Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi phí cho bộ phận tiệc tại khách sạn legend metropole hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 79 trang )

Sinh viên: Công Thái Bảo

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
---------*****---------

Họ và tên sinh viên: Công Thái Bảo – K20QT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH :
52340101
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

K20QT: 2012 - 2016

Hà Nội, 05 - 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
---------*****---------

Họ và tên sinh viên: Công Thái Bảo – A2K20

Đề tài:
Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi phí cho bộ
phận tiệc tại khách sạn Legend Metropole Hà Nội

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)


MÃ NGÀNH :
52340101
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Kim Oanh

Hà Nội, 05 - 2016
2


Lời cảm ơn

Để hoàn thành khóa luận này, em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa
Du lịch, Viện đại học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những
năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ
là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để
em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn
trong suốt quá trình viết Khóa luận tốt nghiệp đại học.
Em chân thành cảm ơn Quản lý bộ phận Tiệc là anh Lê Huy và các chị phòng
Nhân sự khách sạn Metropole Legend Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện
thuận lợi để em có cơ hội có được những thông tin quý báu về khách sạn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong khách sạn
Metropole Legend Hà Nội luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt
đẹp trong công việc.

Sinh viên tốt nghiệp
Họ và Tên
Bảo

Công Thái Bảo

3


VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------***-----

----------------------------------

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Công Thái Bảo

ĐT: 0913913186

Lớp - Khoá: A2 - K20

Ngành học: Quản trị khách sạn

1. Tên đề tài: “Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi phí cho
bộ phận tiệc tại khách sạn Legend Metropole Hà Nội”
2. Các số liệu ban đầu:

Giáo trình, sách, tạp chí, báo... và thông tin thu thập tại cơ sở thực tập.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi phí tại bộ phận tiệc – khách sạn Legend
Metropole Hà Nội
Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí tại bộ
phận tiệc – khách sạn Legend Metropole Hà Nội
4. Giáo viên hướng dẫn (toàn phần hoặc từng phần)

: Toàn phần

5. Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp

: 14/12/2015

6. Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn cuối)

: 09/05/2016

Hà Nội, ngày . . . / . . . / năm 2016

Trưởng Khoa

Giáo viên Hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

4


MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................. 9
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 11
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 11
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài ...................................................... 12
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 13
4. Những vấn đề đề xuất của Khoá luận ....................................................... 14
5. Kết cấu của khóa luận ................................................................................ 14
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÁCH SẠN, KINH DOANH
KHÁCH SẠN VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ ............................. 15
1.1. Các khái niệm cơ bản về khách sạn và kinh doanh khách sạn ............. 15
1.1.1. Khách sạn ............................................................................................... 15
1.1.2. Kinh doanh khách sạn ............................................................................ 24
2.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp ........... 25
2.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí ............................................................... 25
2.1.2. Định mức chi phí .................................................................................... 27
2.1.3. Sự cần thiết và mục tiêu kiểm soát chi phí .............................................. 28
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí ................................. 28
5


2.1.5. Điều kiện kiểm soát chi phí hiệu quả trong doanh nghiệp ....................... 29
2.2. Kiểm soát chi phí trong nhà hàng – khách sạn ...................................... 29
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 29
2.2.2. Vai trò của công tác kiểm soát chi phí trong nhà hàng - khách sạn [7] .... 30
2.2.3. Đặc điểm của công tác kiểm soát chi phí trong nhà hàng - khách sạn ..... 30
2.2.4. Các công cụ kiểm soát chi phí trong nhà hàng khách sạn........................ 31
2.2.5. Điều kiện kiểm soát chi phí hiệu quả trong nhà hàng khách sạn ............. 31

