Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

HỆ THỐNG các bài tập NHẰM NÂNG CAO kỹ NĂNG GIAO TIẾP CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127 KB, 14 trang )

HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP VÀ TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO KỸ
NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH
PHẦN 1: CÁC BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
Bài tập 1:
a) Mục đích: giúp HS rèn luyện kỹ năng lắng nghe và kỹ năng nói, đọc, viết với
nhiều cấp độ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, thông qua đó, nâng cao được
khả năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt của HS.
b) Chuẩn bị:
Nhiều văn bản với những nội dung khác nhau với các cấp độ dễ hiểu đến phức
tạp.
Giấy trắng, bút.
c) Cách thức tiến hành
Cấp độ 1: GV chọn một nội dung có thể là một bài báo ngắn từ một tờ báo, tạp
chí nào đó với chủ đề phù hợp với lứa tuổi học sinh. Lưu ý, ở cấp độ này, GV chỉ
nên chọn nội dung đơn giản. Khi đọc nội dung chỉ yêu cầu HS chú tâm lắng nghe
thôi (không ghi chép). Sau khi đọc nội dung cho cả lớp nghe, yêu cầu HS:
+Kể lại y nguyên nội dung của bài báo?
Gọi một số HS đứng lên trả lời. Chắc chắn sẽ không có HS nào trả lời được
đúng y nguyên nội dung của văn bản đó. Tiếp tục đưa ra yêu cầu đối với HS:
+ Kể lại những chi tiết chính của nội dung văn bản đó?.
Gọi một số HS lên trả lời. HS sẽ trả lời với những chi tiết ghi nhớ khác nhau,
GV có thể đặt một số câu hỏi gởi mở và cuối cùng GV hướng dẫn cách ghi nhớ
những chi tiết chính cho HS và rút ra kết luận.
Kết luận:
+ Để ghi nhớ một nội dung của văn bản hay thông tin gì đó thì tất yếu phải tập
trung lắng nghe.
+ Để ghi nhớ toàn bộ nội dung thì khó thực hiện được, thay vào đó chỉ lựa chọn
những chi tiết chính để ghi nhớ.
Cấp độ 2: GV lấy một văn bản khác để đọc cho HS nghe. Yêu cầu HS lấy giấy
trắng và bút vừa nghe văn bản và vừa ghi chép lại những chi tiết chính của nội


dung văn bản. Sau khi đọc xong, GV yêu cầu HS:
+ Kể lại những chi tiết chính của nội dung văn bản?
Sau khi gọi một số HS lên trả lời. GV so sánh lại khả năng trả lời câu hỏi của
văn bản này với văn bản trước, rõ ràng có ghi chép lại sẽ cho câu trả lời tốt hơn so
với việc chỉ đơn thuần lắng nghe và ghi nhớ.
Kết luận: Để ghi nhớ một cách tốt nhất bất kỳ thông tin nào nên ghi chép lại
những chi tiết chính.


Cấp độ 3: GV chọn một văn bản có nội dung khá phức tạp với nhiều chi tiết (có
thể lấy một văn bản luật, một vụ án…). Yêu cầu HS nghe và lấy giấy bút ra ghi
chép. Sau khi đọc xong, yêu cầu HS:
+ Nêu mối quan hệ giữa các chi tiết, sự kiện, tình tiết, nhân vật… có trong văn
bản?
+ Nêu lên ý kiến đánh giá nhân vật hoặc sự kiện có trong văn bản?
Có thể cho HS ít thời gian suy nghĩ để trả lời hoặc có thể chia nhóm HS cho
thảo luận hai vấn đề trên. Sau đó gọi một số HS lên trả lời. Bài tập này giúp HS rèn
luyện được khả năng thông hiểu nội dung văn bản vừa nghe được và nêu được
quan điểm riêng của bản thân.
Kết luận: Chỉ ghi nhớ những chi tiết chính của một nội dung văn bản là chưa đủ,
còn cần phải nghe một cách thấu cảm, tức là có sự thông hiểu, đánh giá được
những nội dung vừa nghe được.
Bài tập 2: Học tập với những Video
a) Mục đích: giúp HS rèn luyện kỹ năng lắng nghe, quan sát và kỹ năng nói
trước đám đông. Đồng thời, tuỳ vào chủ đề của video cung cấp cho HS những kiến
thức về thực tiễn, cuộc sống phù hợp với lứa tuổi của HS.
b) Chuẩn bị: Đoạn video, loa đài, giấy trắng, bút
c) Cách thức thực hiện: Cho HS xem một video chủ đề tuỳ chọn. Sau khi cho
HS xem xong yêu cầu HS lên trình bày lại nội dung của video và những cảm nhận
của HS sau khi xem xong video đó.

