1
TR NG I H C KINH T QU C DN
KHOA DU L CH V KHCH S N
------------------------
CHUYÊN Đề TốT
NGHIệP
ti
PHáT TRIểN SảN PHẩM DU LịCH KếT HợP VớI RèN
LUYệN Kỹ NĂNG Team-building tại công ty TNHH thư
ơng mại và du lịch văn hóa
Giỏo viờn hng dn: PGS.TS. Nguyn ỡnh Hũa
Sinh viờn thc hin: Khng Minh c
Lp: Du Lch K48
H NI 2010
H N i 11 - 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng các dữ liệu thu thập trong quá trình thực
tập tại doanh nghiệp và các dữ liệu sẵn có hay nguồn thông tin thứ cấp có trên báo
chí, các website, diễn đàn….....................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH KẾT HỢP RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG – TEAM-BUILDING..............................................................7
1.1. Sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – Team-building............7
1.1.1. Sản phẩm du lịch................................................................................7
1.1.2. Team-building.....................................................................................8
1.1.2.1. Khái niệm........................................................................................8
1.1.2.2. Phân loại Team-building.................................................................9
1.1.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch kết hợp Team-building...................10
1.1.4. Phân loại các hình thức du lịch kết hợp Team-building..................10
1.1.5. Phân tích đặc điểm của sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng
– teambuilding............................................................................................11
1.1.5.1. Phân tích về đặc điểm và giá trị lợi ích của sản phẩm.................11
1.1.5.2. Phân tích về mô hình cấu trúc của sản phẩm................................15
1.2. Điều kiện về cung....................................................................................16
1.2.1. Tài nguyên tự nhiên..........................................................................16
1.2.1.1. Điều kiện về khí hậu thời tiết:.......................................................16
1.2.1.2. Cảnh quan.....................................................................................17
2
1.1.3. Tài nguyên nhân văn........................................................................19
1.1.4. Cơ sở và các hoạt động giải trí..........................................................20
1.1.4.1. Cơ sở giải trí.................................................................................20
1.1.5. Phân chia theo thành phần dịch vụ chính cấu thành chương trình
du lịch kết hợp Team-building của một doanh nghiệp..............................21
1.1.6. Phân loại theo đối tượng khách hàng của nhà cung cấp.................22
1.2. Điều kiện về cầu......................................................................................22
1.2.1. Thời gian nhàn rỗi............................................................................22
1.2.2. Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân.....25
1.2.2.1. Thu nhập của người dân...............................................................25
1.2.2.2. Trình độ văn hóa chung của nhân dân và đặc biệt hơn là về nhận
thức đối với sự cần thiết của Team Building trong cuộc sống...................26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH KẾT HỢP
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG – TEAMBUILDING TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI
VÀ DU LỊCH VĂN HÓA......................................................................................28
2.1. Giới thiệu về tổ chức...............................................................................28
2.2. Lĩnh vực kinh doanh chính....................................................................28
2.2.1. Du lịch nội địa...................................................................................28
2.2.2. Du lịch quốc tế..................................................................................29
2.3. Các dịch vụ du lịch................................................................................29
2.3.1. Dịch vụ đặt chỗ và bán vé máy bay nội địa và quốc tế......................29
2.3.2. Dịch vụ đặt chỗ và đại lý vé tàu hỏa các tuyến nội địa và quốc tế....30
2.3.3. Dịch vụ làm gia hạn visa...................................................................30
3
2.4. Bộ máy và tổ chức nhân sự....................................................................30
2.5. Các mô hình sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng –
teambuilding tại công ty................................................................................32
2.6. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng –
teambuilding tại công ty................................................................................40
2.6.1. Điều kiện về cung..............................................................................40
2.6.2. Điều kiện về cầu................................................................................41
2.7. Nhãn hiệu của sản phẩm........................................................................42
2.8. Chính sách giá của sản phẩm................................................................42
2.9. Chính sách xúc tiến và phân phối..........................................................43
2.9.1. Xúc tiến hỗn hợp...............................................................................43
2.9.1.1. Quảng cáo.....................................................................................43
2.9.1.2. Quan hệ công chúng......................................................................44
2.7.1.3. Bán hàng trực tiếp.........................................................................45
2.9.1.4. Khuyến mãi....................................................................................45
2.9.2. Chiến lược phân phối.......................................................................45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH KẾT
HỢP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG – TEAM-BUILDING TẠI CÔNG TY THƯƠNG
MẠI VÀ DU LỊCH VĂN HÓA.............................................................................46
3.1. Giải pháp kích thích cầu........................................................................46
3.1.1. Thị trường khách lẻ..........................................................................49
3.1.2. Thị trường là các tổ chức giáo dục bậc tiểu học, trung học.............49
4
3.1.3. Thị trường là các tổ chức giáo dục bậc trung cấp, cao đẳng, đại học
và hệ thống các trường cùng cấp................................................................50
3.1.4. Thị trường là các tổ chức doanh nghiệp...........................................51
3.2. Giải phấp kích thích cung......................................................................54
3.2.1. Sản phẩm..........................................................................................55
3.2.2. Các biện pháp phân phối..................................................................62
KẾT LUẬN............................................................................................................64
DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................65
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch Team building càng ngày càng được coi trọng. Hàng năm trên thế giới,
người ta chi hàng chục tỉ đô la cho các hoạt động Team building. Khi khái niệm
team building xuất hiện, những chuyến du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn
uống, vui chơi, giải trí thông thường mà còn phục vụ cho mục đích cao hơn của tổ
5
chức, doanh nghiệp trong việc tạo nên sự gắn kết chặt chẽ và định hướng hành
động. Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, việc xây dựng những chương trình giúp
giải tỏa căng thắng, kích thích tinh thần làm việc với các thành viên cũng như nhân
viên trong tổ chức là một vấn đề hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, du lịch Team-
building hiện nay như một thị trường đang mở ra và cơ hội là rất lớn đối với tất cả
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đây thực sự là một hướng đi sẽ rất phát triển
đối với ngành du lịch Việt Nam hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng Team-
building
• Phạm vi nghiên cứu: công ty TNHH Thương Mại và Du Lịch Văn Hóa
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm du lịch Team-building cho thị trường
du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng các dữ liệu thu thập trong quá trình
thực tập tại doanh nghiệp và các dữ liệu sẵn có hay nguồn thông tin thứ cấp
có trên báo chí, các website, diễn đàn…
• Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp: dựa vào các thông tin thứ cấp
phân tích một cách có hệ thống các thông tin thu thập được.
5. Nội dung nghiên cứu
• Chương I: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng –
Team-building
• Chương II: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ
năng – teambuilding tại công ty Thương Mại và Du Lịch Văn Hóa
• Chương III: Giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện
kỹ năng – Team-building tại công ty Thương Mại và Du Lịch Văn Hóa
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, PGS.TS Nguyễn Đình Hòa, tôi hy vọng rằng
đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào thực tiễn, giúp cho ngành du lịch sẽ ngày càng phát
triển hơn và cụ thể là trong lĩnh vực du lịch kết hợp Team-building. Tôi xin cam
đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân trên cơ sở nghiên cứu tài
liệu trong danh mục các tài liệu tham khảo.
