Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 78 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
--------

--------

Họ và tên: NGUYỄN THỊ HOÀI AN – A3K20QT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

MÃ NGÀNH

: 52340101

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN TRỊ DU LỊCH, KHÁCH SẠN

Giáo viên hướng dẫn:

PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh

Hà Nội, 5 – 2016




Lời cam đoan
Khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài: “Phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng” là công trình
do bản thân sinh viên tự nghiên cứu với sự hướng dẫn nhiệt tình và
chu đáo của giáo viên dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Thanh
Sinh viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và
tính trung thực của Đề tài nghiên cứu này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2016.
Sinh viên tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài An


Lời cảm ơn
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
thầy Nguyễn Văn Thanh – người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và tận tình
bổ sung góp ý, giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Du lịch –
Viện Đại học Mở Hà Nội đã dạy bảo và truyền đạt những kiến thức bổ
ích cho chúng em trong quá trình học tập cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các anh, chị trong các công ty du lịch
như: Sea travel, Phương Nam Sun travel, bạn bè cùng lớp đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu thông tin, thu thập
số liệu để hoàn thành khóa luận đúng thời hạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2016.
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài An


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---***---

------------------------------------------------

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: NGUYỄN THỊ HOÀI AN

DĐ: 0165 7290046

Lớp – Khóa: A3 – K20

Ngành học: quản trị du lịch, khách sạn

1. Tên đề tài: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng
2. Các số lieu ban đầu: Lý thuyết đã học và tư liệu thu thập tại cơ sở nơi thực
hiện Khóa luận, giáo trình, sách, tạp chí, báo có liên quan.

3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Chương 1:

Cơ sở lý luận chung về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch
đặc thù

Chương 2:

Phân tích và đánh giá thực trạng vùng du lịch Đồng Bằng
Sông Hồng

Chương 3:

Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
vùng du lịch Đồng Bằng SôngHồng

4. Các slides máy chiếu, PC:
5. Giáo viên hướng dẫn

: Toàn phần

6. Ngày giao nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp

: 30/ 11/ 2015

7. Ngày nộp Khóa luận cho VP Khoa

: 28/ 04/ 2016

Trưởng khoa


Hà Nội, ngày 25/ 04/ 2016
Giáo viên Hướng dẫn

Nguyễn Văn Thanh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCHVÀ SẢN
PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ ........................................................................................ 4
1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù ............................ 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch ........................................................................................ 4
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch ........................................................................ 5
1.1.3 Khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù ........................................................... 8
1.2 Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch hiện đại [2] .......... 10
1.3 Cơ sở lý luận phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng .. 11
1.3.1 Cơ sở lý luận về việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng
Sông Hồng cho khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế ............................. 11
1.3.2 Cơ sở lý luận về việc truyền thông quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù .. 13
1.4 Tiểu kết chương 1 và nhiệm vụ chương 2 ............................................................ 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN PHẦM DU
LỊCHVÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH) .............................. 15
2.1 Giới thiệu chung về vùng du lịch ĐBSH .............................................................. 15
2.1.1Giới thiệu chung về vùng ĐBSH [6, 5-9] ....................................................... 15
2.1.2Sản phẩm du lịch đặc trưng vùng ĐBSH [2, 3-6] .......................................... 17
2.2 Phân tích cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch vùng du lịch ĐBSH[6, 17-23] 19
2.2.1 Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 19
2.2.2Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch [2, 8-9] .......................................................... 20
2.3 Phân tích tài nguyên và môi trường du lịch vùng Đồng Bằng Sông Hồng .......... 22

2.3.1 Tài nguyên tự nhiên ........................................................................................ 22
2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................................... 24


2.3.3 Môi trường du lịch [22] .................................................................................. 26
2.4 Phân tích dịch vụ, quản lý và hình ảnh du lịch vùng Đồng Bằng Sông Hồng ..... 27
2.4.1 Dịch vụ du lịch ............................................................................................... 27
2.4.2Quản lý du lịch [6, 37-38] ............................................................................... 27
2.4.3 Hình ảnh du lịch ............................................................................................. 28
2.5 Phân tích thực trạng liên quan đến các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng ................................................................................ 28
2.5.1 Phân tích và đánh giá về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng
Bằng Sông Hồng dành cho khách du lịch nội địa trong thời gian qua .................... 28
2.5.2 Phân tích và đánh giá về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng
Bằng Sông Hồng cho khách du lịch quốc tế trong thời gian qua ............................ 32
2.5.3 Phân tích và đánh giá truyền thông quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù [6,40-41]
................................................................................................................................. 36
2.6 Tiểu kết chương 2 và nhiệm vụ chương 3 ............................................................ 38
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU
LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH) ......... 39
3.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng du lịch ĐBSH từ năm 2016
đến năm 2020 .............................................................................................................. 39
3.2 Giải pháp 1: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù – “Con đường tâm linh” vùng
ĐBSH cho khách du lịch nội địa ................................................................................ 42
3.3 Giải pháp 2: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng –
“Nét đẹp Đồng Bằng Sông Hồng” cho khách du lịch quốc tế .................................... 52
3.4 Giải pháp 3: Truyền thông quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù ..................... 60
3.5 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 66
PHẦN KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 70



Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Khóa luận.
Hiện nay, ngành Du lịch được biết đến là một ngành công nghiệp không khói, là
ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại thu nhập GDP lớn, tạo công ăn việc làm cho người
dân và quảng cáo được hình ảnh đất nước Việt Nam đến với bạn bè trên Thế giới. Trên
dải đất hình chữ S xinh đẹp, từ Bắc tới Nam, từ địa đầu tổ quốc-Hà Giang, đến mũi Cà
Mau- nơi tận cùng đất nước, nơi đâu cũng có thể trở thành điểm tham quan, thu hút
đông khách du lịch với nhiều loại hình khác nhau.
Trong đề tài nghiên cứu này, em đã chọn vùng Đồng Bằng Sông Hồng để phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù. Có thể nhận thấy, vùng Đồng Bằng Sông Hồng là một
khu vực trải dài từ Tây sang Đông với các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung
du, đồng bằng, biển và hải đảo, là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn minh
lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, làng Việt cổ đặc trưng.
Do đó vùng Đồng Bằng Sông Hồng là khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch
khá toàn diện. Những đặc điểm địa lý tự nhiên và tài nguyên tạo điều kiện để vùng
Đồng Bằng Sông Hồng có thể phát triển một nền kinh tế mở đa dạng, nâng cao tỷ lệ
các ngành dịch vụ trong đó có du lịch. [6, 1]
Đứng về góc độ du lịch, Đồng Bằng Sông Hồng có Hà Nội là trung tâm du lịch
cả nước và trục tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng với cửa mở ra biển Đông, đến với các
nước trong khu vực và quốc tế, chính vì vậy phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng
có ý nghĩa động lực đối với phát triển du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như các vùng
khác trên cả nước phát triển du lịch của vùng Đồng Bằng Sông Hồng vẫn chưa tương
xứng tiềm năng, chưa xứng đáng với vai trò động lực của du lịch cả nước, phát triển
thiếu sự liên kết vùng và vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững, và chưa có sản

phẩm du lịch đặc thù tạo sức cạnh tranh cho toàn vùng với cả nước. Với các nhìn nhận
trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài tốt nghiệp:
“ Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng”
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-1-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Do điều kiện thiếu thông tin và các kiến thức thực tế khác nhau nên đề tài này
chỉ giới hạn ở việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc có tính
khởi đầu và gợi ý cho việc phát triển nâng cao sản phẩm du lịch cho toàn khu vực vùng
Đồng Bằng Sông Hồng. Với trình độ và kiến thức có hạn, đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được các thầy cô góp ý. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài
2.1 Mục đích
-

Nghiên cứu về lý thuyết sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, vai trò của

sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch hiện đại và cơ sở lý thuyết của các
giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng
-

Trên các cơ sở lý thuyết trên, phân tích đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch

vùng du lịch Đồng Bằng Sông Hồng

-

Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng

Bằng Sông Hồng cho khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, trên cơ sở đó đưa
ra các giải pháp để truyền thông, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thu hút
nhiều khách hơn và giới thiệu hình ảnh vùng du lịch Đồng Bằng Sông Hồng đến với
bạn bè quốc tế và du khách nội địa trong nước
-

Tìm hiểu được lợi ích của việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng

Bằng Sông Hồng dành cho từng đối tượng khách và của việc truyền thông quảng bá
các sản phẩm du lịch đặc thù
2.2 Giới hạn
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng
Bằng Sông Hồng để dành cho đối tượng khách du lịch trong nước và nước ngoài
2.3 Nhiệm vụ
-

Luận giải cơ sở lý luận về du lịch, sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù,

và vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch hiện đại.
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-2-


Khóa luận TN
-


Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Phân tích và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch vùng du lịch Đồng Bằng

Sông Hồng.
-

Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dành

cho đối tượng khách du lịch nội địa và nước ngoài.
3. Đối tượng Đề tài Khóa luận
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận là vùng du lịch Đồng Bằng Sông
Hồng, gồm 10 tỉnh: Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, HảiDương, Nam Định, Ninh
Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.

