Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu nuôi cấy và tạo màng tế bào gốc mô mỡ trên nền màng polymer sinh học PHB v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 48 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU NUÔI CẤY VÀ TẠO MÀNG
TẾ BÀO GỐC MÔ MỠ TRÊN NỀN
MÀNG POLYMER SINH HỌC PHB-V

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện

: TS. Đỗ Minh Trung
: Nguyễn Thị Thuý Mai

Lớp

: YD - 1201

HÀ NỘI - 2016


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, cùng với sự nỗ lực của bản
thân, đồng thời nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ quí thầy cô, từ


gia đình cùng các bạn, em đã hoàn thành được khoá luận như mong muốn.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Đại uý, TS. Đỗ Minh Trung,
là người thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cũng như tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất, phòng thí nghiệm cho em trong quá trình em thực hiện nghiên cứu khoá luận tốt
nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu Y Dược học Quân sự - Học viện Quân y để em hoàn
thành khoá luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa công nghệ sinh học, Viện Đại
học Mở Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu, đã tạo điều kiện giúp đỡ em để từ
đó em phát triển thêm vốn hiểu biết của mình vận dụng trong quá trình hoàn thành khoá
luận và trong công việc sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cha mẹ, người đã sinh thành, dạy dỗ và nuôi em khôn
lớn, là người luôn bên cạnh em và chia sẻ mỗi khi em gặp khó khăn trong cuộc sống.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện khoá luận một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, cô giáo và
các bạn để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy Mai
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: Đỗ Minh Trung


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TBG

Tế bào gốc

YHTT

Y học tái tạo

FBS

Fetal Bovine Serum (Huyết thành bê bào thai)

PHB-V

Poly (3-hydroxybutyrate-co-3-hydroxyvalerate)

PHB

Polyhydroxybutyrate

MSC

Mesenchymal stem cell ( tế bào gốc trung mô)

PBS

Phosphate Buffered saline


PLA

Processed lipoaspirate

NCKH

Nghiên cứu khoa học

CN-TBG

Công nghê- Tế bào gốc

CNSH

Công nghệ sinh học

PHA

Polyhydroxyalkanoate

SVF

Stromal vascular fraction (phân đoạn mạch nền)

ADSCs

adipose derived stem cells (tế bào gốc mô mỡ)

GM-CSF


Granulocyte Macrophage Colony Stimulating Factor (
bạch cầu hạt đại thực bào)

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: Đỗ Minh Trung


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Tế bào gốc …………………………………………………..

3

Hình 1.2: Ứng dụng của công nghệ TBG………………………………

5

Hình 1.3: Tế bào gốc toàn năng, vạn năng …………………………….

6

Hình 1.4: Tế bào gốc đa năng…………………………………………...

7

Hình 1.5: Hình ảnh tế bào gốc mô mỡ ………………………………...


10

Hình 1.6: Cấu tạo của PHB-V ( Poly 3- hydroxybutyrate-c0-3-

14

hydroxyvalerate)

………………………………………………….

Hình 2.1: Tạo màng PHB V ……………………………………………

24

Hình 3.1: Nuôi cấy tăng sinh TBG từ mô mỡ …………………………

26

Hình 3.2: Hình ảnh TBG mô mỡ nhuộm Giemsa ……………………..

27

Hình 3.3. Hình ảnh kết quả tạo được màng PHB-V ………………….

28

Hình 3.4: Nuôi cấy TBG trên nền màng PHB-V nồng độ 0,75% ……

29


Hình 3.5: Hình ảnh nuôi cấy TBG mô mỡ trên nền màng PHB-V

31

khảo sát ở các nồng độ khác nhau …………………………………
Hình 3.6: Kết quả nuôi cấy tạo màng tế bào gốc mô mỡ trên nền

36

màng PHB-V ………………………………………………………….

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: Đỗ Minh Trung


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 3.1: Kết quả mật độ tế bào nuôi cấy trên màng PHB-V ở các nồng độ

32

khác nhau ………………………………………………………………………
Bảng 3.1: Kết quả mật độ tế bào nuôi cấy trên màng PHB-V ở các nồng độ

32


khác nhau …………………………………………………………………….
Biểu đồ 3.2: Kết quả xác định mật độ tế bào gốc mô mỡ khảo sát tạo màng tế

34

bào ở thể tích PHB-V 0,75% khác nhau ……………………………………….
Bảng 3.2: Kết quả số lượng tế bào nuôi trên màng PHB-V 0,75% khảo sát ở

34

các thể tích khác nhau ………………………………………………………….

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: Đỗ Minh Trung


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
1.1. Tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc ........................................................................ 3
1.1.1. Tế bào gốc............................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại tế bào gốc ........................................................................................... 5
1.1.2.1. Phân loại theo đặc tính hay tiềm năng biệt hóa ......................................... 5

1.1.2.2. Phân loại theo dựa theo nguồn gốc phân lập ........................................ 8
1.1.3. Tế bào gốc mô mỡ .............................................................................................. 9
1.1.3.1. Ứng dụng của tế bào gốc mô mỡ ................................................................ 11
1.2. Poly 3- hydroxybutyrate-c0-3-hydroxyvalerate (PHB- V) ............................... 13
1.2.1. PHB-V................................................................................................................ 13
1.2.2. Ứng dụng của PHB-V ..................................................................................... 15
1.3. Bỏng, thực trạng về Bỏng và các phương pháp điều trị ................................... 16
1.3.1. Thực trạng bỏng............................................................................................... 16
1.3.2. Các phương pháp điều trị Bỏng .................................................................... 18
PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 21
2.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 21
2.2.1. Nuôi cấy tăng sinh tế bào ................................................................................ 21
2.2.2. Bảo quản tế bào ................................................................................................ 22
2.2.3. Giải đông tế bào................................................................................................ 22
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: Đỗ Minh Trung