6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
KẾT HỢP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG – TEAM-BUILDING
1.1. Sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng – Team-building
1.1.1. Sản phẩm du lịch
“ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiên vật chất
trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một
khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng ”
Công thức sản phẩm du lịch là:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hoá du lịch.
• Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo,
các hoạt động vui chơi giải trí và các khu vui chơi giải trí. Dựa vào những tài
nguyên du lịch này để thu hút và lưu giữ khách du lịch.
• Các hàng hoá dịch vụ
- Dịch vụ vận chuyển: Nhằm đưa du khách từ nơi cư trú đến các điểm du
lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện được
nhiện vụ này, người ta có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau
như: máy bay,tàu lửa, tàu thuỷ, ôtô….
- Dịch vụ lưu trú: Nhằm đảm bảo cho khách du lịch nơi ăn ở trong quá trình
thực hiện chuyến du lịch của họ. Khách du lịch có thể chọn một trong các loại hình
lưu trú sau: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen…Ngoài các dịch vụ lưu
trú trên còn có loại hình thuê đất cắm trại và các hình thức tương tự.
- Dịch vụ ăn uống: Để thoả mãn nhu cầu ăn uống khách du lịch có thể tự nấu
ăn khi đi picnic, cắm trại hoặc có thể đến các nhà hàng để ăn vừa tiết kiệm thời
gian nấu nướng dành thời gian cho việc tham quan vừa có thể thưởng thức những
món đặc sản của mỗi vùng mà họ không thể tự nấu được
- Dịch vụ vui chơi giải trí: Đây là bộ phận không thể thiếu được của sản
phẩm du lịch . Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến
đi của mình. Để thoả mãn, họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi tham
quan, vãng cảnh, chơi hoặc xem thể thao, tham quan viện bảo tàng, tham dự
Festival, tham quan tượng đài, hay giải trí tại các club, casino…Đối với du lịch,
đây là bộ phận phận đặc trưng cho sản phẩm du lịch, chúng rất quan trọng vì thời
gian rảnh rổi còn lại trong ngày của khách du lịch thường rất nhiều. Vì vậy, dù hài
7
lòng về về bữa ăn ngon, về chổ ở tiện nghi, du khách vẫn mau chán vùng du lịch
nếu họ không được tham gia và thưởng thức các tiết mục giải trí.
- Dịch vụ mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí đồng thời đối với
nhiều khách du lịch thì việc mau quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu
được. Dịch vụ này bao gồm các hình thức bán lẻ hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ
nghệ, tạp hoá, vải vóc…
1.1.2. Team-building
1.1.2.1. Khái niệm
Team-building là một hình thức sản phẩm dịch vụ còn khá mới mẻ ở Việt
Nam. Một số người nhằm lẫn dịch vụ này với du lịch, một số khác cho Team-
building là kỹ năng làm việc nhóm cần thiết khi chuẩn bị đi làm. Team-building là
một loạt các hoạt động bao hàm nhiều phần, trong đó đôi khi có những chuyến đi
xa của tập thể để tổ chức hoạt động Team-building. Trong các chương trình thiết
kế, Team-building luôn nhấn mạnh các mặt của con người trong lao động, học tập
và trau dồi kỹ năng để giúp các nhà doanh nghiệp xây dựng môi trường văn hoá
cho mình thông qua yếu tố con người.
Một số tài liệu nói rằng Team-building là một hình thức chuyển từ trò chơi kỹ
năng, một hình thức dịch vụ trong du lịch thành một chuyên ngành mới trong đào
tạo: Team-building - xây dựng nhóm - đã được nhiều bạn trẻ trong các đơn vị kinh
doanh trong nước đón nhận khá nồng nhiệt.
Ông Ernest John Proctor, chuyên gia tư vấn nhân sự AQL giải thích, Team-
building tạm dịch là giải pháp xây dựng và phát triển đội nhóm. Nó kết hợp vừa
thực hành - đánh giá - đào tạo và tạo động lực, nhằm liên kết và gìn giữ người tài.
Đồng thời khơi dậy động lực và niềm tự hào trong mỗi nhân viên cùng hướng đến
mục đích chung của doanh nghiệp.
Team-building có nhiều dạng hoạt động riêng biệt, thích hợp với tình hình
nhân sự từng doanh nghiệp. Có thể chia làm bốn nhóm hoạt động chính. Cụ thể,
nhóm chương trình thực hành xây dựng đội nhóm, gồm nhiều bài thực hành tình
huống thực tế của tổ chức, nhấn mạnh xây dựng hệ thống làm việc, nhằm phát
triển kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp nhóm, tinh thần lãnh đạo. Hình thức này
được các doanh nghiệp kết hợp vào hoạt động đào tạo kỹ năng.
Nhóm hoạt động thách thức đội nhóm là hình thức sử dụng trong các chương
trình du lịch, giải trí ngoài giờ với những hoạt động mang tính thách thức cao tạo
8
động lực cho các thành viên, rèn luyện kỹ năng hợp tác, tinh thần tập thể, ý thức
kỷ luật của mỗi nhân viên trong tổ chức...
Số luợng học viên tham gia Team-building lý tưởng cho một lớp là từ 15 đến
30 người cùng làm việc chung trong cùng công ty. Team-building có thể được tổ
chức cho những công ty có từ 100 đến 200 nhân viên cùng tham dự, tuy nhiên
công tác tổ chức phải hết sức quy mô và chi tiết. Dụng cụ là một vấn đề quan trọng
không thể thiếu trong các chương trình Team-building, số người tham gia càng
đông, dụng cụ càng nhiều và cồng kềnh vì thế đơn vị tổ chức Team-building luôn
cần một đội ngũ nhân viên chuẩn bị và hỗ trợ trước và trong thời gian thực hiện
Team-building. Đơn vị thực hiện Teambuilding có thể sẽ đứng ra tổ chức chương
trình hoặc có thể thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, khách sạn cho học viên.
Team-building hiện nay đang lại được đánh giá là một trong những hình thức
du lịch cộng đồng đang có khuynh hướng phát triển tại Việt Nam, kết hợp đào tạo
nhằm xây dựng kỹ năng làm việc nhóm, được doanh nghiệp vận dụng ngày càng
nhiều trong chiến lược xây dựng công ty. Chương trình thường có nhiều trò chơi,
kết hợp thực hành - đánh giá - đào tạo, nhằm liên kết và giữ người tài, đồng thời
khơi dậy động lực và niềm tự hào trong mỗi nhân viên để cùng hướng đến mục
đích chung.
1.1.2.2. Phân loại Team-building
• Outdoor Team-building (OTB)
Bao gồm các chương trình huấn luyện dã ngoại, có thể kêt hợp với các chương
trình huấn luyện Indoor trước đó hoặc kết hợp với các chương trình du lịch nghỉ
ngơi.