Bài tập 3: Trò chơi ô chữ
a) Mục đích: Hình thành và rèn luyện cho HS kỹ năng mạnh dạn, thích giao
tiếp, độc lập suy nghĩ, sáng tạo, đồng thời rèn luyện cho nhiều em khả năng tổ
chức, điều khiển các hoạt động tập thể.
b) Chuẩn bị:
* Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc.
* Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang.
* Nên ghi ô chữ trên bảng để trong quá trình chơi yêu cầu HS lên bảng viết, rèn
luyện cho HS khả năng viết.
* Có thể trước khi tổ chức trò chơi này, yêu cầu HS trước khi đến lớp tìm hiểu
trước chủ đề của ô chữ.
c) Cách thức thực hiện: Soạn ô chữ với hàng dọc, hàng ngang tuỳ theo chủ đề
tự chọn. Cách thức chơi như trò chơi vượt chướng ngại vật trong chương trình
Đường lên đinh Olympia. Chia nhóm HS ra thi đấu và có phần thưởng cho nhóm
HS chiến thắng.
Ví dụ tổ chức một hoạt động với chủ đề: Bác Hồ kính yêu.
Nội dung ô chữ: Ô chữ:


(1)
(3)

K

V

Ă

N


B

A

(2)

K

I



P

I

M

Đ

Ồ N

G

(4)

N

H


Ư

N

(5)
(6)

(9)

N

G

Ô

H

A

B



C

G

U

Y




T

H



Q

U

A

N

I

B

À

T

R

Ư

N


G

(7)

T

R

À

N

G

A

N

(8)

H



N

G

N


G

A

N

G

Q

U

Y



N

(10)

H

À

N

G

G


* Gợi ý tìm từ:
Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 5 chữ cái): Tên Bác Hồ ghi trong sổ lương ngày
5/6/1911 trên con tàu La – tút –sơ - Tơ - rê – vin của Pháp.
Đáp án: VĂN BA  xuất hiện chữ B
(Ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước và trên con tàu La – tút –
sơ - Tơ - rê – vin của Pháp Bác đã lấy tên là Văn Ba).
Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái): Nơi có đền thờ Trần Hưng Đạo tại Chí
Linh – Hải Dương.
Đáp án: KIẾP BẠC  xuất hiện chữ Ê
Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 7 chữ cái): Người đội truởng đầu tiên của Đội
TNTP Hồ Chí Minh.
Đáp án: KIM ĐỒNG  xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là tên con sông mà ngày nay có tên
là sông Cầu
Đáp án: NHƯ NGUYỆT  xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng khi
hoạt động ở Trung Quốc.
Đáp án: HỒ QUANG  xuất hiện chữ H
Hàng ngang thứ 6: ( Từ gồm 10 chữ cái): Tên 2 nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa
chống giặc phương Bắc xâm lược.
Đáp án: HAI BÀ TRƯNG  xuất hiện À
Hàng ngang thứ 7: (Từ gồm 7 chữ cái):
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài


Dẫu không thanh lịch cũng người………...
Đáp án: TRÀNG AN  xuất hiện chữ R
Hàng ngang thứ 8: ( Từ gồm 4 chữ cái) : Đây là con sông còn có tên là Nhị Hà.
Đáp án: HỒNG  xuất hiện Ồ

