Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Hướng dẫn vận hành các thiết bị trong sản xuất xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 22 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :HD03.14
Ban hành :
Lần :
03
Ngày:02-02-2009
Sửa đổi :
Lần :
00
Ngày :

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
CÁC CÂN ĐỊNH LƯỢNG CHO MÁY NGHIỀN BÙN

Biên soạn

:

Bùi Quang Sang

- Đốc công PX.SXC

Kiểm tra



:

Trần Hữu Du

- Quản đốc PX.SXC

Phê duyệt

:

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

Hướng dẫn này dùng cho Công nhân vận hành Máy nghiền bùn với mục đích :
• Hướng dẫn cách thức vận hành các cân định lượng nguyên liệu cho Máy nghiền bùn .
• Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất clinker theo phương pháp ướt.
Trang 1/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC CÂN ĐỊNH LƯỢNG CHO MÁY NGHIỀN BÙN- HD03.14

02-02-2009

1. NỘI DUNG :
1.1 Sơ lược chức năng:
Cân D1, D2 dùng để định lượng hai thành phần nguyên liệu thô trước khi đưa vào máy nghiền
bùn.

- Cân D1 định lượng đá vôi, năng suất cực đại là 100 tấn/giờ.
- Cân D2 định lượng đá đỏ, năng suất cực đại là 10 tấn/giờ.
Hai cân này là loại cân khối lượng được thiết kế lắp đặt bằng một băng chuyền cao su có kích
thước khác nhau. Các băng chuyền tải vật liệu từ trong phễu chứa.
Động cơ truyền động là động cơ xoay chiều có tốc độ thay đổi được từ 0 - 1500 vòng/phút nhờ
bộ biến tần và có công suất khác nhau (tương ứng với năng suất mỗi cân).
Giữa khung băng chuyền mỗi cân có đặt hệ thống bàn cân, tế bào cân.
1.2 Giới thiệu thiết bị điều khiển :
Các thiết bị cân D1 và D2 giống nhau, bao gồm :
1.2.1 Các thiết bị ở bàn cân :
Tủ điều khiển tại chỗ
24VDC

Local

Remote

START

STOP

Xanh

Đỏ

Giảm
Đỏ

Tăng
Đỏ


Hình 1
- Đèn báo có nguồn 24Vdc màu vàng.
- Nút chuyển chế độ vận hành tại chỗ (Local) và từ xa (Remote).
- Nút nhấn màu xanh (START) dùng để chạy cân.
- Nút nhấn màu đỏ (STOP) dùng để dùng cân.
- Nút nhấn màu đỏ (Giảm) dùng để giảm tốc độ động cơ(băng tải chạy chậm).
- Nút nhấn màu đỏ (Tăng) dùng để tăng tốc độ động cơ(băng tải chạy nhanh).
1.2.2 Thiết bị ở bàn điều khiển : (hình vẽ 2)
Bao gồm một máy tính vận hành (PC), hình 2 là màn hình vận hành hai cân D1 và D2.

Trang 2/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC CÂN ĐỊNH LƯỢNG CHO MÁY NGHIỀN BÙN- HD03.14

02-02-2009

Hình vẽ 2.
Chú thích:
Đặt :

t/h

Nhập sản lượng muốn chạy (D1 tối đa 100t/h, D2 tối đa 10t/h).

Thực :

t/h


Cung lượng thực mà cân đang chạy.

Tốc độ :

m/s

Tốc độ thực của băng tải đang chạy.

Tần số chạy :

Hz

Tần số thực để chạy động cơ từ bộ biến tần.

Tải trọng băng :

kg

Khối lượng đá, đất thực ở bàn cân nhờ cảm biến tế bào cân.
Hiển thị trạng thái “cân đang chạy” hay”cân đang dừng”.

Trạng thái cân :
t

Đếm :

Hiển thị khối lượng (tích lũy) đã chạy.

: Hiển thị chế độ đang chạy tại chỗ(Local) hay từ xa (Remote).
START


: Chạy cân.

STOP

: Dừng cân.

Thoát về Win

: Click vào đây thì đóng màn hình vận hành cân và trở về màn hình Window.

Cài đặt

: Click vào đây thì xuất hiện màn hình cài đặt những thông số hiệu chỉnh cân
(Calib. Tara – Calib. Span).
( Phần này nhân viên kỹ thuật sử dụng dùng hiệu chỉnh cân ).
Trang 3/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC CÂN ĐỊNH LƯỢNG CHO MÁY NGHIỀN BÙN- HD03.14

02-02-2009

1.3 Vận hành cân :
Cân D1 và D2 có chung nhau nguyên tắc vận hành.
1.3.1 Vận hành tại chỗ : (Xem hình vẽ 1)
Vận hành ở chế độ này là để bảo trì, bảo dưỡng cân.
- Đèn vàng 24Vdc sáng báo hiệu là có điện.
- Chuyển công-tắc về vị trí tại chỗ (Local).
- Nhấn nút Start thì băng tải (cân) sẽ chạy.

- Muốn dừng băng tải (cân) thì nhấn nút Stop.
- Nhấn nút màu đỏ (Tăng ) hoặc (Giảm) là để băng tải (cân) chạy nhanh hoặc chạy chậm.
1.3.2 Vận hành tại bàn điều khiển (PC) : (Xem hình vẽ 2)
- Công-tắc chọn phải ở vị trí từ xa (Remote), được hiển thị ở màn hình PC(
ô tô
đậm hiển thị Remote).
- Sau khi máy nghiền bùn chạy thì băng tải 34 hiển thị màu xanh , vận hành băng tải 34 (ở
bàn điều khiển) xong mới đuợc vận hành cân.
- Đặt thông số cần chạy (T/h).
- Click vào Start thì cân chạy.
- Muốn dừng cân thì click vào Stop.
- Sau khi cân chạy thì các thông số (cung lượng thực, tốc độ, tần số chạy,tải trọng băng)
đều hiển thị giá trị thực.
- Số nguyên liệu tiêu thụ được hiển thị ở phần đếm số trên màn hình.
- Chạy cân nào thì băng tải cân đó hiển thị màu xanh trên màn hình.
1.4 Các sự cố thường gặp và cách xử lý :
1.4.1 Cân đang chạy mà tín hiệu(Thực) chỉ báo 0 Tấn/giờ :
Nguyên nhân : hết nguyên liệu trong phễu Báo Cầu múc cấp nguyên liệu hoặc tế bào cân bị kê
(hở).
1.4.2 Cân dao động mạnh :
Nguyên nhân : Có thể lò xo tế bào cân bị gãy. Báo đốc công cho kiểm tra bộ tế bào cân, lò xo
cân ...
1.4.3 Cân không chạy :
Nguyên nhân : do PLC điều khiển. Báo đốc công cho tổ Sửa chữa điện tử xử lý.
1.4.4 Cân chạy quá nhanh, chỉ số thực lớn hơn trị số đặt :
Nguyên nhân : do PLC điều khiển. Báo đốc công cho tổ Sửa chữa điện tử xử lý.