4. Phương pháp nghiên cứu trong khóa luận
-

Phương pháp thu thập tài liệu

-

Phương pháp phân tích tổng hợp

-

Phương pháp chuyên gia

-


Phương pháp bản đồ

5. Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của Khóa luận.
Giải pháp 1:

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng cho
khách du lịch nội địa

Giải pháp 2:

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng cho
khách du lịch quốc tế

Giải pháp 3:

Truyền thông quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù

6. Kết cấu của Khóa luận
Đề tài này ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung của đề tài khóa luận
chia thành 3 chương chính sau:
Chương 1:

Cơ sở lý luận chung về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù

Chương 2:

Phân tích và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch vùng du lịch Đồng
Bằng Sông Hồng


Chương 3:

Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng du
lịch Đồng Bằng SôngHồng

SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-3-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ

1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù
1.1.1 Khái niệm về du lịch

Từ xưa đến nay, du lịch được coi như một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con
người. Ngày nay, du lịch trở thành một trong những hiện tượng phổ biến có sức ảnh
hưởng rộng rãi trên Thế giới. Trong sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, du
lịch ngày càng trở nên phổ biến và ngày càng đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, thư
giãn cũng như giải trí của con người. Du lịch được coi như«hoạt động tinh thần» không
thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là trong xã hội hiện nay. Do hoàn cảnh khác nhau về
điều kiện kinh tế- xã hội, không gian- thời gian, và cũng do các góc độ nghiên cứu
khác nhau, nên mỗi ngành khoa học, mỗi người đều có cách hiểu khác nhau về du lịch.
Theo định nghĩa của hai học giả Thụy Sỹ Hunziker và Kraff đã được hiệp hội
các chuyên gia du lịch thừa nhận: «Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện

tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những
nơi không phải nơi làm việc thường xuyên của họ»[13, 3]
Tổ chức IUOTO (International Union of Official Travel Organization) đã khái
niệm du lịch như sau: «Du lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa
điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một
nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống». [16, 1]
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-4-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Trong Luật Du lịch Việt Nam (bản ban hành năm 2005) tại Điều 4, chương 1
định nghĩa : «Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định»[13, 3]
Các khái niệm về du lịch tuy có khác nhau về nội dung nhưng bản chất lại giống
nhau, đều nêu bật lên được những yếu tố quan trọng tạo nên du lịch như mục đích
không phải là làm việc mà là nghỉ ngơi, thư giãn; địa điểm là khác nơi cư trú thường
xuyên và các thành phần làm nên du lịch như: khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính
quyền và dân cư địa phương.

1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung
ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất
kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. [13, 21]
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô

hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện
nghi phục vụ khách du lịch. [13, 21]
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), «Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp
của ba nhóm yếu tố cấu thành: Hạ tầng và cơ sở vật chất ký thuật du lịch, tài nguyênmôi trường du lịch và dịch vụ, quản lý và hình ảnh du lịch».[2]
Luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2005), «Sản phẩm du lịch là tổng hợp các
dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch». Các
dịch vụ trong khái niệm này bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu
trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn, và các dịch vụ liên
quan khác. Tuy nhiên trong thực tế khái niệm về sản phẩm du lịch có góc nhìn rộng
hơn, không chỉ giới hạn ở tập hợp các dịch vụ mà còn bao gồm tập hợp các yếu tố vật

SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-5-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

chất và phi vật chất như các yếu tố hấp dẫn du lịch mà trước hết là tại nguyên du lịch,
có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của du khách. [3, 4]
Sản phẩm du lịch tạo nên sự khác biệt trong phát triển du lịch, tạo nên thương
hiệu và hình ảnh của mỗi điểm đến du lịch, của mỗi địa phương, mỗi vùng, và mỗi
quốc gia. Sản phẩm du lịch được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa các giá trị tìa
nguyên du lịch, các điều kiện về cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống các dịch vụ và khả năng
đáp ứng của các cơ sở du lịch.
Như vậy, việc nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch, trước hết cần nghiên
cứu các yếu tố về « Cầu du lịch», bao gồm các đặc điểm tâm lý, văn hóa, nhu cầu, sở
thích, khả năng thu nhập, xu hướng đi du lịch, điểm đến, sản phẩm du lịch ưa thích…

của các thị trường khách du lịch, và về « Cung du lịch », bao gồm các đặc điểm về giá
trị tài nguyên du lịch (thế mạnh, đặc thù…), các điều kiện về cơ sở hạ tầng xã họ, hệ
thống các dịch vụ và khả năng đáp ứng (cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, con người…).
Ngoài ra việc nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch cần tuân theo nguyên tắc phát
triển bền vững (kéo dài vòng đời của sản phẩm du lịch), có tính đặc thù riêng, có
thương hiệu và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. [3, 4]

SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-6-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Các đặc tính của sản phẩm du lịch (SPDL) là : [13, 21-22]

Tính vô
hình
Tính đồng
thời của sản
xuất và tiêu
dùng

Tính không
đồng nhất
Đặc tính
của SPDL


Tính không
chuyển đổi
quyền sở
hữu

Tính mùa
vụ
Tính không
thể di
chuyển

Sơ đồ 1.1: Đặc tính của sản phẩm du lịch
[Nguồn: 13]
Trong đó:[13, 21-22]
-

Tính vô hình : Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị
sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh
khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá.

-

Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng :Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư
trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.

-

Tính không chuyển đổi quyền sở hữu: Đối vơi sản phẩm du lịch, du khách không
có quyền sở hữu sản phẩm của mình mua, chỉ có quyền sử dụng trong những
điều kiện cụ thể


SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-7-


Khóa luận TN
-

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Tính mùa: Sản phẩm du lịch mang tính mùa rõ rệt, nhu cầu về sản phẩm xuất
hiện vào những thời điểm nhất định trong năm tùy thuộc vào điều kiện nhất định

-

Tính không thể di chuyển: Người tiêu dung phải di chuyển để tiêu dung sản
phẩm du lịch

-

Tính không đồng nhất : Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm
trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

1.1.3 Khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù
Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên
các giá trị đặc thù, độc đáo (có thể là duy nhất), nguyên bản của tài nguyên du lịch; dựa
trên các giá trị đặc sắc, thành tựu nổi trội của nền kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật…
của mỗi điểm đến, mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi quốc gia với những dịch vu không
chỉ làm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch mà còn tạo được những ấn tượng bởi

tính độc đáo (duy nhất), sáng tạo… trong long du khách. [3, 4]
Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có khả nằn tạo nên thương hiệu,
hình ảnh du lịch; tạo nên sự “khác biệt” giữa điểm du lịch này với điểm du lịch khác
(giữa địa hương này với đại phương khác, giữa vùng này với vùng khác, và giữa quốc
gia này với quốc gia khác). Tuy nhiên tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch đặc thù còn
phụ thuộc vào thị hiếu, phù hợp với nhu cầu của thị trường khách du lịch; có thể hấp
dẫn với thị trường này, nhưng lại không hấp dẫn với thị trường khác.[3, 4-5]

SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-8-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Sản phẩm du lịch đặc thù có vị trí vai trò rất quan trọng trong hệ thống sản
phẩm du lịch mỗi điểm đến. sản phẩm du lịch đặc thù tạo nên sự khác biệt, gây dựng
hình ảnh và thương hiệu du lịch; tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch,
nâng cao khả năng cạnh tranh cho mỗi điểm đến. [3, 5]

Sản phẩm
du lịch
đặc thù

Khác biệt
Yếu tố vật chất

Yếu tố phi vật thể


- Tài nguyên du lịch

- Dịch vụ

- Hạ tầng du lịch

- Quản lý

- Môi trường du lịch

- Hình ảnh

Khác biệt, duy nhất
Đặc sắc, nổi trội

Thiên
nhiên
bantặng

Con
người tạo
ra

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
[Nguồn: 2 ]
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-9-



Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Nhân tố quan trọng hàng đầu cấu thành nên sản phẩm du lịch đặc thù là các giá
trị đặc thù của tài nguyên du lịch. Do vậy, tài nguyên du lịch mang ý nghĩa cấp quốc
gia, cấp vùng hay cấp địa phương sẽ quyết định sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa
cấp quốc gia, cấp vùng hay cấp địa phương. Như vậy, sản phẩm du lịch đặc thù có ý
nghĩa quốc gia hay cấp vùng và cấp địa phương sẽ được xây dựng dựa trên giá trị đặc
thù của tài nguyên du lịch cấp quốc gia, hay cấp vùng và cấp địa phương.[3, 5]
Vì vậy, cẩn phân biệt rõ các cấp của sản phẩm du lịch đặc thù: [5]
-

Sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia: sử dụng tài nguyên du lịch có tính
độc đáo, đặc trung cao nhất so sánh toàn quốc, các sản phẩm này có thể thu hút
đông đảo thị trường khách du lịch và có thể xây dựng thương hiệu du lịch có
tính cạnh tranh cao.