Kết luận chương 1 .......................................................................................... 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI BỘ PHẬN TIỆC
– KHÁCH SẠN LEGEND METROPOLE HÀ NỘI .................................... 34
2.1. Tổng quan về khách sạn Legend Metropole Hà Nội ............................. 34
2.1.1. Giới thiệu chung về khách sạn ................................................................ 34
2.1.2. Giới thiệu về việc kiểm soát chi phí trong khách sạn .............................. 42
2.2. Thực trạng về việc kiểm soát chi phí của bộ phận tiệc – khách sạn
Metropole Hà Nội ........................................................................................... 44
2.2.1. Cơ sở vật chất phòng tiệc........................................................................ 44
2.2.2. Cơ cấu đội ngũ lao động ......................................................................... 45
2.2.3. Mục tiêu kiểm soát chi phí của bộ phận tiệc ........................................... 45
2.2.4. Các công cụ kiểm soát chi phí của bộ phận hiện nay .............................. 46
2.2.5. Thực trạng hoạt động kiểm soát chi phí của bộ phận tiệc........................ 49
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 56

6


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI BỘ PHẬN TIỆC – KHÁCH SẠN
METROPOLE HÀ NỘI ................................................................................ 57
3.1. Định hướng phát triển của bộ phận Tiệc – khách sạn Legend Metropole
Hà Nội ............................................................................................................. 57
3.1.1. Định hướng phát triển của khách sạn nói chung tại Việt Nam ................ 57
3.1.2. Định hướng phát triển của bộ phận Tiệc ................................................. 58
3.2. Một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí tại bộ phận Tiệc
......................................................................................................................... 59
3.2.1. Sử dụng phần mềm CHECK EAM ......................................................... 59
3.2.2. Tạo môi trường kiểm soát rõ ràng và kiểm soát các loại chi phí có hiệu quả
......................................................................................................................... 65

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 77
PHỤ LỤC 1..................................................................................................... 79

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ

Tài sản cố định

KSCP

Kiểm soát chi phí

NVL

Nguyên vật liệu

CSLTDL

Cơ sở lưu trú du lịch

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CBNV


Cán bộ nhân viên

8


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
• Sơ đồ
Ký hiệu
Sơ đồ 2.1

Nội dung

Trang

Sơ đồ cơ cấu lao động của khách sạn
Sofitel Legend Metropole Hanoi

39

Sơ đồ 2.2

Cơ cấu bộ phận Tiệc khách sạn

45

Sơ đồ 2.3

Quy trình nhập kho NVL

49


Sơ đồ 2.4

Quy trình xuất kho NVL

52

Quy trình hoàn thiện KSCP cho bộ
Sơ đồ 2.5

61

phận Tiệc

• Biểu đồ
Ký hiệu

Nội dung

Trang

Biểu đồ 2.1

Cơ cấu khách theo quốc tịch

41

Biểu đồ 2.2

Cơ cấu khách theo mục đích chuyến

đi

42

• Bảng
Ký hiệu
Bảng 1.1

Nội dung

Trang

Bảng tiêu chí xếp hạng sao khách
sạn theo yêu cầu về vị trí, kiến trúc

9

20


Cơ cầu phòng khách sạn Legend
Bảng 2.1

Bảng 2.2
Bảng 2.3

Metropole Hà Nội
Hoạt động kinh doanh khách sạn 2
năm 2009, 2010
Sức chứa của các phòng tiệc


36

40
44

• Hình ảnh
Ký hiệu
Hình 2.1

Nội dung
Hình ảnh khách sạn Legend Metropole Hà Nội tại phố
Ngô Quyền

Trang
34

Hình 2.2

Nhà hàng Á Spices Garden tại khách sạn

37

Hình 2.3

Nhà hàng Âu Le Beaulieu tại khách sạn

37

Hình 2.4


Quản lý chi phí thực phẩm bằng Excel

47

Hình 2.5

Phần mềm Micro Opera quản lý việc thanh toán, quản lý
kho

48

Hình 2.6

Màn hình thanh toán Micro Opera

48

Hình 2.7

Hình ảnh về những yêu cầu mua và đặt hàng

62

Hình 2.8

Hình ảnh về những yêu cầu mua bán

62


Hình 2.9

Hình ảnh về nhiệm vụ chính của bộ phận

63

Hình 2.10

Hình ảnh về việc quản lý kho hàng

63

Hình 2.11
Hình 2.12

Hoa đắt tiền sau khi sử dụng trong tiệc sẽ bị vứt đi và
không được tái sử dụng gây lãng phí.
Thức ăn quầy buffet trong và sau bữa Tiệc
10

