Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá chất lượng dòng chảy bề mặt vào lãnh thổ Việt Nam khu vực xã Sóc Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HOÀNG VĂN DUY

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DÕNG CHẢY BỀ MẶT VÀO
LÃNH THỔ VIỆT NAM KHU VỰC XÃ SÓC HÀ,
HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2010 - 2014

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------


HOÀNG VĂN DUY

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DÕNG CHẢY BỀ MẶT VÀO
LÃNH THỔ VIỆT NAM KHU VỰC XÃ SÓC HÀ,
HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2010 - 2014

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Chí Hiểu
Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối
với mỗi sinh viên cuối khóa, nhằm nâng cao năng lực tri thức, tổng hợp các
kiến thức đã học và có cơ hội mở rộng kỹ năng thực tiễn trong việc nghiên

cứu khoa học. Đƣợc sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng em đã đƣợc
thực tập tại phòng Tài Nguyên Môi Trƣờng huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu ngƣời đã hƣớng dẫn, chỉ
bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ của phòng Tài Nguyên Môi
Trƣờng huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
cũng nhƣ các thầy cô, cán bộ công nhân viên chức của trung tâm phân tích và
Viện khoa học sự sống đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời
gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp.
Với kiến thức và thời gian có hạn, chắc chắn bài luận văn này không
tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…..tháng…..năm 2014
Sinh viên

Hoàng Văn Duy


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.01: Diện tích đất đai, mục đích sử dụng đất của xã Sóc Hà 2013. ............. 27
Bảng 4.02 Thống kê nhân khẩu và lao động xã Sóc Hà năm 2011 – 2012. ... 30
Bảng 4.03 Kết quả phân tích mẫu nƣớc ngày 10/04/2014. ............................. 38
Bảng 4.04 Phân hạng kết quả các chỉ tiêu nƣớc sau khi phân tích. ................ 40
Bảng 4.05. Kết quả phỏng vấn dân địa phƣơng bằng phiếu điều tra. ............. 44



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Biểu đồ hiện trạng sử dụng các loại đất xã Sóc Hà
năm 2013 theo (%). ........................................................................................... 28
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện số hô năm 2011 – 2012. ........................................ 31
Hình 4.3 Biểu hiện số lao động năm 2011 – 2012. ......................................... 32
Hình 4.4 Biểu hiện số nhân khẩu năn 2011 – 2012. ....................................... 33
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện Oxy hòa tan và nhu cầu oxy trong
mẫu nƣớc (mg/l). ............................................................................................. 39
Hình 4.6. Biểu thị nhận xét về chất lƣợng dòng chảy của ngƣời dân địa
phƣơng (%)...................................................................................................... 45


DANH MỤC VIẾT TẮT
pH

Độ trung tính của nƣớc

Tss

Chất rắn tổng số

DO:

Lƣợng Oxy hòa tan

COD

Nhu cầu Oxy hóa học


BOD

Nhu cầu Oxy sinh hóa

BOD5

Nhu cầu Oxy sinh hóa 5 ngày của nƣớc

N

nitơ

P

Photpho

l

lít

N-NH4+

Amoni

NO-2

Nitrit

NO-3


Nitrat

SO42-

Sulfase

P-PO43-

Phosphat

Fe

sắt

vsv

Vi sinh vật

TCVN

tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

quy chuẩn Việt Nam

VN

Việt Nam


BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng

TT

thông tƣ



Quyết định

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2.Mục đích ...................................................................................................... 2
1.3.Yêu cầu ........................................................................................................ 2
1. 4. Mục tiêu, Ý nghĩa ...................................................................................... 3
1.4.1. Mục tiêu................................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa .................................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4

2.1. Cơ sở khoa học của các vấn đề nghiên cứu. .............................................. 4
2.1.1. Tài nguyên nƣớc và tầm quan trọng của tài nguyên nƣớc. ..................... 4
2.1.2. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ..................................................................... 10
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 13
2.3. Cơ sở thực tiễn – hiện trạng sử dụng nƣớc sạch. ..................................... 14
2.3.1. Tình hình sử dụng nƣớc trên thế giới. ................................................... 14
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 20
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20
3.1.1. Đối tƣợng .............................................................................................. 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Nội dung thực hiện Đề tài ........................................................................ 20
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực. .............................. 20
3.2.2. Khảo sát chất lƣợng nƣớc của dòng chảy ........................................... 20
3.2. Các yếu tố chủ quan trong nƣớc ảnh hƣởng đến chất lƣợng dòng chảy ........... 22
3.2.4. Đề suất một số giải pháp quản lí dòng chảy ......................................... 22
3.3. Phƣơng pháp tiến hành ............................................................................. 22