2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC:
Quy trình vận hành Máy nghiền bùn. (QT03.02)


Trang 4/4


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :HD03.35
Ban hành :
Lần :
02
Ngày:02/02/2009
Sửa đổi :
Lần :
00
Ngày :

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
CÂN RUNG SCHENCK KE06, KK06

Biên soạn

:

Bùi Quang Sang


- Đốc công PX.SXC

Kiểm tra

:

Trần Hữu Du

- Quản đốc PX.SXC

Phê duyệt

:

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

• Hướng dẫn thao tác vận hành các cân rung Schenck cho nhân viên vận hành tại chỗ.
• Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất.
• Áp dụng cho các công nhân trực tại chỗ khu nghiền bột sống, khu định lượng lò.

Trang 1/3


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÂN RUNG SCHENCK KE06, KK06- HD03.35

02/02/2009


1. CÁC TỪ VIẾT TẮT :
• KK06 : Ký hiệu của cân kiểu rung schenck cấp liệu cho lò nung clinker.
• KE06 : Ký hiệu của cân schenck cân bột hồi lưu về máy nghiền bột sống.
• Servo moteur : van quay điều chỉnh truyền động bằng động cơ.

2. NỘI DUNG :
2.1 Sơ lược chức năng và cấu tạo .
Cân bột hồi lưu kiểu rung Schenck KE06 dùng để kiểm soát lượng bột hồi về đầu vào máy
nghiền từ hệ thống phân ly động KE05, năng suất tối đa của cân 600 tấn/giờ.
Cân bột cấp liệu lò KK06 dùng để đặt và kiểm soát việc cấp bột liệu vào lò nung năng suất tối
đa 250 tấn/giờ.
Cân hồi lưu kiểu rung Schenck cấu tạo gồm :
- Khung cân, 1 máng cân hình vòng cung kết nối với khung cân bằng các nhíp (thép đàn
hồi).
- Động cơ tạo rung cho máng cân là động cơ 3 pha công suất 0.37 KW được gắn vào khung
cân, nhờ động cơ này bột đi dễ dàng hơn tránh được hiện tượng đóng bột trên máng cân.
- Nhận biết lượng bột trên máng cân (lượng bột hồi tấn/giờ) bằng 1 tế bào cân đặt dưới
khung cân.
2.2 Công tác kiểm tra trước khi vận hành :
- Kiểm tra các nhíp cân có bị gãy không.
- Kiểm tra khung cân có tiếp xúc với tế bào cân không.
- Kiểm tra máng cân có bị bột đọng không.
Khi kiểm tra có xảy ra các hiện tượng trên hoặc những vấn đề phát sinh người vận hành tại chỗ
cần báo ngay cho người có trách nhiệm và tiến hành xử lý sự cố.
2.3 Vận hành :
Cân hồi lưu KE06 chỉ có 1 chế độ vận hành liên động với các thiết bị khác, chỉ hoạt động khi
máy nghiền hoạt động.
Cân bột cấp liệu lò KK06 có 2 chế độ vận hành :
- Chế độ vận hành liên động (trung tâm), ở chế độ này cân tự động duy trì năng suất đặt

(tấn/giờ) nhờ tế bào cân nhận biết được để điều tiết 1 van tháo bột (servo moteur) cho khối
lượng bột qua cân bằng với trị số (tấn/giờ) mà ta cần chạy.
- Chế độ vận hành tại chỗ không liên động với các thiết bị khác, ở chế độ này chúng ta điều
chỉnh hoàn toàn bằng tay (không tự động điều tiết van tháo bột) :
Hộp vận hành tại chỗ FLG0051 bao gồm các công tắc :
• Công tắc chọn chế độ vận hành : “L” (tại chỗ) và “D” (trung tâm).
• Công tắc chạy (“1”) và dừng (“0”) tại chỗ.
• Công tắc đóng (“-“) và mở (“+”) van servo.
Muốn chạy cân Schenck tại chỗ ta bật công tắc chọn chế độ về vị trí “L”, sau đó chuyển công
tắc vận hành về vị trí “1” thì cân hoạt động. Ta sử dụng công tắc “+” hoặc “-“ để tăng hoặc giảm
lượng bột qua cân như sau :
- Bật công tắc sang dấu “+” và giữ thì servo moteur mở van cho bột qua cân đến khi đủ
lượng bột cần thiết (Tấn/giờ) thì thả tay ra, lúc này van giữ nguyên vị trí đó.
- Bật công tắc sang dấu “-” và giữ thì servo moteur đóng van lại giảm lượng bột qua cân đến
khi đủ lượng bột cần thiết (Tấn/giờ) thì thả tay ra, lúc này van giữ nguyên vị trí đó.
- Trường hợp dừng cân không hoạt động nữa ta phải đóng hết van (giữ công tắc ở vị trí dấu
“-“ đến khi servo moteur không còn quay nữa thì đã đóng hết), sau đó chuyển công tắc
chạy/dừng về vị trí “0” thì cân dừng hoạt động.

Trang 2/3


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÂN RUNG SCHENCK KE06, KK06- HD03.35

02/02/2009

2.4 Bảo dưỡng :
- Hằng tuần vệ sinh, kiểm tra các bu lông gắn khung cân với máng cân và các bu lông đế
cân.
- Hoạt động 6 tháng kiểm tra và chỉnh định lại cân bằng tạ chuẩn.


3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC:
• Qui trình công nghệ sản xuất clinker hệ khô – QT07.03.
• Qui trình vận hành trung tâm máy nghiền bột sống – QT03.04.
• Qui trình vận hành trung tâm lò nung số 3 – QT03.03

Trang 3/3


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.04
02
10-03-2009
00


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
CẦU MÚC KHO CLINKER

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :

Vũ Ngọc Hoàng

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

• Hướng dẫn cho công nhân vận hành cầu múc trình tự công việc phải làm nhằm bảo đảm An
toàn cho người và thiết bị trong vận hành .
• Thống nhất cách thức vận hành máy nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm và năng suất máy
luôn đạt yêu cầu.
• Áp dụng cho Công nhân vận hành cầu múc kho clinker thuộc hệ ướt.
Trang 1/7



HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CẦU MÚC KHO CLINKER- HD03.04

10-03-2009

1. KÝ HIỆU THIẾT BỊ :
Cầu múc 1 : Chỉ cầu múc cũ, hoạt động phía sông trong kho clinker hệ ướt.
Cầu múc 2 : Chỉ cầu múc mới (cầu Potain), hoạt động phía núi trong kho clinker hệ ướt.