79
79


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng du lịch Việt nam hiện đang là một trong những trọng tâm được
hướng đến trong Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2015-2016. Và đề phát
triển được du lịch Việt Nam một cách toàn diện thì hoạt động gì kinh doanh
khách sạn đóng một vai trò rất quan trọng. Kinh doanh khách sạn bao gồm nhiều

loại hình dịch vụ như dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ sung. Trong đó kinh doanh
lưu trú là dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động kinh doanh khách sạn.
Tuy nhiên kinh doanh nhà hàng, tiệc tại khách sạn là một biện pháp khá tốt cho
việc tạo ra một hệ sản phẩm thống nhất của kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh nhà hàng, tiệc còn tạo ra sự hấp dẫn để thu hút và kéo dài thời
gian khách lưu trú tại khách sạn đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho du
khách đánh giá được đúng chất lượng phục vụ tại khách sạn đó. Thế nhưng
muốn việc quản lý nhà hàng thành công thì không thể thiếu phần kiểm soát chi
phí trong nhà hàng. Để có thể sử dụng vừa đủ ngân sách hoạt động mà không
phải giảm bớt đi chất lượng dịch vụ, người quản lý phải phải thông minh, sáng
suốt trong việc chi tiêu. Tất cả đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là thu lợi
để tái đầu tư cho tương lai, cạnh tranh, tồn tại và phát triển.
Với một khách sạn 5 sao với lịch sử rất lâu đời như khách sạn Metropole
Hà Nội thì việc KSCP chính là một điều tất yếu khách quan. Khách sạn
Metropole kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ, đặc biệt trong dịch vụ ăn uống
khách sạn có tới 3 nhà hàng, 2 quầy bar. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc KSCP
tại những bộ phận này chưa được hợp lý, nhất là trong bộ phận tiệc, còn nhiều lỗ
hổng trong việc KSCP dẫn đến việc lãng phí nên chưa phát huy được hết lợi ích
và hiệu quả của công tác kiểm soát, do đó chưa tận dụng hết nguồn lao động và
tiềm lực sẵn có nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

11


Xuất phát từ thực tế quan sát được trong những ngày làm việc tại khách
sạn, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công
tác kiểm soát chi phí cho bộ phận tiệc tại khách sạn Legend Metropole Hà
Nội” là cần thiết để hỗ trợ cho khách sạn giảm thiểu các rủi ro thất thoát về tài
sản, giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần vào sự phát triển
kinh tế của thành phố nói riêng và du lịch Việt nam nói chung.


2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài
• Mục đích:
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý bộ phận tiệc của khách sạn 5 sao
Legend Metropole Hà Nội.
Đánh giá thực trạng chất lượng việc KSCP trong bộ phận.
Đề xuất những giải pháp để nâng cao và hoạn thiện công tác KSCP tại bộ
phận tiệc khách sạn Legend Metropole Hà Nội.
• Giới hạn
Do hạn chế về nguồn tư liệu và thời gian tìm hiểu nên khóa luận chủ yếu
tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau
Khái quát chung về khách sạn Legend Metropole Hà Nội.
Nghiên cứu thực trạng công tác KSCP tại khách sạn.
Đề xuất một số giải pháp để hoản thiện công tác KSCP tại khách sạn
Legend Metropole Hà Nội.