-

Sản phẩm du lịch đặc thù có tính nội vùng: sử dụng tài nguyên du lịch có tính
độc đáo, đặc sắc của một địa phương trong mối quan hệ so sánh với các địa
phương còn lại trong vùng. Các sản phẩm này có thể rẩ hấp dẫn khách du lịch
trong vùng và các vùng lân cận nhưng có thể không có tính hấp dẫn toàn quốc,
không phải là sản phẩm du lịch đại diện có khả năng xây dựng thương hiệu du
lịch của vùng.

1.2 Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch hiện đại[2]
Sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch hiện đại có các vai trò sau:

-

Cá biệt hóa du lịch của điểm đến, của địa phương;

-

Tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị trường khách đặc biệt hoặc đại trà;

-

Gây dựng hình ảnh du lịch của điểm đến, địa phương;

-

Xây dựng thương hiệu du lịch của điểm đến, điah phương

-

Tạo ra sức cạnh tranh cao cho điểm đến, địa phương;

-

Là những điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch của điểm đến, địa phương

-

Có khả năng tạo ra các động lực cho các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển

SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20


-10-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

1.3 Cơ sở lý luậnphát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng
1.3.1 Cơ sở lý luận về việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng
Sông Hồng cho khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
1.3.1.1 Xác định thị trường mục tiêu [18, 15]
Để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cần phải đứng trên quan điểm của khách
hàng. Song, nhu cầu, mong muốn và thị hiếu của họ luôn luôn thay đổi, vị vậy cần phải
tìm hiểu và quan tâm tới các yếu tố sau:
• Độ tuổi trung bình của người tham gia (thời gian rảnh rỗi, độ dài chuyến đi)
• Nhu cầu và sự yêu thích của họ
• Những khả năng về thể chất
• Khả năng chi trả
• Độ dài chuyến đi
• Các yêu cầu đặc biệt. Cần xem xét tính khả thi đưa vào nghiên cứu, không nên
quá tham vọng để thực hiện những gì không thể làm được
Việc xác định thị trường mục tiêu này giúp cho doanh nghiệp kinh doanh dự
đoán được số lượng người mua và khả năng chi tiêu trung bình của họ; giúp xác định
thông tin về khách hàng, từ đó các sản phẩm du lịch được thiết kế để phù hợp với đối
tượng khách tiêu dung, và giúp xác định mức đầu tư cho chi phí sản phẩm và chi phí
marketing một cách hiệu quả.

1.3.1.2 Đặc trưng của điểm đến [18, 17]
Mỗi điểm du lịch sẽ có những nét hấp dẫn riêng, vậy nên các công ty du lịch sẽ
dựa trên các tài nguyên du lịch sẵn có của điểm đến và khả năng của mình để nghiên

cứu và tìm ra những điểm thu hút tại điểm đến để thỏa mãn nhu cầu một đối tượng
khách mà công ty hướng tới.

SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-11-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Để có thể lựa chọn và mô tả các điểm tham quan du lịch cũng như các yếu tố
bao gồm trong sản phẩm du lịch đặc thù khác nhau như lưu trú, ăn uống mà công ty du
lịch phải quan tâm để đưa và lịch trình.
1.3.1.3 Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù[18, 55]
Marketing quảng cáo: đưa ra các kế hoạch có hệ thống thực thi, đưa ra các
thông điệp mang tính công cộng và có sức thuyết phục. Thông điệp đó hiển thị
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mục tiêu là tìm kiếm những khách hàng
tiềm năng. Ở bước này, marketing quảng cáo mang tính vĩ mô hơn, bao quát
hơn về vùng du lịch Đồng Bằng Sông Hồng.
Đưa ra các chính sách: là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ
trong một thời gian nhất định, mục đích đưa ra các chính sách này để khách
hàng thấy sản phẩm du lịch đặc thù này là dành riêng cho họ
Thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù: Từ các thông tin, phân tích trên xác định loại
sản phẩm du lịch. Công ty du lịch sẽ xác định tuyến và điểm rồi đưa ra một
chương trình du lịch phù hợp với cung đường đã lựa chọn. Sau đó sẽ bổ sung
các dịch vụ bao gồm, không bao gồm, rồi tính giá thành và giá bán của sản
phẩm du lịch đó.
Marketing quảng bá sản phẩm: đưa ra các kế hoạch có hệ thống thực thi, đưa ra