2. NỘI DUNG :
2.1. Yêu cầu chung :
Cầu múc có nhiệm vụ sắp xếp và vận chuyển các nguyên vật liệu sản xuất clinker, xi - măng,
bán thành phẩm clinker, bảo đảm dây chuyền hoạt động liên tục và ổn định.
2.1.1. Điều kiện nhân lực :
- Chỉ những người được đào tạo, được cấp giấy phép và trong thời gian giấy phép còn hiệu lực,
được cấp trên phân công mới được phép vận hành cầu múc.
- Công nhân vận hành phải được trang bị đầy đủ Bảo hộ lao động theo qui định của Công ty.
- Nhân lực cho vận hành cầu múc gồm hai công nhân trực tiếp vận hành hai cầu riêng biệt trong
kho clinker hệ ướt. Phân công công tác theo mục 2.3 dưới đây.
2.1.2. Điều kiện thiết bị, nguyên liệu và động lực :
2.1.2.1. Kiểm tra máy móc thiết bị trước khi vận hành
Việc kiểm tra máy móc thiết bị phải được thực hiện thường xuyên : khi nhận ca và trước khi
giao ca, sau khi sửa chữa hoặc ngay khi có nghi ngờ hoạt động bịnh thường của cầu múc .
- Kiểm tra tình trạng gầu : Cable treo, Cable đóng mở gàu (Cầu múc 1) ; các axe, tay gàu;
Cable treo, hệ thống ben, nhớt ben, ống thủy lực (Cầu múc 2); miệng, thân gầu .v.v...
- Kiểm tra toàn bộ giàn cầu : Các bánh xe, ổ bi, trục truyền, khớp nối ; kiểm tra nhớt các hộp
giảm tốc, mỡ các ổ đỡ ; các hệ thống thắng và các bộ phận an toàn điện.
2.1.2.2. Các dạng vật liệu được phép vận chuyển bằng cầu múc :
- Nguyên vật liệu vận chuyển bằng cầu múc phải có dạng bột rời và không có tính bết dính như:
clinker, đá vôi (dạng đá dăm), đá đỏ, thạch cao, Puzơlan, bột xi-măng ...
- Không cho phép bốc các vật liệu có kích thước lớn dạng tảng, bao, tấm phẳng ...

- Không được sử dụng cầu múc để nâng người, thiết bị, vật liệu trong công tác sửa chữa, xây dựng.
2.2. Vận hành cầu múc :
2.2.1. Công tác chuẩn bị :
2.2.1.1. Kiểm tra không gian làm việc
- Kiểm tra không gian làm việc, mặt bằng trong phạm vi cầu hoạt động, xác định sơ bộ các
điểm cao, vị trí các loại vật liệu trong kho; Cảnh giới với người, thiết bị trong khu vực.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống đường ray, không để bất cứ vật cản gì trên ray và dọc hành lang an toàn.
- Kiểm tra các loại vật liệu cần bốc rót, vận chuyển, nếu không đúng yêu cầu phải báo cho cấp
trên sử lý.
2.2.1.2. Hoạt động thử không tải :
Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, tiến hành thử không tải theo các bước sau :
- Đứng ở vị trí chắc chắn, gạt cầu dao đóng điện toàn cầu. Lưu ý động tác phải dứt khoát.
- Vào buồng lái, nhấn kèn báo hiệu 3 lần (báo hoạt động cầu, cũng là đồng thời đóng điện điều
khiển cầu) .
- Thử động tác lên, xuống gầu .
- Thử động tác đóng, mở miệng gầu.
- Đưa gầu lên vị trí cao, thử các động tác tới, lui, qua, lại trong một phạm vi nhỏ (khoảng 3 đến
4m). Yêu cầu khi ngừng, thắng phải hoạt động tốt (cầu không được trôi với phương ngang,
phương dọc không trôi quá 1m).
Nếu các yêu cầu đều đạt, tiến hành vận hành thử trong toàn bộ không gian làm việc. Theo dõi
kiểm tra các hệ thống an toàn khống chế hành trình, báo thợ điện chỉnh sửa ngay nếu hệ thống
Trang 2/7


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CẦU MÚC KHO CLINKER- HD03.04

10-03-2009

khơng hoạt động hoặc hoạt động khơng đúng .
2.2.1.3. Hoạt động thử có tải :

Sau khi kiểm tra thử khơng tải đạt u cầu mới được tiến hành thử có tải theo các bước sau,
kiểm tra từng bước nếu đạt mới tiến hành bước tiếp theo :
- Chọn vị trí vật liệu ở mức thấp nhất, thống đãng, tiến hành cho gầu ăn tải, điều chỉnh cho cáp
căng đều, thăng bằng cả chiều ngang và đứng . Theo dõi hoạt động của cáp đóng mở gầu (của
Cầu múc 1) hoặc hệ thống thủy lực đóng mở gầu (của Cầu múc 2) .
- Thao tác cho gầu lên cách lớp vật liệu từ 20÷40 cm thì dừng lại khoảng 2 phút, khoảng cách
này khơng được rút ngắn đề phòng tuột thắng . Nếu thắng tốt, gàu khơng bị tuột, tiến hành thử
tồn bộ hành trình lên xuống gầu.
- Giữ gầu ở vị trí cách lớp vật liệu từ 20 ÷ 40 cm cho cầu qua lại, tới lui khoảng 2 hoặc 3m thì
dừng lại, theo dõi hệ thống thắng tới lui, qua lại. u cầu khi dừng cầu khơng được trơi với
phương ngang, phương dọc khơng trơi q 1m.
Qua hai bước thử trên, nếu các u cầu đạt mới được phép vận hành Cầu múc bốc rót ngun
vật liệu.
2.2.2. Ngun tắc Vận hành :
Trong lúc vận hành, cơng nhân phải tuyệt đối tn thủ các ngun tắc sau :
- Cơng nhân vận hành Cầu múc phải nắm rõ tính năng tác dụng của các nút vận hành, các tổ
hợp điều khiển; Thao tác phải chuẩn xác, dứt khốt.
- Các động tác tới lui của Cầu múc 1 có 3 cấp tốc độ, u cầu tăng giảm tốc tuần tự và chuẩn xác.
- Tốc độ của Cầu múc 2 tùy thuộc vào vị trí cần gạt (điều khiển vơ cấp), lưu ý điều khiển tăng
giảm phù hợp khơng gây xốc động cơ .
- Để an tồn cho hệ thống cơ khí và điện, hạn chế cầu chạy đường dài và khơng được kết hợp
nhiều động tác cùng một lúc.
- Khi vận chuyển trong kho phải kéo gầu lên cao hơn 8m (Cao hơn đỉnh của các đống vật liệu
trong kho). Khi Cầu vận chuyển dọc kho, buồng lái và gầu phải nằm ở giữa cầu.
- Phải ước lượng được điểm đến để điều khiển cầu, tránh hiện tượng dừng cầu đột ngột hoặc
hãm cầu bằng hộp số.
- Khi bốc rót ngun liệu phải chính xác, gọn, khơng để rơi vãi; khơng để va chạm gàu với sàn
béton, sà-lan, xe...
- Khi nâng và hạ gầu, cáp phải căng đều và thẳng đứng.
- Giữ gầu ln ở trạng thái cân bằng khơng bị chao lắc .

