập
H3: Khi gặp vấn đề
khó khăn trong học tập, tôi luôn có khả năng giải
quyết nó
H4: Tôi luôn kiểm soát được những khó khăn xảy ra với tôi trong học
tập
H5: Tôi luôn thích thú với những thử thách trong học tập
17
H6: Tôi luôn có khả năng đối phó với những khó khăn không lường hết
trong học tập
H7: Nhìn chung, khả năng chịu đựng những áp lực trong học tập của
tôi rất cao
2.3 Nghiên cứu sơ bộ
Như đã giới thiệu, những khái niệm về các thang đo trong nghiên cứu
này đã được kiểm định ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đã phát triển. Ở
Việt Nam có rấ
t ít đề tài đã ứng dụng các thang đo này, vì thế nghiên cứu sơ
bộ đóng vai trò hữu dụng trong việc kiểm định nội dung và ý nghĩa của các từ
và thuật ngữ, và nếu cần có thể điều chỉnh các thang đo cho phù hợp với môi
trường nghiên cứu hiện tại là đại học Lạc Hồng – Đồng Nai.
Các thang đo này đã được dịch sang tiếng Việt trong nghiên cứu của
Thọ
2009. Nghiên cứu này tiếp tục ứng dụng phiên bản dịch này vào bảng câu
hỏi khảo sát để tiến hành khảo sát. Bảng câu hỏi được trình bày tại phụ lục số
1.
Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua phương pháp định tính
phỏng vấn sâu với 7 sinh viên độc lập (gồm 4 sinh viên khối kinh tế và 3 sinh
viên khối kỹ thuật) nhằm kiểm định nội dung và ý nghĩa của các từ và thuật
ngữ trong thang
đo có phù hợp và dễ hiểu không, có khó để trả lời không…).
Kết luận, kết quả nghiên cứu sơ bộ sẽ giúp loại bỏ những hạn chế và
các lỗi không cần thiết, và từ đó rút ra được bảng câu hỏi chính thức sẽ được
sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức.
Bảng 2.1: Mô tả mẫu khảo sát sơ bộ
Nam Nữ
Sinh viên ngành kinh tế 2 2
Sinh viên ngành kỹ thuật 2 1
18
Kết quả khảo sát sơ bộ
Các sinh viên được phỏng vấn sâu về ý nghĩa và nội dung của các thang
đo chất lượng sống của sinh viên, động cơ học tập và tính kiên định học tập.
Kết quả là các sinh viên đều hiểu tất cả các nội dung và ý nghĩa của từng câu
trong các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu
chính thức.
2.4 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được ti
ến hành bằng phương pháp định lượng
với số lượng sinh viên được khảo sát là 328 sinh viên. Các sinh viên này là
sinh viên ngành kinh tế và ngành kỹ thuật.
Các dữ liệu được thu thập được phân tích bằng các chỉ tiêu thống kê
với phần mền xử lý số liệu SPSS 16 (các chỉ tiêu gồm: thống kê mô tả, phân
tích độ tin cậy, phân tích tương quan, phân tích nhân tố khám phá, phân tích
hồi quy đa tuyến tính). Lý do là nhằm kiểm định mô hình đo lường, mô hình
nghiên cứu và kiểm định các giả thuy
ết.
Mẫu khảo sát
“Một quần thể dân số là tập hợp những cá thể tiềm năng, mà từ kết quả
khảo sát họ có thể suy ra kết quả của một nghiên cứu” [25]. Hay một quần thể
dân số có thể gồm tất cả những người hay cá thể khác với những đặc tính mà
các nhà nghiên cứu cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ. Để có thể thực hiện khảo
sát, thì quầ
n thể dân số nên được xác định từ trước. Nhưng trong một số điều
kiện giới hạn, chúng ta không thể tiếp cận được tất cả các đơn vị trong một
quần thể dân số bởi vì sẽ tốn nhiều thời gian, hay sẽ bị các yếu tố khác cản trở
nỗ lực của chúng ta. Trong trường hợp này, giải pháp tốt là khảo sát chọn
mẫu, mẫu
ở đây là một phần trong một quần thể dân số đang được nghiên
cứu.
