Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá, khảo sát thực trạng và đề xuất mô hình quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho doanh nghiệp ngành công nghiệp năng lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.01 KB, 91 trang )

0

BỘ CÔNG THƯƠNG
HIỆP HỘI CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM










BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ

“Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất mô hình quản lý và
công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho các doanh
nghiệp ngành công nghiệp năng lượng”














Chủ trì nhiệm vụ: Trần Văn Học








9775



Hà Nội – 2012

1

HIỆP HỘI CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM



Tên nhiệm vụ: “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất mô hình quản lý và
công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho các doanh nghiệp ngành
công nghiệp năng lượng”
Thực hiện theo Hợp đồng số 02.12/HĐ-KHCN/NSCL, ngày 31 tháng 7 năm
2012 giữa Bộ Công Thương và Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam.
Người chủ trì thự
c hiện: Trần Văn Học
Các thành viên tham gia:

1 Trần Văn Học, Kỹ sư Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam
2 Nguyễn Gia Đễ, Kỹ sư Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam
3 Phạm Khánh Toàn, Tiến sỹ Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam
4 Trần Miên, Kỹ sư Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam
5 Lê Minh Châu, Kỹ sư Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam
6 Trần Kiên Dũng, CN Hội TC và BVNTDVN
7 Phạm Bá Cứu, K
ỹ sư Hội TC và BVNTDVN
8 Phạm văn Tiến, Kỹ sư Trung tâm đào tạo TCĐLCL
9 Phạm Ngọc Hằng, CN Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam







Hà Nội – 2012

2

MỤC LỤC
TT Nội dung Số trang
Tóm tắt nhiệm vụ 3
Mở đầu 7
1 Chương I. Tổng quan tài liệu 9
1.1 Tình hình chung trên Thế giới về các nội dung liên quan đến
nhiệm vụ nghiên cứu
9
1.2. Tình hình chung ở trong nước về các nội dung liên quan đến

nhiệm vụ nghiên cứu
10
1.3 Tiêu chuẩn quốc tế về các hệ thống quản lý 10
1.4 Tổng quan những nội dung nghiên cứu chính 11
2 Chương II. Phương pháp Nghiên cứu 15
3 Chương III. Kết quả và bình luận 18
3.1 Kết quả và bình luận về điều tra khảo sát đánh giá thực trạng 18
3.2 Kết quả và bình luận về nghiên cứu đề xuất mô hình 29
3.3 Kết quả và bình luận về dự thảo các tài liệu hướng dẫn áp
dụng
43
4 Kết luận và kiến nghị 49
5 Tài liệu tham khảo 50
6 Phụ lục I “ Mẫu phiếu khảo sát” 51
7 Phụ lục II “ Danh sách các cơ quan, doanh nghiệp khảo sát” 78
8 Phụ lục III “ Danh sách các cán bộ tham gia phỏng vấn” 79
9 Phụ lục IV ‘ Dự kiến Chương trình khảo sát” 82
10 Phụ lục V “ Các tài liệu liên quan đến thực hiện nhiệm vụ” 90

Ký hiệu viết tắt:
TCĐLCL :
Hội TC&BVNTDVN :
HTQL & CCCTNSCL :

NSCL :
HTQL :
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dung Việt Nam
Hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất
lượng

Năng suất chất lượng
Hệ thống quản lý
3


TÓM TẮT NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất mô hình quản lý và
công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho các doanh nghiệp ngành
công nghiệp năng lượng” do nhóm chuyên gia thuộc Hiệp hội công nghiệp Môi
trường Việt Nam thực hiện theo quyết định số Quyết định số 3761/QĐ-BCT
ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương v
ề việc giao kế
hoạch năm 2012 thực hiện Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
hàng hóa ngành công nghiệp và Thuyết minh đề cương đã được phê duyệt.
Các phương pháp chính được thực hiện để triển khai nhiệm vụ bao gồm:
a) Phương pháp tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết triển khai
nhiệ
m vụ, phân công cụ thể cho các thành viên tham gia chính, kiểm tra việc
thực hiện và điều chỉnh tiến độ kịp thời khi có phát sinh;
- Phối hợp chặt chẽ và toàn diện với các đơn vị phối hợp: Vụ Khoa học
và Công nghệ, Tổng cục Năng lượng Bộ Công Thương, Hội TC & BVNTDVN,
Trung tâm đào tạo TCĐLCL, các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty thuộc ngành
công nghiệp năng lượng.
b) Phương pháp nghiên cứu:
- Phươ
ng pháp chuyên gia: tổ chức nhóm chuyên gia nghiên cứu theo
chuyên đề, tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất ngành năng lượng và áp dụng hệ thống quản lý,
công cụ cải tiến.

- Phương pháp khảo sát thực tiễn theo phiếu điều tra, thu thập thông tin,
số liệu qua tài liệu và phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh và áp dụng thí điểm.
- Hội th
ảo chuyên đề.
Trong khoảng thời gian hơn 04 tháng, nhóm chuyên gia đã tích cực triển
khai các nội dung công việc theo Thuyết minh đề cương như sau:
Nội dung 1: Khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng các hệ thống quản lý,
công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tại các cơ quan quản lý, doanh nghiệp
sản xuất ngành công nghiệp năng lượng tại ba khu vực miền Bắc, miền Trung
và miền Nam.
Hoạt
động 1: Lập phiếu điều tra; phương án khảo sát,
4

Hoạt động 2: Khảo sát tình hình chung tại các cơ quan quản lý (Tổng cục,
Tập đoàn, Tổng công ty) các lĩnh vực sản xuất năng lượng,
Hoạt động 3: Khảo sát đánh giá hiện trạng tại một số doanh nghiệp sản
xuất năng lượng chính tại miền Bắc;
Hoạt động 4: Khảo sát đánh giá hiện trạng tại một số doanh nghiệp sản
xuất nă
ng lượng chính tại miền Trung;
Hoạt động 5: Khảo sát đánh giá hiện trạng tại một số doanh nghiệp sản
xuất năng lượng chính tại miền Nam;
Hoạt động 6: Xây dựng các báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra các
lĩnh vực sản xuất ngành năng lượng;
Hoạt động 7: Xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng áp dụng các hệ thống
quản lý, công cụ cải tiến năng su
ất và chất lượng các doanh nghiệp sản xuất
ngành công nghiệp năng lượng

Nội dung 2: Nghiên cứu đề xuất các mô hình quản lý và công cụ cải tiến
năng suất chất lượng, mô hình tích hợp áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ
cải tiến năng suất và chất lượng phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất ngành
công nghiêp năng lượng
Hoạt động 1:Nghiên cứu tổng quan về các mô hình quản lý và công cụ cải
tiến chọn lọc và qúa trình sản xuất của 04 lĩnh vực sản xuất năng lượng chính
(Điện, than, dầu khí, năng lượng mới và tái tạo);
Hoạt động 2: Nghiên cứu xác định khả năng áp dụng hiệu quả mô hình
quản lý và công cụ cải tiến đã nghiên cứu vào các doanh nghiệp sản xuất trong
04 lĩnh vực chính, lập danh mục các mô hình hệ thống quản lý và công cụ cải
tiến thích hợ
p trong điều kiện thực tế của Việt Nam;
Hoạt động 3: Nghiên cứu đề xuất mô hình tích hợp áp dụng các mô hình
quản lý và công cụ cải tiến cho các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp
năng lượng, lập danh mục mô hình tích hợp áp dụng hệ thống quản lý và công
cụ cải tiến cho các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp năng lượng;
Hoạt động 4: Tổ chức hội thảo về các báo cáo và danh mụ
c các mô hình
quản lý và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, mô hình tích hợp áp dụng
các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng phù hợp cho
các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp năng lượng.
Hoạt động 5: Hoàn chỉnh lại các báo cáo và danh mục các hệ thống quản
lý và công cụ cải tiến áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ngành công
nghiệp năng lượng
5

