Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng đồng thời đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÂM TIẾN DŨNG
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỒNG THỜI ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên – 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÂM TIẾN DŨNG
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỒNG THỜI ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Phan Thị Thu Hằng


Thái Nguyên – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực phấn đấu
không ngừng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các tập
thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể các thầy, cô
giáo khoa Môi trƣờng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực
tập tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Phan Thị Thu
Hằng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh
Cao Bằng, Chi cục bảo vệ môi trƣờng, công ty đầu tƣ và phát triển Môi trƣờng
thành phố Cao Bằng cùng tập thể nhân dân phƣờng Hợp Giang, phƣờng Tân
Giang, phƣờng Sông Bằng đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ tôi
hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Cao Bằng, ngày 15/5/2015
Sinh viên

Lâm Tiến Dũng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1.

Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam........................ 7

Bảng 2.2.

Các phƣơng pháp xử lý rác thải của một số nƣớc ở Châu Á ............20

Bảng 2.3.

Các loại CTR đô thị của Hà Nội năm 2011........................................22

Bảng 2.4.

Chất thải rắn đô thị phát sinh năm 2007 - 2010 .................................24

Bảng 2.5.

Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn l ấp của
một số địa phƣơng: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. HCM
(1) và Bắc Ninh (2) năm 2009 - 2010 .................................................25

Bảng 2.6.

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Cao Bằng giai đoạn 2007 2014 ........................................................................................................31

Bảng 4.1.

Diện tích các phƣờng, xã của thành phố Cao Bằng ...........................39


Bảng 4.2.

Cơ cấu kinh tế thành phố Cao Bằng giai đoạn 2007 - 2014 .............47

Bảng 4.3.

Thành phần rác thải sinh hoạt của thành phố Cao Bằng năm 2015 ...54

Bảng 4.4.

Lƣợng rác thải sinh hoạt ở các phƣờng/xã của thành phố Cao Bằng
năm 2014................................................................................................57

Bảng 4.5.

Nguồn nhân lực của công ty đầu tƣ và phát triển môi trƣờng ..........59

Bảng 4.6.

Tần suất và thời gian thu gom của đội vệ sinh ...................................60

Bảng 4.7:

Số lƣợng phƣơng tiện thu gom rác của thành phố Cao Bằng ...........62

Bảng 4.1.

Đánh giá mức độ hiểu biết của ngƣời dân về rác thải sinh hoạt và
việc phân loại rác...................................................................................68


Bảng 4.2 .

Đánh giá nhận thức của ngƣời dân về việc phân loại rác thải. .........69

Bảng 4.3.

Tỷ lệ ngƣời dân phân loại rác thải khu vực thành phố Cao Bằng ....69

Bảng 4.5.

Cách thức thu gom rác thải sinh hoạt của ngƣời dân.........................70

Bảng 4.6.

Đánh giá nguyên nhân không phân loại rác của ngƣời dân ..............70


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.

Nguồn phát sinh chất thải ....................................................................... 6

Hình 2.2.

Biểu đồ dân số đô thị nƣớc ta theo các vùng kinh tế giai đoạn 2006
- 2010......................................................................................................21


Hình 2.3.

Biểu đồ tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam năm
2007 ........................................................................................................23

Hình 4.1.

Bản đồ vị trí địa lý thành phố Cao Bằng.............................................38

Hình 4.2.

Sơ đồ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng ......53

Hình 4.3.

Tỷ lệ phát thải rác thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh tại thành
phố Cao Bằng ........................................................................................54

Hình 4.4.

Lƣợng rác thải sinh hoạt thu gom hàng năm tại thành phố Cao
Bằng (m3/năm)......................................................................................56

Hình 4.5.

Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt thành phố Cao Bằng .................58

Hình 4.6:


Rác thải sinh hoạt luôn quá tải trên các xe thu gom ..........................62

Hình 4.7.

Xe ép rác loại 5 tấn của công ty đầu tƣ và phát triển môi trƣờng .....63

Hình 4.8.

Hình thức thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố
Cao Bằng................................................................................................64

Hình 4.9.