các thông điệp mang tính công cộng và có sức thuyết phục. Thông điệp đó hiển
thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mục tiêu là tìm kiếm những khách hàng
tiềm năng. Ở bước này, marketing quảng bá sản phẩm tập trung vào sản phẩm
du lịch đặc thù đã thiết kế, nhằm mục đích bán được sản phẩm đến tay người
tiêu dung.
Phản hồi: Việc thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù không phải lúc nào cũng đạt
yêu cầu, vì vậy các công ty du lịch cần có thời gian thu thập các thông tin phản
hồi khi thương mại hóa sản phẩm. Phụ thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm
du lịch, các thông tin phản hồi: mức độ đáp ứng tài nguyên du lịch của điểm
đến, mức độ và khả năng thực hiện chương trình của công ty du lịch, của của
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-12-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

các nhà cung cấp các dịch vụ có liên quan; mức độ và khả năng của khách du
lịch. Thu thập các thông tin phản hồi này sẽ giúp công ty thiết kế hoàn thiện hơn
chương trình du lịch. Các nguồn thông tin có thể tham khảo: địa phương, nhân
viên, quản lý, giám sát, điều hành trong công ty, khách du lịch, đối tác.

1.3.2 Cơ sở lý luận về việc truyền thông quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù
Tùy vào từng đối tượng khách sẽ có các cách truyên truyền quảng bá sản phẩm
du lịch đặc thù cụ thể, nhưng nhìn chung, tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch đặc
thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng là thực hiện công tác giới thiệu rộng rãi khắp tất cả
mọi nơi để mọi người đều biết đến du lịch của vùng và quyết định thực hiện chuyến du
lịch đến vùng du lịch Đồng Bằng Sông Hồng.


Việc tuyên truyền, quảng bá này giúp công ty du lịch tối đa hóa lợi nhuận; sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, internet, báo, đài…) để mang thông tin
đến người têu dung nhanh nhất; mang sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối
dùng; đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và tăng độ nhận biết thương
hiệu của sản phẩm.
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-13-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

1.4 Tiểu kết chương 1 và nhiệm vụ chương 2
Như vậy, chương 1 đã giải quyết vấn đề cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch, sản
phẩm du lịch đặc thù. Trong đó, đã làm rõ các khải niệm của du lịch: Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định. Sản phẩm du lịch là tổng hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Và sản phẩm du lịch đặc thùlà
những sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các giá trị đặc thù, độc đáo (có thể là
duy nhất), nguyên bản của tài nguyên du lịch; dựa trên các giá trị đặc sắc, thành tựu nổi
trội. Và còn là những sản phẩm có khả nằn tạo nên thương hiệu, hình ảnh du lịch; tạo
nên sự khác biệt giữa điểm du lịch này với điểm du lịch khác
Tiếp đó, chương 1 cũng nêu được vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong
hoạt động du lịch hiện đại như: cá biệt hóa du lịch, tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị
trường khách đặc biệt hoặc đại trà, gây dựng hình ảnh du lịch, xây dựng thương hiệu
du lịch, tạo ra sức cạnh tranh cao, điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch, có khả

năng tạo ra các động lực cho các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển.
Cuối cùng, nội dung chương 1 đã đề cập đến các cơ sở lý luậnliên quan đến các
giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Đặc
biệt là dành cho hai đối tượng khách: trong nước, quốc tế, và việc truyền thông quảng
bá các sản phẩm du lịch đặc thù. Đây chính là cơ sở để hình thành nên các giải pháp
thực tế để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Trong chương 2 của đề tài sẽ làm rõ các điểm sau:
2.1Giới thiệu chung về vùng du lịch Đồng Bằng Sông Hồng
2.2 Phân tích cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vùng du lịch Đồng Bằng Sông Hồng
2.3 Phân tích tài nguyên và môi trường du lịch vùng Đồng Bằng Sông Hồng
2.4 Phân tích dịch vụ, quản lý và hình ảnh du lịch vùng Đồng Bằng Sông Hồng
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-14-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN
CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN PHẦM DU LỊCH
VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH)
2.1 Giới thiệu chung về vùng du lịch ĐBSH
2.1.1 Giới thiệu chung về vùng ĐBSH [6, 5-9]