2.2.3. Các cụm vận hành Cầu múc số 1 :
2.2.3.1. Các nút điều khiển :
Cầu dao điện hệ thống chung
Nút điều khiển ở buồng lái
ARRÊT
Ngắt điện
ARRÊT
Ngắt điện (Nút màu xanh)
MARCHE
Đóng điện
MARCHE
Đóng điện (Nút màu đen)
AVERTISEUR Còi báo hiệu (Nút màu đen)
2.2.3.2. Tổ hợp điều khiển phía tay phải :
Descente
(Xuống gầu)
(Xuống+Mở gầu)
Fermetiere
(Đóng gầu)

Ouvertuer
(Mở gầu)

Montée
(Lên gầu)

Trang 3/7


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CẦU MÚC KHO CLINKER- HD03.04


10-03-2009

2.2.3.3. Tổ hợp điều khiển phía tay trái :

(Tới+Qua trái)

Avant
(Chạy tới)

(Tới+ Qua phải)

Gauche
(Qua trái)

Droite
(Qua phải)

(Lui+Qua trái)

(Lui+Qua phải)

Arriere
(Chạy lui)

2.2.4. Các cụm vận hành Cầu múc số 2 :
2.2.4.1. Các nút điều khiển ở buồng lái
+ Nút màu xanh : có hai tính năng là đóng Contactuer “P” và đóng còi báo hoạt động.
+ Nút màu đỏ : ngừng khẩn cấp khi cần thiết.
2.2.4.2. Cụm lái phía tay phải (khi ngồi vào ghế) :

Xuống gầu

Đóng gầu

Mở gầu

Lên gầu

2.2.4.3. Cụm lái phía tay trái (khi ngồi vào ghế) :
Chạy tới

Qua trái

Qua phải

Chạy lui

2.2.5. Khi ngừng Cầu múc :
Khi ngừng cầu lưu ý các điểm sau :
- Chọn vị trí bằng phẳng và trống trải để hạ gầu, khơng hạ gầu nơi khơng bằng phẳng hoặc nơi
có ngun liệu đang đổ.
- Khơng để gầu treo lơ lửng khi ngừng cầu ra khỏi buồng lái.
- Khơng hạ gầu nơi có phương tiện đi lại .
- Khơng hạ gầu nơi có nhiều bụi, khó kiểm tra gầu trước khi hoạt động.
- Cúp điện điều khiển trước khi ra khỏi buồng lái.
- Cúp điện hệ thống chung tồn cầu trước khi rời cầu.

Trang 4/7



HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CẦU MÚC KHO CLINKER- HD03.04

10-03-2009

2.3. Phối hợp công tác hai cầu múc
Do hai cầu múc cùng hoạt động trên một đường ray, việc phối hợp công tác hai cầu phải được
chấp hành nghiêm túc để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho người vận hành và thiết bị. Công tác
hai cầu được quy định cụ thể như sau :
2.3.1. Trong điều kiện bịnh thường :
- Cầu múc 1 đảm trách hầu hết công việc trong kho, phạm vi hoạt động từ mép sông đến hết kho
clinker 2 (giữa cột 13-14, xem sơ đồ kho phần Phụ lục), bao gồm công tác cấp liệu cho Máy
nghiền xi măng, cấp clinker chất sà lan và dời chuyển sắp xếp kho bãi trong phạm vi nêu trên.
- Cầu múc 2 đảm trách việc cấp đá dăm cho Máy nghiền bùn và dời đá cối xay. Phạm vi hoạt
động từ cột 15 đến cuối kho. Trường hợp gom dọn và xới đá đỏ thực hiện như quy định ở mục
2.3.2 dưới đây.
- Trong trường hợp cần cấp đá liệu (đá đỏ, đá silic...) cho Máy nghiền bùn định lượng theo gàu
thì giao cho cầu múc 1 phụ trách. Trong thời gian này, cầu múc 2 phải đậu cố định tại mút
cuối ray (cột 19).
2.3.2. Khi bốc nguyên vật liệu từ Sà-lan :
- Khi cầu múc 1 bốc nguyên vật liệu từ Sa- lan, cầu múc 2 sẽ đảm trách công tác trong kho,
phạm vi hoạt động từ cột số 3 đến cuối kho.
- Cầu múc 1 khi bốc nguyên vật liệu từ sà lan lên xe hoặc phễu Mu rùa được phép hoạt động từ
mép sông đến cột số 2.
- Trường hợp cầu múc 1 bốc thạch cao từ sà lan trực tiếp lên kho, cầu múc 2 sẽ đảm trách công
tác từ đầu 96A (khoảng giữa cột 5 và 6) đến cuối kho; cầu múc 1 hoạt động từ mép sông đến
hết kho thạch cao (khoảng giữa cột 4 và 5). Trong thời gian này nếu cần cấp thạch cao cho
Máy nghiền xi-măng thì đổi phạm vi hoạt động trong lúc cấp thạch cao : cầu múc 1 hoạt động
đến hết kho clinker 2 (giữa cột 13-14), cầu múc 2 hoạt động từ cột 15 về cuối kho.
- Việc dọn bãi đá đỏ (từ giữa khoảng cột 13 -14 đến cột 15) chỉ được tiến hành khi cầu múc 1
đang bốc sà lan hoặc làm việc từ si-lô thạch cao (giữa khoảng cột 12 -13) trở ra phía sông.