Nội dung 3: Nghiên cứu, xây dựng các tài liệu hướng dẫn áp dụng mô
hình quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng đã được lựa chọn thích
hợp cho các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiêp than (tuyển than).
Hoạt động 1: Nghiên cứu xây dựng 05 tài liệu hướng dẫn áp dụng các mô

hình quản lý và công cụ cải tiến cho các doanh nghiệp sản xuất ngành công
nghiêp than (tuyển than);
Hoạt động 2: Tổ chức Hội thả
o về các dự thảo tài liệu hướng dẫn áp
dụng;
Hoạt động 3: Xử lý các ý kiến góp ý và hoàn chỉnh lại các dự thảo tài
liệu hướng dẫn áp dụng.
Kết quả chính mà nhóm chuyên gia đã đạt được sau khi thực hiện đầy đủ
các nội dung đã nêu trên bao gồm:
1. Đã lập 05 mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng áp dụng các hệ thống
quản lý và công cụ cải ti
ến năng suất chất lượng tại các cơ quan quản
lý và các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực điện, than, dầu khí và
năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
2. Đã xây dựng 04 báo cáo xử lý phân tích các số liệu, thông tin điều tra
khảo sát tại các cơ quan quản lý và doanh nghiệp sản xuất năng lượng
trong 04 lĩnh vực: điện, than, dầu khí, năng lượng mới và tái tạo;
3.
Đã xây dựng 01 báo cáo đánh giá thực trạng áp dụng các mô hình
quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng các doanh nghiệp sản
xuất ngành công nghiệp năng lượng;
4. Đã xây dựng 01 báo cáo khoa học tổng quan về các mô hình quản lý,
công cụ cải tiến năng suất chất lượng, và qúa trình sản xuất của 04
lĩnh vực sản xuất năng lượng chính (Điện, than, dầu khí, năng lượng
mới và tái tạo);
5. Đã xây dựng 01 báo cáo khoa học phân tích xác định khả năng áp
dụng và đề xuất danh mục các mô hình quản lý và công cụ cải tiến
thích hợp áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp
năng lượng trong điều kiện thực tế của Việt Nam;
6. Đã xây dựng 01 Báo cáo khoa học phân tích và đề xuất danh mục mô

hình áp dụng tích hợp các mô hình quản lý cho các doanh nghiệp sản
xuất ngành công nghiệp năng lượ
ng;
7. Đã xây dựng 05 Dự thảo tài liệu hướng dẫn áp dụng mô hình quản lý
và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng phù hợp cho doanh nghiệp
sản xuất ngành công nghiệp than (tuyển than), bao gồm:
6

a. Dự thảo tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO 9001 trong các doanh nghiệp tuyển, chế biến
than
b. Dự thảo tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001 trong các doanh nghiệp tuyển, chế biến
than;
c. Dự thảo tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý an toàn và
sức khoẻ nghề nghiệp theo ISO 18001 trong các doanh nghiệ
p
tuyển, chế biến than;
d. Dự thảo tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý năng
lượng theo ISO 50001 trong các doanh nghiệp tuyển, chế biến
than;
e. Dự thảo tài liệu hướng dẫn áp dụng công cụ cải tiến năng suất
và chất lượng (5S) cho các doanh nghiệp tuyển, chế biến than;
8. 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nhiệm vụ.
9.
Đã tổ chức hội thảo để thảo luận, góp ý cho nội dung các báo cáo và tài liệu
là kết quả của nhiệm vụ.

























7

MỞ ĐẦU
Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngành công
nghiệp” đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-
TTg ngày 25/5/2012 thuộc Chương trình Quốc gia nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm hàng hoá của Việt Nam đến năm 2020 (Theo Quyết định số
712/QĐ-TTg).
Mục tiêu chung của Dự án là “ Nâng cao năng suất và chất lượng sả

n
phẩm, hàng hoá công nghiệp chủ lực trên cơ sở áp dụng các giải pháp quản lý,
ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, đầu tư nhằm tạo sự chuyển dịch cơ bản
từ năng suất, chất lượng thấp, giá trị gia tăng thấp, công nghệ thấp sang năng
suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, công nghệ có hàm lượng khoa học cao,
tăng giá trị nội địa hoá, góp ph
ần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu
tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng sản phẩm trong nước (GDP); một số sản
phẩm, hàng hoá công nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của Dự án là “xây dựng, hoàn thiện hệ
thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải
tiến n
ăng suất và chất lượng, các mô hình tiên tiến, quy trình sản xuất tiên tiến
để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm, hàng hoá công nghiệp, trong
đó đến năm 2020 phải “Đạt 4000 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hoá
công nghiệp chủ lực ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ, áp dụng các mô
hình hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng”. Dự án đã đề
ra nhi
ệm vụ cụ thể về “ phổ biến hướng dẫn áp dụng các mô hình hệ thống quản
lý và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng” được quy định tại khoản a) mục
3 của Quyết định phê duyệt Dự án nhằm đạt được mục tiêu cụ thể nêu trên.
Bộ Công Thương đã giao cho Hiệp hội Công nghiệp Môi trường phối hợp
với các cơ quan, tổ chứ
c liên quan để tổ chức triển khai thực hiện trong năm
2012 nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất mô hình quản lý và
công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho các doanh nghiệp ngành
công nghiệp năng lượng,” tập trung vào các lĩnh vực sản xuất năng lượng chính
bao gồm sản xuất điện năng, sản xuất than, sản xuất dầu khí và sản xu
ất năng
lượng mới và năng lượng tái tạo (Ethanol) ;

Việc điều tra, khảo sát ban đầu để đánh giá thực trạng áp dụng và nghiên
cứu đề xuất các mô hình hệ thống quản lý, công cụ cải tiến thích hợp và dự thảo
các tài liệu hướng dẫn áp dụng tại các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp
năng lượng là công việc quan trọng đầu tiên cần thực hiện trong năm 2012 để
chuẩ
n bị cho giai đoạn áp dụng thí điểm và nhân rộng tiếp theo trong những
năm sau nhằm đạt được mục tiêu của dự án.
8

Chương trình khảo sát và nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn,
kinh phí tương đối hạn hẹp đã tạo không ít khó khăn trong quá trình thực hiện
việc điều tra khảo sát và nghiên cứu. Các đối tượng khảo sát là các cơ quan
quản lý và doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất năng lượng đa
dạng (sản xuất điện, sản xuất than, sản xuất dầu khí, s
ản xuất năng lượng tái
tạo) được đặt dưới sư quản lý của nhiều cơ quan quản lý khác nhau lại được bố
trí trải dài từ Lạng sơn đến Cà mau, từ miền đồng bằng tới miền núi, từ thành
phố đến các vùng sâu vùng xa, trong khi thời gian thực tế triển khai nhiệm vụ
bắt đầu từ tháng 8/2012. Do đặc thù của điều kiện triển khai nêu trên, việc bố trí
cán b
ộ tham gia kết hợp giữa khảo sát và nghiên cứu đề xuất mô hình luôn phải
điều chỉnh cho phù hợp với điêù kiện thay đổi tại thời điểm thực hiện. Mặc dù
vậy, được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của Ban Điều hành Dự án Bộ Công
Thương, các cơ quan quản lý chức năng, các Tập đoàn, Tổng công ty có liên
quan của ngành công nghiệp năng lượng, và sự n
ỗ lực của các thành viên trong
nhóm nghiên cứu, nhiệm vụ trên đã cơ bản được hoàn thành.




