3.3.1. Khảo sát thực địa. .................................................................................. 22
3.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng. .................................. 22
3.3.3. Phƣơng pháp định lƣợng. ...................................................................... 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 24
4.1. Điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 24
4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội. ................................................................ 29
4.2. Các yếu tố trong nƣớc gây ô nhiễm dòng chảy tại khu vực..................... 35
4.1.1. Nguồn ô nhiễm từ nông nghiệp............................................................. 35
4.2.2 Nguồn ô nhiễm từ công nghiệp .............................................................. 36
4.2.3. Nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt .................................................................. 36

4.3. Kết quả điều tra về chất lƣợng dòng chảy................................................ 37
4.3.1. Đánh giá chung từ khảo sát thực địa ..................................................... 37
4.3.2. Kết quả phân tích mẫu nƣớc tại phòng thí nghiệm. .............................. 37
4.3.3. Kết quả phỏng vấn ngƣời dân ............................................................... 42
4.4Các giải pháp để có thể cải thiện chất lƣợng dòng chảy. ........................... 46
4.4.1 Giải pháp trong quản lí........................................................................... 46
4.4.2 Giải pháp trong kỹ thuật......................................................................... 46
4.4.3 Giải pháp thực tiễn ................................................................................. 47
PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................. 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên nƣớc là thành phần chủ yếu của môi trƣờng sống, quyết
định sự thành công trong các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên
thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô
nhiễm và cạn kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận
cao, con ngƣời đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trƣờng một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nƣớc, đặc biệt là nƣớc ngọt và nƣớc sạch là
một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con ngƣời cũng nhƣ toàn bộ sự
sống trên trái đất. Do đó con ngƣời cần phải nhanh chóng có các biện pháp
bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc.
Nƣớc là một nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho con ngƣời và toàn thể

mọi sinh vật sống, thiếu nƣớc không thể tồn tại và phát triển. Hiện nay nhu
cầu nƣớc sạch của con ngƣời vẫn chƣa đƣợc đáp ứng, không chỉ ở Việt Nam
mà rất nhiều nơi trên Thế giới thậm chí có những nơi thiếu nƣớc rất trầm
trọng. Vì vậy việc bảo vệ một nguồn nƣớc nào đó khỏi bị ô nhiễm là việc nên
làm hiện giờ.
Nƣớc có rất nhiều dạng tồn tại ngoài tự nhiên ( nƣớc ngọt, nƣớc
mặn…) và ở nhiều môi trƣờng khác nhau ( nƣớc ngầm dƣới lòng đất hay
trong các hang động, nƣớc trên bề mặt… )
Riêng nƣớc mặt thì đã có rất nhiều dạng nhƣ: sông, suối, ao, hồ, biển…
và trong thành phần hay là một vài đặc tính của chúng cũng khác nhau.
Việt Nam (VN) là đất nƣớc có khá nhiều Sông, Suối. Đặc điểm của
sông, suối nƣớc ta là chảy theo hƣớng Đông – nam, phần lớn là từ sông, suối
của nƣớc ngoài chảy vào Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Cam-Pu-Chia).


2

Nguồn chảy xuất phát từ bên ngoài nội địa nên khó xác định đƣợc các yếu tố
tác động đến dòng chảy tại nơi xuát phát hoặc những nơi chảy qua.
Do vậy, cần xem xét và đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc mặt chảy vào nội
địa, để có thể đƣa ra phƣơng pháp, biện pháp xử lý hoặc sử dụng vào các mục
đích cho phù hợp và hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sự
đồng ý của Ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng, dƣới
sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS Nguyễn Chí Hiểu nên em chọn đề tài
nghiên cứu “ Đánh giá chất lượng dòng chảy bề mặt vào lãnh thổ Việt Nam
khu vực xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài tốt nghiệp
cho mình. Dòng chảy này là nguồn gốc của con sông Bằng Giang của tỉnh
Cao Bằng, và lƣu vực của nó khá lớn do vậy việc khảo sát hiện trạng cho
dòng chảy là cần thiết.