Ngoài ra đây là khoảng phân cách an toàn hai cầu.
2.3.3. Khi sửa chữa một cầu :
- Sửa chữa cầu múc 1 được tiến hành trong khoảng cột 0÷2, cầu múc 2 sẽ đảm trách công tác
trong kho, phạm vi hoạt động từ cột số 3 đến cuối kho.
- Sửa chữa cầu múc 2 được tiến hành trong khoảng cột 18÷19, cầu múc 1 sẽ đảm trách công tác
trong kho, phạm vi hoạt động từ mép sông đến cột số 17.
- Hạn chế việc sửa chữa hai cầu ngoài phạm vi nói trên. Trong trường hợp cần thiết, công nhân
vận hành cầu có sửa chữa phải báo trực tiếp với công nhân vận hành cầu đang hoạt động.
Trường hợp này, cầu đang hoạt động chỉ được phép làm việc trong khoảng cách cách cầu đậu
sửa chữa một khoảng cột (8m) trở lên.
2.3.4. Chuyển giao công tác :
- Việc chuyển giao công tác và thay đổi phạm vi làm việc của hai cầu giao cho công nhân lái
cầu múc 1 quyền chủ động, công nhân vận hành cầu múc 1 phải thông báo trực tiếp (bằng
miệng) cho công nhân vận hành cầu múc 2 khi thay đổi phạm vi làm việc (ứng với những
trường hợp nêu trên).
- Từ thời điểm chuyển giao, hai cầu không được vi phạm không gian làm việc của nhau.
- Trường hợp cần hỗ trợ nhau trong công tác, công nhân vận hành hai cầu phải trao đổi trực tiếp
với nhau. Khi đó buộc một trong hai cầu phải ngừng hoạt động như trong trường hợp sửa
chữa.
2.4. Qui định về kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa :
- Khi ngừng Cầu múc để kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa phải tuân theo qui định ngừng cầu.
- Phải xin cắt điện để bảo đảm an toàn trước khi tiến hành sửa chữa các thiết bị điện hoặc cơ
khí có liên quan đến nhau.
- Chêm cầu trục khi có gió mạnh.
Trang 5/7


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CẦU MÚC KHO CLINKER- HD03.04

10-03-2009


2.4.1. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa Cầu múc số 1 :
- Định kỳ bơm mỡ hai ngày một lần các ổ bạc bánh xe, Tambour, khối lượng như sau :
+ Bánh xe cầu dọc :
0,200 Kg/ 1 ổ bạc.
+ Bánh xe cầu ngang :
0,100 Kg/ 1 ổ bạc.
+ Ổ trục Tambour :
0,050 Kg/ 1 ổ bạc.
+ Các axe gàu :
0,035 Kg/ 1 ổ bạc
Loại mỡ : LM
- Thường xuyên kiểm tra các khớp nối trục dẫn động, siết chặt các boulons.
- Hàng tuần kiểm tra trong và ngoài thân dầm cầu, đánh dấu các vết nứt (nếu có), ghi vào phiếu
điều hành và báo đốc công ca xin hàn lại trong thời gian ngắn nhất có thể. Nếu vết nứt ở vị trí
trọng yếu (như ở góc vuông bánh xe, giữa thân dầm cầu, nứt ngang các thanh chịu lực...) thì
phải xin hàn ngay sau khi phát hiện.
- Khi cần sử dựng máy hàn trên cầu, phải đấu dây dẫn ngược (Masse) gần nơi hàn, không được
để dòng điện dẫn ngược thông qua các tiếp xúc ray - bánh xe - các loại ổ, bạc...
- Hàng tuần hoặc khi có hiện tượng bất thường, xin kiểm tra vệ sinh các mạch điện điều khiển
và các đường ray điện trần.
- Bảo dưỡng, thay nhớt các hộp giảm tốc sau 6 tháng hoạt động, sử dụng nhớt loại Alpha
SP460:
+ Hộp giảm tốc cầu dọc Type 2PL160 :
95 lít.
+ Hộp giảm tốc cầu ngang Type 2PL50:
30 lít.
+ Hộp giảm tốc lên xuống gầu Type 2PL315 : 130 lít.
+ Hộp giảm tốc đónh mở miệng gầu Type 2PL315 : 130 lít.
2.4.2. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa Cầu múc số 2 :

2.4.2.1. Hộp giảm tốc Type BNA.2 :
- Sử dụng loại mỡ bôi trơn 15.000 giờ hoạt động (5 năm).
- Loại mỡ FT 127540 (ALVANIA RO/Shell và HTEP 00/BP).
- Số lượng : 1,2 Kg.
- Cách thay :
+ Mở nắp phía động cơ , xả mỡ cũ (bằng ống hút hoặc giẻ).
+ Thay mỡ mới vào với chủng loại và số lượng nêu trên.
2.4.2.2. Hộp giảm tốc thứ cấp Type 1-2-3-4-5 :
- Bảo dưỡng giống như BNA 2, khối lượng 0,2Kg / 1 ổ bạc đạn .
2.4.2.3. Moteur-Coupleur từ :
- Bảo dưỡng sau 8000 giờ vận hành. Kiển tra tình trạng của bạc khớp nối, thay nếu mòn.
2.4.2.4. Tambour :
- Thường xuyên kiểm tra, siết các boulons cố định đầu cáp.
- Kiểm tra thay mới sau 2000 giờ hoạt động .
2.4.2.5. Cổ góp :
- Sau 2000 giờ hoạt động tháo nắp cổ góp.
- Kiểm tra tình trạng chổi than, thay nếu cần thiết.
- Đánh dấu các bạc, đánh bóng.
- Đảm bảo siết các Presse étoupe.
- Rửa các bộ phận cách điện.
- Lau bụi toàn bộ.
2.4.2.6. Cáp nâng gầu :
- Định kỳ bôi trơn cáp mỗi tuần một lần.
- Thường xuyên kiểm tra độ mòn cáp, thay nếu mòn (d ~14mm) hoặc đứt tao.
2.4.2.7. Thay nhớt :
- Thay nhớt hộp giảm tốc lên xuống gầu và nhớt ben gầu sau 6 tháng hoạt đông :
Trang 6/7


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CẦU MÚC KHO CLINKER- HD03.04


10-03-2009

+ Hộp giảm tốc lên xuống gầu :
60 lít nhớt Alpha SP460.
+ Ben gầu :
360 lít nhớt Hyspin AWH46
2.4.2.8. Các lưu ý khác :
- Hàng ngày kiểm tra tổng thể thân dầm, ray, bánh xe, hệ thống lùa cáp, đường trượt ray cáp
điện treo.v.v... Vệ sinh sạch sẽ các Vérin đóng mở gầu. Kiểm tra các hệ thống an toàn trước
khi vận hành như phần đầu hướng dẫn này
- Hàng tuần hoặc khi có hiện tượng bất thường xin kiểm tra và vệ sinh mạch điện điều khiển .
- Không để vật liệu phủ lên hộp dẫn động, Vérin đóng mở gầu khi múc vật liệu.
- Trong sửa chữa, nếu cần sử dựng máy hàn trên cầu, phải đấu Masse gần nơi hàn, không được
để dòng điện dẫn ngược thông qua các tiếp xúc ray - bánh xe - các loại ổ, bạc...

