Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đánh giá, khảo sát thực tế việc chấp hành pháp luật về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ đại minh tây hồ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.45 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
Lý do chọn đề tài:......................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu:.................................................................................1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................2
Đóng góp của đề tài:..................................................................................2
Lịch sử nghiên cứu:...................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................3
Cấu trúc của đề tài:....................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG:.........................................................................................4
Chương 1.Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự
điều chỉnh pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:....................4
1.1.Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:..................4
1.1.1.Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:.............................4
1.1.2.Sự cần thiết phải có pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi:............................................................................................4
1.1.3.Ý nghĩa của việc chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi:...................................................................................................5
1.1.3.1. Đối với người lao động:...............................................................5
1.1.3.2. Đối với người sử dụng lao động:..................................................5
1.1.3.3. Đối với nhà nước:.........................................................................5
1.2.Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:6
1.2.1.Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi:............................................................................................6
1.2.1.1. Nguyên tắc về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước
quy định:....................................................................................................6


1.2.1.2. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do các bên
trong quan hệ lao động thỏa thuận:...........................................................7


1.2.1.3. Nguyên tắc rút ngắn thời gian làm việc đối với các đối tượng đặc
biệt hoặc làm các công việc nặng nhọc độc hại:.......................................8
1.2.2.Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi:...................................................................................................8
1.3.Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi:.....................................................................................9
1.3.1.Trên thế giới:....................................................................................9
1.3.2.Ở Việt Nam:...................................................................................10
Chương 2.Thực trạng việc chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi và khảo sát thực tế tại công ty TNHH kỹ thuật công nghệ
Đại Minh:.......................................................................................................13
2.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc:.......................................13
2.1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn:........................................................13
2.1.2. Thời giờ làm việc rút ngắn:...........................................................13
2.1.3. Thời giờ làm thêm:........................................................................14
2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi:.....................................15
2.2.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương:.....................................................15
2.2.1.1. Thời giờ nghỉ trong giờ làm việc:...............................................15
2.2.1.2. Nghỉ lễ, nghỉ tết:.........................................................................16
2.2.1.3. Nghỉ hằng năm:..........................................................................17
2.2.1.4. Nghỉ việc riêng:..........................................................................18
2.2.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương:...............................................18
2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng với những người làm
công việc có tính chất đặc biệt:...............................................................19
2.4. Một số đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi cả nước:.....................................19


2.4.1. Những kết quả đạt được:...............................................................19
2.4.2. Những điểm hạn chế:.....................................................................20

2.5. Thực trạng việc áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ Đại Minh, Tây
Hồ, Hà Nội:.............................................................................................21
2.5.1. Sơ lược về công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ Đại
Minh:.......................................................................................................21
2.5.2. Việc thực hiện pháp luật lao động tại công ty TNHH kỹ thuật công
nghệ Đại Minh:........................................................................................22
2.5.3. Thực trạng việc chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi tại công ty NHH kỹ thuật công nghệ Đại Minh:.....................23
2.5.3.1. Thời giờ làm việc:......................................................................23
2.5.3.2. Thời giờ nghỉ ngơi:.....................................................................23
2.6. Đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi của công ty TNHH kỹ thuật công nghệ Đại Minh:...........24
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi:.................................................................................25
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi:..........................................................................................25
3.1.1. Về mặt kinh tế - xã hội:.................................................................26
3.1.2. Về mặt chính trị:............................................................................27
3.1.3. Về mặt pháp lý:.............................................................................28
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi:.................................................................................................28
3.2.1.Ttăng cường tính hoàn thiện của các quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi:...................................................................................29
3.2.2. Tăng cường đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:.............................................................29
3.2.2.1. Đảm bảo về chính trị - tư tưởng:................................................30


3.2.2.2. Đảm bảo về mặt pháp lý:............................................................30

3.2.2.3. Đảm bảo về mặt kinh tế - xã hội:...............................................31
3.2.3. Tăng cường ý thức chấp hành tốt các quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động:.....................................31
3.2.3.1. Đối với người sử dụng lao động:................................................32
3.2.3.2. Đối với công đoàn cơ sở:............................................................32
3.2.3.3. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động:........................32
3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi:.........................................................................................................32
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi:..........................................................................33
3.3.1. Về các quy định của pháp luật:.....................................................33
3.2.2. Về quá trình tổ chức thực hiện:.....................................................33
3.2.2.1. Đối với các cơ quan, tổ chức Nhà nước:....................................34
3.2.2.2. Trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế:............34
KẾT LUẬN....................................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................36