Hàng ngang thứ 9: ( Từ gồm 8 chữ cái): Tên vị vua chiến thắng quân Nam Hán
trên sông Bạch Đằng.
Đáp án: NGÔ QUYỀN  xuất hiện N
Hàng ngang thứ 10: ( Từ gồm 9 chữ cái): Phố có số nhà 48, nơi đây vào năm
1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ.
Đáp án: HÀNG NGANG  xuất hiện G
Các chữ xuất hiện ở từ hàng ngang: BẾN NHÀ RỒNG
Gợi ý từ chìa khoá: Từ gồm 3 tiếng có 10 chữ cái: Tên một bến cảng của thành
phố mang tên Bác. Nơi đây vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ của chúng ta đã ra đi tìm
đường cứu nước.
Bài tập 4: Trò chơi đóng vai
a) Mục đích: Bài tập này giúp HS rèn luyện được kỹ năng nói, kỹ năng giải
quyết một vấn đề thường hay gặp phải trong cuộc sống, trong học tập. Đồng thời
với việc phát triển được ngôn ngữ nói Tiếng Việt, HS còn được giáo dục tác phong
văn minh, lịch sử…
b) Chuẩn bị: GV chuẩn bị những tình huống giao tiếp HS hay gặp trong cuộc
sống hàng ngày. Nếu có thể, chọn những tình huống mà lớp đã, đang gặp phải
trong thực tế.
c) Cách thức tiến hành: GV chia lớp ra thành từng nhóm HS. Đưa các tình
huống giao tiếp ra cho HS và yêu cầu HS phân vai đóng các nhân vật có trong tình
huống và thảo luận cách thức giải quyết những tình huống đó. Cho HS thời gian
trao đổi. Sau đó, gọi lần lượt các nhóm HS lên đóng vai giải quyết tình huống.
Trong quá trình HS diễn xuất, Gv cần khuyến khích, động viên HS đóng cho hết
vai và đóng một cách nghiêm túc. Cuối cùng, Gv đánh giá, hướng dẫn lại cho HS
và đưa ra cách giải quyết tốt nhất về những tình huống đó.
Ví dụ một số tình huống sau:
1. Trong một lần đang đánh bóng chuyền với các bạn, bạn đã đánh bóng mạnh
tay và trúng vào mặt của một bạn khác (mối quan hệ với bạn này trước đó không
được tốt lắm và thật tâm bạn không muốn đánh trúng vào bạn), làm bạn đó té ngã.
Bạn đó nổi nóng định xông vào đánh bạn. Trước tình huống đó bạn sẽ xử lí ra sao?

2. Giờ ra chơi, một nhóm học sinh cùng lớp bước vào quán nước ở cổng trường,
lúc đó Hưng đang ngồi uống nước trong quán. Một trong số này - Dũng vô tình
nhổ nước bọt vào chân Hưng, Hưng quay lại yêu cầu Dũng phải xin lỗi, tuy nhiên
Dũng đã khước từ, không chịu xin lỗi, lại còn cười Hưng? Không kiềm chế được
Hưng đã đấm Dũng, thế là cuộc ẩu đả diễn ra. Nếu em là một trong những HS có