Các hoạt động OTB được khởi xướng từ các công ty đa quốc gia – trong đó
đáng kể nhất là các hoạt động của Unilever để tạo nên sự hòa đồng của các cá
nhân đến từ nhiều nền văn hóa, đồng thời tạo nên sức chiến đấu cao của từng cá
nhân và của cả tập thể hướng đến một mục tiêu chung trong từng giai đoạn nhất
định. Gần đây, công ty Vietmark (Dấu Ấn Việt) đã tiên phong khai thác các tiềm
năng thiên nhiên rừng – biển – đảo tại Di Linh, Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang,
Lăng Cô… thiết kế các chương trình OTB độc đáo trong thời gian từ 2 – 4 ngày/
chương trình.
Các công ty Việt Nam hiện nay cũng rất cần các hoạt động OTB vì qui mô của
các công ty Việt Nam cũng đã ngang bằng với một dạng xã hội thu nhỏ, trong đó
các hoạt động văn hóa, các hoạt động xã hội có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn
9
thành mục tiêu kinh doanh của toàn công ty (performance) – hình thức hoạt động
của các công ty Việt Nam hiện nay cũng phức tạp không kém gì một xã hội thu
nhỏ khi có nhiều người có các nền tảng văn hóa khác nhau, có nhiều nguồn gốc
học vấn và chuẩn mực ứng xử khác nhau – và khi cần phối hợp hoạt động trong
phòng ban để đạt mục tiêu chung thì sẽ xảy ra các xung đột – các xung đột này khi
không có sự điều chỉnh thì sẽ xảy ra rạn nứt và khả năng hoàn thành công việc sẽ
bị giảm sút đáng kể.
Do đó các hoạt động OTB thường được được thiết kế riêng cho từng công ty
hay từng tổ chức – mặc dù hình thức bên ngoài có vẻ giống nhau nhưng ý nghĩa
bên trong mà mỗi cá nhân có thể học hỏi là hoàn toàn khác nhau – tùy theo mục
đích ban đầu của người “đặt hàng” và kỹ năng thiết kế các tình huống mô phỏng
thực tế của người thiết kế - game designer.
• Indoor Team-building
Một dòng sản phẩm với các chương trình ngắn từ 2 đến 4 giờ, phục vụ cho các
chương trình hội thảo, kết hợp với các khóa huấn luyện lý thuyết của các công ty.
• Advanced Team-building
Adventure Teambuilding là loại hình đang được nhiều bạn trẻ năng động tại
Việt Nam yêu thích. Đây là loại hình team building hành động với nhiều hoạt động
đòi hỏi thử thách không những về trí tuệ mà cả về thể lực.
1.1.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch kết hợp Team-building
Vậy qua đó ta có thể có khái niệm về sản phẩm du lịch kết hợp Team-building
là một chương trình kết hợp giữa chương trình du lịch xen kẽ trong các chương
trình du lịch đó là các hoạt động Team-building được tổ chức một cách quy mô
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.
1.1.4. Phân loại các hình thức du lịch kết hợp Team-building
Có nhiều tiêu thức để phân du lịch kết hợp Team-building thành các loại hình
khác nhau.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch nội địa và du lịch quốc tế
- Căn cứ vào đối tượng khách du lịch: Du lịch dành cho sinh viên – du lịch
dành cho các cán bộ công nhân viên chức – du lịch cho các nhân viên trong
công ty khác.
- Có thể căn cứ vào mức độ thực hiện về Team-building để phân chia hình
thức này thành: du lịch Team-building dành cho các thành viên mới tham
gia và du lịch Team-building dành cho thành viên đã tham gia nhiều với
mức độ phức tạp cao và đòi hỏi mức độ chuyên nghiệp hơn.
- Căn cứ vào số lượng người tham gia Team-building
10
- Bên cạnh đó có thể phân loại theo hình thức du lịch kết hợp Team-building
trọn gói công ty đã thiết kế và yêu cầu về Team-building do yêu cầu của
khách hàng đặt trước.
1.1.5. Phân tích đặc điểm của sản phẩm du lịch kết hợp rèn luyện kỹ năng –
teambuilding
1.1.5.1. Phân tích về đặc điểm và giá trị lợi ích của sản phẩm
• Đặc điểm
Cũng như rất nhiều sản phẩm du lịch khác, loại hình du lịch kết hợp team-
building mang rất nhiều những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ du lịch đồng thời
cũng có những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ Team-building. Chính vì vậy
chương trình du lịch kết hợp Team-building cũng mang tính chất của một chương
trình du lịch đặc biệt là tính thời vụ.
Chương trình du lịch như một dịch vụ tổng hợp, mang tính trọn vẹn được tạo
nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau. Do vậy, chương trình
du lịch mang trong nó những đặc điểm vốn có của sản phẩm là dịch vụ. Đặc điểm
đó là: tính vô hình, tính không đồng nhất, tính phụ thuộc vào nhà cung cấp, tính dễ
dàng bị sao chép, tính thời vụ cao, tính khó đánh giá chất lượng và tính khó bán.
o Tính vô hình của chương trình du lịch biểu hiện ở chỗ nó không phải là thứ
có thể cân đong đo đếm, sờ, nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua giống
như người ta bước vào một của hàng, mà người ta phải đi du lịch theo chuyến,
phải tiêu dùng nó mới có được sự cảm nhận tốt – xấu, hay – dở. Kết quả khi mua
chương trình du lịch là sự trải nghiệm về nó, chứ không phải là sở hữu nó.
o Tính không đồng nhất của chương trình du lịch biểu hiện ở chỗ nó không
giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau, vì
nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
không kiểm soát được. Do đó, việc đánh giá chất lượng của một chuyến du lịch
theo sự tiêu chuẩn hóa nó là công việc rất khó khăn với doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành. Bởi vì thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng dịch vụ trong chuyến
du lịch là trùng nhau.
o Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp. Các dịch vụ có trong chương
trình du lịch gắn liền với các nhà cung cấp. Cũng dịch vụ đó nếu không phải đúng
các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có sức hấp dẫn với khách. Mặt khác,
chất lượng của chương trình du lịch không có sự bảo hành về thời gian, không thể
đền hoặc trả lại dịch vụ vì tính vô hình của chúng.
11
o Tính dễ bị sao chép và bắt chước là do kinh doanh chương trình du lịch không
đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiên tiến hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp.
o Tính khó bán của chương trình du lịch là kết quả của các đặc tính nói trên. Hay
nói cách khác nguyên nhân của tính khó bán chính là do các tính chất nói trên của
chương trình du lịch. Tính khó bán còn do cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương
trình du lịch bao gồm: rủi ro về chức năng của sản phẩm, rủi ro về thân thể, rủi ro về
tài chính, rủi ro về tâm lý, rủi ro về thời gian và rủi ro vè xã hội.
o Tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến động, bởi vì tiêu dùng và sản xuất du
lịch phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi
trường vĩ mô. Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ và loại dịch vụ này luôn
có thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng trùng nhau. Vì vậy, nó có sự tiếp
xúc giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Chất lượng của chuyến du lịch chịu
sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả
người sản xuất và người tiêu dùng. Ta sẽ đi sâu phân tích tính thời vụ tác động tới
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp như thế nào.