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong các quy
định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời
sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm
trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong lĩnh việc tăng thời giờ làm
việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá số giờ cho phép, giảm và cắt
bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động,.... Các hành vi vi phạm về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu diễn ra tại các công ty trong lĩnh vực
may mặc, da dày, thủy sản.... Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động mà òn tác động không tốt

tới gia đình và một phần xã hội nói chung. Một trong những lý do chính dẫn
tới các cuộc đình công trong thời gian gần đây là việc người lao động bị các
doanh nghiệp, các chủ sử dụng lao động yêu cầu làm thêm ca, bị cắt giảm thời
giờ nghỉ ngơi.
Từ thực tế nêu trên, để hạn chế, ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi các vi
phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi
hợp pháp của người lao động. Vậy nên em xin được chọn đề tài “ Đánh giá,
khảo sát thực tế việc chấp hành pháp luật về thời gian làm việc, thời gian nghỉ
ngơi tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ Đại Minh - Tây Hồ Hà Nội” làm tiểu luận khoa học của mình với mong muốn góp phần đánh giá
việc chấp hành pháp luật lao động và làm hoàn thiện thêm các quy định về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế công tác chấp hành pháp luật
của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ Đại Minh.
Mục tiêu nghiên cứu:
Trong những năm qua đề tài có liên quan về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi không còn là đề tài xa lạ, đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên
cứu về các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Tuy nhiên các công trình và đề tài trên mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu đề tài
1


thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho đối tượng lao động đặc biệt như lao
động chưa thành niên, lao động nữ, lao động cao tuổi hoặc chỉ tập trung vào
việc liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi mà không đề cập tới tổng thể các quy định pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời cũng có rất ít các đề tài
đi sâu vào khảo sát đánh giá thực trạng chấp hành tại các doanh nghiệp xem
họ có thực sự chấp hành đúng các quy định pháp luật hay không.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể
trong quan hệ lao động ( người lao động và người sử dụng lao động) trên
phạm vi cả nước và quá trình khảo sát đánh giá việc chấp hành pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở công ty TNHH kỹ thuật công nghệ Đại
Minh
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Các quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi trong mối quan hệ so sánh với các quy định về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động Việt Nam 2012.
Đóng góp của đề tài:
Đóng góp thêm tư liệu nghiên cứu cho các đề tài có liên quan.
Đưa ra thêm một số giải pháp mới có thể thực hiện được nhằm đáp ứng
yêu cầu quản lý tốt việc chấp hành pháp luật lao động về vấn đề thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi ở các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, từ đó hạn
chế sự mâu thuẫn giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động, nâng
cao chất lượng và điều kiện làm việc cho người lao động.
Lịch sử nghiên cứu:
Đã có nhiều đề tài và công trinh nghiên cứu về đề tài pháp luật lao
động nói chúng và pháp luật lao động về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ
giải lao nói riêng. Các đề tài và công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu
2


nghiên cứu về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các đối tượng
lao động đặc biệt. Đề tài của này có sự tiếp thu và chọn lọc từ các công trình
nghiên cứu trước làm tài liệu cung cấp cho đề tài. Ngoài ra đề tài này sẽ trở
thành tài liệu nghiên cứu về việc chấp hành pháp luật lao động về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động cho các đề tài và công trình khác
nghiên cứu về vấn đề này.
Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp
như:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các kết luận về thực trạng
việc chấp hành pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Cấu trúc của đề tài:
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phần nội dung
tiểu luận có bố cục được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và
sự điều chỉnh pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Chương 2: Thực trạng việc chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi và khảo sát thực tế tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ
thuật công nghệ Đại Minh.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

3


PHẦN NỘI DUNG:
Chương 1.Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự
điều chỉnh pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
1.1.

Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:


1.1.1.

Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là hai
khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một
chế định độc lập và không thể tách rời trong luật lao động.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu dưới nhiều góc
độ như khoa học, kinh tế - lao động..., về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Thời giờ làm việc là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do
sự thỏa thuận của các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại
địa điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các
quy định của pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian trong đó người lao động không
phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó
theo ý muốn của mình.
Tóm lại, dù là thời giờ làm việc hay thời giờ nghỉ ngơi được nghiên
cứu dưới góc độgì đi nữa mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là tìm
ra một thời giờ làm việc hợp lý, một thời gian nghỉ ngơi thích hợp để cho
người lao động có thể sản xuất tốt nhất và tái sản xuất sức lao động tốt nhất
tạo nên năng suất lao động cao nhất đồng thời vẫn đảm bảo sức khỏe cho
người lao động.
1.1.2.