Nơi tập kết rác để chuyển rác lên xe ép rác ........................................64

Hình 4.10.

Đánh giá của ngƣời dân về dịch vụ thu gom rác thải tại các hộ gia
đình ở 3 phƣờng Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng .......................68


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Viết tắt
HĐND

: Hội đồng nhân dân


UBND

: Ủy ban nhân dân

CTR

: Chất thải rắn

STT

: Số thứ tự

TT

: Thông tƣ

CT

: Chỉ thị

BTNMT

: Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng



: Nghị định




: Quyết định

NQ

: Nghị quyết

TW

: Trung ƣơng


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.............................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 4
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh................................................................................ 5
2.1.3. Thành phần rác thải ................................................................................. 6
2.1.4. Tính chất chất thải rắn đô thị .................................................................. 7
2.1.5. Ảnh hƣởng của rác thải sinh hoạt tới kinh tế xã hội, môi trƣờng và sức
khỏe con ngƣời ................................................................................................ 11
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................................14
2.3. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam ........................................16
2.3.1. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới ................................................. 16
2.3.2. Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam ................................................. 20
2.3.3. Tình hình quản lý rác thải ở Cao Bằng ................................................. 30


vi

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....34
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................34
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................34
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................34
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................34
3.4.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................. 34
3.4.2. Phƣơng pháp xác định khối lƣợng và thành phần rác thải.................... 35
3.4.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 35
3.4.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 36
3.4.5. Phƣơng pháp kế thừa số liệu ................................................................. 36
3.4.6. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu ................................... 36
3.4.7. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến ............................................................. 36
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................37
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng .................................37

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 37
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 45
4.1.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 52
4.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ............53
4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ........................................................ 53
4.2.2. Khối lƣợng, thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng ..... 54
4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại địa bàn
thành phố Cao Bằng.....................................................................................................58
4.3.1. Hệ thống tổ chức và nhân lực ............................................................... 58
4.3.2. Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thành
phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng ....................................................................... 59
4.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng .......... 65


vii

4.4. Đánh giá nhâ ̣n thƣ́c của ngƣời dân trong công tác thu gom rác thải sinh hoa ̣t
của thành phố Cao Bằng. Trƣờng hợp nghiên cứu tại 3 phƣờng Hợp Giang, Tân
Giang, Sông Bằng. .......................................................................................................66
4.4.1. Đặc điểm 3 phƣờng Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng ..................... 66
4.4.2. Đánh giá của ngƣời dân về dịch vụ thu gom rác thải tại 3 phƣờng Hợp
Giang, Tân Giang, Sông Bằng. ....................................................................... 67
4.4.3. Đánh giá nhận thức,ý thức đổ rác đúng nơi quy định của ngƣời dân ..........70
4.5. Giải pháp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng đạt
hiệu quả hơn..................................................................................................................71
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................76
5.1. Kết luận ..................................................................................................................76
5.2. Đề nghị...................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................78



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nƣớc ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không
ngừng cả về tốc độ lẫn qui mô, số lƣợng lẫn chất lƣợng. Bên cạnh những mặt
tích cực, những tiến bộ vƣợt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn
chế mà không một nƣớc đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình
trạng môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễm về đất, nƣớc,
không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và
hàng loạt các vấn đề về môi trƣờng khác cần đƣợc quan tâm sâu sắc và kịp
thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để.
Cùng với sự phát triển vƣợt bậc của đất nƣớc, tốc độ tăng trƣởng kinh
tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, do vậy nhu
cầu tiêu dùng, trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể, kết quả dẫn
đến là khối lƣợng rác thải sinh hoạt tăng lên liên tục tạo áp lực rất lớn cho
công ty thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay, việc thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt chƣa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng
gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hƣởng
xấu đến cảnh quan đô thị cũng nhƣ sức khỏe cộng đồng.
Thành phố Cao Bằng bao gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc (8
phƣờng: Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc
Xuân, Duyệt Trung, Hòa Chung và 3 xã: Chu Trinh, Hƣng Đạo, Vĩnh Quang),
tháng 10 năm 2010 thành phố đƣợc công nhận là đô thị loại III. Thành phố
Cao Bằng nằm gần nhƣ giữa trung tâm địa lí của tỉnh, có mật độ dân số đông,
tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao từ đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi
trƣờng. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng trong những năm