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý, địa hình:
Vùng ĐBSH gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, là vùng

kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng xấp xỉ 21.063,1 km2
Vùng ĐBSH là một khu vực trải dài từ Tây sang Đông với các miền địa hình
khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo…Do đó vùng ĐBSH
cũng là một khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú là yếu tố
thuận lợi phát triển du lịch.
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-15-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Khí hậu
Vùng ĐBSH có đặc điểm khí hậu và thời tiết đa dạng, độc đáo. Vùng chịu ảnh
hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa tạo nên một mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với hướng
gió Đông Nam và có mùa đông lạnh, ít mưa với hướng gió chính là Bắc và Đông Bắc.
Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ đến tính chất thời vụ của hoạt động du lịch.
Thủy văn
Vùng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, các sông lớn chảy qua vùng có diện
tích lưu vực trên 1.000 km2 như sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu.... Các sông
này có khả năng rất lớn về cung cấp nước, làm thủy lợi, giao thông và cung cấp thủy
sản và là tiềm năng du lịch. Sông Hồng 200 km chảy qua địa phận của vùng. Tổng
lượng nước trung bình 114.000 m3, tổng lượng phù sa trung bình là 100 triệu tấn/năm.
Sinh vật
Do nằm trong khu vực có nhiều dạng địa hình, các Vườn quốc gia, khu dự trữ
sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu Ramsar nên vùng có các hệ sinh thái (HST)
đa dạng, phong phú.Hệ động, thực vật phong phú với các loài động vật sống trong
rừng, các loài động vật sống ở đáy biển, cá biển, các loài thực vật trên cạn....

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư, dân tộc
Vùng ĐBSH hiện có hơn 19.770 nghìn người, chiếm 23% dân số cả nước. Đây
là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước (939 người/km2). Mật độ dân số cao, gấp 3,5 lần
cả nước. Dân số đông cũng đem đến những khó khăn nhất định gây sức ép lên sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế - xã hội
Là khu vực có tốc độ phát triền kinh tế nhanh, đứng thứ hai sau vùng Đông Nam
Bộ. Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dịch vụ
trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn liền với việc giải quyết
các vấn đề xã hội. Ngoài sản xuất lương thực vùng còn trồng các loại cây nông sản
khác, nuôi trồng thủy sản… phục vụ đời sống và có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch.
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-16-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

2.1.2 Sản phẩm du lịch đặc trưng vùng ĐBSH [2,3-6]
Loại hình du lịch tâm linh
Phát triển loại hình du lịch tâm linh của vùng ĐBSH dựa trên các di sản văn hóa
vật thể, phi vật thể với tâm điểm là Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái
Bình… Các lễ hội, các danh thắng tiêu biểu của các địa phương như: lễ hội Chùa
Hương, Tịch Điền, đền Trần Thương, cố dô Hoa Lư, chùa Bái Đính, khu danh thắng
Tràng An, Tam Cốc – Bích Động… đều là những nét văn hóa đặc thù riêng, tiêu biểu
của vùng ĐBSH.
Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh:

-

Du lịch văn hóa tâm linh gắn liền với tôn giáo và đức tin, trong đó có Phạt giáo,
Thiên chúa giáo

-

Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cùng, tri ân những vị anh hùng dân tộc,
những vị tiền bối có công với nước, dân tộc trở thành du lịch về cội nguồn dân
tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn.

-

Du lịch tâm linh gắn liền với hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướng
tới sự cân bằng thanh tao, siêu thoát

-

Du lịch tâm linh còn gắn liền với nhiều yếu tố tâm linh và những điều bí ẩn
Du lịch sinh thái – du lịch sinh thái biển đảo vùng ĐBSH
ĐBSH có vùng biển khá rộng, đường bờ biển khá dài 400km từ Thủy Nguyên –

Hải Phòng đến Kim Sơn – Ninh Bình, thềm lục địa mở rộng ra phía biển, có nhiều bãi
triều rộng, nhiều bãi biển dài rộng có thể phục vụ du khách: Đồ Sơn, Cát Bà, Đồng
Châu, Quất Lâm, Thịnh Long, Nghĩa Hưng.
Hiện nay chương trình du lịch sinh thái biển đi Cát Bà được coi là của lực, khai
thác mạnh và hiệu quả. Khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế rát ưa chuộng du lịch
sinh thái, cộng đồng, đến các điểm nổi tiếng ở Cát Bà như: Vịnh Lan Hạ, Việt Hải,
Xuân Đám, vườn quốc gia và hệ thống hang động, bãi tắm.
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20