9

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chung trên Thế giới về các nội dung liên quan đến nhiệm
vụ nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới diễn ra

ngày càng sâu rộng, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi loại hình phải chấp
nhận cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để tồn tại và phát triển.
Để đạt được mục tiêu trên m
ột cách bền vững, các doanh nghiệp cần xây dựng
và áp dụng chiến lược kinh doanh thích hợp, có khả năng thích ứng linh hoạt
với các biến động của môi trường kinh doanh, khai thác tốt các cơ hội, sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra sản phẩm, hàng hoá thoả mãn yêu cầu của
thị trường với chi phí tối ưu.
Theo định hướng trên, nhiều tổ chức doanh nghiệp đã chọn ph
ương án áp
dụng các mô hình quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế và các công cụ cải
tiến năng suất chất lượng đang được phổ biến áp dụng ngày càng rộng rãi ở
khắp nơi trên thế giới. Các hệ thống quản lý tiên tiến hiện đang được các doanh
nghiệp tại các nước phát triển và đang phát triển áp dụng bao gồm: Hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001; Hệ thống qu
ản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO14001; Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
(OHSAS) theo tiêu chuẩn ISO18001; Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo
tiêu chuẩn ISO 22000; Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO50001;
Hệ thống quản lý an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO27001; v.v
Để phát huy tối đa hiệu quả, lợi ích từ việc áp dụng các mô hình quản lý
tiên tiến nêu trên, thực tế áp dụng của nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã cho
th
ấy các công cụ cải tiến cơ bản như Kaizen-5S, kết hợp với hoạt động của
Nhóm kiểm soát chất lượng (QCC-Quality Control Circles),Thẻ điểm cân bằng
(BSC-Balanced Score Cards), Hệ thống chỉ số hoạt động chính (KPIs-Key
Performance Indicators), Hệ thống quản lý sản xuất tinh gọn Lean Six-Signa,
Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM v.v là những công cụ hỗ trợ quan
trọng để thúc đẩy hoạt động cải ti
ến năng suất chất lượng trong doanh nghiệp.

Nhìn chung, việc áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến (khoảng
trên 30 hệ thống và công cụ) tại các nước công nghiệp phát triển và một số nước
trong khu vực đã được kết hợp thực hiện và ngày càng được cải tiến đã đem lại
hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng các hệ

thống quản lý và công cụ cải tiến nêu trên còn phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa
chọn các hệ thống quản lý và công cụ thích hợp cho chuyên ngành cụ thể và
điều kiện áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện về quản lý, hạ tầng cơ sở và nhất
là đặc thù chuyên ngành kỹ thuật của lĩnh vực sản xuất sản phẩm cụ thể
.
10

1.2. Tình hình chung ở trong nước về các nội dung liên quan đến nhiệm
vụ nghiên cứu
Hiện nay, nhiều trong số các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất
chất lượng nêu trên đã được tổ chức thực hiện tại nhiều tổ chức doanh nghiệp
tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do việc áp dụng mang tính
phong trào, chưa gắn cụ thể vào lĩnh vực chuyên ngành theo chiều sâu nên kế
t
quả còn rất hạn chế và khiêm tốn. Hơn nữa, việc áp dụng cùng một lúc nhiều hệ
thống quản lý và các công cụ cải tiến trên cùng một doanh nghiệp tạo một hệ
thống tài liệu quá lớn, gây trùng lắp không cần thiết đã làm cho việc vận hành
hệ thống quản lý và sử dụng các công cụ trở nên phức tạp hơn, gây tốn kém và
tạo ra một số bất cập trong quả
n lý. Việc tích hợp áp dụng các hệ thống quản lý
và công cụ cải tiến là biện pháp đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, áp
dụng trong thời gian gần đây để khắc phục tình trạng trên.
Các doanh nghiệp của ngành công nghiệp năng lượng bao gồm nhiều lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hiện cũng đang trong quá trình triển khai áp
dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến ở các mứ

c độ khác nhau. Các
doanh nghiệp sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng bao gồm 04 lĩnh vực
sản xuất chính sau: sản xuất Điện (nhiệt điện, thủy điện); sản xuất Than (khai
thác, tuyển chọn); sản xuất Dầu khí (khai thác, chế biến); và sản xuất Năng
lượng mới và tái tạo (gió, mặt trời, năng lượng sinh học ).
Nhìn chung, việc nghiên cứu để xác định hệ
thống quản lý, công cụ cải tiến
thích hợp và xây dựng các tài liệu hướng dẫn áp dụng cho các doanh nghiệp sản
xuất ngành công nghiệp năng lượng vẫn còn rất hạn chế và thiếu kinh nghiệm.
1.3 Tiêu chuẩn quốc tế về các hệ thống quản lý
Việt Nam là thành viên thứ 77 của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO đã tham
gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức này với tư cách thành viên, đồ
ng thời
triển khai mạnh mẽ việc truyền bá, phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm và nội
dung về hoạt động tiêu chuẩn hoá cũng như áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tại
Việt Nam.
Một trong những hoạt động quan trọng và gặt hái được những thành công
nhất định trong gần hai thập kỷ qua là chúng ta đã phổ biến và triển khai áp
dụng các tiêu chuẩn quốc tế về các hệ th
ống quản lý ngày càng rộng rãi và có
chiều sâu trong các tổ chức/doanh nghiệp của tất cả các chuyên ngành tại các
tỉnh thành phố trong cả nước. Hiện nay với trên 8000 tổ chức, doanh nghiệp tại
Việt Nam đã áp dụng từ một đến nhiều hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến,
hoạt động quản lý chất lượng nói chung và quản lý doanh nghiệp nói chung đã
được cải thiện đáng kể.
11

Cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động trên phải kể đến các tiêu
chuẩn ISO về các hệ thống quản lý đã được liên tục cập nhật và chấp nhận
thành tiêu chuẩn quốc gia để phổ biến, hướng dẫn kịp thời cho các tổ

chức/doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng.
Các tiêu chuẩn cơ bản về các hệ thống quản lý nêu trên được xây dựng và
ban hành trên cơ sở
chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng bao gồm:
1. TCVN ISO 9001: 2008 Hệ thống quản lý chất lượng-các yêu cầu;
2. TCVN/TS 16949:2004 Hệ thống quản lý chất lượng. Yêu cầu cụ thể
đối với việc áp dụng TCVN ISO 9001:2000 tại tổ chức chế tạo ô tô và
bộ phận dịch vụ liên quan
3. TCVN ISO 14001:2010 Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và
hướng dẫn sử dụng;
4. TCVN ISO 18001: 2007 Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp – Các yêu cầu;
5. TCVN ISO 50001: 2012 ISO 5001:2011-Hệ thống quản lý năng
lượng-các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng;
6. TCVN ISO 22000: 2007-Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Yêu
cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
7. TCVN ISO 22004: 2008-Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.Hướng
dẫn áp dụng TCVN ISO 22000:2007
8. TCVN ISO 22003: 2008-Hệ thống qu
ản lý an toàn thực phẩm.Yêu cầu
đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm
9. TCVN ISO 2007:2005 –Hệ thống quản lý an ninh thông tin:
10.
1.4 Tổng quan những nội dung nghiên cứu chính
Theo nội dung khảo sát và đánh giá thực trạng áp dụng các hệ thống quản
lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng đã nêu trong Thuyết minh đề cương
đã được phê duyệ
t, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các công việc chuẩn bị cho
khảo sát bao gồm:

- Xây dựng các phiếu điều tra khảo sát cụ thể cho khối các cơ quan quản
lý và khối các doanh nghiệp, trong đó xác định các hệ thống quản lý và công cụ
cải tiến cần điều tra khảo sát việc áp dụng (Mẫu phiếu khảo sát trong Phụ lục I);
- Lập Chương trình khảo sát chi tiết;
12

- Liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp dự kiến khảo sát tại ba miền Bắc,
Trung, Nam để xác định lịch khảo sát cụ thể;
Trên cơ sở lịch khảo sát cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tiến hành việc đi
khảo sát tại chỗ tại các cơ quan, doanh nghiệp đã xác định tại ba miền Bắc,
Trung, Nam theo nội dung của các phiếu khảo sát, đồng thời tổ chức thu thập,
tổng hợp và phân tích các số liệu, thông tin bổ sung về hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các lĩnh vực sản xuất năng lượng bao gồm sản xuất điện, sản xuất
than, sản xuất dầu khí và sản xuất nhiên liệu sinh học từ các nguồn thông tin
khác.
Trong quá trình điều tra khảo sát các cơ quan quản lý và doanh nghiệp
sản xuất trong lĩnh vực điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạ
o ở 3 miền Nam
Bắc, nhóm chuyên gia đã kết hợp khảo sát tình hình trên thực địa và phỏng vấn
các chuyên gia, cán bộ làm việc tại các cơ sở khảo sát theo các phiếu khảo sát
đồng thời thu thập thông tin số liệu về các lĩnh vực sản xuất năng lượng từ các
nguồn thông tin khác.
Kết quả khảo sát và việc thu thập thông tin là cơ sở để các chuyên gia xây
dựng các báo cáo xử lý phân tích số liệu điều tra việ
c áp dụng các hệ thống quản
lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng trong 04 lĩnh vực sản xuất năng
lượng là sản xuất điện, sản xuất than, sản xuất dầu khí, sản xuất năng lượng mới
và tái tạo. Các báo cáo này phân tích tình hình chung về sản xuất, quá trình điều
tra khảo sát và thu thập số liệu, phân tích số liệu điều tra về áp dụng từ
ng hệ

thống quản lý và các công cụ cải tiến trong từng lĩnh vực sản xuất năng lượng
và đưa ra các nhận xét đánh giá chung.
Trên cơ sở các báo cáo xử lý phân tích số liệu điều tra, khảo sát nhóm
chuyên gia đã tiến hành xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng áp dụng các mô
hình quản lý, công cụ cải tiến trong các doanh nghiệp sản xuất ngành công
nghiệp năng lượng, đưa ra các kết luận và kiến nghị trong đó nh
ấn mạnh đến
những thuận lợi, khó khăn, đặc thù, điều kiện áp dụng, nhu cầu áp dụng và khả
năng áp dụng của các doanh nghiệp chuyên ngành năng lượng trong thời gian
tới, đồng thời kiến nghị những công việc cần làm để cải thiện và khắc phục
những thiếu sót, bất cập trong công tác áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ
cải tiến năng suất ch
ất lượng.
Phần nghiên cứu quan trọng của của nhiệm vụ là nghiên cứu đề xuất các
mô hình quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng, mô hình áp dụng tích
hợp các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho
các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp năng lượng.
13

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích tài liệu để xây dựng báo cáo
tổng quan về các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến hiện hành ở trong nước và
quốc tế. Báo cáo anỳ đã giới thiệu 10 hệ thống quản lý các lĩnh vực khác nhau
của doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001, ISO 14001, ISO
18001, ISO 22001, ISO 27001, ISO 17025, ISO 26000, ISO 31001, ISO 50001
v.v…), 14 công cụ cải tiến năng suất chất lượng (Kaizen-5S, Lean, 7 công cụ
kiểm soát chất lượng, KPIs, TPM, v.v ) và các quá trình sả
n xuất của 04 lĩnh
vực sản xuất năng lượng là sản xuất điện năng, sản xuất than (Khai thác và
tuyển, chế biến), sản xuất Ethanol nguyên liệu (E 100)
Trên cơ sở phân tích bản chất và đặc thù của các hệ thống quản lý theo

nguyên lý P-D-C-A và cải tiến liên tục theo các tiêu chuẩn quốc tế, tình hình áp
dụng các hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến, nhóm nghiên cứu đã đề xuất
danh m
ục các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến phù hợp cho việc áp dụng tại
các doanh nghiệp sản xuất năng lượng, đồng thời đưa ra danh mục các mô hình
quản lý và công cụ cải tiến phù hợp áp dụng cho từng lĩnh vực sản xuất như sản
xuất điện (sản xuất điện than, sản xuất điện khí, thuỷ điện), sản xuất than, s
ản
xuất dầu khí, sản xuất Ethanol sinh học của ngành công nghiệp năng lượng.
Hiện nay, ngày càng có nhiều tổ chức/doanh nghiệp xây dựng và áp dụng
nhiều hơn một hệ thống quản lý như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hệ
thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp OHSAS 18001, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, hệ
thống quả
n lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001…nhằm kiểm soát các khía cạnh
hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp. Những hệ thống quản lý này thường
được xây dựng và triển khai riêng biệt, ít khi gắn kết được với nhau hoặc chỉ
mới tích hợp một phần các quá trình quản lý chung như kiểm soát tài liệu, kiểm
soát hồ sơ…, Đặc biệt, do nhiều cơ quan, chuyên gia tư vấn khác nhau tư vấn
xây dựng các hệ thống quản lý khác nhau, ở một số doanh nghiệp nh
ững hệ
thống này còn độc lập với nhau và độc lập với cả hệ thống quản trị chung.
Nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào hiện trạng áp dụng cũng như xu hướng
chung áp dụng các hệ thống quản lý của các doanh nghiệp trong nước nhằm đổi
mới quản lý đem lại hiệu quả trong doanh nghiệp, phân tích những lý do cơ sở
cho việc áp dụng tích hợp các hệ thống qu
ản lý để đề xuất những vấn đề về tư
vấn, chứng nhận hệ thống tích hợp và đề xuất các mô hình áp dụng tích hợp các
hệ thống quản lý cho các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp năng lượng.
Phần cuối của nhiệm vụ, các chuyên gia đã tập trung vào việc xây dựng

dự thảo các tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001, h
ệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001, hệ thống quản lý an toàn và
sức khoẻ nghề nghiệp theo ISO 18001, hệ thống quản lý năng lượng theo ISO
14