12


• Nhiệm vụ
Tập hợp cơ sở lý luận về khách sạn, kinh doanh khách sạn và quản lý bộ
phận tiệc cùng công tác KSCP.
Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động quản lý bộ phận
tiệc và chất lượng công tác KSCP tại khách sạn Legend Metropole Hà Nội.
Đề suất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSCP tại khách sạn
Legend Metropole Hà Nội.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi ngành: Du Lịch, Dịch vụ

Phạm vị không gian: Bộ phận tiệc khách sạn Legend Metropole Hà Nội
Phạm vi thời gian: Tháng 12/2015 – Tháng 4/2016
• Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp tranh ảnh – biểu đồ
Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

13


4. Những vấn đề đề xuất của Khoá luận
Đề xuất củng cố môi trường làm việc tại bộ phận
Đề xuất giải pháp quản lý các nguồn chi phí như nhân công, cơ sở vật chất,
nguyên vật liệu…
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi phí tại bộ phận tiệc – khách sạn Legend
Metropole Hà Nội
Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí tại bộ
phận tiệc – khách sạn Legend Metropole Hà Nội

14


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÁCH SẠN, KINH DOANH
KHÁCH SẠN VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ

1.1. Các khái niệm cơ bản về khách sạn và kinh doanh khách sạn
1.1.1. Khách sạn
1.1.1.1. Khái niệm
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều định nghĩa khác
nhau về “khách sạn”:
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới WTO: “Khách sạn là cơ sở lưu trú phổ biến
với mọi khách hàng. Khách sạn sản xuất, bán và trao đổi cho khách những hàng
hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của họ về chỗ ở, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải
trí phù hợp với mục đích và động cơ của chuyến đi” [1]
Theo Tổng cục Du lịch Việt Năm năm 1997: “Khách sạn du lịch là cơ sở kinh
doanh phục vụ khách du lịch Quốc tế và trong nước đáp ứng nhu cầu về các mặt ăn,
nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác trong phạm vi khách sạn” [2]
Tuy nhiên để khẳng định tính chính xác và tính tiện lợi cho việc đối chiếu,
khái niệm về khách sạn được hiểu là: “Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch,
có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ” [3]
Như vậy khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du
lịch. Chúng sản xuất, bán và trao cho khách những dịch vụ, hàng hóa đáp ứng
nhu cầu của họ về chỗ ngủ, nghỉ ngơi ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí…
nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung của khách du lịch.
Chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ và hàng hóa trong khách sạn xác
định thứ hạng của nó. Mục đích của hoạt động là thu được lợi nhuận, tuy nhiên
15


cùng với sự nâng cao không ngừng của đời sống vật chất và tinh thần của người
dân cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hoạt động kinh
doanh khách sạn ngày càng phong phú từ đó làm giàu thêm nội dung của khách
sạn.
1.1.1.2. Phân loại khách sạn

Khách sạn là loại hình cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch chính trong hệ
thống các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch tại Việt Nam cũng như trên toàn thế
giới. Trên thực tế, khách sạn tồn tại dưới nhiều hình thức khách nhay với những
tên gọi khác nhau. Vì vậy việc phân loại khách sạn dựa trên những tiêu chí nhất
định [11] sẽ giúp chúng ta có cái nhìn nhất quán, mang tính hệ thống về loại
hình kinh doanh lưu trú du lịch này. Sau đây là một số tiêu chí cơ bản để phân
loại khách sạn:
a. Căn cứ vào quy mô, khách sạn phân ra ba loại sau:


Khách sạn nhỏ: Mini hotel có quy mô từ 10 đến 49 buồng ngủ,phần lớn

chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách, còn các dịch vụ khác không phục. Loại
khách sạn này có mức giá lưu trú thấp.


Khách sạn vừa: có quy mô từ 50 buồng đến 100 buồng,cung cấp phần lớn

các dịch vụ cho khách như lưu trú, ăn uống, một số dịch vụ bổ trợ. Loại khách
sạn này thường xây dựng ở các điểm du lịch, ở các thị xã, thị trấn và một số xây
dựng ở các khu nghỉ mát. Loại khách sạn này thường có mức giá trung bình.