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

2.2.4. Xác định mật độ tế bào ................................................................................... 22
2.2.5. Tạo màng PHB V ............................................................................................. 23
2.2.6. Nuôi cấy cấy tế bào trên màng PHB-V ........................................................ 24
2.2.7. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................ 25
2.2.8. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 25
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 26

3.1. Kết quả nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc mô mỡ ................................................... 26
3.2. Kết quả tạo màng PHB-V ...................................................................................... 28
3.3. Nuôi cấy TBG mô mỡ trên nền màng PHB ........................................................ 29
3.3. Kết quả về tạo màng tế bào gốc trên nền màng PHB-V ................................... 30
3.3.1. Kết quả khảo sát nuôi cấy TBG Mô mỡ trên màng PHB V khảo sát ở
các nồng độ khác nhau .............................................................................................. 30
3.3.2. Kết quả nuôi cấy tế bào trên nền màng PHB-V 0,75% khảo sát ở các thể
tích khác nhau............................................................................................................. 33
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 37
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 39

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: Đỗ Minh Trung


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hằng năm trên thế giới có hàng triệu người bị bỏng. Ở nước ta theo nghiên cứu
của Uỷ ban quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích, Cục Y tế dự phòng và số
liệu của một số cơ sở chữa bỏng, tỷ lệ bỏng hằng năm trong cả nước khoảng 20.000
đến 25.000 bệnh nhân bỏng mỗi năm [ 1]. Bỏng là tổn thương của cơ thể do tác dụng
trực tiếp với các nguồn năng lượng sức nóng, điện, hóa chất và bức xạ, để lại di chứng
sẹo, tàn tật, thậm chí dẫn đến tử vong. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, bỏng
đã gây ra gần 300.000 trường hợp tử vong hằng năm trên thế giới và là nguyên nhân
đứng hàng thứ 9 trong các nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật và chấn

thương toàn cầu ở nhóm trẻ từ 5-14 tuổi. Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân bỏng hằng
năm có xu hướng tăng. Bỏng không những gây ảnh hưởng trước mắt mà còn để lại
hậu quả lâu dài, đặc biệt là với trẻ em. Tổn thương bỏng ở bên ngoài cơ thể như bỏng
trên da có thể gây ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như tinh thần của bệnh nhân, kéo
theo những tổn thất về chi phí điều trị, làm ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội. Từ đó, ta
nhận thấy việc tìm ra các phương pháp điều trị bỏng là rất quan trọng. Với các vết
thương bỏng (loét) trên da, việc tạo ra lớp màng che phủ và bảo vệ vết thương sẽ giúp
tình trạng của bệnh nhân ổn định hơn cả về ngoại hình và tinh thần.
Hiện nay, tế bào gốc (TBG) được biết đến với nhiều tiềm năng ứng dụng lớn,
đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực y học tái tạo. TBG trưởng thành có thể lấy ở nhiều
nguồn khác nhau, trong đó phổ biến nhất là lấy từ tuỷ xương và mô mỡ. Kỹ thuật lấy
TBG từ mô mỡ có thể cho số lượng tế bào gốc tương đương hoặc lớn hơn so với kỹ
thật lấy TBG từ tuỷ xương, đây cũng là kỹ thuật ít xâm nhập và ít gây đau cho bệnh
nhân. Chính vì vậy mô mỡ được coi là một nguồn rất tiềm năng và dễ thực hiện việc
phân lập và cung cấp nguồn TBG cho điều trị.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
1


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Để điều trị vết thương, vết bỏng hiệu quả, bên cạnh việc tạo nguồn và ứng dụng
tế bào gốc thì việc kết hợp với vật liệu như giá thể (màng sinh học) cũng vô cùng quan
trọng. Giá thể vừa là vật liệu để tế bào sinh trưởng và phát triển trên đó và tạo thành
lớp màng tế bào bền chắc, dễ dàng sử dụng và che phủ vết thương. Hiện nay Poly (3hydroxybutyrate-co-3-hydroxyvalerate) - PHB-V, được biết đến như một nguồn cung
cấp vật liệu sinh học có nhiều tiềm năng được ứng dụng, bởi có khả năng tự phân huỷ,

không độc hại, có tương thích sinh học cao và có thể được tổng hợp từ các vi khuẩn.
Do vậy, PHB-V được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dược phẩm và vật
liệu che phủ.. Những đặc tính mong muốn này mở ra tiềm năng mới có thể ứng dụng
PHB-V vào trong y học, sử dụng như một vật liệu có tính tương thích sinh học và
không độc hại thích hợp cho việc tạo vật liệu cấy ghép ở người. Xuất phát từ những
vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: ” Nghiên cứu nuôi cấy và tạo màng tế bào
gốc mô mỡ trên nền màng polymer sinh học PHB-V” với các mục tiêu sau:
Mục tiêu:
1.

Nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc mô mỡ

2.