trong nhóm HS chứng kiện vụ việc đó, em sẽ giải quyết mâu thuẫn giữa họ như thế
nào?
3. Nam và Quân là 2 học sinh THPT lớp cô Trúc chủ nhiệm, nhà cùng một hẻm.
Do vào giờ kiểm tra 1 tiết toán, Quân không cho Nam nhìn bài, và cũng chiều hôm
đó trong giờ lao động, Quân đã nhắc nhở Nam không mang dụng cụ lao động. Sau
buổi lao động Nam đã chửi Quân rồi lao vào đánh bạn. Quân người nhỏ, sức yếu
nên bị Nam đánh đau. Nếu em là Quân trong trường hợp trên, thì sẽ ứng xử như
thế nào?
Bài tập 5: Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
a) Mục đích: Bài tập này giúp các em HS rèn luyện khả năng tư duy, tự tin trình
bày một vấn đề trước lớp, rèn luyện kỹ năng nói, đọc, viết Tiếng Việt và giáo dục,
bồi dưỡng nhân cách cho HS.
b) Chuẩn bị: GV chuẩn bị những vấn đề phù hợp với lứa tuổi HS và nên chọn
những vấn đề có ý nghĩa giáo dục cho HS.
c) Cách thức tiến hành: Tuỳ theo vấn đề mà GV chọn, có thể chia nhóm HS ra
thảo luận rồi yêu cầu bất kỳ HS nào trong nhóm lên trình bày quan điểm. Hoặc
không cần chia nhóm, chỉ yêu cầu HS suy nghĩ, rồi ghi ý kiến của mình ra giấy, Gv
gọi một số HS lên trình bày quan điểm của mình. Trong quá trình HS trình bày, Gv
khuyến khích HS đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
Ví dụ một số vấn đề như sau:
- Vấn đề nói tục trong HSSV ngày nay - em có suy nghĩ gì về vấn đề này và liên
hệ bản thân.
- Đưa ra một số câu ca dao, tục ngữ rồi yêu cầu HS thảo luận, giải thích nghĩa

của mỗi câu ca dao và đánh giá ý nghĩa của những câu ca dao ấy: Chẳng hạn
những câu ca dao, tục ngữ về thầy, cô giáo:
“Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”;
“Không thầy đố mày làm nên”,
“Mẹ cha công sức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay"
"Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi"
Thông qua đây, giáo dục cho HS về truyền thống “tôn sư trọng đạo: của dân tộc
ta, bồi dưỡng cho các em lòng yêu, kính thầy cô giáo, biết ơn thầy cô giáo.
- Đưa những vấn đề thời sự liên quan đến lứa tuổi HS để cho các em thảo luận,
và yêu cầu các em lên trình bày ý kiến của mình, qua đó giúp các em nắm bắt được
các sự kiện thời sự nóng hổi trong nước, cũng như có quan điểm, chính kiến riêng
của bản thân.


Bài tập 6: Bài tập ngâm thơ - học thuộc lòng
a) Mục đích: Bài tập này giúp các em HS thông qua việc ngâm thơ với các ngữ
điệu đọc, giọng đọc, cách ngắt nghỉ phù hợp với thể thơ, câu thơ, nội dung bài thơ,
câu văn, bài văn để nâng cao khả năng nói Tiếng Việt.
b) Chuẩn bị: Gv chuẩn bị những bài thơ, bài văn phù hợp với lứa tuổi của HS
và có thể cho HS học thuộc trước khi đến lớp.
c) Cách thức tiến hành: Yêu cầu HS mạnh dạn lên đọc bài thơ, bài văn của
mình.
Bài tập 7: Rèn luyện kỹ năng viết Tiếng Việt
a) Mục đích: Bài tập này giúp Hs rèn luyện kỹ năng viết cũng như giúp Hs
mạnh dạn, tự tin hơn với nhiều cấp độ từ đơn giản đến phức tạp.
Cấp độ 1:
Chuẩn bị: GV chuẩn bị những văn bản bị sai chính tả, hoặc những bài văn không
có dấu phẩy, chấm ngắt câu ngắt đoạn…

