Sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp giảng
dạy và huấn luyện đội
tuyển chạy việt dã
Phương pháp giảng dạy và huấn luyện
đội tuyển chạy việt dã
Phần I: Đặt vấn đề.
I.Lý do chọn đề tài.
1, Cơ sở lý luận.
Thể dục thể thao đựơc coi là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, với quan
niệm vận động và sức khỏe, các nhà triết học cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự
phát triển hài hoà giữa trong sạch về đạo đức , phong phú về tinh thần và hoàn
thiện về thể chất do thể dục thể thao đem lại.
Mặt khác, thểdục thể thao còn là một hệ thống giáo dục thể chất nhằm rèn
luyện các tố chất thể lực, nhằm phát triển con người một các toàn diện về mọi
mặt: Đức – trí – thể – mỹ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức
khoẻ toàn dân. Chính vì vậy ngay khi mới thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, nay là cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi
toàn dân tập thể dục. Trong bài” Sức khoẻ và thể dục” ( đăng trên bào cứu quốc,
số 199, ngày 27-3-1946) người viết:
“ Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần
có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ót. Mỗi
người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục bồi
bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước....”
Ngày 24/10/1955, trong thư” gửi các em học sinh” Bác viết: “... Đối với các
em việc giáo dục bao gồm:
-Thể dục: để làm cho thên thể khoẻ mạnh, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh
riêng và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
- Mỹ dục: để phân biệt được cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục là yêu tổ quốc, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.
Chính vì vậy giáo dục thể chất trong các trường THCS là một bộ phận của mục
tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra
lớp người: “ Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức” Đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
ở Việt nam môn điền kinh được quan tâm. Trong trường môn điền kinh là
môn học chính thức trong chương trình GDTC trong đó chạy bền là môn được
phân phối trong nhiều tiết học ( từ đầu năm học cho đến khi kết thức năm học).
Việc luyện tập và thi đấu chạy bền không những có tác dụng tốt tới sức khoẻ mà
còn có tác dụng phát triển thể lực một cách toàn diện, đồng thời còn tạo điều kiện
nâng cao thành tích các môn thể thao khác.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trên thực tế chạy bền là một môn học đơn điệu gây mệt mỏi. để đạt thành
tích cao trong chạy bền ngoài việc có kỹ thuật hợp lý, có mối quan hệ giữa độ dài
và tần số bước chạy phù hợp theo nguyên lý kỹ thuật người chạy cần có thể lực
nhất định để duy trì được kỹ thuật chạy cần thiết. Chính vì vậy đối với người
chạy bền cần có sức bền chung và sức bền chuyên môn tốt. Sức bền chung giúp
cho người tập hoàn thành được nhiệm vụ của từng buổi tập trong quá trình tập
luyện, nó cũng là cơ sở để phát triển sức bền tốc độ. Sức bền tốc độ cho phép
người chạy có tốc độ trung bình trên toàn cự ly cao. ở chạy bền yếu tố chủ yếu
gây mệt mỏi, làm giảm thành tích chạy là những biến đổi của môi trường bên
trong cơ thể như tăng lượng a xit lactic và đioxi cacbon trong máu.... . Quá trình
luyện tập chính là quá trình rèn luyện, phát triển nhiều mặt người tập, trong đó có
việc giúp cho cơ thể quen dần và chịu đựng được mệt mỏi, dễ dàng vượt qua
trạng thái “ cực điểm” duy trì được tốc độ trung bình cao hoặc thực hiện được
các phương án chiến thuật trong thi đấu.
Do phải chạy trong thời gian dài, năng lượng cho cơ thể hoạt động chỉ tiêu
hao mà không bù đắp đầy đủ, kịp thời cho nên yếu tố tiết kiệm năng lượng trong
khi chạy cũng giúp cho vận động viên có thành tích chạy tốt. Nói cụ thể hơn nếu
kỹ thuật chạy hợp lý được củng cố thành định hình, tự động hóa sẽ giúp cho
VĐV chạy đạt tốc độ cần thiết nhưng sự tiêu hao năng lượng của cơ thể lại ít, do
vậy VĐV đủ sức chạy hết cự ly với tốc độ cao, thậm chí còn có thể tăng tốc khi
rút về đích. Trong đó yếu tố thở sâu, thở tích cực để cung cấp o xi, đặc biệt là
luân phiên dùng sức và thả lỏng cơ bắp ( nhất là các cơ quan tham gia các động
tác đạp sau và chống trước) cũng là cách để duy trì khả năng chạy tốc độ cao trên
cự li tốt hơn. Ngoài ra tập chạy bền còn làm cho người chạy cảm giác tốc độ.
Việc không chủ động được tốc độ chạy sẽ dẫn tới không đủ sức về đích hoặc về
đích với thành tích thấp trong khi cơ thể vẫn dồi dào sức lực.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tôi mạnh dạn đưa ra một số
kinh nghiệm“ Sử dụng phương pháp giảng dạy và huấn luyện đội tuyển chạy việt
dã ở trường ”.