Tạo màng tế bào gốc trên nền màng polymer sinh học PHB-V

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
2


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc
1.1.1. Tế bào gốc
Tế bào gốc (TBG) là các tế bào chưa có chức năng chuyên biệt, có tiềm

năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau và có khả năng tự thay mới
(Self-Renewal) [50]. Các tế bào này là các tế bào chưa biệt hóa (Unspecialized
Cell) hoặc đang ở những giai đoạn khác nhau nhưng chưa kết thúc quá trình biệt
hóa (tế bào vạn tiềm năng, tế bào đa tiềm năng, tế bào ít tiềm năng, tế bào đơn
tiềm năng), do vậy chúng có thể đi theo nhiều hướng khác nhau để tạo thành
nhiều loại tế bào khác nhau.

Hình 1.1: Tế bào gốc
(Nguồn: />
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
3


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Tự thay mới là khả năng của các TBG tạo ra các tế bào giống hệt chúng
về mức độ biệt hóa. Thông thường các tế bào phân cắt theo kiểu đối xứng
(Symetric): từ 1 tế bào tạo ra 2 tế bào giống hệt nhau; các TBG là các tế bào có
khả năng phân cắt không đối xứng (Asymetric): từ 1 tế bào tạo ra 2 tế bào không
giống nhau, 1 tế bào giống hệt tế bào ban đầu về mức độ biệt hóa, tế bào còn lại
đã biệt hóa hơn sẽ tiếp tục phân cắt như vậy để tạo thành các tế bào, cơ quan
chuyên biệt. Khả năng tự thay mới và đặc tính chưa có chức năng chuyên biệt
chính là cơ sở cho những tiềm năng ứng dụng to lớn của công nghệ TBG.
Nghiên cứu về TBG có thể cho ta thêm những hiểu biết về quá trình biệt
hóa tế bào và sự phát triển của cơ thể người. Bản chất của quá trình biệt hóa là
việc tắt các gen trong vốn gen chung. Hiểu rõ về quá trình này ta có thể chủ

động tác động và kiểm soát để tạo ra các tế bào như mong muốn hoặc điều trị
các bệnh di truyền.
Trên cơ sở các TBG chưa hoàn tất quá trình biệt hóa và khả năng tăng
sinh mạnh mẽ của chúng, các nhà khoa học có thể chủ động tạo ra các tế bào
giống hệt nhau và ở các giai đoạn sinh lý, bệnh lý khác nhau rất gần với thực tế
lâm sàng, điều này rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu cơ chế tác dụng cũng
như độc tính của các loại thuốc hay các chế phẩm sinh học.
Có thể nói ứng dụng quan trọng và rộng lớn nhất của công nghệ TBG là
trong điều trị. Trên cơ sở các TBG có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác
nhau, chúng ta có thể chủ động nuôi cấy TBG trong ống nghiệm sau đó biệt hóa
chúng thành các tế bào như tế bào cơ, tế bào xương, tế bào thần kinh, tế bào sụn,
tế bào tuyến tụy, tế bào cơ tim… rồi ghép vào cơ thể người bệnh để điều trị một
số bệnh như các bệnh lý tim mạch, điều trị Parkinson, tiểu đường, trong lĩnh vực
thẩm mỹ hay thúc đẩy quá trình liền xương… [50].

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
4


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Hình 1.2: Ứng dụng của công nghệ TBG.
(Nguồn: www.youth-restored.com/types-of-stem-cells)
1.1.2. Phân loại tế bào gốc
Có nhiều cách để phân loại tế bào gốc như: phân loại dựa vào tiềm
năng biệt hóa, phân loại dựa theo nguồn gốc phân lập và phân loại dựa vào

kiểu tế bào mà chúng biệt hóa.
1.1.2.1. Phân loại theo đặc tính hay tiềm năng biệt hóa
Theo tiềm năng biệt hóa có thể xếp tế bào gốc thành 4 loại: Tế bào gốc
toàn năng, TBG vạn tiềm năng, TBG đa tiềm năng, TBG đơn năng.
Tế bào gốc toàn năng (Totipotent stem cell):
Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào cơ thể từ
một tế bào ban đầu. Tế bào toàn năng có khả năng phát triển thành thai nhi, tạo
ra 1 cơ thể sinh vật hoàn chỉnh. Trứng đã thụ tinh (hợp tử) và các tế bào được
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
5


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

sinh ra từ các lần phân chia đầu tiên của tế bào trứng đã thụ tinh (giai đoạn 2-4
tế bào – các blastosomer) là các tế bào gốc toàn năng, có khả năng phân chia và
biệt hóa ra tất cả các dòng tế bào để tạo ra cơ thể sinh vật hoàn chỉnh [3].

Hình 1.3: Tế bào gốc toàn năng, vạn năng.
(nguồn: wikipedia.org/wiki/Cell_potency)

Tế bào gốc vạn tiềm năng (Pluripotent stem cell):
Là khối tế bào bên trong của Blastocyst. Là tế bào có khả năng biệt hoá
thành tất cả các tế bào ngoại trừ tế bào phôi.
Tế bào gốc đa tiềm năng (Multipotent stem cells):
Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào của cơ thể từ

một tế bào ban đầu. Trong cơ thể người, các tế bào gốc đa năng có mặt ở nhiều
mô khác nhau như màng xương, máu, tủy xương, cuống rốn, mô mỡ… . Các tế
bào được tạo thành nằm trong một hệ tế bào có liên quan mật thiết, ví dụ chỉ tạo
nên các tế bào máu (bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, lympho…) hoặc chỉ

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
6


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

tạo nên các tế bào của hệ thống các cơ quan có nguồn gốc từ trung mô thời kì
phôi thai như xương, sụn, cơ, khớp, thần kinh, mỡ..