-17-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

Ngoài ra thì ba tỉnh ven biển còn lại thuộc vùng ĐBSH thì có những HST ngập
nước, những bãi bồi ven biển, có những hệ động thực vật di trú rất phong phú và đa
dạng như: Vương quốc gia Xuân Thủy, khu Bảo tồn tự nhên đất ngập nước Tiền Hải,
Nghĩa Hưng, Kim Sơn, khu du lịch Đồng Châu – Cồn Vành – Cồn Thủ, khu vực dự trữ
sinh quyển châu thổ sông Hồng…
Trên phạm vi không gian của vùng du lịch sinh thái ĐBSH có 5 vườn quốc gia:
Ba Vì, Tam Đảo, Xuân Thủy, Cát Bà, Cúc Phương. Căn cứ vào các đặc điểm sinh thái
tự nhiên và điều kiện có liên quan hoạt động du lịch sinh thái của vùng chủ yếu là tham
quan nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù kết hợp với thắng cảnh và du lịch văn hóa.
Du lịch làng nghề vùng ĐBSH
Có thể nói ĐBSH là cá nôi , là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa – du lịch làng nghề.
Dọc hai bên sông Hồng, sông Đấy, sông Luộc và sông Cầu…các làng nghề được hình
thánh cà phát triển với số lượng đậm đặc. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Làng
nghề Việt Nam, số lượng làng nghề ở miền Bắc hiện nay chiềm 70% số lượng các làng
nghề trong cả nước. Có những làng nghề thủ công ra đời, phát triển hàng trăm năm,
nghìn năm trước như: đúc đồng, gốm, thêu ren, dệt thảm… Nhiều làng nghề trở thành
thương hiệu nổi tiếng, hấp dẫn lớn: gốm Bát Tràng,lụa Vạn Phúc (Hà Nội), gốm Phù
Lãng (Bắc Ninh), chạm bạc Đồng Xuân (Thái Bình), tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)…
Nhiều làng nghề không chỉ tập trung thợ thủ công, chế tác sản phẩm thủ công
mỹ nghệ, mà còn là môi trường văn hóa, nơi lưu truyền nhũng tinh hóa nghệ thuật và
ký thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa
cộng đồng như: lễ hội, hát xướng, thờ cúng tổ nghề…

Ngoài ra vùng cón có những sản phẩm du lịch thu hút khá nhiều du khách đến
tham quan như: du lịch trải nghiệm làng quê, du lịch tham quan các di tích lịch sử, du
lịch đường sông….

SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-18-


Khóa luận TN

Khoa Du lịch, Viện ĐH Mở HN

2.2 Phân tích cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch vùng du lịch ĐBSH[6, 17-23]
2.2.1

Cơ sở hạ tầng

2.2.1.1 Hệ thống giao thông
Vùng ĐBSH có hệ thống giao thông phát triển thuộc diện nhất nước và hội tụ
đầy đủ các loại hình giao thông, thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch.
Đường bộ
Vùng ĐBSH có Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hải Phòng là một trong năm
Trung tâm quốc gia và nhiều đô thị lớn nên mạng lưới giao thông đường bộ phát triển
gồm các đường quốc lộ và đường tỉnh. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của cả
nước, hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp và phát triển không ngừng.
Đường sắt:
Vùng ĐBSH hội tụ của nhiều tuyến đường sắt với các nhánh đi và về qua thủ đô
Hà Nội. Hầu hết các tuyến đường sắt được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên hệ thống
đường và hạ tầng kỹ thuật đã lạc hậu. Gần đây Chính phủ rất quan tâm đầu tư nâng cấp

hệ thống đường sắt, tuy vậy vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Đường không:
Ngành hàng không nói chung và các sân bay ở vùng ĐBSH nói riêng đã có
những bước tiến bộ và phát triển đáng kể. Các tuyến bay trong nước và quốc tế được
mở rộng, các chuyến bay được tăng cường. Những tiến bộ nói trên đã đáp ứng kịp thời
yêu cầu phát triển du lịch của vùng và tạo ra tiền đề mở rộng khai thác các nguồn
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.v.v...
Đường thủy:
Vùng ĐBSH có hai loại hình giao thông thủy là giao thông đường sông và giao
thông đường biển. Sông Hồng là con sông lớn nhất vùng Bắc Bộ chảy qua nhiều tỉnh
của vùng. Vì vậy vận chuyển hàng hóa, hành khách từ Hà Nội tới các tỉnh trong vùng
rất thuận lợi. Hệ thống cảng biển nối liền với các cảng biển miền Trung-Nam, Đây
chính là một lợi thế cơ bản để phát triển du lịch .
SV: Nguyễn Thị Hoài An, A3K20

-19-


×