Cường độ nhu cầu du lịch không giống nhau giữa các tháng trong năm tạo ra
các thời kỳ có lượng cầu khác nhau, đó là các mùa trong du lịch.
- Mùa chính du lịch là mùa khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách
du lịch cao nhất.
- Mùa trái du lịch là khoảng thời gian có cường độ thu hút khách du lịch
thấp nhất (còn gọi là mùa chết )
Ngoài ra, người ta còn xác định khoảng thời gian kề trước và sau mùa chính
du lịch.
- Trước mùa du lịch là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính,
xảy ra trước mùa chính du lịch.
Sau mùa du lịch là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính, xảy ra sau
mùa chính du lịch.
Đặc biệt hơn đối với sản phẩm du lịch kết hợp Team-building này là có thêm
dịch vụ Team-building đan xen trong chương trình du lịch. Đặc điểm của loại hình
du lịch này là thường thì thời gian thực hiện Teambuilding từ một đến hai ngày. ,
Teambuilding được thực hiện tốt nhất tại các resort nơi có nhiều địa hình khác
nhau để lựa chọn. Hiện tại ở miền Nam, các resort tại Mũi Né - Phan Thiết, Phú
Quốc, Nha Trang, Đà Lạt hoặc tại khu du lịch Bình Quới, Đầm Sen, Văn Thánh –
Thành Phố Hồ Chí Minh là những địa điểm lý tưởng được lựa chọn.
12
Trong một chương trình Team-builidng cần có giảng viên (facilitator): chịu
trách nhiệm chính về chuyên môn của chương trình là người nhận các yêu cầu từ
doanh nghiệp, thiết kế chương trình phù hợp trước khóa học nhằm đáp ứng yêu
cầu của doanh nghiệp. Trong thời gian thực hiện chương trình, facilitator nêu các
câu hỏi, hướng dẫn học viên thảo luận, trao đổi, chia sẻ và đúc kết bài học sau mỗi
trò chơi. Số lượng facilitator tuỳ thuộc vào số lượng học viên. Bình quân 1
facilitator có thể quản lý được 50 học viên.
Assistant (trợ giảng): chịu trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ trước khóa học, vận
chuyển và bảo quản dụng cụ, hướng dẫn trò chơi và hỗ trợ học viên trong khi thực
hiện. Số lượng assistant thông thường gấp đôi số lượng facilitator.
o Tính hữu dụng
Đặc trưng của hình thức du lịch kết hợp Team-building là thực hành nhiều hoạt
động thách thức có thực hoặc mô phỏng dưới sự trợ giúp của chuyên gia hoặc người
hướng dẫn Team building chuyên nghiệp. Điểm thú vị của Team-building là qua
những hoạt động có tính thách thức, mọi cá nhân trong đội phải tìm cách khắc phục.
Hoặc trong môi trường hoạt động cởi mở, các thành viên thường bộc lộ hành vi, thái
độ thật nhất. Điều này tạo điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn.
Team-building có thể áp dụng được rất nhiều các đối tượng tại mọi lứa tuổi.
Cũng tùy thuộc vào mục đích của đối tượng, sau khi trải nghiệm Team-building
mỗi thành viên tham gia có thể cảm nhận được sản phẩm theo những khía cạnh
khác nhau và cũng hiểu sâu thêm về những hoạt động theo nhóm. Team-building
cũng được thiết kế tùy theo từng lĩnh vực hoạt đông, quy mô, tính chất công việc
của các Công ty khác nhau để sản phẩm đem lại hiệu quả tối ưu, đồng thơi tạo
được sự hứng khởi cho người chơi, đặc biệt hơn nữa đôi khi Team-building còn là
một công cụ marketing hiệu quả cho thương hiệu và uy tín của công ty thông qua
các chương trình đặc biệt được thiết kế tùy theo yêu cầu của công ty. Team-
building có thể kết hợp thêm chương trình gala dinner thực hiện trong buổi cơm
tối để tạo thêm niềm vui, hiểu biết và đoàn kết.
Team-building là hoạt động có thể tổ chức ở tất cả mọi nơi như: bãi biển, khu
vực sông nước, núi non, sân chơi rộng v.v… Nội dung của các hoạt động Team-
building luôn được thiết kế phù hợp với địa hình tại điểm đến đồng thời cũng tận
dụng được tất cả các tài nguyên tại điểm đến để thiết kế một Team-building
chuyên nghiệp và hấp dẫn người chơi, qua đó cũng có thể tạo ra những thử thách
13
hết sức mạo hiểm, bất ngờ nhưng mang đầy tính thú vị. Đây chính là một trong
những đặc điểm hấp dẫn những người tham gia Team-buidling.
• Lợi ích của sản phẩm du lịch kết hợp Team-building
Mỗi chương trình đem lại những hiệu quả khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích
từng khách hàng. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích về mảng Team-building đối với
khách hàng đặc biệt là với thị trường rất tiềm năng đó là thị trường doanh nghiệp.
Thực tế, các tổ chức thường tận dụng và phối hợp 4 dạng Team-building kể trên
nhằm tận dụng mọi nguồn lực. Team-building đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp,
bởi mỗi cá nhân nhận thức và vận dụng các yếu tố "làm việc hiệu quả trong đội" từ
việc ảnh hướng, lãnh đạo, thể hiện vai trò cá nhân, làm việc hệ thống, cho đến giao
tiếp hiệu quả và tạo mối quan hệ. Team-building thích hợp với những công ty đang
có sự thay đổi nhân viên, luân chuyển giữa các bộ phận, hoặc nội bộ lủng củng;
những tổ chức đa quốc gia, nhiều bộ phận...
Theo một chuyên gia về nhân sự, các hình thức Team-building đem lại sự thay đổi
toàn diện và tạo môi trường chung giúp mọi người làm việc một cách hiệu quả hơn. .
Trong các chương trình thiết kế, Team-building luôn nhấn mạnh các mặt của con
người trong lao động, học tập và trao dồi kỹ năng để giúp các nhà doanh nghiệp xây
dựng môi trường văn hoá cho mình thông qua yếu tố con người.
Sau một chương trình Team-building, các ý nghĩa thường được rút ra là:
- Việc giao tiếp với nhau dễ dàng và hiệu quả hơn nhất là đối với các
nhân viên không cùng chung một bộ phận trong công ty, hoặc những người
cùng chung bộ phận nhưng ít có dịp làm việc chung với nhau.
- Thực tập trở thành team leader thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ
chức, phân công công việc, bố trí, sắp xếp các thành viên và tài nguyên hợp lý
để hướng đội đến việc đạt mục tiêu chung.
- Dựa trên sức mạnh tập thể để sáng tạo và đưa ra các giải pháp nhằm
giải quyết vấn đề.
- Nhận biết tính cách của các thành viên khác trong đội, điểm mạnh
và điểm yếu của từng người để cùng bổ sung và phối hợp với nhau làm việc tốt
hơn.
- Khả năng dự báo, lập kế hoạch, đề phòng rủi ro, xử lý các tình
huống bất ngờ …
- Quản lý và sử dụng tốt tài nguyên của doanh nghiệp.
