Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thuyết minh xây dựng một số trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.48 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA: GIÁO DỤC MẦM NON
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Năm học 2015 - 2016
1. Tên đề tài: Xây dựng một số trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
2. Cấp dự thi: Cấp trường
3. Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Tống Ngọc Anh
Lớp :

K17C Khoa: ĐHGDMN

Điện thoại: 01632059502

Email:

4. Cơ quan chủ trì: Khoa Giáo Dục Mầm Non
5. Thời gian thực hiện: Từ 15/10/2015 đến 30/3/2016
6. Sự cần thiết của đề tài:
Một trong những nội dung quan trọng của chương trình chăm sóc, giáo
dục trẻ mầm non nói chung và đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng là hình
thành cho trẻ một hệ thống các biểu tượng toán học cơ bản ban đầu về số lượng ,
hình dạng , kích thước, định hướng trong không gian và phân chia thời gian.
Qua đó, dần hình thành, củng cố và phát triển các quá trình tư duy của trẻ từ dễ
đến khó, từ trực quan đến trừu tượng, đặc biệt là tư duy logic, tư duy toán học.
Có rất nhiều các phương pháp và hình thức tổ chức nhằm làm tốt công tác
này và một trong chúng là tổ chức các hoạt động vui chơi, bằng những việc làm
nhằm tạo ra sản phẩm nhằm tạo ra những tình huống , những vấn đề đòi hỏi trẻ
phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, … Từ đó trẻ phối kết
hợp các kiến thức, kỹ năng và vốn kinh nghiệm đã có để giải quyết.


Như vậy, bằng việc tổ chức các hoạt động nhận thức một cách hợp lý , đa
dạng phong phú đã biến quá trình học tập của trẻ thành một quá trình chơi và
ngược lại, biến quá trình chơi của trẻ thành quá trình học tập. Từ đó, các tri thức
khoa học nói chung, các biểu tượng toán học cơ bản ban đầu nói riêng đần được
hình thành, củng cố, phát triển. Đồng thời, những kinh nghiệm của trẻ dần được
chọn lọc, tích lũy, các quá trình tư duy của trẻ dần được hình thành, củng cố và
1


phát triển, đặc biệt là tư duy toán học tạo nền tảng cơ sở tri thức vững chắc giúp
trẻ chủ động, tư tin bước vào cuộc sống và bước vào trường phổ thông. “Xây
dựng một số trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi” là đề tài thuộc hướng nghiên cứu ứng dụng nói trên.
7. Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề chọn
nghiên cứu:
7.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Các kết quả nghiên cứu của khoa giáo dục đã chỉ rõ con đường nhận thức
các tri thức khoa học nói chung và con đường nhận thức hình thành các biểu
tượng toán học sơ đẳng ban đầu nói riêng của trẻ mầm non là con đường “ học
bằng chơi , chơi mà học” . Chính vì thế trong các công trình “Các bài toán, trò
chơi lí thú dành cho trẻ mẫu giáo”của O.A. Mikhailova ; “Phát triển các bài tập
toán học cho trẻ mầm non” của Taruntaura ; “Giáo dục trí tuệ trong quá trình
dạy học cho trẻ mẫu giáo” của A.I. Xorokina … các tác giả đã nhấn mạnh sự
cần thiết phải tổ chức các hoạt động chơi hay các hoạt động mang tính chất vui
chơi dưới nhiều hình thức khác nhau, qua đó vừa hình thành, củng cố và phát
triền khả năng suy luận đơn giản và tư duy toán học cho trẻ. Tuy nhiên, trong
các công trình này các hoạt động chưa có sự phân loại theo các chủ đề học tập
cũng như chưa được phân loại đầy đủ theo các nội dung hình thành các biểu
tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non. Phần lớn các hoạt động được xây
dựng đối với nội dung hình thành các biểu tượng về số lượng cho đối tượng trẻ 3

– 4 tuổi và trẻ 5 – 6 tuổi. Các hoạt động đối với nội dung hình thành các biểu
tượng toán học khác, đặc biệt là đối với nội dung hình thành các biểu tượng về
định hướng trong không gian và định hướng thời gian còn rất hạn chế, và sau
mỗi hoạt động chưa có những phân tích để có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô
của các hoạt động nhằm ứng dụng vào quá trình hình thành các biểu tượng toán
suy cho trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo. phù hợp với các đối tượng trẻ.
7.2.Tình hình nghiên cứu trong nước.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các hoạt động chơi hay các hoạt
động mang tính chất vui chơi nhằm một mặt hình thành, củng cố và phát triển ở
2


trẻ các tri thức khoa học nói chung, trong đó các biểu tượng toán học sơ đẳng
ban đầu nói riêng ,mặt khác nhằm hình thành, củng cố và phát triển khả năng
suy luận và các quá trình tư duy, đăc biệt tư duy toán học cho trẻ. Trong rất
nhiều các công trình đó phải kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Lý luận
và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”
của Đỗ Thị Minh Liên; “Hướng dẫn trẻ mẫu giáo học toán” của Trần Thị Nga –
Trần Lan Hương; “Trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo” của Trương
Kim Oanh – Lê Minh Hoàng ; “Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu
giáo” của Nguyễn Thạc – Nguyễn Ngọc Châm – Trần Lan Hương ;… Các công
trình này đã có tác dụng thiết thực, hiệu quả đối với công tác chăm sóc giáo dục
trẻ nói chung và quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng ban đầu
cũng như các quá trình phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non nói riêng. Song, phần
lớn các công trình này chỉ xây dựng một số các hoạt động minh họa cho một
mảng kiến thức hình thành các biểu tượng toán học nào đó (các biểu tượng về số
lượng, hình dạng hoặc kích thước,…) cho trẻ. Các công trình “Trò chơi phát
triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo” của Trương Kim Oanh – Lê Minh Hòa ; “Tuyển
tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Thạc – Nguyễn Ngọc
Châm – Trần Lan Hương đã thực hiện sự phân loại các hoạt động theo nội dung

hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non, nhưng số lượng các hoạt
động còn rất hạn chế (mỗi nội dung hình thành các biểu tượng toán cho trẻ
thường chỉ được xây dựng từ 3 đến 5 hoạt động) và sau mỗi hoạt động cũng chưa
đưa ra hướng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô nhằm ứng dụng phù hợp với tường
đối tượng trẻ, phù hợp với từng chủ đề học tập, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
mầm non nói chung và của quá trình dạy học toán cho trẻ mầm non nói riêng.
8. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng một số trò chơi nhằm phát triển tư duy
toán học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
9. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
10. Nội dung nghiên cứu: Gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề cơ sở.
3


1. Đặc điểm hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo .
2. Nội dung hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo.
3. Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo.
4. Phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo 3 – 6 tuổi.
5. Những yêu cầu trong việc tổ chức các hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ.
Chương 2: Xây dựng một số trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Các trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi với
các nội dung về Số lượng, Hình dạng, Kích thước, …
Chương 3: Thử nghiệm và kết quả
11. phương pháp nghiên cứu:
11.1. Nhóm nghiên cứu lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận có liên quan trực tiếp đến đề tài.
11.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn.
Quan sát, dự một số giờ học toán và tổ chức các hoạt động luyện tập các

biểu tượng toán cho trẻ tại các trường mầm non.
11.3. Phương pháp thử nghiệm
11.4. phương pháp thống kê toán học.
Thu thập và xử lý các số liệu liên quan đến đề tài, từ đó đưa ra những nhận
xét đánh giá và dự báo về vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu.
12. Hiệu quả và phạm vi sử dụng (kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học, kỹ
thuật,..) và tính mới, đóng góp mới của đề tài.
12.1. Tính mới, đóng góp của đề tài.
12.1.1. Cải tiến một số hoạt động nhằm luyện tập các biểu tượng toán ,
đồng thời phát triển khả năng tư duy toán học cho trẻ.
12.1.2. Xây dựng một số trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
12.2. Hiệu quả và phạm vi sử dụng:
Kết quả của đề tài được sử dụng tại các trường MN Hà Lan - Bỉm Sơn,…
với chất lượng tốt.
4


13. Dự kiến kết quả:
Kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên ngành GDMN
và các phụ huynh của trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
14. Nội dung và tiến độ thực hiện công việc:
Kết quả
cần đạt
được
Lập đề cương của Lập được
đề tài
đề cương
Tổng hợp tài liệu Hoàn thành
chương I

Xây dựng các
Hoàn thành
hoạt động theo đề các hoạt
tài
động
Tổ chức thử
Thu được
nghiệm
kết quả

T
T

Nội dung công
việc

1.
2.
3.

4.

5.

Viết báo cáo và
tóm tắt báo cáo

Thời gian
Bắt đầu


Người thực
hiện

Kết thúc

Ghi
chú

15/9/2015

20/10/2015 Nhóm nghiên
cứu
21/10/2015 30/12/2015 Nhóm nghiên
cứu
01/01/2015 23/02/2015 Nhóm nghiên
cứu

24/02/2015 24/03/2016 Nhóm nghiên
cứu, giáo viên
mầm non, trẻ.
Hoàn thành 25/03/2016 30/03/2016 Nhóm nghiên
báo cáo và
cứu
tóm tắt

15. Nhu cầu kinh phí để thực hiện đề tài:
Dự trù thực hiện kinh phí đề tài là: 1.000.000 đ/đề tài. Cụ thể:

1


Nội dung các khoản
khinh phí
Đánh máy
In ấn

Trang
Cuốn

100
10

3000
5000

Thành Tiền
(Đ)
300.000
50.000

2

Giấy A4
Đóng quyển báo cáo
Tóm tắt báo cáo

Gram
Cuốn
Cuốn

3g

10
10

60.000
10.000
2000

180.000
100.000
20.000

3

50.000

150.000

4

50.000

200.000

STT

3
4

ĐVT


Số lượng

Trao đổi kết quả nghiên
Người
cứu với các chuyên gia
Tổ chức thử nghiệm
Lần
các hoạt động

5

Đơn giá

Tổng

16. Đề xuất các yêu cầu, điều kiện cho thực hiện đề tài:
5

1.000.000


Rất mong nhà trường, khoa và giảng viên tạo điều kiện cho nhóm sinh viên
nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu có hiệu quả.
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 10 năm 2015
Hiệu trưởng

Đơn vị chủ trì

GV hướng dẫn


Trưởng nhóm

Nguyễn Thị Hà Lan

Doãn Đăng Thanh

Tống Ngọc Anh

6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GD MẦM NON

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016

XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI
NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÁN HỌC CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Mầm Non

THANH HÓA, THÁNG 10 /2015
7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GD MẦM NON


THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM 2015 - 2016

XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI
NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÁN HỌC CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Mầm Non
Nhóm sinh viên thực hiện : Tống Ngọc Anh
Nam/Nữ: nữ
Hoàng Thị Trang
Nam/Nữ: nữ
Nguyễn Thị Ngọc
Nam/Nữ: nữ
Trịnh Thị Hiền
Nam/Nữ: nữ
Dân tộc
:
Kinh
Lớp, khoa
: K17C – GDMN
Năm thứ
: 2 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học
: GDMN
Người hướng dẫn

: Ths. Doãn Đăng Thanh

THANH HÓA, THÁNG 10 / NĂM 2015
8



×