1.2. Mục đích
Đánh giá đƣợc chất lƣợng nƣớc của đoạn Suối dài khoảng 4km tính từ
điểm bắt đầu vào chảy từ Trung Quốc vào địa phận xã Sóc Hà, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Khảo sát nhu cầu sử dụng nƣớc tại khu vực và sự đáp ứng cho nhu cầu
sử dụng nƣớc ( nƣớc uống, nƣớc sinh hoạt, nƣớc tƣới ). Mục đích sử dụng
nƣớc dòng chảy của tại đây.
1.3. Yêu cầu
Tìm hiểu và quan trắc, đánh giá đúng đƣợc đối tƣợng của Đề tài. Các
thông tin, số liệu, kết quả phân tích phải chính xác, đầy đủ và liên quan đến
Đề tài. Tránh tình trạng các nội dung, đối tƣợng quan trắc không phản ánh
đƣợc chất lƣợng nƣớc cần đánh giá. Nắm đƣợc tình hình sử dụng nƣớc tại địa
điểm thực hiện đề tài.


3

Đánh giá tại cá thời điểm khác nhau. Các mẫu phân tích đƣợc lấy tại vị
trí thích hợp có thể đánh giá đƣợc dòng chảy.
1. 4. Mục tiêu, Ý nghĩa
1.4.1. Mục tiêu
Từ các kết quả phân tích và thông tin từ điều tra trực tiếp có thể đánh
giá, đƣa ra kết luận về chất lƣợng nƣớc của đoạn Suối chảy từ Trung Quốc
vào địa phận xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng môi trƣờng nƣớc tại dòng suối.
Đƣa ra đƣợc một vài giải pháp cho chất lƣợng dòng chảy nhằm bảo vệ
dòng chảy khỏi sự nhiễm bẩn, ngăn ngừa các biểu hiện làm ô nhiễm dòng
chảy và cải thiện hiện trạng của dòng chảy.
1.4.2. Ý nghĩa
1.4.2.1. Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá đƣợc hiện trạng nƣớc của dòng chảy tại khu vực đi qua.
Sau khi đánh giá đƣợc chất lƣợng có thể đƣa ra đƣợc các phƣơng án để
sử dụng, cải thiện chất lƣợng nƣớc hiện tại.
1.4.2.2. Ý nghĩa khoa học, học tập
Cơ sở để viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Có thể bổ cung cấp thông tin, dữ liệu cho Hệ thống quan trắc từ các kết
quả phân tích của Đề tài.Làm nền tảng cho các nghiên cức về sau liên quan
đến khu vực và đối tƣợng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của các vấn đề nghiên cứu.
2.1.1. Tài nguyên nước và tầm quan trọng của tài nguyên nước.
Tài nguyên nƣớc là các nguồn nƣớc mà con ngƣời sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nƣớc đƣợc dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trƣờng. Hầu hết các hoạt
động trên đều cần nƣớc ngọt. 97% nƣớc trên trái đất là nƣớc muối, chỉ 3%
còn lại là nƣớc ngọt nhƣng gần hơn 2/3 lƣợng nƣớc này tồn tại ở dạng sông
băng và các mũi băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng đƣợc tìm thấy
chủ yếu ở dạng nƣớc ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong
không khí.
Nƣớc ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy việc cung cấp nƣớc ngọt
và sạch trên thế giới đang từng bƣớc giảm đi. Nhu cầu nƣớc đã vƣợt cung ở
một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm
cho nhu cầu nƣớc càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ
nguồn nƣớc cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới đƣợc lên tiếng gần đây. Trong
suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nƣớc trên thế giới đã bị biến

mất cùng với các môi trƣờng hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái
nƣớc ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn
các hệ sinh thái biển và đất liền [5].
* Các nguồn nƣớc ngọt bao gồm:
- Nước mặt
Nƣớc mặt là nƣớc trong sông, hồ hoặc nƣớc ngọt trong vùng đất ngập
nƣớc. Nƣớc mặt đƣợc bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dƣơng, bốc hơi và thấm xuống đất.


5

Nƣớc mặt tự nhiên có thể đƣợc tăng cƣờng thông qua việc cung cấp từ
các nguồn nƣớc mặt khác bởi các kênh hoặc đƣờng ống dẫn nƣớc, cũng có thể
bởi cấp nhân tạo từ các nguồn khác, tuy nhiên số lƣợng không đáng kể. Con
ngƣời có thể làm cho nguồn nƣớc cạn kiệt (với nghĩa không thể sử
dụng) bởi ô nhiễm. Brasil đƣợc đánh giá là quốc gia có nguồn cung cấp nƣớc
ngọt lớn nhất thế giới, sau đó là Nga và Canada [5].
- Dòng chảy ngầm
Trên suốt dòng sông, lƣợng nƣớc chảy về hạ nguồn thƣờng bao gồm
hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt
nẻ (không phải nƣớc ngầm) dƣới các con sông. Đối với một số thung lũng
lớn, yếu tố không quan sát đƣợc này có thể có lƣu lƣợng lớn hơn rất nhiều so
với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thƣờng hình thành một bề mặt động lực
học giữa nƣớc mặt và nƣớc ngầm thật sự. Nó nhận nƣớc từ nguồn nƣớc ngầm
khi tầng ngậm nƣớc đã đƣợc bổ cấp đầy đủ và bổ sung nƣớc vào tầng nƣớc
ngầm khi nƣớc ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực
karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm.
Nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm hay còn gọi là nƣớc dƣới đất, là nƣớc ngọt đƣợc
chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nƣớc chứa trong các