Khách sạn lớn: thường có từ 100 buồng ngủ trở lên,cung cấp đầy đủ các

dịch vụ cho khách, thường được trang bị các trang thiết bị văn minh,hiện đại và
thường xây dựng cao tầng, loại này thường có mức giá cho thuê buồng cao.

16



b. Căn cứ vào vị trí địa lý, được phân ra các loại sau:


Khách sạn thành phố ( City centre hotel )

Loại khách sạn này được xây dựng ở trung tâm các thành phố lớn,các khu
đô thị đông dân cư.Đối tượng phục vụ của khách sạn này là đối tượng khách đi
công vụ, tham dự hội nghị, hội thảo, các thương gia, vân động và cổ động viên
thể thao, khách đi thăm người thân. Các khách sạn này thường có quy mô lớn và
cao tầng, trang bị các trang thiết bị đồng bộ, sang trọng và hiện đại, thường được
xếp thứ hạng cao.Ở nước ta, các khách sạn này tập trung ở thánh phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh.


Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel)

Loại khách sạn nghỉ dưỡng thường xây dựng ở nơi tài nguyên thiên nhiên
như các biển đảo, rừng núi. Kiến trúc xây dựng các biệt thự thấp tầng. Đối tượng
khách đến các khách sạn này nghỉ ngơi thư giãn, các nhà khoa học nghiên cứu
môi trường sinh thái. Các khách sạn này được trang bị khá đồng bộ các tiện nghi
phục vụ sang trọng, cung cấp đồng bộ các dịch vụ cho khách. Ở nước ta, các
khách sạn nghỉ dưỡng thường tập trung ở Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn – Hải
Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né – Bình Thuận, Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Sa
Pa – Lào Cai, Đà Lạt – Lâm Đồng …


Khách sạn ven đô (Suburban hotel)

Khách sạn ven đô được xây dựng ở ngoại vi thành phố hoặc ở các trung

tâm đô thị. Đối tượng phục vụ của loại khách này thường là khách nghỉ cuối
tuần, khách công vụ, khách đi thăm thân. Những loại khách có khả năng thanh
toán chi tiêu trung bình. Do vậy, mức độ trang thiết bị các tiện nghi phục vụ
khách của khách sạn này đầy đủ và tính sang trọng ở mức độ trung bình, cung
cấp các dịch vụ cũng ở mức độ trung bình về chất lượng.

17




Khách sạn ven đường (High way hotel) – Motel

Loại khách sạn này được xây dựng ở ven đường giao thông, quốc lộ, cao
tốc để phục vụ khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ sử dụng phương tiện ô
tô như motel. Loại khách sạn này chủ yếu cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn
uống và dịch vụ phương tiện vân chuyển như sửa chữa, cung cấp nhiên liệu.


Khách sạn quá cảnh

Khách sạn này được xây dựng ở sân bay, bến cảng, khu vực các cửa khẩu.
Đối tượng phục vụ của khách sạn này là các thương gia, những hành khách của
các hãng hàng không quốc tế và các tàu biển quốc tế dừng chân quá cảnh tại sân
bay và cảng biển do lịch trình bắt buộc hoặc vì lí do đột xuất.
c. Phân loại theo thị trường mục tiêu
Theo tiêu thức phân loại này, các loại khách sạn phổ biến nhất bao gồm:


Khách sạn thương mại (Trade hotel)




Khách sạn du lịch (Tourism hotel)



Khách sạn căn hộ cho thuê

d. Phân loại khách sạn theo mức độ cung ứng dịch vụ
Theo tiêu thức phân loại này,hệ thống khách sạn phân ra ba loại:


Khách sạn cao cấp sang trọng (Luxury hotel)



Khách sạn với dịch vụ đầy đủ (Full service hotel)