14
- Xây dựng được tinh thần đoàn kết, niềm tin lẫn nhau, tính cạnh
tranh lành mạnh giửa các đội với nhau, nhận ra được “bức tranh toàn diện” và
cùng hướng đến thành công chung của tập thể công ty.
- Tạo ra bầu không khí thư giãn, thoải mái, vừa vui vừa học để giảm
stress trong công việc hàng ngày.
- Ngoài ra tùy vào tính chất công việc và yêu cầu của ban lãnh đạo
công ty, ban tổ chức chương trình Team-building có thể sẽ đưa vào các ý nghĩa
khác dành riêng cho các bộ phận bán hàng, dự án, sản xuất …
Bên cạnh đó với các thành viên sau khi tham gia Team-building sẽ có một
nguồn động lực tinh thần rất lớn đồng thời nhận thức rõ ràng hơn về Team-
building luôn luôn diễn ra tại bất kỳ đâu và sự cần thiết của Team-building trong
cuộc sống cũng như công việc
Tuy nhiên, không đơn thuần là Team-building, sản phẩm du lịch kết hợp
Team-building còn đem lại không khí hết sức thoải mái, đồng thời các du khách
cũng có thể trải niệm được địa hình, địa điểm, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng
mà chương trình du lịch kết hợp Team-building tổ chức. Không những thế, du lịch
kết hợp Team-building còn là một hình thức giải trí hết sức hiệu quả và bổ ích đối
với các cá nhân tham gia loại hình du lịch này.
1.1.5.2. Phân tích về mô hình cấu trúc của sản phẩm
Mô hình của một sản phẩm du lịch bao gồm 4 cấp độ như sau: Sản phẩm cốt
lõi, sản phẩm hữu hình, sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiền năng.
• Sản phẩm cốt lõi (Core product):
Chức năng cơ bản của sản phẩm là để đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách. Nói
cách khác sản phẩm cốt lõi là những gì thiết yếu nhất cần có để đáp ứng nhu cầu
bản chất của khách hàng và cạnh tranh trong thị trường sản phẩm. Với sản phẩm
du lịch kết hợp Team-building thường kéo dài nửa ngày hoặc có thể kéo dài nhiều
ngày với những chương trình quy mô và đòi hỏi cao về chất lượng sẽ vẫn luôn đòi
hỏi đáp ứng những nhu cầu cơ bản hết sức cần thiết như ăn ngủ được cung cấp bởi
khách sạn hay nhà nghỉ, nhà hàng.
• Sản phẩm mong đợi (Tangible/formal product):
Những đặc điểm và lợi ích cụ thể liên quan đến kiểu dáng, chất lượng, thiết kế,
nhãn hiệu. Đây chính là những gì khách hàng quen có và được coi như là chuẩn mực
trong thị trường sản phẩm. Tùy thuộc vào loại hình du lịch kết hợp Team Building có
những đặc điểm hết sức khác nhau từ việc thiết kế khung chương trình cho đến nội
15
dung của từng hoạt động trong chương trình mà du khách có thể cảm nhận và đánh giá
nó theo những khía cạnh hết sức khác nhau và rất đa dạng. Sản phẩm du lịch kết hợp
Team-building không hoàn toàn khác sản phẩm du lịch thuần túy. Nó vẫn bao gồm
những chặng, những cảnh quan hay những trải niệm mà du khách sẽ trải qua. Sản phẩm
du lịch kết hợp Team-building không chỉ đem lại những cảm giác thú vị, hấp dẫn, kỳ lạ,
… mà còn có thể giúp cho doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề trong tổ chức,
giúp cho cá nhân tham gia hiểu rõ hơn và trải niệm nhiều hơn về Team-building cũng
như học hỏi được rất nhiều điều thú vị khi đi du lịch và tham gia vào những hoạt động
Team-building bổ ích.
• Sản phẩm hoàn thiện (Augmented Product):
Dịch vụ gia tăng (cộng thêm) để thuyết phục và có ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng, Hay nói cách khác, sản phẩm hoàn thiện sẽ cung cấp những tính năng
dịch vụ, lợi ích vượt quá sự mong đợi thông thường của khách hàng, giúp cho sản
phẩm dịch vụ có sự khác biệt hay độc đáo hơn so với sản phẩm khác. Dịch vụ này
có thể bao gồm thời hạn thanh toán, dịch vụ sau bán hàng, bảo hành…
Có thể mỗi chương trình du lịch kết hợp Team-building sẽ có những lời dẫn
giới thiệu cho chương trình và qua đó tác động đến một phần tâm lý của du khách
ngay khi giới thiệu hay bắt đầu thực hiện chương trình.
• Sản phẩm tiền năng (Protential Product):
Có nghĩa là khả năng phát triển sản phẩm phù hợp với tiêu dùng trong tương
lai chứ không chỉ phù hợp với tiêu dùng hiện tại. Sản phẩm du lịch kết hợp Team-
building thực sự là một sản phẩm tiền năng nó có khả năng đem lại doanh thu vượt
bậc cho doanh nghiệp.
1.2. Điều kiện về cung
Nguồn cung để thực hiện được sản phẩm du lịch kết hợp Team-building này có
thể được chia thành hai nhóm lớn: Tài nguyên du lịch và các điều kiện tiếp đón
khách. Tài nguyên du lịch được chia ra: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn. Điều kiện đón tiếp khách được chia ra: các phương tiện vật chất, lực lượng
lao động, điều kiện về vốn và hệ thống tổ chức. Trong hệ thống các phương tiện
vật chất gồm có cơ sở hạ tầng chung của xã hội mà du khách sử dụng và cơ sở vật
chất kỹ thuật riêng có của ngành du lịch.
1.2.1. Tài nguyên tự nhiên
1.2.1.1. Điều kiện về khí hậu thời tiết:
16
Trong các yếu tố thuộc tài nguyên du lịch, có nhiều tác giả đánh giá yếu tố khí
hậu thời tiết là yếu tố mang tính quyết định và đặc biệt hơn nó cũng là yếu tố ảnh
hưởng đến việc thiết kế các chương trình Team-building phù hợp.
• Ánh nắng mặt trời
Về mặt tâm lý, đối với khách du lịch, ánh nắng mặt trời tạo nên trạng thái vui vẻ,
sảng khoái. Một điều dễ nhận thấy về sự tác động của ánh nắng mặt trời dưới con mắt
của các chuyên gia, đó là trong 80% hình ảnh của sác tài liệu quảng cáo các chương
trình du lịch đều đưa ra và nhấn mạnh đến yếu tố ánh nắng rực rỡ của mặt trời.
Một vùng giàu ánh nắng là nhân tố thuận lợi đầu tiên dể phát triển các hoạt
động giải trí ngoài trời vốn rất là quan trọng trong du lịch. Đó là chưa kể hoạt
động du lịch gắn liền với việc đi lại mà việc đi lại dễ làm nản lòng du khách khi nó
được diễn ra trong thời tiết xấu.