tầng ngậm nƣớc bên dƣới mực nƣớc ngầm. Đôi khi ngƣời ta còn phân biệt nƣớc
ngầm nông, nƣớc ngầm sâu và nƣớc chôn vùi.
Nƣớc ngầm cũng có những đặc điểm giống nhƣ nƣớc mặt nhƣ: nguồn vào
(bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nƣớc mặt là do tốc độ luân
chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nƣớc mặt), khả năng giữ nƣớc ngầm
nhìn chung lớn hơn nƣớc mặt khi so sánh về lƣợng nƣớc đầu vào. Sự khác biệt
này làm cho con ngƣời sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà
không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nƣớc khai thác vƣợt
quá lƣợng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nƣớc và không thể phục hồi. Nguồn


6

cung cấp nƣớc cho nƣớc ngầm là nƣớc mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn
thoát tự nhiên nhƣ suối và thấm vào các đại dƣơng.
Nguồn nƣớc ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác
động của con ngƣời khi khai thác quá mức các tầng chứa nƣớc gần biên
mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con ngƣời sử dụng nguồn nƣớc ngầm có thể
làm co nƣớc thấm vào đại dƣơng từ nƣớc dự trữ gây ra hiện tƣợng muối hóa
đất. Con ngƣời cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nƣớc bởi các hoạt động làm ô
nhiễm nó. Con ngƣời có thể bổ cấp cho nguồn nƣớc này bằng cách xây dựng
các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo [5].
* Tầm quan trọng của tài nguyên nƣớc.
Nƣớc là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài ngƣời và sinh vật
trên trái đất. Con ngƣời mỗi ngày cần 250 lít nƣớc cho sinh hoạt, 1.500 lít
nƣớc cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Nƣớc chiếm 99% trọng lƣợng sinh vật sống trong môi trƣờng nƣớc và
44% trọng lƣợng cơ thể con ngƣời. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nƣớc, 1
tấn đạm cần 600 tấn nƣớc và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nƣớc.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nƣớc còn là chất

mang năng lƣợng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều
hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể
nói sự sống của con ngƣời và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nƣớc.
Tài nguyên nƣớc ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3,
tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và
thạch quyển. 94% lƣợng nƣớc là nƣớc mặn, 2% là nƣớc ngọt tập trung trong
băng ở hai cực, 0,6% là nƣớc ngầm, còn lại là nƣớc sông và hồ. Lƣợng nƣớc
trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối
0,00007% tổng lƣợng nƣớc trên trái đất. Lƣợng nƣớc ngọt con ngƣời sử dụng
xuất phát từ nƣớc mƣa (lƣợng mƣa trên trái đất 105.000km3/năm. Lƣợng


7

nƣớc con ngƣời sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho
sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).[6]
* Vai trò của tài nguyên nƣớc:
- Đối với sản xuất nông nghiệp
Việc sử dụng quan trọng nhất của nƣớc trong nông nghiệp là dành cho
thủy lợi, và là một thành phần quan trọng để sản xuất đủ lƣơng thực. Thủy lợi
chiếm đến 90% ở các nƣớc đang phát triển và đáng kể tỷ lệ ở các nƣớc kinh tế
phát triển hơn (Hoa Kỳ, 30% sử dụng nƣớc ngọt để tƣới tiêu). Nó mất khoảng
3.000 lít nƣớc, chuyển đổi từ chất lỏng hơi, để sản xuất đủ lƣơng thực để đáp
ứng nhu cầu chế độ ăn uống hàng ngày của một ngƣời. Đây là một số lƣợng
đáng kể, khi so sánh cần thiết để uống, mà là giữa hai và năm lít. Sản xuất
lƣơng thực cho 7 tỉ ngƣời sống trong hành tinh ngày hôm nay đòi hỏi các
nƣớc sẽ phải đào một kênh sâu mƣời mét, rộng 100 mét và dài 7,1 triệu km –
đây sẽ là 1 con kênh dài gấp 180 lần vòng tròn trái đất.
Năm mƣơi năm trƣớc đây, nhận thức chung rằng nƣớc là một nguồn
tài nguyên vô hạn. Mọi ngƣời không phải là giàu có nhƣ ngày hôm nay, tiêu