50001 và công cụ Kaizen-5S mang tính thí điểm cho các doanh nghiệp tuyển,
chế biến than. Các tài liệu này làm cơ sở cho việc tổ chức các buổi phổ biến,
hướng dẫn ban đầu cho doanh nghiệp khi tiếp cận đến việc áp dụng các hệ
thống quản lý và công cụ cải tiến của doanh nghiệp mình.
Hôi thảo có sự tham gia của các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp
về nội dung các báo cáo đề xuất và dự thảo các tài liệu hướ
ng dẫn đã được tổ
chức nhằm trao đổi góp ý, thảo luận những vấn đề có liên quan làm cơ sở cho
việc hoàn thiện các báo cáo và các dự thảo tài liệu hướng dẫn.
Phụ lục của báo cáo tổng kết này bao gồm: Phụ lục về những nội dung
liên quan đến khảo sát và Phụ lục các hồ sơ liên quan đến đề tài như: quyết định
giao, Hợp đồng, Thuyết minh, Biên bản nghiệ
m thu cấp cơ sở, Bài phản biện
của Hội nghiệm thu cấp cơ sở.
























15

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính của nhiệm vụ là các hệ thống quản lý theo
tiêu chuẩn quốc tế, công cụ cải tiến năng suất chất lượng và mô hình áp dụng
tích hợp các hệ thống quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất ngành công
nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí, năng lượng mới và tái tạo) phục vụ cho
mục tiêu của Dự án đến năm 2020.
Đây là đối tượng có nội dung thực hiện
trong phạm vi tương đối lớn và đa dạng với 04 lĩnh vực năng lượng chính và
nhiều loại hình sản xuất khác nhau bao gồm sản xuất nhiệt điện (nhiệt điện chạy
than, nhiệt điện chạy dầu, nhiệt điện chạy khí), thuỷ điện, khai thác than, tuyển
chọn than, chế biến dầu, chế
biến khí và sản xuất nhiên liệu sinh học v.v Phạm
vi nghiên cứu cho tổng thể nhiệm vụ đến năm 2020 vì vậy cần được phân khúc
ra 03 phần chính như sau:
a) Khảo sát, đánh giá hiện trạng, nghiên cứu lựa chọn mô hình và xây dựng

các tài liệu hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, mô hình
áp dụng tích hợp đã được lựa chọn cho từng lĩnh vực sản xuất củ
a ngành công
nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí, năng lượng mới và tái tạo);
b) Tổ chức áp dụng áp dụng thí điểm cho một số doanh nghiệp của từng
lĩnh vực sản xuất;
c) Nhân rộng mô hình áp dụng thí điểm cho các doanh nghiệp khác trong
ngành năng lượng theo mục tiêu đề ra cho năm 2020;
Dự kiến ban đầu trong năm 2012 sẽ tập trung vào thực hiện đầy đủ phần a)
cho tấ
t cả các lĩnh vực sản xuất (điện, than, dầu khí, năng lượng mới). Tuy
nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí, sau khi xem xét tính khả thi, phạm vi
nghiên cứu thực hiện trong năm 2012 chỉ có thể tập trung vào khảo sát, đánh giá
hiện trạng, lựa chọn mô hình cho 04 lĩnh vực sản xuất năng lượng là điện, than,
dầu khí và nhiên liệu sinh học và chỉ xây dựng các tài liệu hướng dẫn áp dụng
cho 01 l
ĩnh vực sản xuất là ngành công nghiệp than (tuyển than). Các tài liệu
hướng dẫn áp dụng cho 03 lĩnh vực sản xuất còn lại (điện, dầu khí, năng lượng
tái tạo) sẽ được thực hiện trong năm 2013, song song với việc áp dụng thí điểm
cho một số doanh nghiệp của ngành than (tuyển than).
Năm 2014 sẽ tổ chức áp dụng thí điểm cho một số doanh nghiệp sản xuất
c
ủa 03 lĩnh vực sản xuất điện, dầu khí, năng lượng tái tạo và hoàn thiện lại các
bài bản hướng dẫn áp dụng để chuẩn bị cho nhân rộng từ năm 2015 đến 2020.
Nhóm nghiên cứu đã triển khai công việc trên cơ sở áp dụng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
a) Phương pháp tổ chức thực hiện
16

- Phương pháp tổ chức các nhóm chuyên gia

Đơn vị chủ trì nhiệm vụ là Hiệp hội Công nghiệp Môi trường và chủ
nhiệm nhiệm vụ đã tập hợp các chuyên gia trong hiệp hội và các chuyên gia
trong các đơn vị phối hợp chủ yếu là các chuyên gia của Hội Tiêu chuẩn và bảo
vệ người tiêu dùng Việt Nam, Trung tâm Đào tạo TCĐLCL, Hiêp hội Công
nghiệp Môi trường Việt Nam để tham gia trong nhóm nghiên cứu.
Dưới sự chủ trì củ
a chủ nhiệm nhiệm vụ, nhóm chuyên gia đã phân công
lập các mẫu phiếu điều tra khảo sát việc áp dụng các hệ thống quản lý và công
cụ cải tiến năng suất chất lượng cho khối các cơ quan quản lý và khối các doanh
nghiệp (bao gồm doanh nghiệp điện, doanh nghiệp than, doanh nghiệp dầu khí
và doanh nghiệp nhiên liệu sinh học), lâp kế hoạch chi tiết và phân công triển
khai nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia chính.
Việ
c tổ chức đi khảo sát chiếm một khối lượng công việc và thời gian
tương đối lớn (gần ½ tổng số thời gian thực hiện nhiệm vụ) do địa điểm khảo
sát kéo dài từ Bắc đến cực nam, miền xuôi đến miền ngược, trong nhiều lĩnh
vực sản xuất điện và loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nhóm chuyên gia đã
lập chương trình khảo sát chung và sau khi trao đổi thống nh
ất thời gian lịch
làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan tại ba khu vực bắc, Trung,
Nam đã lập kế hoạch chi tiết cho việc triển khai khảo sát nhiệm vụ và phân công
cụ thể để thực hiện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khảo sát, chủ nhiệm
nhiệm vụ đã luôn kiểm tra, đôn đốc và kịp thời điều chỉnh những thay đổi
không lường trước được t
ừ phía các cơ quan, doanh nghiệp được khảo sát.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, điều tra tổng số 23 cơ quan,
doanh nghiệp và thực hiện phỏng vấn 67 cán bộ tại các đơn vị khảo sát để lấy số
liệu.
- Phương pháp phối hợp với các cơ quan/tổ chức hữu quan
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã có

sự phối hợp chặt chẽ, toàn diệ
n và tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý
và đơn vị phối hợp như: Vụ Khoa học và Công nghệ, Hội TC & BVNTDVN,
Trung tâm đào tạo TCĐLCL, các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty thuộc ngành
công nghiệp năng lượng
b) Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được nhóm nghiên cứu thực
hiện:
- Phương pháp chuyên gia:
17