Như đã trình bày mục đích nghiên cứu này là khám phá sự tác động của
động cơ học tập, tính kiên định học tập vào chất lượng sống của sinh viên đối
với sinh viên khối ngành kinh tế và khối ngành kỹ thuật. Trong nghiên cứu
19
này, quần thể dân số được xác định là tất cả sinh viên Lạc Hồng đang học
ngành kinh tế và ngành kỹ thuật. Nghiên cứu này sử dụng mẫu nghiên cứu
thuận tiện để chọn mẫu nghiên cứu.
Có hai phương pháp chọn mẫu chính, đó là chọn mẫu ngẫu nhiên và
chọn mẫu phi ngẫu nhiên [4]. Trong nghiên cứu này, phương pháp chọn mẫu
phi ngẫu nhiên được sử dụng, với giả định là các sinh viên tiềm nă
ng của mẫu
khảo sát có xác suất được lựa chọn là không bằng nhau. Trong phương pháp
chọn mẫu phi ngẫu nhiên, có hai loại chính là chọn mẫu thuận tiện và chọn
mẫu theo mục đích. Chọn mẫu thuận tiện là phương pháp có độ tin cậy không
cao so với các phương pháp khác xét về mức độ suy rộng, tuy nhiên trong
điều kiện giới hạn thời gian, hay khảo sát nhằm phục vụ cho nghiên cứu khám
phá thì phương pháp chọn mẫ
u thuận tiện là có thể chấp nhận [8]. Nghiên cứu
này sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Kích thức mẫu
Mẫu nên đạt được sự tin cậy và giá trị nhằm mục đích cho phép suy
rộng kết quả từ mẫu khảo sát ra quần thể dân số được nghiên cứu [6].
Để ước lượng kích thức mẫu dùng cho phân tích nhân tố khám phá, thì
theo nhà nghiên cứu Hair & ctg 1998 [15] nhấn mạnh rằng tối thiể
u là 5 mẫu
được sử dụng để đo lường 1 biến. Trong mô hình nghiên cứu này có 18 biến
quan sát, nên kích thước mẫu nên đạt ít nhất là 90 (= 18x5) sinh viên.
Theo Tabachnick & Fidell (1996) [28], khi phân tích hồi quy thì kích
thước mẫu được xác định bằng công thức: n >= 50 + 8*m (n là kích thước
mẫu, m là số biến quan sát). Đề tài này có 18 biến trong mô hình nghiên cứu,
nên kích thước mẫu tối thiểu là 194 (= 50 + 8x18) sinh viên.
Như vậy để phù hợp với các tiêu chuẩn về kích thước mẫu trên, nghiên
cứu này kì vọng mẫu khảo sát sẽ t
ừ 194 sinh viên trở lên.
20
Bảng 2.2: Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức
Thang
đo
Các biến quan sát
Mã
hóa
Tôi rất hài lòng với các giảng viên giảng dạy tôi tại trường này
Q1
Tôi rất hài lòng với cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập của trường
này
Q2
Tôi rất hài lòng với cung cách đối xử với sinh viên của trường này
Q3
Tôi rất hài lòng với các hoạt động ngoại khóa khi học tập tại trường
này
Q4
Tôi rất hài lòng với quan hệ bạn bè cùng lớp khi học tập tại trường này
Q5
Chất
lượng
sống
của sinh
viên
Nhìn chung, chất lượng sống trong học tập của tôi tại trường này rất
cao
Q6
Tôi cố gắng đầu tư tối đa cho việc học
M1
Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc học
M2
Đầu tư vào việc học là ưu tiên số một của tôi
M3
Tôi học hết mình trong quá trình học tập
M4
Động cơ
học tập
Nhìn chung, động cơ học tập của tôi rất cao
M5
Dù có khó khăn gì đi nữa, tôi luôn cam kết hoàn thành việc học của tôi
tại trường
H1
Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để đạt mục tiêu học tập
H2
Khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập, tôi luôn có khả năng giải quyết
nó
H3
Tôi luôn kiểm soát được những khó khăn xảy ra với tôi trong học tập
H4
Tôi luôn thích thú với những thử thách trong học tập
H5
Tôi luôn có khả năng đối phó với những khó khăn không lường hết
trong học tập
H6
Tính
kiên
định
học tập
Nhìn chung, khả năng chịu đựng những áp lực trong học tập của tôi rất
cao
H7
21
2.5 Kết luận
Chương này trình bày những chi tiết về phương pháp nghiên cứu được
sử dụng để kiểm định các thang đo chất lượng sống của sinh viên, động cơ
học tập và tính kiên định học tập. Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn:
Thứ nhất là nghiên cứu sơ bộ định tính được tiến hành với 7 sinh viên
nhằm kiểm định nội dung và ý nghĩa, đồng thời điề
u chỉnh những thang đo
nếu cần thiết và đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
Thứ hai là nghiên cứu định lượng chính thức: đuợc tiến hành với 328
sinh viên ngành kinh tế và ngành kỹ thuật. Trong phần này cung cấp những
thông tin về mẫu, kích thước mẫu, kỹ thuật phân tích dữ liệu. Trong chương
tiếp theo sẽ trình bày những kết quả phân tích dữ liệu.