Hình 1.4: Tế bào gốc đa năng
(Nguồn: ).

Tế bào gốc đơn năng (Mono/unipotential stem cells):
Tế bào gốc đơn năng còn gọi là tế bào định hướng đơn dòng hay tế bào
đầu dòng (progenitor cells), là những tế bào gốc chỉ có khả năng biệt hóa theo
một dòng. Ví dụ mẫu tiểu cầu, tế bào định hướng dòng lympho, tế bào định
hướng dòng hồng cầu, dòng bạch cầu.. Trong điều kiện bình thường, các tế bào
gốc trưởng thành trong nhiều mô đã biệt hóa tính đơn năng và có thể biệt hóa
thành chỉ một dòng tế bào. Khả năng biệt hóa theo dòng này cho phép duy trì
trạng thái sẵn sàng tự tái tạo mô, thay thế các tế bào mô chết vì già cỗi bằng các
tế bào mô mới

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
7


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

1.1.2.2. Phân loại theo dựa theo nguồn gốc phân lập
Theo nguồn gốc phân lập có thể phân tế bào gốc thành: Tế bào gốc phôi,
tế bào mầm phôi, tế bào gốc thai, tế bào gốc trưởng thành.
Tế bào gốc phôi (Embryonic stem cells):
Tế bào gốc phôi là tế bào gốc vạn năng được lấy từ phôi giai đoạn sớm
(4-7 ngày tuổi). Ở giai đoạn này phôi có hình cầu và được gọi là phôi túi
(blastocyst). Blastocyst có cấu trúc gồm 3 thành phần: Một lớp tế bào bên ngoài
(trophoblast), một khoang chứa đầy dịch và một nhóm có khoảng 30 tế bào vạn
năng nằm lệch về một cực gọi là khối tế bào bên trong (inner cell mass). Dùng
một loại enzyme đặc biệt để phân tách các tế bào của khối này sẽ thu được các
tế bào gốc phôi.
Tế bào mầm phôi (Embryonic germ cells):
Tế bào mầm phôi là các tế bào mầm nguyên thủy có tính vạn năng. Đó là
những tế bào sẽ hình thành nên giao tử (trứng và tinh trùng) ở người trưởng
thành. Các tế bào mầm nguyên thủy này được phân lập từ phôi 5-9 tuần tuổi
hoặc từ thai nhi. So với tế bào phôi, các tế bào mầm phôi khó duy trì dài hạn
hơn trong nuôi cấy nhân tạo do chúng ở giai đoạn biệt hóa cao hơn
Tế bào gốc thai (Foetal stem cells):
Là các tế bào vạn năng hoặc đa năng được phân lập từ rau thai sau nạo
phá thai hoặc từ máu cuống rốn sau khi sinh. Nhiều người cho rằng, tế bào gốc

thai thuộc loại tế bào gốc trưởng thành ở giai đoạn biệt hóa thấp
Tế bào gốc trưởng thành (Adult stem cells/Somatic stem cells):
Còn gọi là tế bào gốc thân. Là các tế bào chưa biệt hóa được tìm thấy với
một lượng ít các mô người trưởng thành (máu ngoại vi, mô da, mô cơ, mô
mỡ…). Đặc biệt trong cơ thể, vai trò chủ yếu của các tế bào gốc trưởng thành là
duy trì và sửa chữa mô mà ở đó chúng được tìm ra. Tế bào gốc trưởng thành
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
8


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

được cho là có tính đa năng, chúng có thể phát triển thành nhóm các tế bào có
quan hệ mật thiết với nhau trong cùng mô. Một số loại tế bào gốc trưởng thành
có thể có tính vạn năng, hoặc ít nhất có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào
khác nhau [66].
Tế bào gốc ung thư (Cancer Stem cells):
Là những tế bào được lấy ra trực tiếp từ khối u. Chúng có những đặc điểm
tương đối giống với tế bào gốc phôi và có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế
bào.
Tế bào gốc có thể phân bố ở bất kì vị trí nào trên cơ thể con người tạo
thành các ổ TBG (Stem cells niches). Chúng có vai trò như một sự thay thế tế
bào tại chỗ nhằm tái tạo lại mô và cơ quan bị tổn thương. Như vậy về lý thuyết
có thể phân lập được tế bào gốc ở bất cứ đâu. Người ta có thể phân lập TBG từ
các nguồn khác như máu ngoại vi, màng ối hay màng dây rốn…Tuy nhiên khi
phân lập TBG cần các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng tế bào, vì thế hiện nay

phổ biến nhất người ta phân lập ở hai vị trí đó là tủy xương và mô mỡ. Tuy
nhiên kỹ thuật lấy TBG từ mô mỡ có thể cho số lượng tế bào gốc tương đương
hoặc lớn hơn so với kỹ thuật lấy từ tủy xương, đây cũng là kỹ thuật ít xâm nhập
và ít gây đau cho bệnh nhân. Chính vì vậy mô mỡ được coi là một nguồn rất
tiềm năng và dễ thực hiện việc phân lập TBG để dùng trong điều trị.
1.1.3. Tế bào gốc mô mỡ
Mô mỡ là mô liên kết mềm, chứa collagen gắn kết các tế bào với nhau
thành mạng lưới với cấu trúc được chia thành thùy bởi những mạch máu nhỏ.
Mô mỡ phân bố chủ yếu ở dưới da và quanh các tạng. Chức năng chính của mô
mỡ là dự trữ chất béo dưới hình thức triglyceride và làm nhiệm vụ đệm lót bảo
vệ cơ thể. Ngoài ra mô mỡ còn thực hiện chức năng như một cơ quan nội tiết
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
9