Khách sạn cung cấp số lượng các dịch vụ hạn chế (Limitted service hotel)



Khách sạn thứ hạng thấp (Bình dân), ( Economy hotel)

18



e. Phân loại khách sạn theo hình thức sở hữu
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2005, khách sạn phân loại theo hình thức sở
hữu gồm các loại sau:


Khách sạn Nhà nước



Khách sạn cổ phần



Khách sạn được thành lập theo công ty TNHH



Khách sạn tư nhân



Khách sạn liên doanh

f. Phân loại khách sạn theo mức độ liên kết
Theo tiêu thức phân loại này, các khách sạn phân ra các loại sau:


Khách sạn độc lập




Khách sạn tập đoàn

g. Phân loại khách sạn theo xếp hạng [5]
Tại Việt Nam, khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao theo Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 4391: 2009: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị,
chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn,
nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế, được đánh giá thông qua các tiêu chí: Vị trí, kiến trúc, trang thiết bị,
tiện nghi phục vụ, dịch vụ và mức độ phục vụ, nhân viên phục vụ, vệ sinh
Theo đó, tùy theo từng cấp độ của từng tiêu chí mà đánh giá xếp hạng
khách sạn.

19


Bảng 1.1 Bảng tiêu chí xếp hạng sao khách sạn
theo yêu cầu về vị trí, kiến trúc
(Nguồn TCVN 4391: 2009)
1 sao

2 sao

- Giao

- Giao

thông

thông thuận


thuận tiện

tiện

1. Vị

- Môi

- Môi

trí

trường,

trường,

cảnh quan

cảnh quan

đảm bảo

đảm bảo vệ

vệ sinh

sinh

3 sao


4 sao

- Giao
thông

- Giao thông

- Giao thông

thuận tiện

thuận tiện

thuận tiện

- Môi

- Môi trường

- Môi trường

trường

cảnh quan

cảnh quan

cảnh quan


sạch, đẹp

sạch, đẹp

sạch, đẹp

- Kiến trúc, - Kiến trúc,
- Thiết kế
2.

kiến trúc

Thiết

đạt tiêu

kế

chuẩn, có

kiến

thể sử

trúc

dụng thiết
kế mẫu

- Thiết kế

kiến trúc
đạt tiêu
chuẩn, vật
liệu xây
dựng tốt

5 sao

xây dựng

xây dựng kiểu

đẹp, vật

dáng đẹp, vật

liệu xây

liệu xây dựng

dựng tốt,

chất lượng

nội ngoại

cao, nội

thất được


ngoại thất

thiết kế

được thiết kế

hợp lý

hợp lý, đẹp

- Kiến trúc cá
biệt, kiểu dáng
đẹp, vật liệu
xây dựng cao
cấp. Nội ngoại
thất được thiết
kế đẹp, trang
nhã, toàn cảnh
được thiết kế
thống nhất

3.
Quy

- Có tối

- Có tối

- Có tối




thiểu 10

thiểu 20

thiểu 50

khách

buồng

buồng

buồng

sạn
20

- Có tối thiểu

- Có tối thiểu

80 buồng

100 buồng


- Có sân,
vườn cây

4.

- Chậu cây

Khôn

xanh đặt ở

g gian những nơi
xanh

công cộng

- Có sân
trời, chậu
cây xanh ở
những nơi
công cộng

xanh
(Không bắt
buộc đối
với các
khách sạn
ở trung

- Có sân và
- Không bắt

vườn rộng


buộc đối với

(Không bắt

các khách sạn buộc đối với
ở trung tâm

các khách sạn

thành phố)

ở trung tâm
thành phố)

tâm thành
phố)
- Nơi gửi xe

Nơi gửi xe

trong khu vực trong khu vực
- Có nơi

- Có nơi

- Có nơi

5.