22
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trong chương trước đã trình bày phương pháp nghiên cứu, thiết kế của
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Tiếp theo, chương này sẽ trình
bày kết quả nghiên cứu và thảo luận.
3.1 Mô tả thống kê mẫu
3.1.1 Mẫu khảo sát
Có 350 sinh viên được phỏng vấn để trả lời bảng câu hỏi. Sau khi thu
thập dữ liệu, các bảng câu hỏi này đề
u được kiểm tra. Kết quả cho thấy, có
9.4% các bảng câu hỏi trả lời không đạt, như vậy chỉ có 328 bảng câu hỏi là
có thể sử dụng được. Các phân tích trong chương này được tiến hành dựa trên
kết quả của 328 phiếu trả lời.
3.1.2 Đặc điểm mẫu
Nghiên cứu này được tiến hành với 2 nhóm sinh viên gồm nhóm sinh
viên ngành kinh tế và ngành kỹ thuật. Số lượng phiếu trả lời của m
ỗi nhóm
được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 3.1: Phân bố mẫu theo nhóm ngành học
Ngành học
Số lượng Phần trăm Phần trăm tích lũy
Sinh viên ngành kinh tế 180 54.9 54.9
Sinh viên ngành kỹ thuật 148 45.1 100.0
Tổng 328 100.0
Bảng 3.1 cho thấy có 328 phiếu trả lời, với 54.9% phiếu trả lời của sinh
viên ngành kinh tế và 45.1% phiếu trả lời của sinh viên ngành kỹ thuật.
Đối tượng trả lời cũng được chia theo hệ đào tạo, giới tính và độ tuổi.
Điều này được trình bày trong các bảng 3.2, 3.3 và 3.4.
23
Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo hệ đào tạo
Hệ đào tạo
Số lượng Phần trăm Phần trăm tích lũy
Chính quy 294 89.6 89.6
Không chính quy 34 10.4 100.0
Tổng 328 100.0
Bảng 3.2 cho thấy có 89.6% phiếu trả lời là từ sinh viên học hệ chính
quy, và 10.4% phiếu trả lời là sinh viên học hệ không chính quy.
Bảng 3.3: Phân bố mẫu theo giới tính
Giới tính
Số lượng Phần trăm Phần trăm tích lũy
Nam 232 70.7 70.7
Nữ 96 29.3 100.0
Tổng 328 100.0
Trong bảng 3.3, có 70.7% phiếu trả lời là của sinh viên nam, 29.3%
phiếu trả lời là của sinh viên nữ.
Bảng 3.4: Phân bố mẫu theo độ tuổi
Tuổi
Tuổi Số lượng Phần trăm Phần trăm tích lũy
18-22 221 67.4 67.4
23-27 94 28.7 96.0
28-35 12 3.7 99.7
>35 1 .3 100.0
Tổng 328 100.0
Trong bảng 3.4, có 67.4% phiếu trả lời là của sinh viên có độ tuổi từ 18
đến 22, 28.7% phiếu trả lời là của sinh viên có độ tuổi từ 23 đến 27, 3.7%
phiếu trả lời là của sinh viên có độ tuổi từ 28 đến 35, và 0.3 phiếu trả lời là
của sinh viên có độ tuổi từ 35 trở lên.