thụ ít calo hơn và ăn ít thịt, ít nƣớc hơn là cần thiết để sản xuất thực phẩm của
họ. Họ yêu cầu một phần ba khối lƣợng nƣớc chúng ta hiện nay lấy từ các con
sông. Ngày nay, sự cạnh tranh cho số tiền cố định của tài nguyên nƣớc là
khốc liệt hơn, dẫn đến khái niệm nƣớc cao nhất. Điều này là do hiện nay có
hơn bảy tỷ ngƣời trên hành tinh, nhu cầu tiêu thụ nƣớc, thịt và rau quả tăng
cao, và đang gia tăng cạnh tranh đối với nƣớc từ các cây trồng công nghiệp,
đô thị hóa và nhiên liệu sinh học. Trong tƣơng lai, nƣớc nhiều hơn sẽ đƣợc
cần thiết để sản xuất thực phẩm bởi vì dân số của trái đất đƣợc dự báo để tăng
lên 9 tỷ vào năm 2050 [6].


8

- Giao thông vận tải
Việc sử dụng nƣớc để vận chuyển vật liệu thông qua các con sông và
kênh rạch cũng nhƣ các tuyến đƣờng hàng hải quốc tế là một phần quan trọng
của nền kinh tế thế giới [6].
- Hóa chất sử dụng
Nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi trong các phản ứng hóa học nhƣ một dung
môi hoặc chất phản ứng và ít phổ biến nhƣ là một chất tan hoặc chất xúc tác.
Trong các phản ứng vô cơ, nƣớc là một dung môi phổ biến, giải thể nhiều hợp
chất ion. Trong các phản ứng hữu cơ, nƣớc thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ là một
phản ứng dung môi [6].
- Trao đổi nhiệt
Nƣớc và hơi nƣớc đƣợc sử dụng nhƣ chất lỏng truyền nhiệt trong hệ
thống trao đổi nhiệt đa dạng, do sẵn có của nó và khả năng nhiệt độ cao, cả
hai đều là chất làm mát và sƣởi ấm. Nƣớc lạnh thậm chí có thể là tự nhiên có
sẵn từ một hồ nƣớc hoặc biển. Ngƣng tụ hơi nƣớc là một chất lỏng nóng đặc
biệt hiệu quả bởi vì nhiệt lớn xông hơi. Một bất lợi là nƣớc và hơi nƣớc là một
chất ăn mòn. Trong gần nhƣ tất cả điện nhà máy điện, nƣớc là nƣớc làm mát,

làm bay hơi và lái hơi tua bin máy phát điện ổ đĩa. Tại Mỹ, làm mát nhà máy
điện là việc sử dụng lớn nhất nƣớc [6].
- Chữa cháy
Nƣớc có nhiệt độ cao bay hơi và là tƣơng đối trơ, mà làm cho nó một
chữa cháy chất lỏng. Sự bay hơi của nƣớc mang nhiệt ra khỏi đám cháy. Nó là
nguy hiểm để sử dụng nƣớc vào đám cháy liên quan đến dầu và các dung môi
hữu cơ, bởi vì nhiều loại vật liệu hữu cơ nổi trên mặt nƣớc và nƣớc có xu
hƣớng lan truyền chất lỏng cháy.
Sử dụng nƣớc chữa cháy cũng phải tính đến các nguy hiểm của một vụ
nổ hơi nƣớc, có thể xảy ra khi nƣớc đƣợc sử dụng các đám cháy rất nóng


9

trong không gian kín, và của một vụ nổ hydro, khi chất phản ứng với nƣớc,
chẳng hạn nhƣ một số kim loại hoặc carbon nóng nhƣ than đá, than củi, than
chì than cốc, phân hủy nƣớc [6].
- Nước công nghiệp
Các ngành công nghiệp nƣớc cung cấp nƣớc uống và các dịch vụ nƣớc
thải (bao gồm cả xử lý nƣớc thải ) cho các hộ gia đình và ngành công nhiệp
cung cấp thiết bị nƣớc bao gồm nƣớc giếng bể chứa nƣớc mƣa thu hoạch,
mạng lƣới cung cấp nƣớc, lọc nƣớc cơ sở vật chất, bể chứa nƣớc, tháp nƣớc,
ống dẫn nƣớc…[6]
- Công nghiệp ứng dụng
Thuỷ điện là một chi phí thấp, không gây ô nhiễm, nguồn năng lƣợng
tái tạo. Năng lƣợng đƣợc cung cấp bởi các chuyển động của nƣớc. Thông
thƣờng một con đập đƣợc xây dựng trên một dòng sông, tạo ra một hồ nhân
tạo phía sau nó. Nƣớc chảy ra khỏi hồ buộc phải thông qua các tua-bin quay
máy phát điện.
Nƣớc áp lực đƣợc sử dụng trong phun nƣớc và máy cắt tia nƣớc. Ngoài