3. HỒ SƠ :
Phiếu điều hành Cầu múc theo biểu mẫu HF03.04.01
Ca sáng mỗi ngày có nhiệm vụ đem nộp phiếu điều hành ngày hôm trước lên văn phòng phân
xưởng trước 7h00.
Hồ sơ lưu tại văn phòng phân xưởng trong thời gian 1 năm.

4. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC:
• Quy trình vận hành lò nung 1 & 2. (QT03.01)
• Hướng dẫn Xếp dỡ, lưu kho, giao nhận clinker hệ ướt. (HD03.12)
- Biểu mẫu HF03.04.01 : Phiếu điều hành Cầu múc
- Bố trí mặt bằng Kho hệ ướt.

Trang 7/7



CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.12
02
20-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
XẾP DỠ, LƯU KHO, GIAO NHẬN CLINKER HỆ ƯỚT

Biên soạn:

Phạm Thanh Tập


- P.Quản đốc PX.SXC

Kiểm tra :

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

Phê duyệt :

• Hướng dẫn công việc bốc xếp, lưu kho, bảo quản và giao nhận sản phẩm clinker thuộc kho
clinker hệ ướt nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm.
• Áp dụng cho sản phẩm clinker của dây chuyền phương pháp ướt và các công nhân liên quan
bao gồm : Công nhân vận hành lò nung 1&2; Công nhân vận hành Cầu múc kho Clinker.

Trang 1/3


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH XẾP DỠ, LƯU KHO, GIAO NHẬN CLINKER HỆ ƯỚT- HD03.1220-02-2009

1. NỘI DUNG :
1.1. Xếp dỡ :
- Clinker ra khỏi lò nung được vận chuyển vào khu vực C của kho hệ ướt (Xem Bố trí mặt bằng
kho phần Phụ lục) bằng xích tải 96A hoặc vận chuyển tiếp bằng xích tải 96B vào si-lô Clinker
96B và khu vực E của kho.
- Cầu múc 1 và cầu múc 2 đảm nhận việc dời chuyển sắp xếp clinker trong kho theo từng khu

vực qui định. (xem phần 5.2)
- Khi vận chuyển, xếp dỡ trong kho không được để rơi vãi lẫn lộn clinker với các nguyên liệu
khác.
1.2. Lưu kho và bảo quản :
- Clinker thành phẩm được bảo quản trong kho có mái che, nền kho phải khô ráo và không
được đọng nước. Trường hợp tồn trữ ngoài trời (do đầy kho), cần có biện pháp che mưa và
kiểm tra chất lượng cẩn thận khi xuất cho khách hàng.
- Sơ đồ kho chứa hệ ướt theo như phụ lục. Phân cách các khu bằng các tấm chắn bê-tông với
chiều cao 2,5m. Khi chứa nguyên liệu, thành phẩm trong kho không được chất cao quá tấm
chắn làm lẫn lộn ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm, nguyên liệu.
- Có ba khu vực chứa clinker chia ra như sau :
+ Khu vực cột 2 - 3 (khu A) : Chứa 02 phễu đá Puzolan; chứa tạm thời clinker chính phẩm
để bốc rót xuống xà lan hoặc thạch cao để vận chuyển ra bãi chứa.
+ Khu vực cột 3 - 5 (khu B) : Chứa thạch cao.
+ Khu vực cột 5 -8: Chứa clinker có hàm lượng CaO tự do lớn hơn 2%, không đạt chất
lượng yêu cầu (theo Yêu cầu chất lượng Clinker Pooc-lăng _ TC07.11). Bắt đầu chứa từ
cột 5 từ phía Phân xưởng Cơ khí dần qua. Phần trống còn lại của khu nầy dùng chứa
clinker tốt của lò 1&2 trong trường hợp phải ngừng xích tải 96B.
+ Khu vực từ cột 8 -10 : Chứa đá puzolan.
+ Khu vực cột 10 - 13 (khu E) chứa clinker tốt, đạt yêu cầu chất lượng (theo Yêu cầu chất
lượng Clinker Pooc-lăng _ TC07.11)
+ Trường hợp xích tải 96B ngừng (do sự cố thiết bị hoặc một lý do nào khác) việc điều
chuyển như sau :
a) Nếu khu E còn sức chứa thì Cầu múc phải dời chuyển clinker (đạt chất lượng) từ
đầu máng 96A sang vùng E.
b) Khi vùng E đã đầy thì Cầu múc phải gom gọn clinker không đạt chất lượng tại khu
C về phía xưởng Cơ khí và dời chuyển clinker đạt chất lượng chứa ở khu C góc cột
7 phía Lò nung dần qua.
c) Lưu ý Cầu múc không được để hai loại clinker (tại khu C) lẫn vào nhau. Nếu
không thể sắp xếp được nữa thì phải báo cho đốc công xử lý.

d) Công nhân vận hành cầu múc và đốc công ca phải ghi nhận trường hợp này vào
phiếu điều hành (HF03.04.01) và giao ca rõ ràng.
- Clinker có hàm lượng CaO tự do lớn hơn 2%, không đạt chất lượng yêu cầu phải được quản
lý chặt chẽ. Khi tách clinker có hàm lượng CaO tự do lớn hơn 2% phải lập biên bản ghi nhận
khối lượng clinker tách và thời gian tách như Quy trình vận hành lò nung hệ ướt (QT03.01).
- Việc xử lý các loại clinker không đạt chất lượng yêu cầu do Phòng Kỹ Thuật Sản xuất chỉ
đạo. Đốc công ca phải ghi rõ cách thức xử lý vào phần yêu cầu của Phiếu vận hành Cầu múc
(HF03.04.01) và Phiếu vận hành Băng tải (HF03.05.01). Công nhân vận hành phải tuyệt đối
tuân thủ và ghi nhận lại khối lượng clinker đã thực hiện thông qua số lượng gàu clinker xử lý
(quy đổi 1 gàu = 5 tấn).
+ Khu vực từ cột 14 – 16 : Chứa đá đỏ.
+ Khu vực từ cột 16 -19 : Chứa đá vôi( đá dăm)

Trang 2/3


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH XẾP DỠ, LƯU KHO, GIAO NHẬN CLINKER HỆ ƯỚT- HD03.1220-02-2009