Sự cần thiết phải có pháp luật lao động về thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi:
Năm 1986, Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam chủ trương chuyển
hướng phát triển kinh tế. Từ đó, quan hệ lao động và vị thế người lao động

trong quan hệ đó bắt đầu có sự thay đổi. Trước đây người lao động chủ yếu
4


tham gia quan hệ lao động trong khu vực Nhà nước. Khi phát triển kinh tế thị
trường, họ có thể được sử dụng trong tất cả các thành phần kinh tế. Trong cơ
chế quản lý kinh tế tập trung, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đã được đưa vào nội dung của luật lao động. Trong cơ chế kinh tế thị
trường, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ngoài những lý do
truyền thống còn có lý do khác do cơ chế thị trường mang đến như yêu cầu
bảo vệ người lao động trong lĩnh vực lao động, từ sự tác động của nền kinh tế
thị trường. Vậy nên phải có pháp luật lao động thì mới có thể ngăn cản sự tác
động xấu từ các yếu tố bên trong và bên ngoài lên người lao động.
1.1.3.

Ý nghĩa của việc chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời

giờ nghỉ ngơi:
1.1.3.1.

Đối với người lao động:

- Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho
người lao động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ lao động trong quan hệ lao
động, đồng thời giúp người lao động bố trí sắp xếp, sử dụng hợp lý quỹ thời
gian một cách hợp lý.
- Quy định pháp luật về thời giờ là việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa to
lớn trong bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động.
1.1.3.2.


Đối với người sử dụng lao động:

- Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử
dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và
hợp lý, sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp
nhằm hoàn thiện tốt tất cả các mục tiêu đã đề ra.
- Những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ
pháp lý cho việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành,
giám sát, khen thưởng đặc biệt là trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành
trả lương và các khoản phụ cấp, phúc lợi khác...
1.1.3.3.

Đối với nhà nước:

- Quy định pháp luật về thời giờ làm vệc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ
thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động – nguồn tài nguyên quý giá
5


của quốc gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện chức
năng quản lý của mình.
1.2.

Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ

nghỉ ngơi:
1.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi:
1.2.1.1.


Nguyên tắc về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do

Nhà nước quy định:
Với nguyên tắc ưu tiên bảo vệ người lao động nên việc quy định thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gắn liền với yêu cầu bảo hộ lao động, hạn chế
sự lạm dụng sức lao động, đáp ứng nhu cầu của các bên trong quan hệ lao
động.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động
-đối tượng luôn ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động. Nếu để
người sử dụng lao động toàn quyền quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi thì mục đích vì lợi nhuận, họ sẽ khai thác tối đa nghĩa vụ của người
lao động mà trước tiên là kéo dài thời gian làm việc của ngườilao động. Nếu
để cho hai bên tự do thỏa thuận thì sẽ dẫn đến việc người sử dụng lao động lợi
dụng vị thế của mình để gây áp lực buộc người lao động phải chấp nhận mức
thời gian do họ đưa ra.
Để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước có quyền
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được ghi nhận trong Hiến
pháp: “Nhà nước quy định thời gian lao động ." (Điều 35, Hiến pháp 2013).
Trên cơ sở đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được
cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.
Nội dung của nguyên tắc được biểu hiện ở chỗ: Nhà nước quy định
khung thời giờ làm việc ở mức tối đa, thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu. Cụ
thể, Nhà nước đã quy định ngày làm việc tiêu chuẩn, tuần làm việc tiêu
chuẩn, số giờ mà người sử dụng lao động được phép huy động người lao động
làm thêm trong một ngày, một năm. Nhà nước cũng quy định những khoảng
6


thời gian nghỉ ngơi xen kẽ với thời giờ làm việc, nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng
năm.. Bằng cách đưa ra các cụm từ “không quá’’, “ít nhất’’ đã đảm bảo sự

mềm dẻo, linh hoạt cho các bên tự do thỏa thuận và áp dụng chế độ thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện cụ thể. Riêng với cơ quan
Nhà nước, do đặc thù của quan hệ lao động mà việc áp dụng quy định về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là bắt buộc, không đơn vị nào có quyền thỏa
thuận hay tự ý thay đổi thời giờ làm việc đã được ấn định.
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho người lao động, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Nhà
nước tới đối tượng lao động này. Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện việc
kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong việc bảo
đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động.
1.2.1.2.

Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do các

bên trong quan hệ lao động thỏa thuận:
Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các công dân, quyền chủ động
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, quyền tự định
đoạt của người lao động, pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên
phù hợp với quy định pháp luật. Trong đó, những thỏa thuận có lợi hơn cho
người lao động được Nhà nước khuyến khích.
Nội dung của nguyên tắc thể hiện rõ ở việc Nhà nước chỉ can thiệp ở
tầm vĩ mô bằng việc quy định giới hạn lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi, làm thêm.. .Việc cụ thể hóa như thế nào sẽ tùy thuộc vào ý chí của
chủ thể tham gia trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng phù hợp với điều kiện,
đặc điểm riêng. Thông thường các thỏa thuận này được ghi trong thỏa ước lao
động tâp thể, hợp đồng lao động và nội quy lao động. Khi đã thống nhất ý chí
trên cơ sở phù hợp với pháp luật, những thỏa thuận đó đã trở thành cơ sở pháp
lý cho việc thực hiện quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động phát
sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ.
Mặt khác nguyên tắc này còn thể hiện ở việc Nhà nước khuyến khích

những thỏa thuận về thời giờ làm việc có lợi hơn cho người lao động. Trong
7


khả năng của mình, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể giảm giờ làm
mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Thực hiện nguyên tắc này vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền
chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền tự định đoạt của người
lao động, vừa bảo vệ được quyền lợi của người lao động.
1.2.1.3.

Nguyên tắc rút ngắn thời gian làm việc đối với các đối

tượng đặc biệt hoặc làm các công việc nặng nhọc độc hại:
Xuất phát từ đặc điểm riêng của một số đối tượng lao động, một số
ngành nghề quan trọng mà việc bảo hộ một số đối tượng lao động đặc thù như
lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật, người cao
tuổi và những người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là
vô cùng cần thiết. Nghiên cứu tâm sinh học cho thấy, với lượng công việc như
nhau thì mức hao phí sức lao động bỏ ra của họ cao hơn so với bình thường
và do vậy khả năng phục hồi, tái tạo sức lao động cũng lâu hơn. Vì vậy, đòi
hỏi phải có những quy định phù hợp với đặc thù riêng của đối tượng nhằm
đảm bảo sức khỏe và sự công bằng trong khai thác lao động.
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở việc quy định giảm số giờ làm
việc tối đa, tăng số giờ nghỉ ngơi tối thiểu so với thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi bình thường mà người lao động vẫn được đảm bảo quyền lợi. Ngoài
ra các đối tượng này cũng được bảo vệ bởi những quy định chặt chẽ trong các
trường hợp làm thêm giờ, làm đêm. Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa việc bảo
hộ lao động đối với các lao động đặc thù, có ý nghĩa trong việc đảm bảo tính
mạng, sức khỏe, thể chất cho người lao động yên tâm làm việc.

1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi:
Hệ thống pháp luật nước ta điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi bằng ba loại quy định sau:
- Quy định pháp luật của Nhà nước: pháp luật quy định mức tối đa thời
giờ làm việc và mức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi chứ không quy định cụ thể.
- Quy định chung trong nội bộ các doanh nghiệp: dựa vào những quy
8


định về mức tối thiểu và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp quy
định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi áp dụng đối với lao động của doanh nghiệp. Những quy định này phải
phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp
cũng như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
- Quy định cụ thể: thông qua hợp đồng lao động, người lao động và
người sử dụng lao động tự thống nhất với nhau về mức thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi cụ thể
- Theo như quy định thì nội dung của pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi được chia làm hai phần riêng biệt: thời giờ làm việc và thời
giờ nghỉ ngơi.
1.3.

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thời giờ

làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
1.3.1. Trên thế giới:
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất hiện rất sớm tại
các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp phát
triển sớm như Anh và Pháp điển hình là:

- Năm 1866, tại Đại hội Đại biểu Đệ nhất Quốc tế họp tại Giơnevơ,
Thụy Sĩ, C. Mác lần đầu tiên đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ”.
- Năm 1883, ở Anh ban hành Luật Công Xưởng.
- Năm 1884, ở Mỹ và Canada 8 tổ chức đã quyết định công nhận thị ủy
vào ngày mùng 1 tháng 5 và bắt đầu làm việc 8 giờ một ngày.
Ngày 11/4/1919, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập theo
Hiệp ước Vécxây, điều lệ của tổ chức được thông qua với tôn chỉ mục đích và
nhiệm vụ là khẩn thiết cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống trên
toàn thế giới, trong đó có quy định về số giờ làm việc cho người lao động.
ILO đã thông qua một loạt các công ước về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.
- Sau khi thành lập ILO đã đưa ra rất nhiều công ước quy định về thời
giờ làm việc cho người lao động:
9


+ Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá
44 giờ
+ Công ước số 3 (1930) quy định về ngày làm việc trong các xí
nghiệp, các cơ sở thương mại, buôn bán 8 giờ hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một
tuần.
+ Công ước sô 47 (1935) quy định việc giảm thời giờ làm việc còn 40
giờ một tuần...
- Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của ILO cho người lao động:
+ Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong công
nghiệp. Công ước số 106 (1957) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong
thương mại và văn phòng. Theo đó, người lao động được nghỉ làm tối thiểu 1
ngày trong mỗi chu kỳ 7 ngày.
+ Đối với chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương, công ước số 135
(1970) quy định về số ngày nghỉ có hưởng lương là do các thành viên quy

định nhưng không được dưới 3 tuần làm việc cho một năm làm việc.
1.3.2. Ở Việt Nam:
Ở Việt Nam vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng được
Đảng và Nhà nước quan tâm, điều này thể hiện ở một hệ thống các văn bản
pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khá lớn có phạm vi rộng kể
từ sau cuộc Cách mạng tháng 8 thành công đến những năm đổi mới sau này.
Lịch sử phát triển pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng gắn liền
với lịch sử phát triển của đất nước mà các mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hoàn toàn độc lập là cuộc CMT8 do
Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Vì thế, có thể chia lịch sử phát triển của chế định
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thành các thời kỳ chủ yếu sau:
Trong thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954, nhiều văn bản về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được ban hành như:
- Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính phủ quy định về việc nghỉ
ngơi có lương ngày 1/5, ngày lễ, tết, kỷ niệm lịch sử và ngày lễ tôn giáo.
- Hiến pháp năm 1946
10


- Sắc lệnh số 29-SL ngày 12/3/1947, sắc lệnh đã quy định khá đầy đủ
và tiến bộ mà các quy định sau này phải ghi nhận.
Trong thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975, đây là thời kỳ đất nước bị
chia cắt làm hai miền, Nhà nước đã ban hành thêm nhiều văn bản quy định về
thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi như Thông tư số 05- LĐTT ngày 9
tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại xí nghiệp quốc doanh và
công trường. Thông tư 06 năm 1971.
Trong thời kỳ từ năm 1976 đến nay, đây là thời kỳ đất nước được
thống nhất, toàn Đảng toàn dân cùng bắt tay vào xây dựng đất nước, kinh tế
đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh

đua nhau thành lập, tằng cường mở rộng sản xuất. Nhân thấy được tầm quan
trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là đang bảo vệ
nguồn tài nguyên quý giá cho quốc gia. Chính phủ đã đưa ra một số nghị định
như nghị định 233 ngày 22/6/1990 của Hội đồng bộ trưởng ban hành quy chế
hoạt động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngày 23/6/1994, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Lao động
và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa quan
trọng trong điều chỉnh quan hệ lao động. Trong đó thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi là một chế định quan trọng của bộ luật được quy định tại chương
VII. Sau nhiều lần chỉnh sửa bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và lần
gần đây nhất là bộ luật lao động 2012 có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, bộ luật
lao động sau nhiều lần bổ sung càng làm khẳng định thêm vai trò của mình
trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đặc biệt trong việc đảm bảo
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động.
Mặc dù ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng các quy
định của pháp luật lao động Việt Nam nói chung và các quy định của chế định
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng cũng tương đối phát triển. Các
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần không nhỏ
trong sự phát triển chung của đất nước trong từng thời kỳ. Chế định thời giờ
11


làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động là một chế định khá hoàn
thiện, nó không chỉ bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của người lao động mà còn
góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
mà Đảng và Nhà nước ta đã và đangthực hiện.

12



Chương 2.Thực trạng việc chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi và khảo sát thực tế tại công ty TNHH kỹ thuật công nghệ
Đại Minh:
2.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc:
2.1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn:
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn là thời gian làm việc tiêu chuẩn được
Nhà nước quy định và áp dụng cho đại bộ phận người lao động đang làm việc
trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 quy định
“thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ
trong 01 tuần”. Quy định này cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền và lợi ích
cho ngườ lao động, đảm bảo thời gian để người lao động có thể tái sản xuất
sức lao động, điều này giúp người lao động co sức khỏe tốt tham gia vào sản
xuất, tạo ra năng suất lao động cao nhất, đây cũng chính là đang bảo vệ lợi ích
lâu dài cho người sử dụng lao động. Từ cơ sở là mức thời gian quy định ở
Khoản 1 Điều 104, các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước
lao động tập thể có quyền được thỏa thuận mức thời gian làm việc tối đa. Tuy
nhiên mức thời gian làm việc tối đa này không thể vượt quá mức thời gian
làm việc được pháp luật quy định.
Ngoài ra, Nhà nước còn đưa ra khuyến khích người sử dụng lao động
thực hiện tuần làm việc 40 giờ (Khoản 2 Điều 104 BLLĐ 2012). Điều này là
sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề thời giờ làm việc cho người lao động,
người lao động làm việc tuy ít đi nhưng lại có nhiều thời gian tái tạo sức lao
động hơn, tăng cường sức khỏe cũng như ổn định đời sống tinh thần hơn.Quy
định như vậy càng phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất cũng như nhu
cầu nghỉ ngơi ngày càng tăng của con người trong đời sống hiện đại.
2.1.2. Thời giờ làm việc rút ngắn:
Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời gian làm việc được rút ngắn so
với thời giừ làm vệc tiêu chuẩn mà vẫn hưởng lương đầy đủ, áp dụng đối với
một số lao động đặc biệt như là: lao động lớn tuổi, lao động chưa thành niên,