Nhưng rõ ràng ánh nắng kéo dài, găy gắt cũng làm cho khách du lịch cảm thấy
mệt mỏi.
Theo cuộc diều tra của Burnet thì:
- 70% khách du lịch thích trong một ngày có nắng khoảng 3 đến 4 giờ, thời
gian còn lại có mây che phủ.
- 20% khách du lịch thích 2 giờ nắng trong một ngày.
- 60% khách du lịch thích ánh nắng từ 7 đến 10 giờ sáng trong ngày.
- 20% khách du lịch thích ánh nắng lúc 8 giờ.
Thời tiết lý tưởng cho khách du lịch là có 4 ngày mưa trong một tháng
Bên cạnh đó các yếu tố tự nhiên như mưa, vận tốc gió, độ ẩm ảnh hưởng khá
lớn tới các hoạt động trong chương trình du lịch Team-building. Bởi các hoạt động
Team-building thường là các hoạt động ngoài trời, lượng mưa quá lớn thêm vào đó
thời gian mưa quá lâu sẽ rất ảnh hưởng tới tâm lý người đi du lịch.
1.2.1.2. Cảnh quan
Cảnh quan như một bức tranh mà ẩn chưa sau nó còn thể hiện những hoạt động
xã hội chưa đựng những yếu tố văn hóa hết sức hấp dẫn và đó là những yếu tố góp
phần thu hút khách du lịch. Đặc biệt với phong cảnh hữu tình có thể xoa dịu tâm lý
của người tham gia trong quá trình thực hiện chương trình.
Khám phá thế giới nơi con người sinh sống là nước mơ của mọi người. Vì vậy
các cảnh quan, môi trường lạ thường là bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ tài
nguyên của một vùng, một đất nước. Với cảnh quan đa dạng và nền văn hóa có bề
17
dày sẽ tạo cho những nhà sáng tạo game Team-building nguồn cảm hứng để thiết
kế ra những phần Team-building hết sức thú vị trong chương trình.
• Địa hình:
Do chịu nhiều nhân tố về cấu trúc địa chất và sự xói mòn bởi điều kiện khí
hậu và chế độ thuỷ văn nên cảnh quan về địa hình rất đa dạng. Đồng thời địa hình
cũng là nhân tố chi phối mạnh mẽ đến việc hình thành các tiểu vùng khí hậu, các
dòng nước và thảm thực vật vì vậy nó ảnh hưởng đến sự đi lại và hoạt động của
con người.
Địa hình tạo ra bộ mặt của thắng cảnh và là bộ phận đập vào mắt du khách
trước nhất nên khía cạnh hấp dẫn nhất của thắng cảnh.
Khảo sát, tìm kiếm các thắng cảnh, vấn đề đầu tiên là tìm những vùng có địa
hình đẹp. Trên bản đồ, dựa vào sự phân bố của các đường bình độ, chúng ta có thể
xác định những vùng có khả năng có những cảnh quan đẹp.
• Những dòng nước:
Các dòng sông, suối, thác hồ, đầm là là những thứ trang sức đẹp nhất của thế
giới, đã từ bao đời nay luôn luôn cuốn hút con người.
Dòng nước luôn là những điểm thu hút du lịch đáng kể, kể cả bản thân nó và
những cảnh quan mà nó tạo ra cũng như sự khai thác nó vào mục đích du lịch và
giải trí của con người.
• Hệ động vật và thực vật
Người ta thường cảm nhận nó một cách không tự giác. Người ta nhìn chúng
mà không thực sự thấy chúng. Cho nên ngoài các chuyên gia và những người thật
sự đam mê, chúng ít thu hút sự chú ý của khách du lịch. Nhưng hệ động - thực vật
là bộ áo cảnh quan. Đây là khía cạnh sống động của phong cảnh. Một nguồn động
vật và thực vật đa dạng, phong phú tô điểm vẻ đẹp, tạo nên nét lôi cuốn, hấp dẫn
khách du lịch.
Ngoài ra khi đó là một nguồn động thực vật phong phú, đa dạng và quý hiếm, nó
là tài nguyên quý giá để phát triển các loại hình du lịch nghiên cứu sinh học.
Ở trên, chúng ta đã đã phân tích một cảnh quan dưới giác độ các bộ phận hợp
thành của nó. Các cảnh quan có thể được phân loại theo các bộ phận này dựa vào
sự chủ yếu của mỗi bộ phận nào đó trong cấu tạo của thắng cảnh. Nhưng dưới giác
độ xúc cảm của du khách du lịch chúng ta cũng có thể phân loại theo tính hấp dẫn
của chúng.
18
• Những vùng địa hình có khả năng tổ chức các hoạt động giải trí.
Một khía cạnh khác của tài nguyên tự nhiên trong du lịch là điều kiện mặt bằng
và địa hình thuận tiện để tổ chức các hoạt động giải trí: tắm biển, lướt ván, chơi
gofl, leo núi, tàu lượn. Vấn đề ở đây là điều kiện về sức chứa, yêu cầu về địa hình,
cấu tạo đất. Đối với chúng, một yếu tố rất quan trọng là khoảng cách đến nơi gửi
khách ̣(không chỉ là điều kiện về địa lý mà chính là khoảng cách về giá vé, thời
gian đi lại, tiện nghi của phương tiện giao thông...) Một hoạt động giải trí càng
mang tính ít độc đáo thì yêu cầu này càng gay gắt. Đây là một trong những nơi có
điều kiện rất thuận lợi cho việc tổ chức Team-building.
1.1.3. Tài nguyên nhân văn
Việc tìm hiểu những nền văn hoá của các cộng đồng khác (khác về không gian
vì vậy khác về điều kiện tự nhiên), của các thế hệ khác (khác về thời gian vì vậy
khác về điều kiện sống, trình độ kỹ thuật...) luôn thu hút khách du lịch.
Ngoài ra, có những ý tưởng đã khái quát về nền văn minh (những tư tưởng triết
học, tôn giáo,...) đã thống̣ trị tinh thần của các cộng đồng đã tạo ra hệ thống các
hoạt động của công đồng, đã sinh ra những phong tục, đã buộc người ta phải xây
dựng những đình thờ, miếu, nhà thờ, nhà cửa... như thế này mà không như thế
khác cũng là một nét rất quan trọng.
Chính những sự khác nhau này tạo ra các điểm thu hút và sự khác nhau càng độc
đáo càng thu hút sự tò mò của khách du lịch. Những sự khác nhau này tồn tại trong
từng cái nhỏ nhặt ở khắp nơi. Chỉ có sự khảo sát tỉ mỉ trên cơ sở phân loại một cách có
hệ thống mới cho chúng ta xác định một cách đầy đủ và đánh giá chính xác giá trị của
chúng.
Tài nguyên nhân văn là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các chương
trình Team-building, các tổ chức Team-building có thể khai thác tài nguyên này như
một phần của thử thách trong các Game Team-building tạo nên sự hứng thú và cảm
giác được tìm hiểu về tài nguyên nhân văn hết sức thú vị. Bao gồm những điểm thu
hút quá khứ và những điểm thu hút hiện tại. Những điểm thu hút quá khứ được chia
ra: những điểm tu hút lịch sử, nghệ thuật cổ, những công trình kiến trúc, viện bảo
tàng, phong tục truyền thống dân gian.