ra, súng nƣớc áp suất cao đƣợc sử dụng để cắt chính xác. Nó hoạt động rất tốt,
tƣơng đối an toàn, và không gây hại cho môi trƣờng. Nó cũng đƣợc sử dụng
trong làm mát của máy móc thiết bị để tránh bị nóng quá, hoặc ngăn chặn lƣỡi
cƣa từ quá nóng [6].
- Thực phẩm chế biến
Nƣớc đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực khoa học thực phẩm. Điều
quan trọng là một nhà khoa học thực phẩm để hiểu đƣợc vai trò là nƣớc đóng
trong chế biến thực phẩm để đảm bảo sự thành công của sản phẩm của họ.
Các chất hòa tan nhƣ muối và đƣờng có trong nƣớc ảnh hƣởng đến tính
chất vật lý của nƣớc. Điểm sôi và đóng băng của nƣớc bị ảnh hƣởng bởi chất
hoà tan, cũng nhƣ áp suất không khí , đó là lần lƣợt bị ảnh hƣởng bởi độ cao .


10

Nƣớc sôi ở nhiệt độ thấp với áp suất không khí thấp hơn xảy ra ở độ cao cao
hơn. Một thìa đƣờng tan cho mỗi kg nƣớc làm tăng nhiệt độ sôi của nƣớc là
0,51°C, và một thìa muối làm tăng nhiệt độ sôi là 1,02°C; tƣơng tự, tăng số
lƣợng các hạt hòa tan làm giảm điểm đóng băng của nƣớc [6].
2.1.2. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá
học, sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật, làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nƣớc. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hƣởng thì ô
nhiễm nƣớc là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nƣớc xảy ra khi nƣớc bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nƣớc
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nƣớc ngầm.
Hiến chƣơng châu Âu về nƣớc đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nƣớc là sự biến đổi nói chung do con ngƣời đối với chất
lƣợng nƣớc, làm nhiễm bẩn nƣớc và gây nguy hiểm cho con ngƣời, cho công

nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã".
Nguồn gốc nƣớc bị ô nhiễm: Nƣớc bị ô nhiễm là do sự phú dƣỡng xảy
ra chủ yếu ở các khu vực nƣớc ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép
kín. Do lƣợng muối khoáng và hàm lƣợng các chất hữu cơ quá dƣ thừa làm
cho các quần thể sinh vật trong nƣớc không thể đồng hoá đƣợc. Kết quả làm
cho hàm lƣợng ôxy trong nƣớc giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ
đục của nƣớc, gây suy thoái thủy vực. [6]
* Ô nhiễm tự nhiên
Là do mƣa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng


11

bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ, một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau
đó ăn sâu vào nƣớc ngầm, gây ô nhiễm.
Lụt lội có thể làm nƣớc mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và
cuốn theo các loại hoá chất trƣớc đây đã đƣợc cất giữ.
Nƣớc lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ
nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân
cận các công trƣờng kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nƣớc ô nhiễm hoá
chất. Ô nhiễm nƣớc do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có
thể rất nghiêm trọng, nhƣng không thƣờng xuyên, và không phải là nguyên
nhân chính gây suy thoái chất lƣợng nƣớc toàn cầu.
* Ô nhiễm nhân tạo
- Do các hoạt động sinh hoạt
Nƣớc thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nƣớc thải phát sinh từ
các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trƣờng học, chứa các chất thải

trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con ngƣời.
Thành phần cơ bản của nƣớc thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị
phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dƣỡng (photpho,
nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lƣợng nƣớc thải
cũng nhƣ tải lƣợng các chất có trong nƣớc thải của mỗi ngƣời trong một ngày
là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lƣợng nƣớc thải và tải lƣợng
thải càng cao.
Nƣớc thải đô thị (municipal wastewater): là loại nƣớc thải tạo thành do
sự gộp chung nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải vệ sinh và nƣớc thải của các cơ
sở thƣơng mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nƣớc thải đô thị thƣờng
đƣợc thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông
thƣờng ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lƣợng