2

tới là gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Địa phƣơng đã có nhiều quan
tâm đầu tƣ cho hoạt động quản lý và bảo vệ môi trƣờng, trong đó có quản lý
rác sinh hoạt. Tuy nhiên, tác động của rác sinh hoạt đến môi trƣờng và sức
khỏe con ngƣời vẫn có chiều hƣớng gia tăng, do ý thức của ngƣời dân, công
tác quản lý rác thải sinh hoạt.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, đƣợc sự phân công của Ban chủ
nhiệm Khoa Môi Trƣờng dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo: TS. Phan Thị Thu
Hằng, tôi thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng đồng thời đề xuất
một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiê ̣n tra ̣ng quản lý rác thải sinh hoa ̣t nhằ m đề xuấ t biê ̣n pháp
quản lý, xƣ̉ lý rác thải sinh hoa ̣t góp phầ n giảm thiể u ô nhiễm môi trƣờng ta ̣i
thành phố Cao Bằ ng.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra số lƣợng, thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Cao Bằng
- Điều tra , đánh giá công tác qu ản lý, thu gom, vận chuyển, công tác
tuyên truyền vệ sinh môi trƣờng và nhận thức của ngƣời dân về rác thải sinh
hoạt tại thành phố Cao Bằng.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại thành phố Cao Bằng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế
- Tích luỹ đƣợc kinh nghiệm cho công việc khi đi làm

- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá đƣợc lƣợng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vận
chuyển và quản lý rác thải sinh hoạt, thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt còn
có những hạn chế nào. Từ đó đƣa ra các biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm
- Chất thải
Theo luật BVMT Việt Nam “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí
đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sinh hoạt hoặc hoạt động khác”
(Luật bảo vệ môi trƣờng và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện, 2006) .
- Rác thải
Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con ngƣời loại bỏ mà
không đƣợc tiếp tục sử dụng nhƣ ban đầu. Rác thải là những vật chất ở dạng
rắn do các hoạt động của con ngƣời và động vật tạo ra. Những “sản phẩm”
này thƣờng ít đƣợc sử dụng do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con
ngƣời. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, đƣợc tạo ra trong hầu hết các giai
đoạn sản xuất và trong tiêu dùng. Dựa vào thành phần rác thải đƣợc chia

thành 2 loại: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ.
+ Rác thải hữu cơ tự nhiên nhƣ lá cây, rau cỏ, vỏ hoa quả, thức ăn dƣ
thừa, xác động vật… chúng là những chất dễ phân huỷ gây ô nhiễm môi
trƣờng. Khi bị phân huỷ chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây
bệnh, thu hút côn trùng, ruồi nhặng, chuột bọ tạo điều kiện cho chúng phát
triển, gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc và lây truyền
sang ngƣời, gia súc, mất vẻ đẹp cảnh quan…
+ Rác thải vô cơ nhƣ chai lọ thuỷ tinh, nhựa các loại (polyetylen,
polypropylene, túi nilon…), các loại vô cơ khó phân huỷ, phải sau rất nhiều
năm mới phân huỷ, một số loại sau khi phân huỷ tạo thành nhiều chất độc hại
làm ô nhiễm đất đai và nguồn nƣớc.


5

- Rác thải sinh hoạt
Là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con ngƣời, nguồn tạo
thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các trung tâm dịch
vụ, thƣơng mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,
thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá
hạn sử dụng, xƣơng động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác
động vật, vỏ rau quả v.v…
Vì vậy, rác thải sinh hoạt cần đƣợc phân loại và có biện pháp tái sử
dụng, tái chế, xử lí hợp lí để thu hồi năng lƣợng và BVMT (Nguyễn Thế
Chinh, 2003) [6].
- Chất thải rắn
Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn nhƣ các vật liệu, đồ vật bị
thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.
Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ nhƣ thức ăn thừa, giấy, các tông,
nhựa, vải, cao su,da, lá rụng sân vƣờn, gỗ… và các chất vô cơ nhƣ thủy tinh,

lon, thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát… (Nguyễn Đình Hƣơng, 2003) [6].
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh
Khối lƣợng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia
tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong
các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất
thải bao gồm (Hình 2.1):
+ Từ các khu dân cƣ (chất thải sinh hoạt).
+ Từ các trung tâm thƣơng mại, các công sở, trƣờng học, công trình
công cộng.
+ Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
+ Từ các làng nghề, v.v…


