Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Vấn đề quyền hình ảnh trong Luật Dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.42 KB, 9 trang )

Tài liệu tham khảo

5.

Bộ luật Dân sự 2005
Hiến pháp 1992
Dhluathn.com
Vn.Express
Nghị định 51/2002/NĐ – CP

6.

www.luatduonggia.vn

7.

Thethao.thanhnien.com.vn

1.
2.
3.
4.

Bài tập nhóm số 1: Hãy xây dựng một tình huống hoặc sưu tầm
một vụ việc thực tiễn về hàn h vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình
ảnh. Trên cơ sở phân tích nội dung vụ việc, cần làm rõ:
1.

Các yếu tố của hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh?



2.

Mối quan hệ giữa quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền của cá nhân

3.

đối với bí mật đời tư, quyền của cá nhân đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín?
Nêu giới hạn của quyền của cá nhân đối với hình ảnh?
Xã hội ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày một mở rộng, nhu
cầu tiếp cận thông tin và trao đổi thông tin ngày càng trở thành nhu cầu bức
thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, kéo theo đó là vấn đề quyền của cá nhân về
hình ảnh lại bị dễ dàng xâm hại như hiện nay. Cụ thể, tháng 01 năm 2003, cô
Phan Thị Như Quỳnh gửi đơn khiếu nại Tổng cục Du lịch Việt Nam và tác
giả Vũ Quốc Khánh vì sử dụng bức ảnh “ Nụ cười Việt Nam” có ảnh của cô
mà không xin phép. Bức ảnh này được nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh
chụp năm 1994, đến năm 2000 được Tổng cục Du lịch Việt Nam chọn làm
biểu tượng “ Việt Nam! Điểm đến của thiên niên kỉ mới!”. Hay như, đầu năm
2004, gia đình bé Minh Khôi kiện công ty Biti’s, đòi bồi thường thiệt hại 154
triệu đồng vì Biti’s xài trái phép ảnh của bé Minh Khôi in trên bìa lịch, tập
quảng cáo. Tháng 09 năm 2004, TAND quận 6 ( TP. HCM) buộc Biti’s phải
xin lỗi công khai gia đình bé Minh Khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng
trái phép hình ảnh của bé và bồi thường gần ba triệu đồng.
Hình ảnh của cá nhân là thuộc về lĩnh vực riêng tư của mỗi người, đó có
thể là bức ảnh chụp chung với gia đình trong buổi họp mặt, bức ảnh “ tự
sướng” cùng bạn bè,.... Tuy nhiên, khi một ai muốn sử dụng những hình ảnh
đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích kinh doanh thì phải hỏi “ người
chủ” của hình ảnh đó. Bởi vì về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với
hình ảnh của mình và có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình
ảnh của mình.
Theo điều 31 BLDS 2005 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh: “ 1. Cá

nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. 2. Việc sử dụng hình ảnh của cá
nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất
năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ,


chồng, con đã thành niên hoặc người địa diện của người đó đồng ý, trừ trường
hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định
khác. 3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm
đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.
Quyền của cá nhân về hình ảnh có thể là quyền của cá nhân đối với diện
mạo bên ngoài của mình như hình dáng, khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ,.... Ngay
cả hình ảnh chụp một người từ phía sau vẫn có thể là quyền của cá nhân đối
với hình ảnh nếu thông qua các dấu hiệu mà vẫn nhận ra người đó. Hoặc như,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh có thể được tạo bởi sự công nhận của
công chúng và gắn liền với hình ảnh của cá nhân.
I.

Nội dung vụ việc.
“ Cuối tháng 03 năm 2007, người mẫu Nguyễn Kim Tiên cùng bốn
người khác được ông Pier Laurenza thông qua một người môi giới mời đi
chụp ảnh. Cô không được biết mục đích của việc chụp ảnh những nghĩ rằng
khi nào sử dụng họ sẽ thông báo và ký hợp đồng hẳn hoi.
Tháng 10 năm 2007, người mẫu Nguyễn Kim Tiên được bạn bè cho biết
hình ảnh của cô được dùng để quảng cáo cho sản phẩm thuốc tránh thai
Mercilon. Ngay sau đó, Kim Tiên đã liên hệ với văn phòng của công ty N.V
Organon tại Việt Nam _ đơn vị sản xuất dược phẩm Mercilon để khiếu nại
phía đại diện công ty này đưa ra biên bản hợp đồng có chữ ký của cô và một
số bạn bè khác tham gia chụp ảnh với Công ty TNHH quảng cáo Saatchi &
Saatchi. Theo đó, hình ảnh của cô sẽ được Công ty Organon sử dụng trên mọi
phương tiện truyền thông ( báo chí, Internet,...), không giới hạn thời gian,