gửi xe cho gửi xe cho

gửi xe cho

Khu

khách

khách

khách

vực

ngoài khu

ngoài khu

ngoài khu

gửi xe vực khách

vực khách

vực khách

sạn

sạn


sạn

khách sạn, đủ

khách sạn, đủ

cho 30 %

cho 50 % tổng

tổng số buồng số buồng
(Không bắt

(Không bắt

buộc đối với

buộc đối với

các khách sạn các khách sạn
xây dựng

xây dựng

trước ngày

trước ngày

1/1/1995 )


1/1/1995)

- Các phòng ăn
6. Các - Phòng ăn
- Phòng ăn
loại
- Bar
phòng
- Bar thuộc
thuộc
ăn,
phòng ăn
phòng ăn
uống

- Các
phòng ăn
- Bar

Âu, Á, đặc sản
- Phòng tiệc
- Bar, bar đêm
(có sàn nhảy
và dàn nhạc)

21

- Các phòng ăn
Âu, Á, đặc sản
- Phòng tiệc

- Các bar, bar
đêm (có sàn
nhảy và dàn
nhạc)


- Phòng

- Phòng

- Phòng

- Phòng làm

làm việc

làm việc

làm việc

việc của Giám việc của Giám

của Giám

của Giám

của Giám

đốc, Phó Giám đốc, Phó Giám


đốc, Phó

đốc, Phó

đốc, Phó

đốc

đốc

Giám đốc

Giám đốc

Giám đốc

- Phòng tiếp

- Phòng tiếp

- Phòng

- Phòng

- Phòng

khách

khách


nghiệp vụ

nghiệp vụ

tiếp khách

- Các phòng

- Các phòng

chuyên

chuyên

- Các

nghiệp vụ

nghiệp vụ

môn

môn

phòng

chuyên môn,

chuyên môn,


- Phòng

- Phòng

nghiệp vụ

kỹ thuật

kỹ thuật

trực

trực (chung chuyên

- Phòng trực

- Phòng trực

7.

(chung

cho tất cả

môn, kỹ

tầng

tầng


Khu

cho tất cả

các buồng

thuật

- Phòng cho

vụ

trong

trong khách - Phòng
sạn)
trực tầng

- Phòng cho

phục

các buồng

hành

khách sạn) - Phòng cho
- Phòng
- Phòng
nhân viên

cho nhân

chính

cho nhân

phục vụ:

viên phục

viên phục

+ Phòng

vụ:

vụ:

thay quần

+ Phòng

- Phòng làm

nhân viên phục nhân viên
vụ:

phục vụ:

+ Phòng thay


+ Phòng thay

quần áo riêng

quần áo riêng

cho nam và nữ cho nam và nữ
+ Phòng tắm,

+ Phòng tắm,

+ Phòng

áo

vệ sinh riêng

vệ sinh riêng

thay quần

thay quần

cho nam và nữ cho nam và nữ

+ Phòng

áo riêng


áo

tắm, vệ

cho nam

+ Phòng

sinh- Kho

và nữ

tắm, vệ

để đồ

+ Phòng

sinh- Kho

- Khu bếp,

tắm, vệ

để đồ

kho

- Khu bếp, bảoquản


+ Phòng ăn

+ Phòng ăn

cho nhân viên cho nhân viên
phục vụ

phục vụ

- Khu giặt là

- Khu giặt là

sinh riêng

- Kho để đồ

- Kho để đồ

cho nam

- Khu bếp, kho - Khu bếp, kho

22


kho bảo

thực phẩm


và nữ- Khu bảo quản thực bảo quản thực

quản thực

Khu bếp:

giặt là

phẩm

phẩm

Tường ốp

- Kho để

Khu bếp:

Khu bếp:

Khu bếp:

gạch men

đồ

+ Tường ốp

+Tường ốp


Tường ốp

sứ, cao tối

- Khu bếp,

gạch men sứ,

gạch men sứ,

gạch men

thiểu 2 m

kho bảo

cao tối thiểu 2 cao tối thiểu 2

sứ, cao tối

sàn lát vật

quản thực

m, sàn lát vật

thiểu 2 m,

liệu chống


phẩm

liệu chống trơn liệu chống trơn

sàn lát vật

trơn.Có hệ

Khu bếp:

