Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Điều tra, thống kê đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.54 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ NGỌC THƢỜNG

Tên đề tài:
ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ NGỌC THƢỜNG

Tên đề tài:
ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT – N02

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Đỗ Thị Lan


Thái Nguyên 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa
lý thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên
sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại vườn
quốc gia Ba Bể để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới Ban chủ nhiệm Khoa, cùng các thầy cô giáo khoa Môi Trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến
thức, cũng như tạo mọi điều kiện học tập và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập tại Trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
PGS.TS Đỗ Thị Lan người đã định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, anh, chị cán bộ của
vườn quốc gia Ba Bể và toàn thể nhân dân trong địa bàn các xã quanh khu
vực vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc kạn đã hết lòng tận tình, chỉ bảo hướng
dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những
người thân đã động viên và khuyến khích em trong suốt quá trình học tập để
em có thể hoàn thành tốt 4 năm học vừa qua của mình.
Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của
em còn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ
sung của các thầy, cô giáo để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …..tháng …..năm 2015

SINH VIÊN
Lê Ngọc Thƣờng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần loài động vật có xương sống ở VQG Ba Bể và vùng
phụ cận ............................................................................................ 28
Bảng 4.2. Thống kê hệ thực vật VQG Ba Bể .................................................. 29
Bảng 4.3. Dân số, thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo ở vùng đệm . 30
Bảng 4.4: Thống kê cây gỗ thuộc rừng tự nhiên trên núi đất ......................... 33
Bảng 4.5: Thống kê thực vật thân thảo trên rừng tự nhiên ............................. 33
Bảng 4.6: Phân tích chữ số SHANNON của rừng trên núi đá ........................ 35
Bảng 4.7: Thống kê các loài thực vật trên rừng trồng .................................... 36
Bảng 4.8: Phân tích chữ số SHANNON và SIMPSON của rừng trồng ......... 37
Bảng 4.9 : Một số đánh giá về sự xuất hiện của thực vật ............................... 38
Bảng 4.10. Các loài cá quý hiếm ghi nhận tại hồ Ba Bể và các vùng phụ cận ..... 39
Bảng 4.11. Số lượng của các taxon ở VQG Ba Bể và vùng phụ cận.............. 40
Bảng 4.12. Danh sách các loài bò sát và ếch nhái quý hiếm ở VQG Ba Bể và
vùng phụ cận ................................................................................... 42
Bảng 4.13. Danh lục các loài chim quý hiếm ghi nhận tại VQG Ba Bể và
vùng phụ cận ................................................................................... 46
Bảng 4.14. Các taxon phân loại học của khu hệ thú VQG Ba Bể và vùng phụ cận .... 49
Bảng 4.15. Danh sách các loài thú quý hiếm ở VQG Ba Bể và vùng phụ cận ..........50


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Bản đồ của Vườn Quốc Gia Ba Bể ................................................. 24
Hình 4.2. Phân vùng bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Ba Bể ................................ 27


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT:

Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

CĐ:

Cao Đẳng

ĐDSH:

Đa Dạng Sinh Học

ĐNN:

Đất Nghập Nước

ĐH:

Đại Học

KBTTN:


Khu Bảo Tồn Tự Nhiên

KBT:

Khu Bảo Tồn

LHQ:

Liên Hợp Quốc

OTC:

Ô Tiêu Chuẩn

PARC

Dự án kết hợp bảo tồn và phát triển của
Vườn Quốc Ba Bể

UBND:

Ủy Ban Nhân Dân

QH:

Quốc Hội

TG:

Thế Giới


TT:

Thông Tư

TTXVN:

Thông Tấn Xã Việt Nam

VQG:

Vườn Quốc Gia

WWF:

Quỹ Thiên Nhiên Hoang Dã


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 3
2.1.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................... 3
2.1.2. Đa dạng sinh học trên thế giới .......................................................... 5