12

nƣớc sử dụng của đô thị sẽ trở thành nƣớc thải đô thị và chảy vào đƣờng
cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nƣớc thải đô thị cũng gần tƣơng tự
nƣớc thải sinh hoạt.
Ở nhiều vùng, chất thải của con ngƣời và nƣớc thải sinh hoạt không
đƣợc xử lý mà qua trở lại vòng tuần hoàn của nƣớc. Do đó bệnh tật có điều
kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trƣờng. Nƣớc thải không đƣợc xử lý chảy
vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây
cỏ không thể tồn tại. Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ & Môi
trƣờng Cần Thơ, trung bình mỗi ngày 1 ngƣời dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn
0,89 kg rác. Lƣợng rác thu gom đổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại
ngƣời dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng.
Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không đƣợc thu
dọn, xử lý triệt để thì nƣớc từ các bãi rác theo nƣớc mƣa, chảy vào các ao hồ

gần khu dân cƣ, hoặc thấm vào nguồn nƣớc ngầm gây ô nhiễm [6].
- Do hoạt động công nghiệp
Nƣớc thải công nghiệp (industrial wastewater): là nƣớc thải từ các cơ
sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với
nƣớc thải sinh hoạt hay nƣớc thải đô thị, nƣớc thải công nghiệp không có
thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp
cụ thể. Ví dụ: nƣớc thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thƣờng chứa
lƣợng lớn các chất hữu cơ; nƣớc thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các
chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,...
- Do hoạt động liên quan đến y tế
Nƣớc thải bệnh viện bao gồm nƣớc thải từ các phòng phẫu thuật, phòng
xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm,
bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng... cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt


13

của bệnh nhân, ngƣời nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong
bệnh viện. Nƣớc thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây
bệnh, nhất là đối với nƣớc thải đƣợc xả ra từ những bệnh viện hay những
khoa truyền nhiễm, lây nhiễm.
- Do hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp
+ Trong sản xuất nông nghiệp: Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân,
nƣớc tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đƣa vào môi trƣờng và các
hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng
lúa, dƣa, vƣờn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm
nguồn nƣớc ngầm và nƣớc mặt.
+ Trong sản xuất ngƣ nghiệp: Nƣớc ta là nƣớc có bờ biển dài và có
nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì
đó mà việc ô nhiễm nguồn nƣớc do các hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không

phải là nhỏ. Nguyên nhân là do thức ăn, nƣớc trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị
phân hủy không đƣợc xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn
nƣớc. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dƣ thừa thối rữa bị
phân hủy, các chất tồn dƣ sử dụng nhƣ hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và
các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45%
Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi
trƣờng và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trƣờng nƣớc [6].
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998, đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 tại kì họp thứ 3 Quốc hội
khoá X, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính
phủ Quy định việc thi hành Luật tài nguyên nƣớc.


14

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính
phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả
nƣớc thải vào nguồn nƣớc.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ
Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc.
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính
phủ Quy định về Quản lý lƣu vực sông.
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tài nguyên nƣớc
đến năm 2020.
- Thông tƣ số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ
Tài Nguyên và Môi trƣờng Hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐCP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc.

- Thông tƣ số 02/2009/TT- BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ
trƣởng Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận
nƣớc thải vào nguồn nƣớc.
2.3. Cơ sở thực tiễn – hiện trạng sử dụng nƣớc sạch.
Tài nguyên nƣớc là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhƣng
cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con ngƣời và khả năng tái
tạo của môi trƣờng. Ngày nay, sử dụng nƣớc cho mọi hoạt động đã trở nên
phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra
những hậu quả ảnh hƣởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nƣớc.
2.3.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới.
Khi con ngƣời bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần
phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lƣu vực các con sông lớn. Lúc
đầu cƣ dân còn ít và nƣớc thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có


15

gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cƣ không xa lắm là tìm
đƣợc nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nƣớc đƣợc xem là nguồn tài nguyên vô
tận và cứ nhƣ thế qua một thời gian dài, vấn đề nƣớc chƣa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất
hiện và càng ngày càng phát triển nhƣ vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp
mới ra đời, từng dòng ngƣời từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh
hƣớng này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập
trung dân cƣ quá đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về
nƣớc càng ngày càng trở nên nan giải. Nhu cầu nƣớc càng ngày càng tăng
theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống
của con ngƣời. Theo sự ƣớc tính, bình quân
trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lƣợng nƣớc cung cấp đƣợc sử dụng
cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu

cầu nƣớc sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thí dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nƣớc đƣợc sử dụng cho công nghiệp, 47% sử
dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung
Quốc thì 7% nƣớc đƣợc dùng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử
dụng cho sinh hoạt và giải trí. (Chiras, 1991).
Nhu cầu về nƣớc trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao
của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nƣớc, đặc
biệt đối với một số ngành sản xuất nhƣ chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy,
luyện kim, hóa chất..., chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng
lƣợng nƣớc sử dụng cho công nghiệp.
Thí dụ: cần 1.700 lít nƣớc để sản xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000
lít nƣớc để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nƣớc để sản
xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nƣớc để sản xuất 1 tấn
nhựa tổng hợp. Theo đàphát triển của nền công nghiệp hiện nay trên thế giới


16

có thể dự đoán đến năm 2000 nhu cầu nƣớc sử dụng cho công nghiệp tăng
1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm 1900. Phần nƣớc tiêu
hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng
lƣợng nƣớc tiêu hao không hoàn lại và lƣợng nƣớc còn
lại sau khi đã sử dụng đƣợc quay về sông hồ dƣới dạng nƣớc thải chứa đầy
những chất gây ô nhiễm (Cao Liêm và cs, 1990).
Nhu cầu về nƣớc trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp nhƣ sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi
hỏi một lƣợng nƣớc ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tƣơng lai
do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn
thế giới có thể giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nƣớc đƣợc
thỏa mãn nhờ mƣa ở vùng có khí hậu ẩm, nhƣng cũng thƣờng đƣợc bổ sung

bởi nƣớc sông hoặc nƣớc ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô.
Ngƣời ta ƣớc tính đƣợc mối quan hệ giữa lƣợng nƣớc sử dụng với lƣợng sản
phẩm thu đƣợc trong quá trình canh tác nhƣ sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần
đến 1.500 tấn nƣớc, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nƣớc và 1 tấn bông vải cần
đến 10.000 tấn nƣớc. Sở dĩ cần số lƣợng lớn nƣớc nhƣ vậy chủ yếu là do sự
đòi hỏi của quá trình thoát hơi nƣớc của cây, sự bốc hơi nƣớc của lớp nƣớc
mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nƣớc xuống các lớp đất bên dƣới và phần
nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nƣớc
trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới 3.400 km3/năm, chiếm 58% tổng
nhu cầu về nƣớc trên toàn thế giới.
Nhu cầu về nƣớc Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ƣớc tính thì các cƣ dân
sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nƣớc/ ngƣời/ ngày. Ngày nay, do
sự phát triển của xã hội loài ngƣời ngày càng cao nên nhu cầu về nƣớc sinh
hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị
lớn, nƣớc sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự


17

ƣớc tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nƣớc sinh hoạt và giải trí sẽ tăng
gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nƣớc trên thế giới
(theo Cao Liêm, Trần đức Viên - 1990).
Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nƣớc trong các hoạt động khác
của con ngƣời nhƣ giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời nhƣ đua thuyền,
trƣợt ván, bơi lội ... nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã
hội [1].
2.3.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lƣợng mƣa tƣơng đối lớn
trung bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhƣng lại phân bố không đồng đều mà tập
trung chủ yếu vào mùa mƣa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải

Trung bộ thì mùa mƣa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng.
Sự phân bố không đồng đều lƣợng mƣa và dao động phức tạp theo thời gian
là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thƣờng gây nhiều thiệt hại
lớn đến mùa màng và tài sản ảnh hƣởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra
còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông.
Theo sự ƣớc tính thì lƣợng nƣớc mƣa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640
km3, tạo ra một lƣợng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km3
Nếu tính cả lƣợng nƣớc từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nƣớc ta qua hai
con sông lớn là sông Cửu long ( 550 km3) và sông Hồng ( 50 km3) thì tổng
lƣợng nƣớc mƣa nhận đƣợc hằng năm khoảng 1.240 km3 và lƣợng nƣớc mà
các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km3. Nhƣ vậy so với nhiều
nƣớc, Việt nam có nguồn nƣớc ngọt khá dồi dào lƣợng nƣớc bình quân cho
mỗi đầu ngƣời đạt tới 17.000 m3/ ngƣời/ năm. Do nền kinh tế nƣớc ta chƣa
phát triển nên nhu cầu về lƣợng nƣớc sử dụng chƣa cao, hiện nay mới chỉ khai
thác đƣợc 500 m3/ngƣời/năm nghĩa là chỉ khai thác đƣợc 3% lƣợng nƣớc


×