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

thông qua việc sản xuất ra một số hormone như adiponectin, resistin,
angiotensin... Thành phần tế bào của mô mỡ bao gồm các tế bào mỡ trưởng
thành, tế bào tiền tạo mỡ, nguyên bào sợi, tế bào cơ trơn mạch máu, tế bào nội
mô mạch máu, tế bào quanh mạch, các đại thực bào và tế bào lympho. Trong
số các tế bào của mô mỡ, phân đoạn tế bào nền mạch máu (stromal-vascular
fraction: SVF) được quan tâm nhiều trong nghiên cứu tế bào gốc, vì đây là
nguồn cung cấp các tế bào gốc đa tiềm năng .

Hình 1.5: Hình ảnh tế bào gốc mô mỡ

( Nguồn: )
Năm 2001, Patricia Zuk và nhóm nghiên cứu của đại học California (Mỹ) công
bố thu nhận được tế bào từ mỡ hút được xử lý (Processed lipoaspirate-PLA). PLA là
dung dịch giàu tế bào được thu nhận bằng kỹ thuật chọc hút mỡ. Mỡ sau khi thu nhận
được rửa với dung dịch PBS và tách với collagenase 0,075%. Phân lớp mạch nền
(Stromal vascular fraction) được thu nhận bao gồm các loại tế bào khác nhau như
MSC, tế bào gốc tạo máu và các tế bào không phải tế bào gốc như tế bào mội mạch,
fibroblast, tế bào máu, preadipocyte và tế bào quanh mao mạch. Để phân lập tế bào
gốc trung mô khỏi các tế bào khác, tế bào được nuôi trên bề mặt nuôi cấy plastic trong
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
10


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

thời gian dài, trong đó các tế bào có khả năng bám dính bám trên bề mặt nuôi cấy có
khả năng sống sót trong khi các tế bào phát triển huyền phù như tế bào tạo máu không
có khả năng tăng sinh và bị loại bỏ trong quá trình nuôi. Sau vài lần cấy chuyền, các tế
bào không phải tế bào gốc như tế bào nội mô có khả năng tăng sinh và chu kỳ sống có
giới hạn không thể duy trì trong điều kiện nuôi cấy vì vậy mất đi trong quá trình nuôi.
Lượng tế bào gốc mô mỡ (adipose derived stem cells- ADSCs) thu nhận từ mô mỡ
tương đương (hay nhiều hơn) lượng BMSC thu từ tủy xương (De Ugarte, Morizono et
al. 2003 ; Dragoo, Choi et al. 2003 ; Aust, Devlin et al. 2004). Với 30 ml tủy xương
thu được khoảng 1x105 tế bào (Bruder et al. 1997), trong khi với 21 ml mỡ có thể thu
được khoảng 5,5x106 tế bào (Gragoo et al. 2003). Quần thể tế bào này có thể được
duy trì trong điều kiện in vitro trong thời gian dài với khả năng tăng sinh ổn định và

khả năng biệt hóa thành các dạng tế bào khác nhau [3].
Việc phát hiện sự tồn tại của nguồn tế bào gốc trung mô trong mỡ đã mở ra một
tiềm năng to lớn trong ứng dụng điều trị. Thứ nhất, mô này là phổ biến, có nhiều trong
cơ thể người, dễ dàng thu nhận không gây xâm hại lớn như tủy xương. Lượng cần
thiết của MSC tự thân có thể được thu nhận từ khoảng 1 g mỡ. Hơn nữa, chỉ cần gây
mê cục bộ và vết thương có thể lành trong vòng 1 tuần. Nếu mỡ thu nhận từ người cho
là mỡ hút hoặc mỡ từ phẫu thuật dưới da, thì lượng MSC đủ để cấy ghép ngay sau đó
mà không cần qua bước cấy chuyển ex vivo. Thứ hai, mô này cũng là nguồn tế bào có
thể tự bồi đắp. Thứ ba và là quan trọng là sử dụng như một nguồn tế bào cho ghép tự
thân.
1.1.3.1. Ứng dụng của tế bào gốc mô mỡ
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng mình rằng trị liệu các tổn thương
bằng phương pháp tế bào gốc là một lĩnh vực khá mới nhưng hiệu quả của chúng
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
11


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

mang lại là vượt ngoài sự mong đợi. Trước đây chưa từng có phương pháp trị liệu nào
có thể mang lại những kết quả mang tính đột phá như vậy. Phương pháp trị liệu tổn
thương bằng tế bào gốc không chỉ được áp dụng ở các nước tiến tiến mà ngay tại Việt
Nam hiện nay cũng là một liệu pháp mà các nhà khoa học cũng như các nhà y học đã
có những bước đầu đưa vào điều trị và bước đầu đã có những kết quả có khả quan.
Trên thế giới TBG nói chung và TBG mô mỡ nói riêng đã được nghiên cứu và
được ứng dụng trong điều trị. Một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của các tế bào