6

Nhà dân, khu
dân cƣ

Chợ, bến xe

Giao thông
xây dựng

Cơ quan,
trƣờng học

Nơi vui chơi
giải trí

Rác Thải


Bệnh viện, cơ
sở y tế

Chính quyền
địa phƣơng

Khu công
nghiệp, nhà
máy

Hình 2.1. Nguồn phát sinh chất thải
(Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng,2005) [4]
2.1.3. Thành phần rác thải
Thành phần chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các
phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thƣờng đƣợc tính bằng
phần trăm khối lƣợng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất
quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý,
các quá trình xử lý cũng nhƣ việc hoạch định các hệ thống, chƣơng trình và
kế hoạch quản lý chất thải rắn.
Thông thƣờng trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cƣ và
thƣơng mại chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50-75%. Phần trăm đóng góp của mỗi
thành phần chất thải rắn giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng
các hoạt động xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng
nhƣ công nghệ sử dụng trong xử lý nƣớc. Thành phần riêng biệt của chất thải
rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và
tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia…
Rác thải sinh hoạt chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lƣợng rác thải rắn của
các đô thị Việt Nam, khoảng 80%, có thành phần rất phức tạp. Thành phần lý



7

học, hóa học của chất thải khác nhau tùy thuộc vào từng địa phƣơng, vào các
mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần rác thải sinh
hoạt đô thị ngày càng có xu hƣớng biến đổi tăng các chất khó phân hủy, độc hại.
Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam đƣợc thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam
% trọng lƣợng

Thành phần

Khoảng giá trị

Trung bình

Rác thải thực phẩm

6 - 25

15

Giấy

24 - 45

40

Carton


3 - 15

4

Chất dẻo

2-8

3

Vải vụn

0-4

2

Cao su, da vụn

0-4

1

Sản phẩm vƣờn

0 - 20

12

Gỗ


1-4

2

Thủy tinh

4 -16

8

Can hộp

2-8

6

Kim loại không thép

0-1

1

Kim loại thép

1-4

2

Bụi, tro, gạch


0 -10

4

Tổng hợp

100

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001)[9].
2.1.4. Tính chất chất thải rắn đô thị
2.1.4.1. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị là khối
lƣợng riêng, độ ẩm, kích thƣớc, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và
độ xốp của CTR


8

+ Khối lượng riêng
Khối lƣợng riêng của chất thải rắn đƣợc định nghĩa là trọng lƣợng của
3

một đơn vị vật chất tính trên 1 đơn vị thể tích chất thải (kg/m ). Bởi vì Khối
lƣợng riêng của chất thải rắn thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của
chúng nhƣ: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén… nên
khi báo cáo dữ liệu về khối lƣợng hay thể tích chất thải rắn, giá trị khối lƣợng
riêng phải chú thích trạng thái (khối lƣợng riêng) của các mẫu rác một cách rõ
ràng vì dữ liệu khối lƣợng riêng rất cần thiết đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng tổng
khối lƣợng và thể tích rác cần phải quản lý. Khối lƣợng riêng thay đổi phụ
thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lƣu giữ

chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi lựa chọn giá trị thiết kế. Khối lƣợng
3