1.3. Xuất clinker :
1.3.1. Xuất cho khách hàng (xà-lan) :
Chỉ được xuất clinker khi có yêu cầu của hội đồng nghiệm thu( phòng tiêu thụ và dịch vụ chủ
trì) hoặc QĐPX, yêu cầu phải được ghi vào phần yêu cầu của Phiếu vận hành Cầu múc
(HF03.04.01) .
Khi nhận yêu cầu xuất clinker xuống sà lan, công nhân vận hành cầu múc tiến hành như sau :
- Xem xét khả năng nhận tải và yêu cầu khối lượng tải nhận của sà lan bằng liên hệ trực tiếp với
người nhận hàng.
- Xem xét lượng clinker tồn kho phải đủ so với khối lượng khách hàng nhận mới tiến hành
xuất. (ước lượng bằng mắt).
- Thực hiện đúng theo yêu cầu của phòng KTSX về tỉ lệ pha trộn giữa các loại clinker (nếu có)
để bảo đảm chất lượng sản phẩm xuất đồng đều trên toàn bộ phương tiện nhận hàng. Tỷ lệ

pha trộn sẽ được yêu cầu theo số gàu cho mỗi loại clinker.
- Công nhân vận hành cầu múc xuất clinker có nhiệm vụ đánh giá sơ bộ bằng mắt thường chất
lượng clinker trước khi xuất, nếu phát hiện clinker chất lượng xấu phải ngưng xuất và báo
ngay cho đốc công xử lý. Phân biệt clinker tốt xấu sơ bộ như sau :
+ Clinker tốt : màu đen hoặc nâu sẫm, đồng đều.
+ Clinker xấu : Clinker lẫn nhiều vật liệu khác (đá Puzolan, Thạch cao...), lẫn trám (nâu
sáng) hoặc lẫn vôi (bụi trắng đục)...
1.3.2. Xuất cho máy nghiền xi-măng :
Chỉ được xuất clinker cho Máy nghiền Xi-măng khi có yêu cầu của đốc công ca hoặc QĐPX,
yêu cầu phải được ghi vào phần yêu cầu của Phiếu vận hành Cầu múc (HF03.04.01)
- Công nhân vận hành Cầu múc khi xuất clinker cho Máy nghiền Xi-măng phải ghi rõ giờ bắt
đầu và kết thúc, số lượng (theo gàu) đã cấp vào phiếu vận hành Cầu múc (HF03.04.01).
- Trong thời gian xuất clinker cho Máy nghiền Xi-măng, Cầu múc phải bảo đảm luôn cấp đủ
clinker vào si-lô clinker của Máy nghiền Xi-măng để máy nghiền hoạt động ổn định. Trường
hợp hết clinker, phải báo cho Công nhân Vận hành Máy nghiền Xi-măng và đốc công ca, trực
tiếp hoặc qua điện thoại.
- Việc xuất clinker phế phẩm (Chứa ở khu C trong sơ đồ Bố trí kho) cho Máy nghiền Xi-măng
do Phòng Kỹ thuật Sản xuất chỉ đạo và phải được QĐPX hoặc Đốc công ghi vào phần yêu cầu
của Phiếu vận hành Cầu múc (HF03.04.01). Công nhân vận hành Cầu múc phải ghi nhận báo
cáo đầy đủ số lượng xuất vào phiếu vận hành.

2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC:
• Quy trình Vận hành lò nung hệ ướt. (QT03.01).
• Hướng dẫn Vận hành Cầu múc Kho Clinker (HD03.04)
- Phụ lục : Bố trí mặt bằng kho hệ ướt.

Trang 3/3


PHỤ LỤC


Hình 1 : Các chi tiết hệ thống thủy lực kích ép con lăn Máy nghiền than.


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.10
02
20-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
PHA CHẾ PHỤ GIA GIẢM ẨM PHỐI LIỆU MÁY NGHIỀN

Biên soạn:


Phạm Thanh Tập

- P.Quản đốc PX.SXC

Kiểm tra :

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

Phê duyệt :

• Hướng dẫn cách pha chế phụ gia giúp giảm ẩm phối liệu Máy nghiền bùn để bảo đảm chất
lượng phụ gia, ổn định hoạt động nghiền phối liệu của máy nghiền bùn.
• Thống nhất cách thức pha chế và vận hành các máy phụ trợ nhằm bảo đảm An toàn cho người
và thiết bị trong công tác
• Áp dụng cho Công nhân pha chế phụ gia máy nghiền bùn.

Trang 1/4


HNG DN VN HNH PHA CH PH GIA GIM M PHI LIU MY NGHIN- HD03.10

20-02-2009


1. THUT NG :
Thy tinh lng : tờn thng gi ca Na2nSiO3.
Sụ-a : tờn thng gi ca Na2CO3 .
Ph gia : dung dch phi trn Thy tinh lng v sụ-a dựng cho Mỏy nghin bựn lm tng
linh ng bựn phi liu, gim m bựn.

2. NI DUNG :
2.1. Gii thiu :
ng nht tt phi liu sn xut clinker phng phỏp t cng nh n nh tớnh d vn
chuyn trong dõy chuyn sn xut, phi liu ũi hi phi cú tớnh linh ng ln. t c
linh ng yờu cu (ln hn 5 theo phng phỏp nht k FLS), trong iu kin bnh thng khụng
s dng ph gia, m bựn phi liu phi trong khong 38ữ42%.
Nhm tng nng sut v gim tiờu hao nhiờn liu cho quỏ trỡnh nung luyn clinker thỡ vic
gim m phi liu l rt cn thit Na2nSiO3 (thng gi l thy tinh lng) v Na2CO3 (thng gi
l Sụ-a) l nhng ph gia hot tớnh cú tỏc dng tng linh ng ca bựn phi liu, gim c
hm lng nc trong bựn phi liu nhng vn bo m chy ca phi liu t yờu cu.
Nu ch s dng thy tinh lng thỡ hiu qu gim m bựn phi liu kộm (ng vi chy 5
hm lng nc trong phi liu phi 33% theo thc nghim)
Tng t, nu ch s dng Sụ-a thỡ ng vi chy 5 hm lng nc trong phi liu phi
34% theo thc nghim.
tng hiu qu gim m ( a m phi liu xung di 30%), phi phi hp gia Sụ-a
v Thy tinh lng theo mt t l tng ng vi tớnh cht ca huyn phự t sột. C th :

Sụ-a / Thy tinh lng ~ 1/10
2.2. S h thng pha ch tn tr ph gia :
2.2.1. H thng bn cha :
Bon soỏ 8
Bụm Thuyỷ tinh loỷng