Tóm lại, việc khảo sát, tìm hiểu những tài nguyên nhân văn trong du lịch chính
là việc nghiên cứu để tìm ra những chứng tích vật chất phi vật chất về sự khác
nhau giữa các điều kiện sống tinh thần của khách du lịch và cộng đồng cư dân
trong vùng nhận khách.
19
1.1.4. Cơ sở và các hoạt động giải trí
1.1.4.1. Cơ sở giải trí
• Những cơ sở, thiết bị mô phỏng:
Các cơ sở này nhằm giới thiệu về những nơi xa xôi, ít có khả năng viếng thăm.
Đây có thể là những làng văn hoá, ở đó xây dựng những ngôi nhà điển hình cho văn
hoá các dân tộc ít người của Việt Nam, các thắng cảnh nổi tiếng thu nhỏ hoặc copy
một điểm thu hút thật sự, ví dụ nhà sàn Bác hồ ở nhà trưng bày Quân khu V...
• Những công viên giải trí:
Các công viên giải trí cung cấp những trò chơi giải trí, những công viên không
chỉ thu hút dân địa phương mà cả các khách du lịch. Có những công viên còn là
mục đích của cả chuyến đi của khách du lịch. Có thể nói rất nhiều các chương
trình Team-building đươc tổ chức tại công viên bởi không gian tại đây cũng rất
phù hợp với việc tổ chức một chương trình Team-building quy mô không quá lớn.
LOẠI HÌNH
THU HÚT
THỨ
THU HÚT
KIỂU
THU HÚT
ĐIỂM
THU HÚT
TÀI
NGUYÊN
THIÊN
NHIÊN
- Các tiểu vùng khí
hậu
- Thắng cảnh
- Những điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho
việc tổ chức các hoạt
động giải trí.
- Tài nguyên văn hoá
cổ của du lịch.
- Tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ven
biển
- Tiểu vùng khí hậu ôn đới vùng
cao
- Những thắng cảnh dựa trên các
kiểu cấu trúc cảnh quan hùng vĩ.
- Những thắng cảnh dựa trên các
kiểu cấu trúc cảnh quan hài hoà.
- Những vùng có điều kiện để tổ
chức các hoạt động giải trí trên
mặt nước.
- Những vùng có điều kiện để tổ
chức các hoạt động giải trí ở
núi,rừng
- Lịch sử
- Nghệ thuật
- Truyền thống
- Lễ hội
- TP Nha trang, Vùng tàu...
- Đà lạt, Sapa, Bà Nà...
- Vịnh hạ long, Đèo Hải Vân...
- Lăng cô, Hồ Phú Ninh...
- Bải biển Mỹ Khê, sông Thu
Bồn, Vùng câu cá Cù lao Chàm,
khu săn bắn, khu leo núi.
- ĐBP, đường mòn HCM...
- Kinh thành Huế, Hội An
Tuồng cổ...
Các sinh hoạt truyền thống
20
- Tài nguyên văn hóa
đương đại của du lịch
- Ngành nghề TTCN
- Cuộc sống nông thôn
- Cuộc sống của dân tộc ít người.
- Thành tựu KHKT
- Nghệ thuật nấu nướng
Hát bài chòi, hát bả trào.
Tết nguyên đán, hội quan thế
âm...
-Làng gốm Thanh Hà
- Làng quê
- Dân tộc cà-tu...
-Viện Vật lý hạt nhân Đà lạt
-Các món ăn đặc sản VN
NHỮNG CƠ
SỞ VÀ
HOẠT
ĐỘNG GIẢI
TRÍ
-Những thiết bị giải trí
-Các cuộc công diễn
và trình diễn văn hoá
- Các công viên giải trí
-Các điểm thu hút mô phỏng
-Festival
-Triển lãm nghệ thuật
-Công viên hồ Kỳ Hoà,
Disneyland....
-Nhà sàn Bác Hồ ở QKV, làng
văn hoá
Liên hoan điện ảnh, ca nhạc
Triển lãm tranh
Các chương trình du lịch kết hợp Team Building hầu hết phát triển tại các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Vì các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có điều
kiện phát triển sản phẩm này trên cơ sở như một hình thức phát triển các loại hình
sản phẩm du lịch. Cũng như sự kết hợp những yếu tố đầu vào và các nhà kinh
doanh lữ hành liên kết các dịch vụ mang tính đơn lẻ của từng nhà cung cấp thành
dịch vụ mang tính trọn vẹn và làm tăng giá trị sử dụng của chúng để bán cho
khách du lịch với mức giá gộp. Cũng như chương trình du lịch, chương trình du
lịch kết hợp Team-building cũng phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du
lịch muốn tham gia chương trình.
Có rất nhiêu căn cứ có thể phân loại các nhà cung cấp
1.1.5. Phân chia theo thành phần dịch vụ chính cấu thành chương trình du lịch
kết hợp Team-building của một doanh nghiệp
- Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển
- Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú
- Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan giải trí
- Các nhà cung cấp dịch vụ tổ chức Team-building chuyên nghiệp
- Các nhà cung cấp hàng hoá đặc biệt là các nhà cung cấp hàng lưu niệm, các
ấn phẩm văn hoá.
- Các nhà cung cấp dịch vụ mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động
KTXH như dịch vụ bưu chính viễn thông, năng lượng, dịch vụ ngân hàng, bảo
hiểm, y tế….
21
- Các nhà cung cấp dịch vụ hành chính hay còn gọi là các cơ quan công
quyền (du lịch, ngoại giao, công an, văn hoá, giao thông, biên phòng, hải quan, y
tế….)
- Các nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp không nhằm mục đích lợi nhuận (các
viện bảo tàng, ban quản lý di sản văn hoá, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
các công viên công cộng, trường học cộng, viện nghiên cứu, báo chí ).
1.1.6. Phân loại theo đối tượng khách hàng của nhà cung cấp
- Nhóm các nhà cung cấp sản phẩm chuyên cho doanh nghiệp lữ hành và
khách du lịch (trong ngành du lịch). Nhóm này bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ
khách sạn, lều trại, tiêu khiển, khu nghỉ mát, tàu hoả, máy bay, ôtô đặc hiệu
chuyên đến các điểm du lịch, tàu thuỷ du lịch, bảo hiểm du lịch, cho thuê các dụng
cụ phương tiện chuyên dùng du lịch, cung cấp hàng lưu niệm, tổ chức chính phủ
về du lịch của quốc gia, khu vực và thế giới, văn phòng cung cấp thông tin, cơ
quan cấp thị thực, câu lạc bộ lữ hành, hiệp hội lữ hành, các trường đào tạo chuyên
ngành về khách sạn, lữ hành, công viên, tiêu khiển, các khoá học, chỉ dẫn về du
lịch.
- Nhóm các nhà cung cấp sản phẩm vừa cho doanh nghiệp lữ hành và khách
du lịch, vừa cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng không trong ngành du lịch.