gốc trong việc thúc đẩy làm lành vết thương nhanh hơn, Alexaki và CS đã sử dụng
thành công tế bào gốc trung mô từ mô mỡ trong chữa lành vết thương trên chuột và có
so sánh hiệu quả của chúng với các nguyên bào sợi [4].
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy vai trò của tế bào gốc trong quá
trình chữa lành vết thương nói chung và cụ thể là vết thương bỏng (Koenen và CS) [5]
Việc sử dụng tế bào gốc để chữa lành vết thương bỏng, theo các báo cáo của
Shumakov và CS., 2003, một trong những tác giả sử dụng tế bào gốc trung mô có
nguồn gốc từ tủy xương (BMSC) trong việc làm lành vết thương bỏng và so sánh
chúng với các nguyên bào sợi [7]. Các nghiên cứu đã được thực hiện trên chuột kết
quả cho thấy sự hình thành mô hạt nhanh hơn so với nhóm sử dụng nguyên bào sợi và
nhóm không sử dụng tế bào[7]. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu có
dấu mốc trong việc nghiên cứu chữa vết thương bỏng bằng việc sử dụng các tế bào
gốc. Năm 2004, Rasulov và CS đã công bố kết quả sử dụng tế bào gốc trung mô từ tủy
xương người trên một bệnh nhân nữ bị bỏng da diện rộng (30% diện tích bề mặt cơ
thể) bằng cách sử dụng tế bào gốc áp dụng lên bề mặt vết bỏng. Việc áp dụng các tế
bào gốc cho thấy việc chữa lành vết thương diễn ra nhanh hơn và tích cực hơn [8].
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Rasulov và CS trên chuột cũng cho thấy sự
vượt trội của các tế bào gốc trong làm liền vết thương bỏng [9].

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
12


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Những năm gần đây, TBG mô mỡ đã được sử dụng cho các ứng dụng trẻ hóa

da và chống lão hóa. Hơn nữa, TBG mô mỡ được báo cáo có khả năng cải thiện da vì
chúng có khả năng chống oxy hóa và làm trắng da (Matsumoto, năm 2006, Kim,
2008) và tăng sinh mạch (Kim, 2011). Có hai cơ chế giải thích tác động của ADSCs
trong sự trẻ hóa da. Cơ chế đầu tiên liên quan đến yếu tố tiết được sản xuất bởi TBG
mô mỡ, bao gồm các yếu tố tăng trưởng (HGF), FGF-1, yếu tố kích thích bạch cầu hạt
(G-CSF), các nhân tố kích thích thực bào, bạch cầu hạt (GM-CSF), interleukin-6 ( IL6), VEGF và TGF-β3 (Moon và CS., 2012). Những yếu tố này kích thích sản xuất
collagen tupe I và tupe II và fibronectin trong nguyên bào sợi, bằng cách điều chỉnh
mRNA của các thành phần chất nền ngoại bào (Kim và CS.,2007, Song và CS.,2011;
Lee và CS.,2012), ức chế tổng hợp MMP-1 (Kim và CS.,2009; Song và CS.,2011)
trên in vitro (Kim và CS .,2007). Chúng làm giảm tác động của UVB gây ra hiện
tượng chết theo chu trình bằng cách giảm các giai đoạn sub-G1 trong các nguyên bào
sợi (Kim và CS.,2008, 2009). Cơ chế thứ hai liên quan đến sự biệt hóa của TBG mô
mỡ thành các tế bào da, nhờ đặc tính TBG mô mỡ có thể biệt hóa thành tế bào
sừng trên in vitro (Yiqin Yu và CS.,2010).
Ngoài các ứng dụng trên TBG hiện nay còn được nghiên cứu và ứng dụng kết
hợp với các vật liệu khác – sử dụng như một giá đỡ (Scaffold) hay làm nền để nuôi
cấy tế bào để ứng dụng trong các hướng điều trị khác nhau.
1.2. Poly 3- hydroxybutyrate-c0-3-hydroxyvalerate (PHB- V)
1.2.1. PHB-V
PHB-V (Poly (3-hydroxybutyrate-co-3-hydroxyvalerate)) có công thức cấu tạo
là C27H44O12 (hình 1.3). PHB-V được biết đến như một nguồn cung cấp vật liệu sinh
học có nhiều tiềm năng được ứng dụng, bởi có khả năng tự phân huỷ, không độc hại,
có tương thích sinh học cao và có thể được tổng hợp từ các vi khuẩn.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
13


Khóa luận tốt nghiệp


Viện Đại học Mở Hà Nội

Hình 1.6: Cấu tạo của PHB-V ( Poly 3- hydroxybutyrate-c0-3-hydroxyvalerate)
(Nguồn: />Đã có nhiều nghiên cứu về PHB và PHB- V. PHB và PHB- V được coi như
một vật liệu thích hợp được sử dụng như một giá đỡ hay chất nền trong công nghệ mô
[Sodian và CS.,2000; Kose và CS.,2003; Nebe và CS.,2001]. Nghiên cứu của Nebel
và CS đã công bố cho thấy PHB- V là vật liệu không gây độc tế bào.
Trong số các PHAs, polime phân huỷ sinh học được nghiên chính là một
copolimer của hydroxybutyrate và hydroxyvalerate (HV). Nó lần đầu tiên được tổng
hợp bởi ICI vào năm 1983. Nó có thể được sản xuất bằng cách thêm axit propionic sử
dụng như nguyên liệu dinh dưỡng cung cấp cho vi khuẩn nguồn cacbon hỗn hợp cũng
được sử dụng. PHB-V là một polymer cao tinh với điểm nóng chảy 108°C và nhiệt độ
chuyển thủy tinh trong khoảng -5°C đến 20°C [11]. Các copolymer tinh khiết thường
giòn, ít hơn PHB. Độ co dãn tại điểm gãy thấp hơn 15% và đàn hồi là 1,2 GPa. Nhiệt
độ nóng chảy và các tính chất cơ học có thể được sửa đổi bằng cách thay đổi đơn vị
hydroxyvalerate. PHB và PHB-V được thương mại hóa dưới tên thương mại khác
nhau: Biopol ® từ Monsanto Hoa Kỳ), Nodax® từ Procter & Gamble (Mỹ) và tập
đoàn KANEKA (Nhật Bản), Email ® từ Tianan Trung Quốc) và BIOMER P® từ
BIOMER (Đức).
PHB-V thuộc nhóm polyhydroxyalkanoates (PHAs), polyeste tự nhiên được
tổng hợp bởi các vi sinh vật và lắng đọng trong tế bào như dạng hình cầu nhưng không
hoà tan [Grage và CS., 2009]. Nhờ có đặc điểm về tính tương thích sinh học và phân
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
14