Bon soỏ 7


Bon soỏ 6

Bon soỏ 4

Bon soỏ 2

Bon soỏ 5

Bon soỏ 3

Bon soỏ 1

Bụm Phuù gia






Cỏc bn s 1, 2, 3, 4 s dng cha Thy tinh lng nguyờn cht.
Cỏc bn s 5 v 6 s dng tn tr ph gia ó pha.
Bn s 7 dựng pha trn iu ch ph gia.
Bn s 8 (bn nht dng) t trờn cao dựng nh thy i cha ph gia cp cho Mỏy nghin
bựn.
Kớch thc v barem cỏc bn c kốm theo trong phn ph lc.
Trang 2/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH PHA CHẾ PHỤ GIA GIẢM ẨM PHỐI LIỆU MÁY NGHIỀN- HD03.10


20-02-2009

2.2.2. Hệ thống bơm :
Gồm hai bơm :
• Bơm thủy tinh nguyên chất : Bơm bánh răng.
• Bơm phụ gia : Bơm ly tâm hai tầng.
2.3. Hướng dẫn pha chế phụ gia :
Do nhu cầu sử dụng phụ gia từ 10÷15 m³ / ngày (dao động tùy theo sản lượng và thời gian
chạy máy nghiền bùn). Việc pha chế phụ gia hằng ngày được quy định theo hai mức 10 và 20m³
một lần pha.
• Pha 10m³/lần nếu tồn kho lớn hơn 30m³.
• Pha 20m³/lần nếu tồn kho nhỏ hơn 30m³.
2.3.1. Suất pha 10 m³ / lần : (pha bằng bồn số 7)
- Làm trống bồn số 7 bằng cách bơm phụ gia trong bồn sang các bồn tồn trữ (số 5, 6, 8).
- Mở nước vào bồn từ 5÷6m³. (mở van của Hệ thống nước đã được đưa đến từng bồn).
- Cho sô-đa vào bồn với lượng quy định (ở phần sau của mục này) và mở van khí nén hệ
thống xục khí để hòa tan sô-đa. Yêu cầu thời gian sục khí tối thiểu là 1 giờ.
- Sau khi hòa tan sô-đa, dùng bơm chuyển bơm Thủy tinh lỏng với lượng quy định (ở phần
sau của mục này) vào bồn và mở thêm nước cho đủ 10m³. Vẫn để khí nén tiếp tục khuấy
trộn đồng nhất dung dịch phụ gia trong thời gian tối thiểu 1,5 giờ nữa.
Sau thời gian hòa trộn yêu cầu trên, dung dịch phụ gia đã pha xong và có thể bơm chuyển sang
các bồn tồn trữ (5 và 6) hoặc bồn sử dụng (8).
Lượng sô-đa và thủy tinh để pha cho 10m³ dung dịch phụ gia như sau :
• Sô-đa từ 6 đến 8 bao (40kg/bao, tương đương với 240 đến 320kg).
• Thủy tinh từ 2000 đến 2320 lít (tương đương 2800 tới 3250kg).
Tùy theo tính chất nguyên liệu, phân xưởng sẽ chỉ định số lượng chính xác của từng thời kỳ.
2.3.2. Suất pha 20 m³ / lần:
Pha 20m³/lần phải sử dụng đến bồn lớn (bồn số 5 hoặc số 6) cho quá trình hòa trộn. Do tính
chất pha thủ công không thể pha trực tiếp trên bồn lớn nên yêu cầu bồn số 7 phải trống và một

trong 2 bồn (5 hoặc 6) trống. Quá trình như sau :
- Làm trống bồn bằng cách bơm phụ gia trong bồn sang các bồn tồn trữ (5 hoặc 6 và 8).
- Mở nước vào bồn số 7 từ 6÷8m³.
- Cho sô-đa vào bồn 7 với lượng quy định (ở phần sau của mục này) và mở van khí nén hệ
thống xục khí để hòa tan sô-đa. Yêu cầu thời gian sục khí tối thiểu là 1,5 giờ.
- Bơm chuyển toàn bộ dung dịch từ bồn 7 sang bồn lớn trống (5 hoặc 6).
- Dùng bơm chuyển bơm Thủy tinh lỏng với lượng quy định (ở phần sau của mục này) vào
bồn và mở thêm nước cho đủ 20m³. mở van khí nén hệ thống sục khí để khuấy trộn đồng
nhất dung dịch phụ gia trong thời gian tối thiểu 2 giờ nữa.
Sau thời gian hòa trộn yêu cầu trên, dung dịch phụ gia đã pha xong và có thể sử dụng.
Lượng sô-đa và thủy tinh để pha cho 20m³ dung dịch phụ gia như sau :
• Sô-đa từ 12 đến 16 bao (40kg/bao, tương đương với 480 đến 640kg).
• Thủy tinh từ 4000 đến 4700 lít (tương đương 5600 tới 6500kg).
Tùy theo tính chất nguyên liệu, phân xưởng sẽ chỉ định số lượng sô-đa và thủy tinh theo từng
thời kỳ.
2.3.3. Ghi nhận hồ sơ :
• Công nhân thực hiện pha chế phụ gia ghi nhận số lượng pha trong ngày bao gồm lượng dung
dịch pha, lượng sô-đa và thủy tinh lỏng sử dụng vào phiếu phụ gia tồn trữ (theo biểu mẫu
HF03.10.01). Lưu ý ghi nhận cho phiếu báo đề ngày hôm sau.
• Hằng ngày, vào lúc 7 giờ 00, công nhân thực hiện pha chế phụ gia có trách nhiệm kiểm tra,
đo đạc và tính lượng xuất nhập tồn Thủy tinh lỏng nguyên chất và phụ gia vào phiếu phụ gia
tồn trữ, nộp lên Văn phòng phân xưởng trước 8 giờ 00.
Trang 3/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH PHA CHẾ PHỤ GIA GIẢM ẨM PHỐI LIỆU MÁY NGHIỀN- HD03.10

20-02-2009

2.3.4. Lưu ý quan trọng :

Hiện nay bồn số 8 đặt tạm trên đà dầm của kho, để bảo đảm an toàn cho dầm bé ton, Phân
xưởng quy định chỉ được phép chứa từ giới hạn 5m³ trở xuống.

3. HỒ SƠ :
Phiếu phụ gia tồn trữ theo biểu mẫu HF03.10.01. Phiếu sẽ được lưu tại Văn phòng Phân
xưởng trong thời hạn 1 năm.

4. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC:
• Quy trình Công nghệ Sản xuất Clinker.
• Quy trình vận hành Máy nghiền bùn.
- Biểu mẫu HF03.10.01 : phiếu Phụ gia tồn trữ.
- Barem bồn trụ đặt ngang số 1 và 2.
- Barem bồn trụ đặt ngang số 3 và 4.
- Barem bồn trụ đặt ngang số 5 và 6.
- Barem bồn trụ đặt ngang số 7.
- Barem bồn trụ đặt ngang số 8.

Trang 4/4



×