Đây là phương pháp nghiên cứu chính mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện
trên cơ sở sử dụng các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và tổ chức theo nhóm
chuyên đề như: nhóm chuyên gia tham gia khảo sát, nhóm chuyên gia nghiên
cứu về các hệ thống quản lý, nhóm chuyên gia nghiên cứu về các công cụ cải
tiến năng suất và chất lượng.
Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tranh thủ tham khảo ý
kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sả
n xuất
ngành năng lượng và áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến để thu thập số
liệu, thông tin.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng đồng thời tổ chức
tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia bên ngoài có hoạt động trong lĩnh vực tư
vấn chứng nhận phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế về các hệ thống quản lý v.v để
xây dựng các báo cáo chuyên đề cũng như các dự th
ảo tài liệu hướng dẫn áp
dụng.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn:
Việc khảo sát được thực hiện một các khoa học trên cơ sở phiếu điều tra
đã được nhóm nghiên cứu lập chi tiết và thống nhất theo các nội dung cụ thể của

việc áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến cũng như các thông tin có
liên quan. Quá trình khảo sát đã kết hợp thu thập thông tin trên cơ s
ở các mẫu
phiếu khảo sát qua phỏng vấn trực tiếp với thu thập thông tin, số liệu qua tài
liệu.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích:
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được nhóm chuyên gia
đã thực hiện việc tổng hợp các dữ liệu để nghiên cứu phân tích nhằm đưa ra các
kết luận, nhận xét đánh giá đảm bảo tính khách quan trung thực.
- Phương pháp tổ chức hội thảo, chuyên đề
:
Để thu thập được nhiều ý kiến chuyên gia và xử lý những vấn đề còn có
những ý kiến khác nhau trong nội dung của dự thảo tài liệu, Hiệp hội đã tổ chức
hội thảo và các cuộc họp chuyên gia để trình bầy và thảo luận, góp ý cho các
dự thảo kết quả công việc như các báo cáo chuyên đề, các tài liệu hướng dẫn,
làm cơ sở cho việc hoàn thiện.





18

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
Nhiệm vụ được thực hiện theo Thuyết minh đề cương đã được phê duyệt
với nhiều nội dung và kết quả phải đạt như đã nêu trong phần tóm tắt nhiệm vụ.
Tuy nhiên, căn cứ vào bản chất của các nội dung và kết quả thực hiện nhiệm vụ,
các nội dung nghiên cứu và kết quả chính đạt được của nhi
ệm vụ có thể nhóm
thành 3 nhóm sau đây:

- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng;
- Nghiên cứu đề xuất mô hình
- Xây dựng dự thảo các tài liệu hướng dẫn áp dụng
Sau đây là tóm tắt nội dung các kết quả thu được và bình luận trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ theo ba nhóm trên:
3.1 Kết quả và bình luận về điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng
Chương trình điều tra khảo sát thực trạ
ng áp dụng các hệ thống quản lý
và công cụ cải tiến năng suất chất lượng được triển khai thực hiện trên diện rộng
với sự tham gia của 23 cơ quan, doanh nghiệp tại ba miền Bắc Trung Nam
(Danh sách các cơ quan, doanh nghiệp khảo sát trong phụ lục II), 67 cán bộ tại
các doanh nghiệp trên đã tham gia phỏng vấn (Danh sách các cán bộ tham gia
phỏng vấn trong Phụ lục III).
Trên cơ sở các mẫu phiếu kh
ảo sát được thiết lập cho khảo sát các cơ
quan quản lý và mẫu phiếu cho khảo sát các doanh nghiệp bao gồm doanh
nghiệp của 04 lĩnh vực sản xuất năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng
mới và tái tạo, nhóm nghiên cứu đã thực hiện chương trình khảo sát được thiết
lập (Chương trình khảo sát trong Phụ lục IV) và đã thu được một số kết quả
tương
đối cụ thể tại từng lĩnh vực sản xuất năng lượng.
3.1.1 Kết quả khảo sát các cơ quan quản lý.
Các cơ quan quản lý các cấp từ Tổng cục năng lượng đến các tập đoàn
điện lực EVN, Tập đoàn Than Khoáng sản, Tổng công ty điện than TKV
(Vinacomin), Tổng công ty điện khí (PV-Power) thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc
gia đều có chủ trương, chính sách và chỉ
đạo cụ thể về việc hỗ trợ triển khai áp
dụng các hệ thống quản lý trong các doanh nghiệp của ngành, Bản thân một số
cơ quan quản lý cũng đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho đơn
vị mình.

a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN):
Tập đoàn đã có chủ trương, chính sách cụ thể bằng văn bản thúc đẩ
y hoạt
động nâng cao năng suất chất lượng cho ngành. Tập đoàn cũng đã có một số
19

biện pháp cụ thể để hỗ trợ cho các đơn vị trong ngành thực hiện áp dụng các Hệ
thống quản lý. Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Tập đoàn là cơ
quan được giao đầu mối theo dõi và thúc đẩy các hoạt động năng suất chất
lượng và áp dụng các hệ thống quản lý tại các doanh nghiệp trực thuộc.
Chủ trương chung của EVN là các đơn vị trực thuộc phải tri
ển khai áp
dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Bản thân Tập đoàn điện lực
EVN đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 (Chưa chứng
nhận) và đang áp dụng công cụ cải tiến 5S tại 18 Ban, Bộ phận của Tập đoàn, tổ
chức hội thi tìm hiểu về ISO 9001. Ban Khoa học Công nghệ của Tập đoàn
đang xây dựng 8 QCVN về quản lý đ
iện và xây dựng 10 bộ tiêu chuẩn cơ sở
dùng cho tập đoàn, đã triển khai hoạt động quản lý và xử lý chất thải nguy hại
(đã ban hành hướng dẫn và quy chế xử lý)
b) Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản (TKV).
Tập đoàn đã có chủ trương, chính sách cụ thể bằng văn bản thúc đẩy hoạt
động nâng cao năng suất chất lượng cho ngành, đã có những biện pháp cụ thể
được cấp có thẩm quyền phê duyệt thúc đẩy hoạt động này. Tập đoàn chủ
trương khuyến khích và cũng đã có sự hỗ trợ nhất định cho các đơn vị trong
ngành thực hiện áp dụng các Hệ thống quản lý. Bản thân Tập đoàn cũng đang
chuẩn bị các điều kiện cần thiết như bộ máy, quy trình làm việc (SOP) cho việc
áp dụng hệ thông quản lý chất lượ
ng và đang có lộ trình để thực hiện việc nảy
trong thời gian tới. Mục tiêu của Tập đoàn là trong những năm tới các doanh

nghiệp phải xây dựng và vận hành hệ thống quản lý tại doanh nghiệp mình
Ban Khoa học Công nghệ và Chiến lược của Tập đoàn được giao nhiệm
vụ quản lý, theo dõi và hỗ trợ các đơn vị, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất
điện của Tập
đoàn triển khai các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ và áp
dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn ký thuật trong sản xuất kinh doanh trong đó có
áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về các Hệ thống quản lý như Hệ thống quản lý
chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001, v.v…
c) Tổng công ty điện lực Vinacomin
Tổng công ty điện lực Vinacomin đã có nhiều quan tâm đến áp dụng Hệ
thống quả
n lý, thực hiện việc quản lý sổ sách bằng các phương tiện điện tử
trong cơ quan Tổng công ty. Tuy nhiên, các tài liệu, quy trình làm việc chưa
được xem xét một cách tổng thể từ góc độ Tổng công ty nên việc xây dựng các
tài liệu này còn chưa được nhất quán và chưa có hệ thống trong toàn Tổng công
ty. Tổng công ty chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp trực thuộc áp dụng
các hệ thống quản lý, đặc biệt là hệ thống qu
ản lý chất lượng theo ISO 9001
d) Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam (PV-Power)
20

Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam đã có nhiều quan tâm ngay từ
đầu đối với việc áp dụng các hệ thống quản lý và xây dựng các quy trình, quy
phạm an toàn, môi trường cho các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là các công ty sản
xuất điện chạy dầu và khí mới xây dựng và đưa vào hoạt động, mặc dù các công
ty này có sự đa dạng về tư cách pháp nhân và sở hữu.
Tổng công ty đã có ch
ỉ đạo cho các công ty trực thuộc triển khai áp dụng
các hệ thống quản lý và một số công ty đã không những triển khai áp dụng một
hệ thống quản lý mà tiếp cận ngay áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý trong

doanh nghiệp mình khi điều kiện cho phép.
3.1.2 Kết quả khảo sát các doanh nghiệp sản xuất.
a) Trong lĩnh vực sản xuất điện:
Hoạt động sản xuấ
t điện năng được thực hiện chủ yếu tại các nhà máy
nhiệt điện than ở miền bắc, nhiệt điện khí ở miền nam và Thuỷ điện tại ba miền.
Nhìn chung, nhận thức về vai trò, tác dụng của việc áp dụng các hệ thống quản
lý của các doanh nghiệp sản xuất điện là tương đối tốt. Tuy nhiên, từ nhận thức
đến hành độ
ng áp dụng cụ thể trong điều kiện thực tế ở một số doanh nghiệp
điện còn hạn chế do những yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau.
Tại các doanh nghiệp nhiệt điện chạy dầu và khí, nhận thức về vai trò, lợi
ích của việc áp dụng các hệ thống quản lý vào trong hoạt động của doanh
nghiệp được quán triệt từ cơ quan cấp trên là Tập đoàn dầ
u khí Quốc gia Việt
Nam, Tổng công ty điện lực dầu khí (PV-Power) đến các công ty trực thuộc
ngay từ những ngày đầu vận hành. Các nhà máy nhiệt điện dầu, khí tuy còn ít
nhưng hầu hết mới được xây dựng có thiết bị công nghệ hiên đại, có lực lượng
cán bộ, nhân viên trẻ, được đào tạo tốt, tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao so với tổng
số cán bộ công nhân viên và nhất là có sự
hỗ trợ mạnh mẽ của Tập đoàn PVN
và Tổng công ty PV-Power trong việc áp dụng các hệ thống quản lý. Vì vậy, các
doanh nghiệp nhiệt điện chạy dầu và khí đều có ý thức nghiên cứu triển khai
việc áp dụng các hệ thống quản lý ngay từ đầu khi nhà máy mới đưa vào vận
hành thương mại. Hơn thế nữa, một số nhà máy đã triển khai ngay việc áp dụng
tích hợp các hệ thố
ng quản lý (ISO 9001, ISO 14001, ISO 18001) tại chỗ, góp
phần nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả công việc.
Tại các nhà máy thuỷ điện, nhận thức về vai trò, lợi ích của việc áp dụng
các hệ thống quản lý phải trải qua một quá trình nhất định để đi đến hiện trạng

khả quan như hiện nay do các nhà máy thuỷ điện được xây dựng qua những giai
đoạn khác nhau, quy mô khác nhau và hoàn cảnh khác nhau. Nếu như
số lượng
các nhà máy Thuỷ điện được xây dựng trước những năm 1990 còn khiêm tốn và
tập trung tại một số tỉnh thì gần đây số lượng các doanh nghiệp thuỷ điện đã
21

tăng lên đáng kể và được bố trí tại nhiều vùng miền trong cả nước. (Chỉ tính
riêng tại EVN, số lượng nhà máy thuỷ điện chiếm 26 (74%) trong tổng số 35
nhà máy điện của EVN). Trình độ quản lý và nhận thức cũng như điều kiện tiếp
cận và tổ chức áp dụng các hệ thống quản lý tại các nhà máy thuỷ điện lớn
tương đối kh
ả quan hơn các nhà máy nhỏ vì vậy tỷ lệ áp dụng các hệ thống quản
lý (chủ yếu là ISO 9001) tại các doanh nghiêp thuỷ điên lớn là tương đối cao
hơn các nhà máy thuỷ điện nhỏ. Tỷ lệ các doanh nghiệp thuỷ điện áp dụng các
hệ thống quản lý tuy vậy còn khiêm tốn hơn các doanh nghiệp điện dầu, khí.
Tại các doanh nghiệp điện chạy than (chủ yếu là các doanh nghiệp củ
a
EVN và TKV) tuy nhận thức về hệ thống quản lý tương đối khả quan nhưng số
lượng các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý còn khiêm tốn so với nhiệt
điện dầu khí và thuỷ điện. Do đặc thù sản xuất có nhiều yếu tố tác động môi
trường, công nghệ sản xuất không tiên tiến bằng nhà máy điện chạy dầu và khí,
nhiều nhà máy cũ được cải tạo, m
ở rộng nên điều kiện áp dụng có phần nào bị
hạn chế.
Chưa có doanh nghiệp nào trong số các doanh nghiệp điện áp dụng hệ
thống quản lý năng lượng theo ISO 50001. Nguyên nhân chính là do ISO 50001
mới được ISO ban hành năm 2011, nhiều doanh nghiệp chưa biết tới hoặc chưa
được đào tạo về hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 mà chủ yếu mới
thực hiện việc kiể

m toán năng lượng theo các quy định pháp luật hiện hàng thực
thi Luật tiết kiệm năng lượng của Việt Nam trong những năm gần đây.
Việc áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng tại các doanh
nghiệp sản xuất điện nói chung còn rất ít. Mới có số ít các bộ phận công ty và
công ty thuỷ điện áp dụng công cụ 5S, điển hình là công ty thuỷ điện Yaly đã áp
dụng khá thành công công cụ này. Nguyên nhân chính là do nhận thức về vai trò
lợi ích của các công cụ cải tiến cũng như viêc kỹ năng áp dụng các công cụ cải
tiến ở các doanh nghiệp sản xuất điện còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp điện
còn chưa biết đến hoặc chưa được đào tạo về các công cụ này đặc biệt là chưa
có nhận thức về công cụ
thích hợp áp dụng cho chuyên ngành sản xuất của
mình.
Nhìn chung, hiện trạng áp dụng HTQL & CCCT NSCL của các doanh
nghiệp sản xuất điện có thể tóm lại ở những điểm sau:
- Những thuận lợi:
+ Đã có chủ trương, chính sách cụ thể bằng văn bản thúc đẩy hoạt động
nâng cao NSCL cho ngành
+ Đã có sự hỗ trợ các đơn vị trong ngành thực hiện áp dụng các Hệ thống
qu
ản lý trong Doanh nghiệp
22