Cách thức tiến hành: - Yêu cầu HS viết lại văn bản cho đúng chính tả, hoặc thêm
dấu phẩy, chấm ngắt câu ngắt đoạn cho đúng. Trong quá trình thực hiện, Gv cần
hướng dẫn kỹ lưỡng cho HS.
Cấp độ 2:
Chuẩn bị: GV lựa chọn những chủ đề đơn giản có thể viết ngay tại lớp. Ví dụ
như: giới thiệu về bản thân các em, sở thích cá nhân…
Cách thức tiến hành: Yêu cầu HS viết theo chủ đề đã chọn và sau đó lên trình
bày trước lớp. GV cần hướng dẫn, chỉnh sửa lại những đoạn HS viết sai hoặc chưa
đúng.
Cấp độ 3:
Chuẩn bị: GV chuẩn bị những vấn đề phức tạp hơn phù hợp với lứa tuổi của HS.
Hoặc khi tổ chức bài tập này, GV có thể linh động kết hợp với môn học mà các em
đang học để đưa ra vấn đề. Ví dụ, các em đang học môn giáo dục chính trị, GV có
thể đưa ra vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết” để giúp các em vừa
củng cố lại kiến thức môn đang học vừa rèn luyện được kỹ năng viết, nói Tiếng
Việt.
Phần này có thể kết hợp với bài tập 5: Kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Gv
chú ý rèn cả cách đọc và cách viết. GV cần hướng dẫn HS lập dàn ý và phác thảo
những ý chính cần viết cho HS. Sau đó cho HS về nhà viết bài theo dàn ý đã phác
thảo.
Cách thức tiến hành: Yêu cầu một số HS lên đọc bài viết của mình. GV hướng
dẫn lại cho các em cách viết mạch lạc hơn, và sự sắp xếp trình tự các ý một cách
logic, hợp lý hoặc giúp các em phát hiễn lỗi sai chính tả và yêu cầu các em tự sửa
lại lỗi của mình.
Ví dụ: Chủ đề viết là “học đi đôi với hành”


GV cần hướng dẫn cho các em lập dàn ý: Bài viết gồm có ba phần: mở bài, thân
bài, kết bài.
+ Mở bài là phần các em cần dẫn nhập vào chủ đề của bài viết, giới thiệu cho

người đọc biết được chủ đề bài viết của mình là gì? Ở đây là chủ đề “học đi đôi với
hành”.
+ Thân bài là phần các em trình bày nội dung của bài viết của mình, trình bày
những luận điểm, ý kiến của bản thân liên quan đến chủ đề của bài viết. Có thể lập
dàn ý như sau:
- Học là gì?
- Hành là gì?
- Học đi đôi với hành là như thế nào?
- Liên hệ với bản thân về việc thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”
+ Kết bài: Gv hướng dẫn HS khái quát và kết luận lại nội dung bài viết.


PHẦN II: NHỮNG TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ
Bên cạnh những bài tập giúp nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho HS,
GV có thể lồng ghép thêm những trò chơi sinh hoạt vui tươi, giúp tạo không
khí thoải mái, thân mật, gần gũi. Qua đó, giúp các em HS rèn luyện giao tiếp,
nâng cao được kỹ năng giao tiếp của bản thân.
1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ
a) Mục đích: Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn
luyện trí nhớ.
b) Cách chơi:
- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản
trò.

- Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý:
- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo
không khí.
2. Lời chào:
a) Mục đích: Giúp HS chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn,
thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.
b) Cách chơi:
- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.


+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
- Làm không rõ động tác là sai.
Chú ý:
- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò
chơi.
3. Địa danh Việt Nam
a) Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
b) Chuẩn bị: Chia mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)

* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô
cho mỗi nhóm
* Thời gian: 5 -> 10 phút
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
c) Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã
(thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ
đầu của từ đầu Tỉnh sau.
Ví dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành
(Đồng Nai), …
Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn
được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng.
4. Cùng sở thích
a) Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
b) Chuẩn bị:
* Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ
c) Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình
(trung thực) vào miếng giấy, gồm:
- Họ tên
- Cao, cân nặng
- Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao, …
- Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ, …


Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi (của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam).
Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người (chưa được mở ra
xem). Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc
những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của

BTC.
5. Cử đại diện
Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về
truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu
(không được nói).
Ví dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón”
– sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội
dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói
được là thua.
** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội
6. Tìm bạn
a) Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
b) Chuẩn bị:
* Số lượng: Chia 2 đội Nam và Nữ
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không
đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi.
c) Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi
“Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm
nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi
đọc lên những câu viết của mình
7. Tìm nghề nghiệp
a) Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
b) Chuẩn bị:
* Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
* Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)
* Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ
c) Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào
miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử 1 người (thứ tự) lên bốc
thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (vận động

viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội
đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng,
còn đội kia sẽ thua.


Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lần lên bốc
thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm
nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan)
8. Truyền tin
a) Mục đích: Giúp Hs chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh
thần đồng đội.
b) Chuẩn bị:
Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.
Các tin để truyền
c) Cách chơi
Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo cáo.
- Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.
- Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử
một người lên nhận lệnh.
- Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò
và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai)
cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò
"tin" mà quản trò đã phát ra.
Luật chơi:
- Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.
- Đội nào để lộ tin coi như thua.
- Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.
- Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.
*Chú ý:
- Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người

nhận, đọc xong quản trò thu lại.
- Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu
giấy ghi tin (Quản trò và các đội).
- Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.
- Các chữ trong bản tin bằng nhau.
- Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước.
- Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò
chơi.
9. Tôi tin bạn.
a) Mục đích: Tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, kỹ
năng hợp tác, làm việc nhóm.


b) Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Khẩu trang hay khăn để bịt mắt.
- Chia nhóm làm 2 nhóm ( nhóm sáng mắt và nhóm “khiếm thị” – tức là mù)
- Cho các bạn nhóm mù đứng vào 1 góc, bịt mắt lại. Người quản trò kéo nhóm
sáng mắt sang 1 góc xa, rồi phổ biến luật chơi sao cho các bạn A không nghe thấy.
c) Cách chơi:
+ Các bạn nhóm sáng mắt lần lượt mỗi người chọn một bạn trong nhóm mù.
+ Đến nắm tay bạn ấy và dắt đi lung tung, càng làm bạn ấy mất phương hướng
càng tốt.
+ TUYỆT ĐỐI GIỮ IM LẶNG, dù người bị dẫn đi có hỏi gì “Ai vậy ? Dắt đi
đâu vậy trời ?” thì người dẫn cũng không được nói 1 lời nào.
+ Sau 3 phút dẫn các bạn nhóm mù trở lại vị trí ban đầu và cho các bạn nhóm
mù phát biểu cảm xúc, sau đó đóan xem ai là người đã dẫn mình đi nãy giờ.
d. Ý nghĩa và bài học rút ra:
- Người bị dắt đi (Nhóm mù) sẽ rất sợ và lo lắng vì không ngờ đến việc này,
việc duy nhất có thể làm là đặt trọn niềm tin cho người dẫn đường –> Đôi khi
những bạn đã ở lâu trong 1 nhóm không hiểu được sự thiếu lòng tin, cảm giác lạc

lõngcủa người mới gia nhập, dẫn đến việc xa cách, làm vịêc không “ăn rơ” với
nhau, năng suất làm việc kém, dễ dẫn đến mâu thuẫn và mất đòan kết.
- Trong suốt quá trình dẫn dắt cũng sẽ giúp bộc lộ tính cánh của người dẫn
đường (Nhóm sáng mắt):


Một bạn cẩn thận thì dù đi đâu cũng không làm bạn mình bị va chạm, trượt


Một bạn lém lỉnh sẽ dẫn bạn đi lên cầu thang, vào thang máy và đến những
nơi hiểm hóc.




Một bạn tính không chu đáo thì rất dễ để xảy ra tai nạn, va quẹt.

- Việc bạn nhóm mù có đóan đúng người “dắt” mình suốt 3 phút vừa qua cũng
nói lên được mức độ hiểu và thân quen với nhau giữa các bạn trong nhóm
10. Những quân bài định mệnh.
a) Mục đích: tăng cường tinh thần đoàn kết, sự hớp tác, làm việc giữa các thành
viên trong lớp.
b). Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Mỗi nhóm 1 bộ bài tây, 1 cái bàn lớn hay ghế dài
+ Phân công thành viên:
- Mỗi nhóm chọn ra 1 người có trí nhớ tốt, quen với các lá bài tây giữ nhiệm vụ
chọn bài, các bạn này sẽ đứng ra 1 phía theo sự chỉ định của người quản trò, đứng
ngang hàng nhau.