phạm vi và hình thức sử dụng.
Tuy nhiên, theo Tiên, những chữ ký đó là giả mạo, bởi vào ngày hợp
đồng được ký, cô đang ở Singapore mà không có mặt tại Việt Nam.
Sau nhiều lần đề nghị hòa giải không thành với phía công ty Organon,
Kim Tiên quyết định khởi kiện lên tòa. Trong đơn, Kim Tiên yêu cầu Công ty
Organon ngưng ngay việc sử dụng hình ảnh của cô để kinh doanh, đăng lời
xin lỗi trên những tờ báo đã quảng cáo và bồi thường thiệt hại 20.000 USD.
Theo người mẫu, lí do cô nhờ tòa can thiệp là “ muốn mọi người có cái nhìn


trân trọng đối với giới người mẫu, đặc biệt trong việc sử dụng hình ảnh để
kinh doanh, kiếm lợi”. ( Theo Vn.Express Giải Trí)
Các yếu tố của hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Đối với khái niệm “ hình ảnh”, có rất nhiều quan niệm, khái niệm khác

II.

nhau về hình ảnh, nếu xét dưới góc độ pháp lí, căn cứ điều 31 BLDS 2005 thì
khái niệm “ hình ảnh” của cá nhân được hiểu là bao gồm mọi hình thức nghệ
thuật ghi lại hình dáng của con người như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh chép và suy
rộng ra có thể bao gồm bức tượng của cá nhân đó hoặc cả hình ảnh cá nhân do
ghi hình ( quay video).
Có thể thấy, các yếu tố của hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với
-

hình ảnh theo điều 31 BLDS 2005 đó là:
Sử dụng hình ảnh cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó.
Sử dụng hình ảnh của cá nhân trong trường hợp cá nhân đó chết hoặc mất
năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi mà không có sự đồng ý của cha, mẹ,


-

-

vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó.
Sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người đó.
Sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm bí mật đời tư của người đó.
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân được hiểu là những “ người” có đầy
đủ năng lực do pháp luật quy định và tham gia vào một quan hệ pháp luật
nhất định. Đối với luật dân sự, gồm cá nhân và pháp nhân, tổ gia đình, tổ hợp
pháp và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể ở đây, chủ
thể là người mẫu Nguyễn Kim Tiên và công ty dược phẩm Organon. Hai chủ
thể này đều đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Khách
thể của quan hệ pháp luật dân sự là những lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ
thể hướng tới khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Với vụ việc trên,
xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh của người mẫu Kim Tiên để phục vụ
mục đích quảng cáo. Tóm lại, hành vi của Công ty Organon đã xâm phạm
quyền cá nhân đối với hình ảnh theo điều 31 BLDS 2005. Công ty này mặc
dù chưa được sự đồng ý, cho phép của người mẫu Kim Tiên nhưng đã tự ý sử
dụng hình ảnh của cô vào việc quảng cáo cho sản phẩm của Công ty mình.
Thêm vào đó, vấn đề xác định chữ ký trên biên bản hợp đồng có phải là chữ
ký của Kim Tiên hay không thì sẽ phát sinh những hậu quả phát lí khác. Hành


vi giả mạo chữ ký của người khác là trái quy định của pháp luật và tùy vào
hậu quả xảy ra mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ
III.

thể.

Mối quan hệ giữa quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền của cá nhân
đối với bí mật đời tư, quyền của cá nhân đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Theo điều 37 BLDS 2005 về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín: “ Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp
luật bảo vệ”. Và theo điều 38 BLDS 2005 về quyền bí mật đời tư: “ 1. Quyền
bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc
thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó
đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa
đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc
người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu nhập, công bố thông
tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Thư tín,
điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo
đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình
thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp
luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Một, mối quan hệ giữa quyền của cá nhân với hình ảnh và quyền được
bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Trước hết, “ danh dự” đối với cá nhân,
danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức,
phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Danh dự của một con người
được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao
và thành tích mà người đó có được. Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá
của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.
“ Nhân phẩm” là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với
tính cách là một con người. “ Uy tín”, đối với cá nhân, uy tín là giá trị về mặt
đạo đức và tài năng được công nhận ở mỗi cá nhân thông qua hoạt động thực
tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm
phục, tôn kính và tự nguyện nghe theo. Đối với tổ chức, uy tín là những giá trị
tốt đẹp mà tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động và được mọi người