riêng của chất thải đô thị dao động trong khoảng 180 - 400 kg/m , điển hình
3

khoảng 300 kg/m .
+ Phương pháp xác định khối lượng riêng của chất thải rắn
Mẫu chất thải rắn đƣợc sử dụng để xác định khối lƣợng riêng có thể
tích khoảng 500 lít sau khi xáo trộn đều bằng kỹ thuật “một phần tƣ”. Các
bƣớc tiến hành nhƣ sau:
1) Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt
nhất là thùng có thể tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng.
2) Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do xuống 4 lần.
3) Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm để bù vào chất thải
đã nén xuống.
4) Cân và ghi khối lƣợng của cả vỏ thùng thí nghiệm và chất thải rắn.
5) Trừ khối lƣợng cân đƣợc ở trên cho khối lƣợng của vỏ thùng thí
nghiệm thu đƣợc khối lƣợng của chất thải rắn thí nghiệm.
6) Chia khối lƣợng CTR cho thể tích của thùng thí nghiệm thu đƣợc
khối lƣợng riêng của chất thải rắn.
7) Lập lại thí nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị khối lƣợng riêng trung bình


9

+ Độ ẩm:
Độ ẩm của chất thải rắn đƣợc biểu diễn bằng một trong 2 phƣơng pháp
sau (phƣơng pháp khối lƣợng ƣớt và phƣơng pháp khối lƣợng khô):
- Theo phương pháp khối lượng ướt: độ tính theo khối lƣợng ƣớt của

vật liệu là phần trăm khối lƣợng ƣớt của vật liệu.
- Theo phương pháp khối lượng khô: độ ẩm tính theo khối lƣợng khô
của vật liệu là phần trăm khối lƣợng khô vật liệu.
Phƣơng pháp khối lƣợng ƣớt đƣợc sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản
lý chất thải rắn. Độ ẩm theo phƣơng pháp khối lƣợng ƣớt đƣợc tính nhƣ sau:
a= {(w - d)/ w} x 100
Trong đó:

a: độ ẩm, % khối lượng
W: khối lượng mẫu ban đầu, kg
o

d: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 105 C, kg
Đối với các thành phần chất thải rắn sinh hoạt, chất thải hữu cơ nhƣ thực
phẩm thừa hay chất thải trong vƣờn là loại có độ ẩm cao nhất chiếm 60-70%.
+Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nƣớc thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lƣợng nƣớc mà
nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dƣới tác dụng của trọng lực. Khả năng
giữ nƣớc của chất thải rắn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác
định lƣợng nƣớc rò rỉ từ bãi rác. Nƣớc đi vào mẫu chất thải rắn vƣợt quá khả
năng giữ nƣớc sẽ thoát ra tạo thành nƣớc rò rỉ. Khả năng giữ nƣớc thực tế
thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân huỷ của chất thải. Khả
năng giữ nƣớc của hỗn hợp chất thải rắn (không nén) từ các khu dân cƣ và
thƣơng mại dao động trong khoảng 50-60%.
2.1.4.2. Tính chất hóa học
Tính chất hóa học của rác thải sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong
việc lựa chọn phƣơng án xử lý và thu hồi nguyên liệu. Phƣơng pháp xác định
tính chất hóa học của rác thải sinh hoạt nhƣ sau:



10

- Chất hữu cơ: Lấy mẫu, nung ở 950oC. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ
hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thƣờng chất hữu cơ dao động trong
khoảng 40 - 60%. Trong tính toán, lấy trung bình 53% chất hữu cơ.
- Chất tro: Phần còn lại sau khi nung - tức là các chất trơ dƣ hay chất
vô cơ.
- Hàm lƣợng cacbon cố định: Là lƣợng cacbon còn lại sau khi đã loại
các chất vô cơ khác không phải là cacbon trong tro, hàm lƣợng này thƣờng
chiếm khoảng 5 - 12%, trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro bao
gồm thủy tinh, kim loại… Đối với chất thải rắn đô thị, các chất này có trong
khoảng 15 - 30%, trung bình là 20%.
- Nhiệt trị: Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này
đƣợc xác định theo công thức Dulông:
 KJ 
 1 
 = 2,326 [145,4C + 620  H O  + 41.S ]
 8 
 Kg 

Đơn vị nhiệt trị 
Trong đó:

C: Lƣợng cacbon tính theo %
H: Hydro tính theo %
O: Oxi tính theo %
S: Sunfua tính theo %
2.1.4.3. Tính chất sinh học
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong
chất thải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển

hoá sinh học tạo thành các khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ. Mùi và
ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) có
trong chất thải rắn sinh học.
+ Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ:
Rác thải sinh hoạt chƣa hàm lƣợng lớn thành phần hữu cơ, nhất là các
thành phần dễ phân hủy sinh học dƣới tác dụng của các loài vi sinh vật nhƣ
thực phẩm, rác từ vƣờn...