+ Đã có Phòng/bộ phận đầu mối theo dõi việc áp dụng HTQL & Công cụ
cải tiến NSCL của Ngành;
+ Thuận lợi về năng lực tài chính
+ Thuận lợi về năng lực, trình độ quản lý
+ Thuận lợi về nhận thức của cán bộ nhân viên;
+ Thuận lợi về tổ chức;
+ Thuận lợi về quyết tâm của Doanh nghiệp
- Những khó khăn:

+ Khó khăn v
ề kỹ năng áp dụng HTQL & CCCT;
+ Khó khăn về duy trì cải tiến hệ thống sau khi áp dụng
- Đặc thù:
+ Loại hình sản xuát điện đa dạng (Nhiệt điện than, nhiệt điện khí, thuỷ
điện, điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân );
+ Nguồn nhiên liệu chạy điện là than và dầu khí đang hết dần sẽ phải
nhậ
p khẩu;
+ Nhiều cơ quan chủ quản sản xuất điện (EVN, PVN, TKV )
+ Thị trường điện cạnh tranh còn nhiều vấn đề
- Điều kiện áp dụng:
+ Có đủ điều kiện để áp dụng các hệ thống quản lý hiện hành theo tiêu
chuẩn của ISO;
+ Các quy trình họat động (vận hành) chuẩn (SOP) đã được thiết lập
trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất
điện;
+ Tổ chức ổn định
- Nhu cầu áp dụng:
+ Có nhu cầu thực tế cho tất cả các doanh nghiệp thuỷ điện, điện than,
điện khí;
+ Các doanh nghiệp nói chung đều mong muốn triển khai áp dụng theo lộ
trình từng bước trong thời gian tới
- Khả năng áp dụng:
+ Tương đối tốt đối với nhiệt điện khí, Thuỷ điện
+ Khó khăn hơn đối với điện than
23

b) Trong lĩnh vực sản xuất than
Kết quả điều tra phỏng vấn trực tiếp cho thấy Cơ quan Tập đoàn TKV đã

có chủ trương chung khuyến khích các doanh nghiệp trực thuộc áp dụng các hệ
thống quản lý đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Bản thân
cơ quan tập đoàn cũng đang chuẩn bị các điều kiện cần thi
ết để áp dụng chính
thức hệ thống quản lý chất lượng tại chỗ. Việc chỉ đạo áp dụng các hệ thống
quản lý của Tập đoàn được thực hiện thông qua Ban Khoa học Công nghệ và
Chiến lược. Đây là yếu tố quan trọng cho việc thúc đẩy áp dụng các hệ thống
quản lý trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do hoạt động khai thác và chế biến than có những đặc thù
riêng về đ
iều kiện sản xuất nên việc áp dụng các hệ thống quản lý còn có nhiều
hạn chế. Hiện nay, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001
mới được thực hiện tại một số doanh nghiệp hỗ trợ khai thác than như cơ điện,
cơ khí, chế tạo, thiết bị điện, viện nghiên cứu v.v.(Tổng số là 6 công ty), số
công ty áp dụng hệ th
ống quản lý môi trường là 06 và số công ty áp dụng hệ
thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp là 04. Nguyên nhân chính của
tình trạng trên là địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp khai thác than rất
rộng, số lượng công nhân đông, tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ đại học không
cao so với các lĩnh vực sản xuất năng lượng khác, điều kiện tổ chức đào tạo cho
cán bộ, nhân viên về lợi ích, vai trò c
ủa các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến
cũng như kỹ năng áp dụng chúng rất hạn chế, công nhân làm ca kíp nhiều.
Các doanh nghiệp sản xuất than chưa tiếp cận và hiểu biết nhiều về hệ
thống quản lý năng lượng theo ISO 50001, chưa có công ty nào áp dụng hệ
thống quản lý này. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hệ thống quản lý
năng lượng ISO 5001 còn quá mới đối với các doanh nghiệp sản xu
ất than, chưa
có điều kiện tiếp cận, học hỏi và được tư vấn về áp dụng hệ thống quản lý này
trong thực tế. Tuy nhiên các doanh nghiệp đều có ý thức trong việc hướng tới

tiết kiệm điện năng trong thời gian tới bằng các công cụ khác nhau và nghiên
cứu áp dụng các Hệ thống quản lý liên quan. Hiện còn thiếu việc đào tạo HTQL
đối với các doanh nghiệp sản xuấ
t than.
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp than chưa tiếp cận đến và chưa áp dụng
các công cụ cải tiến năng suất chất lượng trong hoạt động của mình. Nguyên
nhân chính là do nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng các hệ thống quản lý theo
ISO và chưa nhận thức được các tác động quan trọng của các công cụ cải tiến
đối với chất lượng sản phẩm, chưa được đào tạo và cập nh
ật thông tin về các
công cụ cải tiến.
Nhìn chung, hiện trạng áp dụng HTQL & CCCT NSCL của các doanh
nghiệp sản xuất than có thể tóm lại ở những điểm sau:
24

- Những thuận lợi:
+ Đã có chủ trương, chính sách cụ thể bằng văn bản thúc đẩy hoạt động
nâng cao NSCL cho ngành
+ Đã có sự hỗ trợ các đơn vị trong ngành thực hiện áp dụng các Hệ thống
quản lý trong Doanh nghiệp
+ Đã có Phòng/bộ phận đầu mối theo dõi việc áp dụng HTQL & Công cụ
cải tiến NSCL của Ngành;
+ Thuận lợi về năng lực tài chính
+ Thuận l
ợi về năng lực, trình độ quản lý
+ Thuận lợi về nhận thức của cán bộ nhân viên;
+ Thuận lợi về tổ chức;
+ Thuận lợi về môi trường cạnh tranh
+ Thuận lợi về quyết tâm của Doanh nghiệp
- Những khó khăn:

+ Khó khăn về trình độ pháp lý;
+ Khó khăn về kỹ năng áp dụng HTQL & CCCT
+ Khó khăn về kỹ năng áp dụng HTQL & CCCT;
+ Khó khăn v
ề duy trì cải tiến hệ thống sau khi áp dụng
- Đặc thù:
+ Chất lượng than Phụ thuộc vào chất lượng khoáng sản, mỏ;
+ Bị chi phối bởi hệ thống và chính sách giá chưa ổn định
+ Nhiều vấn đề về an toàn, sức khoẻ, môi trường
- Điều kiện áp dụng:
+ Đã bước đầu thiết lập được quy trình hoạt động chuẩn (SOP) tại các
doanh nghiệp khai thác và tuyển than;
+ Tổ chức ổn định
- Nhu cầu áp dụng:
+ Có nhu cầu áp dụng các hệ thống quản lý, đặc biệt là HTQLCL theo
ISO 9001 và HTQLMT theo ISO 14001;
+ Chưa có nhu cầu áp dụng các công cụ cải tiến NS-CL

×