+ Khu vực chế + Khu vực chế

+Tường

biến thực ăn

biến thức ăn

phải ốp

nóng, nguội,

nóng, nguội

gạch men

bếp bánh riêng riêng biệt

sứ, cao tối


biệt

+ Trang bị đủ

thiểu 2 m,

+ Trang bị đủ

kho lạnh, các

sàn lát vật

kho lạnh, các

kho đủ thông

liệu chống

kho đủ thông

thoáng

trơn

thoáng

+ Có cửa cách

+Khu vực


+ Có cửa cách âm, cách nhiệt

chế biến

âm, cách nhiệt và cách mùi,

thức ăn

và cách mùi,

phòng đệm

nóng,

phòng đệm

giữa bếp và

phẩm

liệu chống thống thông
trơnCó hệ
thống
thông gió
tốt

gió tốt

m, sàn lát vật


nguội được giữa bếp và

phòng ăn.

tách

Có hệ thống

phòng ăn.

riêngCó hệ Có hệ thống
thống
thông gió tốt
thông gió
tốt

23

thông gió tốt


1.1.2. Kinh doanh khách sạn
1.1.2.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn
Ban đầu kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhăm
bảo đảm chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó cùng với những đòi hỏi
thỏa mãn nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch, dần dần khách
sạn tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống… nhằm phục vụ nhu cầu
của khách. Vì thế trong lĩnh vực khách sạn xuất hiện hai khái niệm: Kinh doanh
khách sạn theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp cá dịch vụ

nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho du khách”. [5, 10]
Theo nghĩa hẹp: “Kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu
ngủ, nghỉ cho khách”. [5, 10]
Nội dung của kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng và phong phú
về thể loại, do sự phát triển của nó mà ngày nay, người ta thừa nhận cả nghĩa
rộng và nghĩa hẹp của khái niệm kinh doanh khách sạn vè theo phương diện
chung nhất, người ta đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau: “Kinh
doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu
trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ
và giải trí của du khách tại điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”. [5, 12]
1.1.2.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn:
• Kinh doanh dịch vụ lưu trú: Kinh doanh dich vụ lưu trú là hoạt động
ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và
các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian khách lưu lại tại các điểm du
lịch nhằm mục đích có lãi. Đây là hoạt động kinh doanh cơ bản nhất của khách
sạn, dịch vụ này gắn liền với phục vụ về lưu trú tại khách sạn.

24


• Kinh doanh dịch vụ ăn uống: Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong du lịch
bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các
thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về ăn
uống và giải trí tại khách sạn cho khách nhằm mục đích có lãi.
• Kinh doanh các dịch vụ bổ sung: Kinh doanh dịch vụ bổ sung: Dịch vụ
bổ sung trong khách sạn là các dịch vụ khác ngoài hai loại dịch vụ trên nhằm
thỏa mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn. Dịch
vụ bổ sung gồm các hoạt động khác mang tính chất phục vụ bổ trợ nhằm hoàn
thiện hơn sản phẩm du lịch khách sạn. Vì vậy, dịch vụ bổ sung gồm hai loại:
Dịch vụ bổ sung bắt buộc: Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khách: giặt, là…

Dịch vụ bổ sung không bắt buộc: Đáp ứng nhu cầu đặc biệt gắn liền với mục
đích chuyến đi của khách như massage, karaoke, đổi ngoại tệ, mua vé máy
bay…
2.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí
2.1.1.1 Khái niệm chi phí
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư,
NVL, hao mòn máy móc thiết bị, trả công cho người lao động..v.v...
Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm và một số khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất - kinh doanh trong một thời kỳ
nhất định.

25


×