II- Phạm vi thời gian áp dụng của đề tài:
Đề tài này tôi đã áp dụng để huấn luyện đội tuyển việt dã học sinh lớp 6 ở
trường trong 4 năm: Năm học 2004- 2005, năm học 2005- 2006, năm học 2006 –
2007 và năm học 2007 – 2008.
Phần II. Giải quyết vấn đề:
A. Quá trình thực hiện đề tài
I.Khảo sát thực tế lựa chọn đội tuyển.
1.Khảo sát thực tế:
Kiểm tra bằng hình thức thi đấu tuyển chọn học sinh vào đội tuyển.
2.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.
Đầu năm học lãnh đạo nhà trường họp và thành lập ban chỉ đạo.
Căn cứ vào tình hình các năm học, sở TDTT phối hợp với sở giáo dục tổ chức
giải Việt dã học sinh lớp 6 các trường THCS trên toàn tỉnh. Chính vì vậy ngay từ
đầu năm học cần thành lập đội tuyển và có kế hoạch tập luyện.
3.Số liệu điều tra tra khi thực hiện.
Trước khi tiến hành huấn luyện đội tuyển, tôi đã tiến hành kiểm tra thành
tích của các em.( Nam chạy 4000m, nữ chạy 3000m)
Năm học
TT
1
2
2004 2005
3
4
5
6
1
2
2005 2006
3
4
5
6
2006-
1
2007
2
Họ tên
Năm sinh
Cự ly( m)
Thành
tích
3
4
5
6
1
2
2007-
3
2008
4
5
6
Nhìn vào bảng thành tích tôi thấy thành tích của các em chưa cao vì các em
chạy chưa đúng kỹ thuật và chiến thuật. Có những em phân phối sức chưa hợp
lý dẫn tới khi về đích thì mệt mỏi, rút đích chưa tốt.... Để các em nắm được kĩ
thuật và chiến thuật đạt thành tích cao tôi tiến hành cho các em tập thể lực
trong các giờ chính khoá và giao bài tập về nhà.
4. Đội tuyển điền kinh tập thẻ lực ngay từ đầu năm học ở các giời chính khoá.
Trong tiết học thể dục, sau phần khởi động và bài tập chung của cả lớp
xong, tôi cho các em tập các bài tập riêng với khối lượng, cường độ mật độ lớn
hơn, phù hợp với trình độ tập luyện và thể lực của từng em nhằm mang lại hiệu
quả cao trong tập luyện. Tố chất thể lực bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền,
mềm dẻo, khéo léo. Các bài tập được thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, từ nhẹ đến nặng.
Ví dụ:
+ Chạy bước nhỏ 20- 30m.
+ Chạy nâng cao gối:20- 30m.
+ Chạy gót chạm mông: 20- 30m
+ Chạy dạp sau: 20 – 30m.
+ Chạy tăng tốc độ:50- 80m.
+Chạy dích dắc, chạy vòng số 8.
+ Chạy Cầu thang.
+ Chạy trên địa hình tự nhiên ( Từ 400m- 2000m)
Các bài tập trên được sắp xếp phù hợp với từng đối tượng học sinh> Sau
mỗi buổi học tôi giao bài tập về nhà cho các em tự tập luyện ở nhà.
Trước khi thi đấu khoảng 2- 3 tháng tôi tập trung huấn luyện đội tuyển để
chuẩn bị kĩ thuật và thành tích, thể lực và tâm lý cho học sinh nhằm đạt kết quả
cao.
II.Một số phương pháp giảng dạy kĩ thuật và huấn luyện đội tuyển.
1. Phần chuẩn bị.
+ GV chuẩn bị bài giảng, tranh kỹ thuật, dây dính, còi, cờ, đồng hồ, dây
nhảy....
+ HS: Trang phục gọn gàng, san tập sạch sẽ, thể lực tốt.
2.Phương pháp giảng dạy và huấn luyện.
2.1Bước 1: Xây dựng khái niệm và giới thiệu môn học:
- Xây dựng một số khái niệm bằng cách giảng giải, phân tích làm mẫu động
tác, xem tranh ảnh
- Tập các động tác bổ trợ và kĩ thuật đánh tay.
- Chạy tăng dần từ 300m, đến 500m, 800m, 1000m, 1500m, 2000m,3000m
2.2Bước 2: Dạy kĩ thuật chạy giữa quãng trên đường thẳng và đường
vòng, làm quen với các biện pháp phát triển sức bền.
+ Tư thế thân người: Chạy giưa quãng thân người hơi ngả về trước không
quá 4- 50, hai vai lắc không nhiều. Đầu và thân người giữ thẳng để cơ cổ và mặt