11

+Sự hình thành mùi:
Mùi sinh ra khi tồn trữ rác thải trong thời gian dài giữa các khâu thu
gom, vận chuyển và thải ra bãi rác nhất là những vùng có khí hậu nóng do quá
trình phân hủy kị khí của các chất hữu cơ dễ phân hủy trong rác thải sinh
hoạt. Ví dụ: trong điều kiện khí sunfua có thể bị khử về dạng sulfide (S2-), sau
đó sulfide (S2-) lại kết hợp với hydro tạo thành H2S gây mùi khó chịu.
2.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới kinh tế xã hội, môi trường và
sức khỏe con người
Có thể nảy sinh những vấn đề khác nhau về kinh tế xã hội và môi
trƣờng liên quan tới rác thải nhƣ sau.
2.1.5.1. Những vấn đề kinh tế xã hội:
- Rác thải sinh hoạt còn tồn đọng ở các khu vực là nguyên nhân dẫn
đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ con ngƣời. Các
đối tƣợng có khả năng nhiễm bệnh cao từ các khu vực tồn đọng là dân cƣ
sống trong các đƣờng, ngõ hẻm nhỏ, xe thu gom rác không vào đƣợc, ở vùng
nông thôn và những ngƣời đi nhặt rác bán phế liệu…
- Thu gom không hết, vận chuyển vãi dọc đƣờng, tồn tại các bãi rác nhỏ
lộ thiên chờ vận chuyển,… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trƣờng
và làm ảnh hƣởng đến mỹ quan đƣờng phố, thôn xóm

- Khi rác rơi vãi hoặc số lƣợng chỗ đổ rác,vụn rác tăng sẽ làm tăng mức
độ xảy ra tai nạn giao thông trên đƣờng phố, cản trở hoặc ách tắc giao thông.
- Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác nếu không đồng bộ, thống
nhất cũng có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý
thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thƣờng, không có lớp lót, lớp
phủ, thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền
dịch bệnh, chƣa kể đến các chất thải độc hại tại các bãi rác thải có nguy cơ


12

gây ra các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể ngƣời tiếp xúc, đe doạ đến sức
khỏe cộng đồng xung quanh.
- Nếu công tác quản lý thu gom, xử lý rác sinh hoạt không hợp lý sẽ
gây trì trệ khả năng phát triển kinh tế xã hội.
2.1.5.2. Những vấn đề môi trường:
Môi trƣờng đất
- Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không đƣợc thu gom đều đƣợc
lƣu giữ lại trong đất một số loại chất thải khó phân hủy nhƣ túi nilon, vỏ lon,
hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng đất: thay đổi
cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết. Nhiều
loại chất thải nhƣ xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng,
khả năng thấm nƣớc, hút nƣớc kém, đất bị thoái hóa
Môi trƣờng nƣớc
- Lƣợng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mƣa rác rơi vãi
sẽ theo dòng nƣớc chảy, các chất độc hòa tan trong nƣớc, qua cống rãnh, ra ao
hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt tiếp nhận.
- Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân
gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc

chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hƣởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm
lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng
nƣớc cũng giảm, dẫn đến ảnh hƣởng tới khả năng quang hợp của thực vật
thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
- Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nƣớc rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nƣớc ngầm trong khu vực và các nguồn nƣớc ao hồ, sông suối
lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo đƣợc lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa
nƣớc mƣa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt
Môi trƣờng không khí