13


lao động khuyết tật, lao động nữ, lao động làm các công việc trong điều kiện
lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ...
Đối với người lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi có thai đến
tháng thứ bảy được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được bớt một giờ làm
việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
Đối với lao động chưa thành niên, thời giờ làm việc của người lao
động chưa thành niên không được vượt quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một
tuần.
Đối với người lao động cao tuổi, nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi, vẫn
còn làm việc thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được giảm 4 giờ làm việc
trong một ngày mà vẫn được trả đủ lương.
Có thể nói, các quy định trên nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao
động, đồng thời là những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự bóc lột sức lao
động người sử dụng lao động.
Nhìn chung, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, pháp
luật Việt Nam có những quy định khá tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
của những người lao động trong những hoàn cảnh đặc biệt như người lao
động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, người lao động chưa
thành niên, lao động nữ, người lao động cao tuổi.
2.1.3. Thời giờ làm thêm:
Thời giờ làm thêm là thời giờ làm việc của người lao động ngoài phạm
vi thời giờ làm việc tiêu chuẩn, được hưởng thêm tiền lương, theo yêu cầu của
người sử dụng lao động trong những trường hợp cần thiết được pháp luật quy
định. Có hai trường hợp làm thêm giờ: làm thêm giờ trong ngày làm việc bình
thường và làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, ngày tết.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 106 BLLĐ 2012, người lao động chỉ được
làm thêm khi người sử dụng lao động đảm bảo số giờ làm thêm không quá

50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng
quyddinhj làm việc theo tuần thì tổng số thời giờ làm việc tiêu chuẩn và thời
giờ làm thêm không vượt quá 12 giờ trên 01 ngày, không quá 30 giờ trong 01
14


tháng, không quá 200 giờ trong 01 năm. Có một số trường hợp đặc biệt do
Chính phủ quy định thì giờ làm thêm không được vượt quá 300 giờ trong 01
năm.
Khi tổ chức làm thêm cho người lao động, người sử dụng lao động phải
thỏa thuận với người lao động và phải đảm bảo số thời giờ làm thêm quy định
trong ngày, tuần, ngày liên tục trong tuần, các quy định về thời giờ nghỉ ngơi,
các quy định về cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với một số đối tượng và
đảm bảo chế độ trả lương làm thêm giờ cho người lao động.
Trên thực tế sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận, hạn chế việc phải tuyển
thêm lao động , nhiều người sử dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy
định về làm thêm, họ tích cực đề ra các cuộc tổng động viên tăng cường sản
xuất, tăng ca tăng kíp làm việc với cái mác thi đua tăng năng suất lao động.
Đây là thực trạng đang diễn ra rất nhiều trong thời gian qua, đã có rất nhiều
cuộc đình công nổ ra mà nguyên nhân sâu xa chính là từ sự vi phạm về thời
giờ làm việc, thời giờ làm thêm của người sử dụng lao động.
Việc quy định chế độ làm thêm giờ giới hạn ở mức tối đa là hết sức
cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động, đặc biệt đối với các
lao động đặc thù. Tuy nhiên, người lao động thường không biết hoặc không
có điều kiện sử dụng các quy định để bảo vệ mình hiệu quả.
2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi:
2.2.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương:
2.2.1.1. Thời giờ nghỉ trong giờ làm việc:
Thời giờ nghỉ trong giờ làm việc là thời gian người lao động được
nghỉ trong quá trình làm việc nhằm cho người lao động được giải tỏa tâm

trạng và những áp lực phát sinh trong quá trình làm việc.
Theo quy định tại Điều 108 BLLĐ 2012, người làm việc liên tục 8 giờ
với thời giờ làm việc tiêu chuẩn và 6 giờ đối với thời giờ làm việc rút ngắn
được nghỉ giữa giờ ít nhấ 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Trong trường
hợp làm ban đêm người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhấ 45 phút tính vào
thời giờ làm việc.
15