công nhận. Theo trên, có thể thấy danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân
có mối quan hệ gắn bó và tác động qua lại với nhau. nó gắn liền với nhân thân
của mỗi người,không thể chuyển giao cho người khác. Danh dự, nhân phẩm ,
uy tín của mỗi cá nhân được hình thành dần dần trong cuộc sống, nghề
nghiệp, quan hệ xã hội của họ. Tùy theo nhân cách, thái độ ứng xử, tài năng
đạo đức mà ảnh hưởng của họ khác nhau. Do đó, danh dự, nhân phẩm, uy tín
của mỗi người có cấp độ khác nhau, của mỗi cá nhân là thiêng liêng về mặt
tinh thần và cần được bảo vệ
Hình ảnh của cá nhân cũng là một yếu tố gắn liền với danh dự, nhân
phẩm, uy tín. Nó là một trong những yếu tố để nhận diện, xác định danh dự,
nhận phẩm, uy tín. Sự liên hệ đó thể hiện ở chỗ hình ảnh của cá nhân có thể
làm tăng giá trị của cá nhân đó nhưng cũng có thể làm giảm sút, ảnh hưởng
xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó.
Có thể nói hình ảnh phản ánh khá chân thực đời sống của mỗi con người.
Tuy nhiên, nếu đi kèm với những hình ảnh ấy là những dòng chữ mang tính
chất “ giật gân” với lời lẽ không đúng mực thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Ví dụ về một nữ sinh Đà Nẵng đã tìm
đến cái chết bằng thuốc ngủ sau khi ảnh trên facebook của mình bị gắn với
“ cái mác”: dựng chuyện, chảnh chọe, kênh kiệu với bạn bè. Thật may mắn
khi nữ sinh đó được gia đình cứu sống kịp thời. Theo khoản 3 điều 31 BLDS
2005: “ Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”. Khi danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, không chỉ là giá trị vật
chất, tinh thần mà còn tính đến những người có liên quan đến chủ nhân của
hình ảnh đó. Không hề thiếu hiện tượng phát tán các video về đời tư đã gây ra
khá nhiều hậu quả nghiêm trọng, đỉnh điểm là nhân vật của các video đó tự tử
vì xấu hổ, vì không chịu được những lời bình luận từ phía dư luận. Như vậy,
việc sử dụng hình ảnh của cá nhân dù hợp pháp, có sự đồng ý của cá nhân
nhưng nếu xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín thì cũng có thể coi là vi
phạm pháp luật.



Hai, mối quan hệ giữa quyền của cá nhân về hình ảnh và quyền bí mật
đời tư. Có thể hiểu “ Quyền bí mật đời tư là thông tin, tư liệu về tinh thần, vật
chất, quan hệ xã hội và những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá
khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và thông tin đó được bảo
mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận”. Đối với một số trường
hợp hình ảnh của cá nhân là hình ảnh riêng tư, nếu bị xâm phạm thì sẽ liên
quan đến bí mật đời tư của chủ thể đó hoặc là những hình ảnh của cá nhân
được giấu kín và được phát luật bảo vệ hay như cá nhân không muốn tiết lộ,
công khai hình ảnh mà khi bị xâm phạm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của cá nhân đó. Ngày 18 tháng 11 năm 2014, trang chuyên đề Thể thao
của báo Thanh niên điện tử ( thethao.thanhnien.com.vn) đăng tải bài viết “
Phòng tư pháp huyện Đô Lương đã kiểm tra hồ sơ của Công Phượng” của tác
giả Khánh Hoan với hình chụp Công Phượng cùng với giấy khai sinh của anh.
Trong nhiều bài viết, phóng sự khác cũng khai thác đề tài tương tự, đặc biệt là
chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam ( VTV), các
thông tin cá nhân khác của Công Phượng cũng bị khai thác một cách triệt để
bất chấp một thực tế là quyền riêng tư của cầu thủ này đang bị xâm phạm một
cách nghiêm trọng. Bản thân cơ quan tư pháp địa phương ở huyện Đô Lương
( Nghệ An) cũng vi phạm quyền bí mật đời tư khi tự ý đăng ảnh giấy khai
sinh của cầu thủ Nguyễn Công Phượng cho giới báo chí.
Trong trường hợp này, cá nhân có quyền khởi kiện hành vi xâm phạm tới
đời tư. Khi này, quyền bí mật đời tư có liên hệ tới quyền của cá nhân đối với
hình ảnh. Trên thực tế hiện nay có nhiều hành vi sử dụng hình ảnh của cá
nhân đã xâm phạm đến bí mật đời tư, như: hành vi quay phim, chụp ảnh, công
bố những hình ảnh, video về đời sống riêng tư của một người mà chưa được
sự đồng ý của người được quay phim, chụp ảnh hay hành vi công bố những
hình ảnh trong quá khứ về một mối quan hệ mà cá nhân có hình ảnh đó muốn
giữ kín, không muốn công khai thì đó là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời

tư.