Nhóm này bao gồm: Các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống, nhà cung cấp dịch vụ tổ
chức Team-building, vận chuyển công cộng, dịch vụ trao đổi ngoại tệ, bảo hiểm
cuộc đời, thẻ tín dụng, dịch vụ phiên dịch, dịch vụ hải quan, dịch vụ săn bắn câu
cá, dịch vụ giải quyết sự cố đối với người nước ngoài, dịch vụ tiêm phòng bắt
buộc khi xuất nhập cảnh, DB giáo dục thường xuyên, các trường đào tạo lái xe,
hàng không, hàng hải, đường sắt, dịch vụ hướng dẫn bơi, lặn (sử dụng bình khí),
nhảy dù, dịch vụ của các tổ chức kinh tế, ngân hàng thế giới và khu vực….
1.2. Điều kiện về cầu
1.2.1. Thời gian nhàn rỗi
Đây là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định rất lớn đến nhu cầu đi du lịch
của người dân. Hiện nay trên thế giới mức thời gian lao động tối đa trong ngày ít
khi vượt quá 8 tiếng (chỉ còn một số ít các nước có thời gian làm việc trong ngày
quá 8 tiếng). Diều này có nghĩa là thời gian ngoài giờ làm việc (16 tiếng) chiếm
phần lớn hơn trong quỹ thời gian một ngày. Thời gian một năm gồm 8760 giờ.
22
Nhiều chuyên gia kinh tế về lao động đã cố gắng đưa ra được một phân chia
đúng nhất cho quỹ thời gian ngoài giờ làm việc. Sự phân chia đó như sau:
- Thời gian tiêu hao liên quan tới thời gian làm việc, hay nói cách khác đó là
thời gian gắn với sản xuất nhưng không nằm trong thời gian làm việc quy định.
Đây là thời gian cho việc đi đến nơi làm việc và ngược lại, thời igan dành cho việc
chuẩn bị cá nhân trước và sau khi làm việc.
- Thời gian làm công việc gia đình và các nhu cầu sinh hoạt ngày càng như
mua hàng, dọn dẹp nhà cửa, giặt là quần áo, chăm sóc con cái, nấu nước v.v…
- Thời gian cần thiết để thỏa mã các nhu cầu tự nhiên, sinh lý: ngủ, ăn,...
- Thời gian rỗi
Điều quan trong nhất chính là việc người dân sử dụng thời gian rỗi này nhằm
mục đích gì, sử dụng nó như thế nào. Thông thường thời gian rỗi được sử dụng
vào các hoạt động sau:
• Tham gia vào các hoạt động xã hội. Đây là những hoạt động cần thiết, nhờ
đó mà con người điều chỉnh tốt được các quay trì giao tiếp xã hội, kinh tế
có tổ chức và nhờ đó mà có thể tiết kiệm được thời gian công việc. Đồng
thời tham gia vào các hoạt động xã hội đem lại sự chia sẻ, làm cuộc sống
phong phú và thỏa mãn các nhu cầu thứ cấp trong thang nhu cầu Maslow.
• Thời gian dành cho việc tự học nâng cao, hiểu biết và hoạt động sáng tao.
Đây là thời gian dành cho việc nghiên cứu tri thức – giáo dục, chính trị,
củng cố kiến thức, tự học, đọc sách thư viện, đọc sách báo, theo dự các lớp
học, tham gia tranh luận v.v…
• Thời gian để nghỉ ngơi tinh thần một cách tích cực. Đây là thời gian xem
triển lãm, xem phim, kịch, hòa nhạc, viện bảo tàng, xem thể thao, đọc các
tác phẩm văn hóa, ca hát, chơi nhạc cụ, nghe đài, xem vô tuyến v.v…
• Thời gian dành cho việc phát triển thể lực hồi phục và củng cố sức khỏe
như chơi thể thao, đi du lịch, đi dạo v.v…
• Thời gian vui cùng gia đình, bè bạn, người quen…
• Thông thường đó là thời gian dành cho việc vui chơi với cái, đến chơi nhà
bè bạn, họ hàng v.v…
• Thời gian nghỉ ngơi thụ động. Đây là thời gian rỗi để nằm, ngồi… mà
không làm gì cả gọi là thời gian rỗi vô ích. Một người sử dụng thời gian rỗi
của họ và việc nhậu nhẹt (uống rượu, bia…) hoặc đánh bài, hoặc lười biếng
để mặc thời gian trôi. Đây là cách sử dụng thời gian vô ích có hại.
Để có thể tăng thời gian rỗi, phải có cơ cấu thời gian ngoài giờ làm việc hợp lý.
Điều này có thể thực hiện được nếu mạng lưới thương nghiệp được mở rộng,
23
mạng lưới hục vụ công cộng, giao thông, y tế, hành chính v.v… được tổ chức và
quản lý tốt.
Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian dành cho du lịch, thể thao
và nghỉ ngơi lại nằm trong thời gian rỗi. Do vậy du lịch, thể thao và nghỉ ngơi lại
nằm trong thời gian rỗi phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thời gian làm việc, cơ
cấu thời gian rỗi, và xác lập được ảnh hưởng của các thành phần thời gian khác lên
thời gian rỗi. Việc áp dụng phương pháp hệ thống tìm ra phương hướng phát triển
và phục vụ thích hợp cho thể thao, du lịch và nghỉ ngơi.
24
Bảng I. Phân tích quỹ thời gian. (Sách kinh tế du lịch)
Thời gian rảnh
ơ
hoạt động thư giãn
Thời gian làm
việc
Thư giãn tại
nhà
đọc sách, làm
vườn, xem
tivi,...
Thời gian rảnh hằng
ngày
Đi xem hát, nhà hàng,
thể thao, các hoặc động
đặc biệt hoặc hoạt động
xã hội...
Hoạt động
dã ngoại
Picnic,
Du lịch
Dịch chuyển tạm thời khỏi nhà,
nơi làm việc đến điểm du lịch
tham quan ở lại và tiêu dùng
lương thực thực phẩm
sắp xếp theo địa lý
Nhà Địa phương Vùng Quốc gia Quốc tế
1.2.2. Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân
1.2.2.1. Thu nhập của người dân
Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có
thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không phải chỉ cần thời
gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Khi đi du
lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng
của nhiều loại dịch vụ, hàng hóa. Con người để có thể đi du lịch và tiêu dùng phải
có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đu du
lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán, vì khi đi du lịch họ phải trả
ngoài các khoản tiền cho các nhu cầu giống như các nhu cầu thường ngày, còn
phải trả thêm cho các khoản khác như tiền thuê tàu xe, tiền thuê nhà ở, tiền tham
quan v.v… và xu hướng của con người khi đi du lịch là chỉ tiêu rộng rãi hơn.
Do vậy, thời gian vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn. Do vậy,
phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển du
lịch. Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu
dùng du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu dùng du
lịch. Phúc lợi về vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền
25
Thời gian rảnh
Thời gian dành cho các hoạt động cá nhân và
thoả mãn các nhu cầu cơ bản
Thời gian nghỉ ngơi
KD
Lữ hành