Ngoài các khoản thời gian nghỉ giữa ca làm như quy định của pháp
luật thì người lao động có thể nghỉ giữa giờ vào thời gian mà được người sử
dụng lao động quy định và ghi trên nội quy lao động.
Để tạo điều kiện cho việc tự chủ điều hành hoạt động của đơn vị, pháp
luật cho phép người sử dụng lao động được quyền bố trí thời gian nghỉ ngơi
cho người lao động một cách linh hoạt, không nhất thiết mọi người lao động
phải nghỉ cùng một lúc mà có thể bố trí thay phiên nhau nghỉ. Thời điểm nghỉ
cụ thể do người sử dụng lao động bố trí căn cứ vào tính chất công việc và yêu
cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh trên cơ sở thống nhất với Ban chấp hành
Công đoàn.
Thực chất trên thực tế hoạt động lao động Việt Nam, thời gian nghỉ
giữa giờ của người lao động cũng hay bị người sử dụng lao động cắt xén, có
nơi còn không được nghỉ giữa giờ. Tình trạng này diễn ra thường xuyên tại
không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà nó còn ngang nhiên diễn ra ở
nhiều doanh nghiệp lớn, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài điều này khiến
người lao động vô cùng bức xúc. Còn đối với đơn vị, cơ quan văn phòng
thuộc vào khối Nhà nước thì hoàn toàn ngược lại, thời giờ nghỉ ngơi ít bị quản
chế dẫn tới một bộ phận không nhỏ cán bộ, công nhân viên thường xuyên
nghỉ quá thời gian quy định, điều này khiến hiệu quả công việc ở khối Nhà
nước còn nhiều bất cập.
2.2.1.2. Nghỉ lễ, nghỉ tết:

Pháp luật các nước đều có quy định về ngày nghỉ lễ, tết cho người lao
động. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau phụ
thuộc vào các yếu tố lịch sử, phong tục tập quán, tôn giáo điều kiện kinh tế...
Theo Điều 115 BLLĐ 2012 quy định người lao động được nghỉ làm việc,
hưởng nguyên lương vào những ngày sau:
- Tết dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
- Tết âm lịch 05 ngày
- Ngày chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 04 dương lịch)
- Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 05 dương lịch)
16


- Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 09 dương lịch)
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 03 âm lịch)
Nếu những ngày nêu trên trùng với những ngày nghỉ hàng tuần thì
người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo của tuần làm việc.
Ngoài ra, đối với người lao động là người nước ngoài làm việc trong
các doanh nghiệp, tổ chức của người Việt Nam được nghỉ thêm một ngày tết
cổ truyền dân tộc và một ngày quốc khánh của nước họ và được hưởng
nguyên lương (Điều 8 Nghị định 195/CP).
2.2.1.3. Nghỉ hằng năm:
Theo Điều 111 BLLĐ 2012 có quy định người lao động có đủ 12
tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm,
hưởng nguyên lương theo hợp đòng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc
nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối
hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là
người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống
đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Ngoài ra ngày nghỉ hằng năm còn được tính theo thâm niên làm việc,
cứ 5 năm làm việc cho một doanh nghiệp hay cho một người sử dụng lao
động thì được tính nghỉ thêm một ngày.
Về cách thức nghỉ hàng năm, người sử dụng lao động có quyềnquy
định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công
đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. Người
lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm
thành nhiều lần.
17


Ở Việt Nam, những ngày nghỉ hằng năm, người lao động được hưởng
nguyên lương. Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản
tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Khi nghỉ hằng năm, nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà
số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên hai ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được
tính thêm thời gian đi đường ngoài nghỉ hàng năm.
Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do hai bên thoả
thuận. Đối với người làm việc ở những nơi xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao,
vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động
thanh toán tiền tàu xe và liền lương cho những ngày đi đường.
Có thể thấy rằng pháp luật quy định về nghỉ hằng năm khá hoàn chỉnh
tuy nhiên tình hình vi phạm ngày nghỉ hằng năm vẫn diễn ra vô cùng phổ biến
đặc biệt ở các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài.
Thay vì được nghỉ hằng năm, người lao động lại phải lao động liên tục hằng
tuần, hằng tháng.

2.2.1.4. Nghỉ việc riêng:
Theo Điều 116 BLLĐ 2012 có quy định người lao động được nghỉ
việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết, vợ chêt
hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày.
2.2.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương:
Theo Khoản 2 Điều 116 BLLĐ 2012 quy định người lao động được
nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải báo với người sử dụng lao động khi
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết, bố hoặc mẹ kết
hôn, anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài ra người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động
để nghỉ không hưởng lương.