24
3.1.3 Tổng hợp thống kê mẫu
Mô tả thống kê mẫu cho từng thang đo được trình bày trong bảng 3.5,
gồm tối thiểu, tối đa, giá trị trung bình và độ tiêu chuẩn.
Bảng 3.5: Mô tả thống kê mẫu
Mô tả thống kê
Số lượng Tối thiểu Tối đa Trung bình Độ lệch chuẩn
M1 328 1.00 5.00 3.9207 .73767
M2 328 1.00 5.00 3.7896 .75518
M3 328 1.00 5.00 3.9451 .79949
M4 328 1.00 5.00 4.0000 .75419
M5 328 1.00 5.00 3.9360 .81959
H1 328 1.00 5.00 4.1067 .71520
H2 328 1.00 5.00 4.0244 .66775
H3 328 1.00 5.00 3.8384 .67827
H4 328 1.00 5.00 3.9726 .71838
H5 328 1.00 5.00 2.2744 .91756
H6 328 1.00 5.00 3.8963 .76721
H7 328 1.00 5.00 3.9848 .76810
Q1 328 1.00 5.00 3.8049 .92784
Q2 328 1.00 5.00 4.0793 .97042
Q3 328 1.00 5.00 3.8659 .86399
Q4 328 1.00 5.00 3.8872 .92009
Q5 328 1.00 5.00 4.3323 .71843
Q6 328 1.00 5.00 4.0152 .84398
Tổng 328
3.2 Cấu trúc thang đo
Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu cronbach’s alpha và phân tích nhân
tố được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo. Hệ số
cronbach’s alpha được sử dụng nhằm loại bỏ các biến rác có hệ số tương quan
thấp (<0.3). Thang đo chỉ được chấp nhận khi Cronbach’s alpha từ 0.6 [2].
25
Kết quả hệ số cronbach’s alpha của từng thang đo
Bảng 3.6: Hệ số cronbach’s alpha của thang đo chất lượng sống của sinh
viên
Giá trị trung bình của
thang đo nếu loại biến
Độ lệch của
thang đo nếu loại
biến
Hệ số tương quan
tổng biến
Hệ số cronbach's
Alpha nếu loại biến
Q1 20.1799 12.185 .661 .864
Q2 19.9055 12.324 .596 .877
Q3 20.1189 12.093 .747 .849
Q4 20.0976 11.697 .761 .846
Q5 19.6524 13.536 .620 .871
Q6 19.9695 12.109 .768 .846
Cronbach's Alpha = 0.880
Bảng 3.7: Hệ số cronbach’s alpha của thang đo động cơ học tập
Giá trị trung bình của
thang đo nếu loại
biến
Độ lệch của thang
đo nếu loại biến
Hệ số tương quan
tổng biến
Hệ số cronbach's
Alpha nếu loại biến
M1 15.6707 7.029 .714 .869
M2 15.8018 6.893 .732 .864
M3 15.6463 6.804 .700 .872
M4 15.5915 6.683 .798 .849
M5 15.6555 6.679 .711 .870
Cronbach's Alpha = 0.889
Bảng 3.8: Hệ số cronbach’s alpha của thang đo tính kiên định học tập
Giá trị trung bình
của thang đo nếu
loại biến
Độ lệch của
thang đo nếu loại
biến
Hệ số tương quan
tổng biến
Hệ số cronbach's
Alpha nếu loại
biến
H1 22.7134 11.569 .669 .851
H2 22.7957 11.319 .794 .837
H3 22.9817 11.388 .762 .840
H4 22.8476 11.249 .741 .842
H5 23.6220 13.233 .262 .904
H6 23.1250 10.636 .707 .846
H7
22.8354 11.153 .700 .847
Cronbach's Alpha = 0.872
Kết luận: Các thang đo chất lượng sống của sinh viên, động cơ học tập
và tính kiên định học tập đều có hệ số cronbach's Alpha lớn hơn 0.6 và tất cả