- Tiếp theo chọn ra 1 bạn giữ nhiệm vụ xếp bài
- Các bạn còn lại trong nhóm đứng cách đều từ bạn xếp bài cho đến bạn chọn
bài.
+ Xếp bài:
- Cách xếp bài: Tùy vào người xếp thích xì tai gì: tăng dần, giảm dần, theo màu,
không theo… miễn sau khi xếp úp lại các lá bài vẫn nhớ thứ tự mình đặt ra là
được.
- Tuyệt đối không cho các bạn khác nhìn thấy cách xếp bài, tốt nhất là cho các
bạn quay lưng về phía bàn.
c. Cách chơi
- Khi các nhóm đã xếp xong bài, người quản trò bắt đầu hiệu lệnh bắt đầu
- “Xếp bài viên” ngay lập tức truyền thông tin về cách xếp bài cho người đứng
gần mình nhất.
- Kế đó bạn này sẽ tiếp tục truyền thông tin tới các bạn kia
- Cuối cùng khi đến bạn cuối cùng (giữ nhiệm vụ chọn bài) thì bạn sẽ ba chân
bốn cẳng chạy về bàn xếp bài.
d.Mẹo:
- Xếp bài đơn giản thôi, đừng phức tạp quá
- Khi truyền thông tin rất dễ bị nhầm: “Xếp mỗi hàng từ lớn đến nhỏ, từ trái qua
phải” nhưng người nói lại quên mất “trái qua phải” là theo hướng của mình hay
hướng của bạn đối diện đang nghe, nói đơn giản là “bên trái của mày hay của
tao!!!”
e. Ý nghĩa và bài học rút ra:
- Giao tiếp là 1 trong những nhân tố cực kì quan trọng trong cuộc sống, để công
việc chạy tốt thì giao tiếp giữa các thành viên phải:
+ Nhanh
+ Chính xác
+ Dễ hiểu
- Khi nói hay giao việc cần nhất là phải đứng ở vị trí người nghe, để tránh việc
nói 1 đằng hiểu 1 nơi (xa xa lắm….)

11. TRÒ CHƠI ĐI TÌM NGƯỜI THÂN
a) Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các thành viên trong lớp học.
b) Cách chơi:
Có thể chọn ra 2 bạn bao gồm 1 nam và một nữ. Sau đó cho cả 2 bạn ra ngoài
khỏi vị trí của tập thể làm sao cho 2 bạn đó không nhìn thấy gì ở tập thể. Người
chủ trò có nhiệm vụ là tìm 2 người cũng như vậy và người đó được chỉ định. Để


cho 2 bạn vào tim ra 2 người được chỉ định ấy. Sẽ có những câu hỏi tùy các bạn
muốn hỏi tập thể
Ví dụ như: Người ấy tóc dài đúng hay sai.
Lưu ý câu hỏi chỉ được chọn là đúng hay sai. Không được hỏi như người
ấy tóc dài phải không, hoặc người ấy tóc dài hay tóc ngắn.
Câu trả lời của tập thể chỉ là nếu đúng thì vỗ tay, nếu sai thì sẽ ồ lên. Xoay trong
các câu hỏi sẽ làm cho bạn có thể tìm thấy bạn mà người chủ trò chỉ định.
12. TRÒ CHƠI XẾP THƯ
a) Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các thành viên trong lớp học.
b) Chuẩn bị:
Chơi theo cặp 1 nam & 1 nữ, các cặp thi đấu với nhau.
Dụng cụ:các tờ báo khổ lớn.
c) Cách chơi:
1.Nam & nữ cùng đứng trên 1 tờ báo.
2.Quản trò gấp tờ báo làm đôi.
3.Nam & nữ tiếp tục đứng lên tờ báo sao cho chân 2 người không lọt khỏi phạm
vi tờ báo.
4.Quản trò tiếp tục gấp tờ báo lại.
Trò chơi cứ thế tiếp tục...Đôi nào còn có thể đứng gọn theo yêu cầu cuối cùng là
người thắng cuộc.

Kỷ lục đã lập là đôi nam nữ đứng trên tờ báo còn khoảng...1 nắm tay (nam
cõng nữ & ... nhón 1 chân).
Khi tổ chức trò chơi thì cần phải có những phần khen và phạt.



×