18


2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng với những người
làm công việc có tính chất đặc biệt:
Căn cứ vào tính chất công việc của người lao động mà không thể áp
dụngchế độ làm việc và nghỉ ngơi theo những quy định chung. Việc quy định
một thời giờ làm việc và nghỉ ngơi riêng biệt, hợp lý nhằm bảo vệ cho người
lao động làm những công việc đặc biệt.
Theo Điều 117 BLLĐ 2012 có quy định đối với các công việc có tính
chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủ, đường
hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển, làm việc trên biển, trong
lĩnh vực nghệ thuật, sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật
sóng cao tần, công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò, công việc ản xuất
có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng, công việc phải

thường trực 24/24 giờ thì cán bộ ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 108 của Bộ luật lao động 2012
về thời giờ nghỉ ngơi trong giờ làm việc.
2.4. Một số đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi cả nước:
2.4.1. Những kết quả đạt được:
Từ 1/1/1995 - thời điểm BLLĐ năm 1994 có hiệu lực - đến nay, một
môi trường pháp lý về lao động mới đã được thiết lập. Là một chế định quan
trọng và cũng là một trong những chế định mang tính hoàn thiện nhất của Bộ
luật Lao động, chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo
ra khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử
dụng lao động trong quan hệ lạo động; người lao động được quyền làm việc
không quá 8 tiếng/ ngày hoặc 48 tiếng/ tuần. Trong khối các cơ quan Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp Nhà
nước, người lao động còn được hưởng chế độ làm việc không quá 40 giờ/
tuần. Bên cạnh thời giờ làm việc, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ
ngơi hợp lý với ít nhất 01 ngày nghỉ mỗi tuần và chế độ nghỉ giữa ca, nghỉ
19


chuyển ca. Các quy định về nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng cũng
tạo điều kiện cho người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi. Chính những
quy định này đã giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Bên cạnh việc tạo ra một môi trường pháp lý về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi cho người lao động, các quy định pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi còn bảo vệ các đối tượng đặc biệt với thời giờ làm
việc rút ngắn và kéo dài thời giờ nghỉ ngơi như người lao động làm các công
việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người
lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động tàn tật và lao động cao tuổi.

Các đối tượng lao động này được hưởng thời giờ làm việc ngắn hơn so với
thời giờ quy định. Bên cạnh đó, các đối tượng đặc biệt này còn bị hạn chế huy
động làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao
động.
Ngoài các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì pháp
luật cũng quy định các chế tài khi người sử dụng lao động vi phạm các quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Chính các quy định chế tài này
đã giúp xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng bóc lột sức lao động và tạo ra tính
răn đe lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động.
Nhìn chung, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
nước ta hiện nay khá tiến bộ, luôn vận động theo hướng phát triển của xã hội
và hòa mình vào dòng chảy của pháp luật lao động của các nước trên thế giới
cũng như ILO. Chính điều này đã tạo ra môi trường pháp lý vững chắc nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong mối quan hệ với người sử
dụng lao động.
2.4.2. Những điểm hạn chế:
Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đã đạt được thì chế định này qua một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ
những hạn chế nhất định.
20


Thứ nhất, Khi người lao động ký kết nhiều hợp đồng lao động thì thời
gian làm việc của người lao động được tính như thế nào? Sẽ là không quá 8
giờ/ngày làm việc đối với một hợp đồng lao động hay đối với tất cả các hợp
đồng lao động.
Thứ hai, quy định về thời giờ làm thêm chưa hợp lý. Mức 4 giờ/ ngày
là giới hạn khá cao, bên cạnh đó mức giới hạn theo ngày và theo năm là chứ

hợp lý mà nên giới hạn mức giờ làm thêm theo ngày và theo tháng.
Thứ ba, chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca. BLLĐ quy định mỗi
ca làm việc liên tục 8 tiếng thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 30
phút và ít nhất 45 phút đối với ca đêm tính vào thời giờ làm việc. Tuy nhiên,
BLLĐ hiện hành lại chưa có quy định về việc người lao động có quyền nghỉ
ăn cơm giữa ca làm việc. Bởi vì, thời giờ nghỉ giữa ca làm việc với thời giờ
nghỉ ăn cơm là hai loại thời giờ khác nhau.
2.5. Thực trạng việc áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ Đại
Minh, Tây Hồ, Hà Nội:
2.5.1. Sơ lược về công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ Đại
Minh:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) kỹ thuật công nghệ Đại Minh là
một doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa được thành lập ngày
01/06/2010 tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Công ty tập trung chủ yếu
vào nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, phân phối các linh kiện máy móc công
nghệ, trang thiết bị máy móc công nghiệp.

21


×