Xét về vụ việc của người mẫu Kim Tiên, Công ty Organon đã vi phạm
quyền cá nhân về hình ảnh, đồng thời cũng xâm phạm quyền của cá nhân đối
IV.

với danh dự, nhân phẩm, uy tín mà chưa có sự đồng ý của người mẫu Tiên.
Giới hạn của quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Thứ nhất, về giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh trong mối quan
hệ với quyền được thông tin.
Theo điều 69 Hiến pháp 1992 có quy định: “ Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội,
biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Trong hoạt động báo chí, quyền tự do hoạt động báo chí cũng rất dễ
xung đột của cá nhân đối với quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Hai quyền
này có giá trị ngang nhau, tuy nhiên, quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị
hạn chế bởi quyền tự do hoạt động báo chí. Theo khoản 3 điều 5 nghị định
51/2002/NĐ – CP ngày 26/04/2002 của Chính Phủ quy định báo chí: “ Không
được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh
hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó ( trừ ảnh thông tin các buổi họp
công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục
thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án,
những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án). Để đảm bảo
được quyền thông tin trong lĩnh vực báo chí, quyền hình ảnh chủa cá nhân bị
giới hạn nhưng sự giới hạn này là nhằm tôn trọng quyền được biết thông tin
của người dân trong sự cân đối với quyền bí mật đời tư của cá nhân, và chỉ
trong một chừng mực nhất định phục vụ cho lợi ích hợp pháp của toàn thể
cộng đồng, còn nhất thiết là phải bảo vệ chặt chẽ quyền đối với hình ảnh của
cá nhân.

Thứ hai, về giới hạn của cá nhân đối với hình ảnh trong trường hợp xung
đột với quyền lợi chung, quyền của bên thứ ba, hoặc trong trường hợp cá
nhân từ bỏ quyền đối với hình ảnh của mình.
Trường hợp xung đột với quyền lợi chung, quyền của bên thứ ba, theo
điều 31 BLDS thì có thể dẫn tới cách hiểu là cá nhân được phép hoàn toàn
định đoạt những gì mình muốn đối với hình ảnh của mình, không ai có quyền
ngăn cản hay xâm phạm. Do đó, nhiều cá nhân có cách xử xự không đúng


chuẩn mực. Ví dụ, viện lí do là ảnh chụp thiên nhiên nhưng có mặt trong bức
ảnh hay như những bức ảnh có sự tham gia của nhiều người, của cả cộng
đồng. Ở đây, người chụp không chỉ chụp lại hình ảnh của một cá nhân mà còn
V.

chụp lại cảnh, sự kiện.
Kết luận.
Có thể nói, những bức ảnh có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần
cũng như vật chất của mỗi người. Khi nó bị xâm phạm thì sẽ để lại hậu quả
rất lớn, vì khi xâm phạm tới hình ảnh cá nhân không chỉ là xâm phạm tới hình
ảnh mà còn là tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng như những
người có liên quan. Như vậy, bảo vệ quyền của cá nhân về hình ảnh rất quan
trọng.
Tuy nhiên, không thể chối bỏ khi vẫn có nhiều cá nhân thực hiện hành vi
xâm phạm tới hình ảnh của người khác mà vẫn chưa bị pháp luật xử lí. Điều
này gây ra tâm lí từ bỏ việc tố cáo, khiếu nại, đề nghị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền điều tra, xử lí mà phần lớn các bên chủ yếu tự hòa giải và thỏa
thuận giải quyết.
Tuy nhiên, với việc am hiểu pháp luật, tự chúng ta cũng có thể tự bảo vệ
chính bản thân mình. Những người xâm phạm quyền hình ảnh của người khác
dù cố ý hay vô ý thì người bị xâm phạm có quyền yêu cầu người xâm phạm

chấm dứt hành vi vi phạm. Đó không chỉ là bồi thường về tinh thần mà cả về
vật chất, như: chi phí khắc phục thiệt hại, tiền bồi thường về tổn thất tinh
thần. Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại tính mạng,
sinh bệnh thì có thể bị phạt tối đa 60 tháng lương tối thiểu.



×