Khóa luận tốt nghiệp


Viện Đại học Mở Hà Nội

hủy sinh học làm cho PHB-V có nhiều tiềm năng ứng dụng trong y học, bao gồm cả
hệ thống dẫn thuốc [Reis và CS., 2006; Poletto và CS., 2008; Grage và CS., 2009;
Franceschi và CS., 2008; Gangrade và CS.,1991; Sendil et al., 1999). PHB-V có thể
được tổng hợp bởi các vi sinh vật, một lợi thế khi so sánh với PLLA và PLGA thường được tổng hợp với điều kiện ở nhiệt độ cao [Park và CS., 2012. Thomas và
CS.,2011).
1.2.2. Ứng dụng của PHB-V
Với tính năng có tính thương thích sinh học cao, không độc hại và có khả năng
tự phân hủy, cả PHB và PHB-V đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc
biệt là trong y tế.
Ứng dụng của PHB trong tạo các vật liệu cấy ghép cho lĩnh vực nha khoa, chỉ
khâu phẫu thuật, vít tự phân hủy, các giá đỡ cố định, màng phân hủy sinh học.
PHB-V có đặc tính có khả năng phân hủy, tương thích sinh học cao và
không gây độc tế bào, do đó chúng có thể được coi là ứng cử viên tiềm năng cho
công nghệ mô. Ngoài ra, PHB-V đã được chứng minh trong việc làm tế bào tăng
sinh. Tăng hàm lượng PHV ảnh hưởng đến các tính chất cơ học của copolyme
PHB-V như tăng cường độ dẻo dai và cải thiện tính linh hoạt của các copolyme.
Bên cạnh ứng dụng trong y học, PHB và PHB-V đã được sử dụng trong các
ngành công nghiệp bao bì, ngành công nghiệp ô tô và nông nghiệp. Các sản phẩm
thương mại đầu tiên được làm bằng PHB-V đã được giới thiệu trên thị trường như
tiêm thổi đúc chai dầu gội ở Đức đã được tạo bởi Wella AG và CS vào năm 1990.
PHB-V đã được sử dụng trong các ứng dụng nông nghiệp như phát hành kiểm soát
thuốc trừ sâu vào đất (Holmes và CS.,1985). Đặc biệt, PHB-V màng có tính thấm oxy
rất thấp (Scherzer và CS.,1997).

SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

15


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

1.3. Bỏng, thực trạng về Bỏng và các phương pháp điều trị
1.3.1. Thực trạng bỏng
Bỏng là tổn thương da và tổ chức dưới da do nhiệt độ, hoá chất và các
tác nhân vật lý khác. Nó xảy ra khi một vài hoặc tất cả các tế bào trong da hoặc
các mô khác bị phá hủy bởi chất lỏng nóng (bỏng nước), các chất rắn nóng
(bỏng tiếp xúc), hoặc ngọn lửa (bỏng do lửa). Các thương tích cho da hoặc các
mô hữu cơ khác do bức xạ, phóng xạ, điện, ma sát hoặc tiếp xúc với hóa chất
cũng được coi là bỏng. Chấn thương bỏng gây ra các rối loạn chức phận trong
cơ thể và các phản ứng toàn thân để tự bảo vệ và tự phục hồi. Tùy mức độ tổn
thương (diện tích và độ sâu), tùy theo vị trí và trạng thái cơ thể mà xuất hiện
trạng thái bệnh lý khác nhau. Cả quá trình từ khi bị bỏng đến khi khỏi, có thể
phát sinh ra những rối loạn toàn thân và biến đổi tại vết bỏng, biểu hiện bằng các
hội chứng bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật được gọi là “bệnh bỏng”.
Bỏng là một bệnh thuộc ngoại khoa, do các tác nhân như nhiệt độ, hoá chất,
điện năng, bức xạ… gây ra. Đa số bỏng thường gây ra các tổn thương ngoài da, nặng
hơn là gây ra các vấn đề về gân, cơ, xương khớp. Trong các trường hợp nặng đặc biệt
có thể phá hủy nội tạng hoặc dẫn đến tử vong. Bỏng không chỉ gây tốn thương cho
nạn nhân mà hằng năm chi phí dành cho việc khám và điều trị bỏng cũng rất tốn kém.
Chưa kể đến là bỏng gây hại đến sức khỏe, tổn thương nặng nề.
Theo thống kê, trên toàn thế giới có khoảng 195.000 các trường hợp bị bỏng,
đa số các trường hợp xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình [1]. Mặc dù
trong thời bình bỏng hoàn toàn có thể phòng ngừa nhưng con số bệnh nhân bị bỏng
vẫn không ngừng gia tăng. Bỏng thường gặp trong cuộc sống do quá trình lao động

sản xuất hoặc bất cẩn gây ra, tỷ lệ bỏng chiếm 1,8% đến 10% so với chấn thương
ngoại khoa.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
16