13

- Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cƣ là nguồn gây ô
nhiễm môi trƣờng không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi
khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hƣởng đến môi trƣờng
khí là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
2.1.5.3. Rác thải ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Bất kỳ sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lƣợng với môi
trƣờng bên ngoài. Con ngƣời cũng vậy, nhƣng khi các môi trƣờng sống nhƣ
đất, nƣớc, không khí đều bị làm xấu đi thì ắt hẳn sức khỏe của cộng đồng sẽ bị
tác động theo chiều hƣớng không tốt. Ví dụ: các hợp chất hữu cơ bền (viết tắt
là POPs) - một trong các chất thải nguy hại đƣợc xem là ảnh hƣởng lớn đến sức
khỏe con ngƣời và môi trƣờng - những hợp chất hữu cơ này vô cùng bền vững,
tồn tại lâu trong môi trƣờng. có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực
phẩm và trong các nguồn nƣớc, mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh
nguy hiểm đối với con ngƣời, phổ biến nhất là bệnh ung thƣ. Thế nhƣng các
hợp chất hữu cơ trên lại đƣợc sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày của
con ngƣời ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện gia dụng trong gia đình,

các thiết bị trong ngành điện nhƣ máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu
chịu nhiệt, dầu biến thế, chất làm mát trong truyền nhiệt, trong các dung môi
chế tạo mực in… Do vậy, rác thải ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng,
nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cƣ làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi
chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải.
Hiện kết quả các mẫu đất, nƣớc, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của
các loại hợp chất trên. Tác hại nghiêm trọng của chúng cũng để thể hiện khá
rõ nét thông qua hình ảnh thực tế các em bé dị dạng, số bệnh nhân mắc các
bệnh về tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đƣờng hô hấp, bệnh
ngoài da, bệnh tiêu chảy, dịch tả, thƣơng hàn do rác thải gây ra và đặc biệt là


14

những căn bệnh ung thƣ ngày càng gia tăng mà việc chẩn đoán cũng nhƣ xác
định phƣơng pháp điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Điều đáng lo ngại là hầu hết rác thải có tính chất nguy hại đều cực kì
khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt 8000C trở lên thì các chất này
không phân hủy hết. Ngoài ra sau khi đốt, chất thải cần đƣợc làm lạnh nhanh,
nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm
chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trƣờng (Hội BVTN &
MTVN, 2004).
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trƣờng trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tƣớng
chính phủ ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trƣờng

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn.
- Nghị định 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.
- Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên
& Môi trƣờng Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐCP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trƣờng chiến
lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011


15

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp.
- Quyết định số 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ trƣờng Bộ
Xây dựng ban hành định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trƣờng- công
tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác.
- Thông tƣ số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ
xây dựng về hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐCP ngày 09/4/2007 của Chính phủ qui định về Quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 31/12/2009 về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy
định về Phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn (CTR).
- Thông tƣ số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ tài chính hƣớng
dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ
về Phí bảo vệ môi trƣờng với chất thải rắn (CTR).
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ƣu
đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng (BVMT).
- Thông tƣ số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính

hƣớng dẫn cơ chế ƣu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tƣ cho
quản lý CTR.
- Nghị định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng thể CTR đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ
về phê duyệt Chƣơng trình đầu tƣ xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011/2020 do
Thủ tƣớng Chính phủ ban hành.


16

* Theo điều 66 Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2005 về trách
nhiệm quản lý CTR sinh hoạt quy định:
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm
giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế mức thấp nhất lƣợng chất thải phải
tiêu huỷ, thải bỏ.
- Chất thải phải đƣợc xác định nguồn thải, khối lƣợng, tính chất để có
phƣơng pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải.
- Tố chức cá nhân kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thực hiện tốt việc quản
lý chất thải đƣợc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trƣờng
* Theo điều 69 Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2005 về trách
nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
- Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết CTR sinh hoạt, xây
dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, khu chôn lấp chất thải.
- Đầu tƣ, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý
chất thải thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức cá
nhân trƣớc khi đƣa vào sử dụng.
- Ban hành và thực hiện chính sách ƣu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản

lý chất thải theo quy định của pháp luật
2.3. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới
Lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã
hội, điều kiện sống, thói quen và nhận thức của cộng đồng dân cƣ ở các quốc
gia khác nhau. Nếu tính trung bình mỗi ngày một ngƣời thải ra môi trƣờng 0,5
kg rác thải thì trên toàn thế giới sẽ có trên 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày, một
năm xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác.


×