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Trong năm 2004, trên toàn cầu, 95 772 trẻ em và thanh thiếu niên tuổi dưới 20
bị thương tích do bỏng liên quan tới lửa. Bỏng có thể để lại kết quả là những hậu quả
lâu dài to lớn mà ở những nơi thiếu một chương trình phục hồi chức năng toàn diện và
được điều phối có thể để lại cho trẻ em các vết sẹo, cả về thể chất lẫn tâm lý, đối với
phần còn lại của cuộc đời chúng. Các hậu quả thể chất dài hạn phổ biến nhất sau bỏng
bao gồm sẹo nặng, di chuyển hạn chế, hay phải cắt cụt một chân hoặc tay. Bỏng đặt ra
một gánh nặng kinh tế đối với chăm sóc y tế. Một nghiên cứu từ Hoa Kỳ đã phát hiện
rằng chi phí nhập viện cho các vụ bỏng có phạm vi từ 1187 đô la Mỹ cho các ca bỏng
nước tới 4102 đô la Mỹ cho ca bỏng lửa [2].
Theo số liệu từ Viện bỏng Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có đến hàng ngàn
lượt người bị bỏng ở các mức độ khác nhau và năm sau luôn cao hơn năm trước.
Thống kê cứ 100 bệnh nhân bỏng có 3 đến 5 người tử vong và có hơn 30 người bị di
chứng về sau.
Bỏng xảy ra với nhiều nguyên nhân gồm 4 nhóm bỏng chính đó là: Bỏng
nhiệt độ ( Bỏng khô: do các nguyên nhân như bỏng lửa, bỏng bô xe máy, bỏng kim
loại,…; Bỏng ướt: bao gồm các nguyên nhân như bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ, bỏng
hơi nước); Bỏng hóa chất ( bỏng do axit; bỏng do bazơ); Bỏng điện; Bỏng do các tia
vật lý (tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X, tia phóng xạ).

Người ta thường dựa vào nguyên nhân gây bỏng, thời gian gây bỏng và diễn
biến lâm sàng mà chia bỏng theo các cấp độ :
Bỏng cấp độ 1 (cấp độ nhẹ nhất): vùng da chỉ bị tấy đỏ đau rát chỉ bị tổn
thương vùng da bên ngoài. Bình thường với cấp độ bỏng này sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày.
Bỏng cấp độ 2: tổn thương đến các lớp tế bào nông của thượng bì, lớp tế
bào mầm còn nguyên vẹn, mao mạch ở lớp nhú trung bì bị ứ huyết và tăng tính thấm.
Dịch huyết tương thoát ra tạo thành nốt phỏng, cấp độ này người bị bỏng sẽ tăng cảm
giác đau rát. Thơì gian khỏi từ 8-13 ngày
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
17


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Bỏng cấp độ 3: nốt phỏng vòm dày gồm toàn bộ lớp thượng bì và một
phần lớp trung bì bị tổn thương, nền nốt phỏng hoặc trắng hoặc có rỉ máu. Dạng sâu
nặng hơn lớp trung bì tổn thương chỉ còn các phần sâu của các tuyến mồ hôi, phần da
bị hoại tử. Thời gian rụng hoại tử 30-40 ngày.
Bỏng cấp độ 4: bỏng toàn bộ da, tổn thương biểu hiện da hoại tử có thể
là hoại tử ướt có màu trắng bệch, gồ cao hơn mặt da lành sờ trên mặt da mịn mềm
hoặc là hoại tử khô màu vàng đỏ hoặc đen hơi lõm thấp hơn mặt da lành. Qua lớp da
hoại tử nhìn thấy các lưới huyết quản ở dưới da bị hoại tử lấp quản có đông máu trong
lòng huyết quản. Sau 3-4 tuần hoại tử rụng. Hoại tử ướt rụng nhanh hơn hoại tử khô.
Mô hạt mọc và có hiện tượng biểu mô hoá từ bờ vết thương vào giữa.
Bỏng cấp độ 5: tổn thương gân, cơ, xương, khớp, mạch máu thần kinh,
sụn khớp và có khi tạng bụng hoặc ngực cũng bị bỏng

1.3.2. Các phương pháp điều trị Bỏng
Bỏng được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật, bao
gồm nằm viện dài ngày, tàn phế dẫn đến kỳ thị, hắt hủi. Việc điều trị bỏng phải dựa
vào mức độ cũng như diện tích bỏng.
Việc điều trị bỏng bao gồm các công việc sau:
Điều trị sốc bỏng
Điều trị vết bỏng bao gồm điều trị bằng thuốc và phẫu thuật loại bỏ hoại
tử, cấy ghép da.
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bỏng.
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bỏng của

bệnh nhân, mức độ bỏng để có phương pháp điều trị thích hợp:
- Có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn dùng để rửa vết bỏng: Dung dịch
Natriclorid 0,9%; dung dịch becberin 1%; dung dịch PVP iodine 10%, ngoài ra
có thể dùng dung dịch acid boric 2-4%; nitrat bạc 0,5%,…
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Mai

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung
18


×