2.1.3. Đa dạng sinh học tại việt nam........................................................... 7
2.1.4. Đa dạng sinh học trên vườn quốc gia hồ ba bể .............................. 11
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 12
2.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 13
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, MỤC DÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 16
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16
3.1.1 Đối tượng ......................................................................................... 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 16
3.4.1. Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu ................................. 16
3.4.2. Phương pháp lập phiếu điều tra ...................................................... 17
3.4.3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành, chuyên
ngành để điều tra, đánh giá ĐDSH hiện trạng .......................................... 17


vi

3.4.4. Phương pháp điều tra ngoài thực địa ............................................. 17
3.4.5. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 18
3.4.6. Phương pháp xử lí số liệu. .............................................................. 21
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 24
4.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội .................................................................. 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 24
4.1.2. Điều kiện xã hội .............................................................................. 29
4.2. Kết quả nghiên cứu về Điều tra, thống kê đa dạng sinh học tại các khu
bảo tồn tại tỉnh Bắc Kạn ............................................................................... 32
4.2.1 Điều tra, đánh giá về thành phần loài Thực vật. .............................. 32

4.2.2. Điều tra, đánh giá thành phần loài Động vật ................................. 38
4.3. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 51
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 56
5.1. Kết luận ................................................................................................. 56
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có giới
hạn, và chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó đang làm
giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để
trong mối quan hệ giữa con người và tài nguyên đa dạng sinh học. Trong quá
trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, thiên nhiên đóng vai trò
cực kỳ quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định đến sự sinh trưởng
và phát triển của “con người”. Ngay từ buổi sơ khai, con người đã biết dựa
vào thiên nhiên để tồn tại và phát triển và cho đến ngày nay, khi nền văn minh
của xã hội loài người đã tiến những bước dài trên bậc thang tiến hoá thì sự
gắn kết, giữa tự nhiên và xã hội loài người vẫn còn là yếu tố cơ bản cho quá
trình tồn tại và phát triển của con người. Là quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới
gió mùa, thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam nhiều loài sinh vật quý hiếm
và Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng đa dạng sinh học cao
bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, cùng với hai cuộc chiến tranh dựng nước và giữ
nước trong thế kỷ trước, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ
những năm cuối thế kỷ XX, và sự bùng nổ dân số đã làm cho giá trị đa dạng
sinh học cũng như chất lượng môi trường sống ngày càng bị suy thoái đã đặt

ra cho chúng ta một thách thức vô cùng to lớn. Chính vì thế, việc khai thác
hợp lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng
trở nên cấp thiết. Cần làm cho cộng đồng dân cư các cấp chính quyền hiểu rõ
vấn đề để có những hành động, những chính sách đúng đắn.
Tỉnh Bắc Kạn là một trong những tỉnh có tính đa dạng sinh học cao.
Trên địa bàn tỉnh có vườn quốc gia Ba Bể và khu bảo tồn thiên nhiên Kim
Hỷ. Tuy nhiên, đa dạng sinh học đang bị suy giảm do hoạt động khai thác
khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp, xảy ra tập trung thành các điểm nóng


2

tại các xã: Lương Thượng, Kim Hỷ, Lạng San, Kim Lư, Lương Thành (huyện
Na Rỳ) và Thượng Ân, Thượng Quan, Thuần Mang, Bằng Vân (huyện Ngân
Sơn). Hoạt động này gây ảnh hưởng đối với việc bảo vệ khu bảo tồn thiên
nhiên, tác động xấu đến nơi cư trú ổn định, sinh tồn và phát triển của các loài
động vật quý.
Sự suy giảm đa dạng sinh học của cả nước nói chung và tại tỉnh Bắc
Kạn nói riêng đang là vấn đề đáng lưu ý trong thời kì phát triển hiện nay để
tìm hiểu thêm cũng như đánh giá được tình hình đa dạng sinh học ở đây em
tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra, thống kê đa dạng sinh học tại vườn
quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá thành phần loài, sự phân bố của các loài theo sinh cảnh, theo mùa.
- Có được danh mục đầy đủ nhấ t về các loài động vật , thực vật bậc cao,
côn trùng, các loài quý hiếm, các loài có ích, các loài đặc hữu phân bố tại
VQG ba bể tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các biện pháp khả thi nhằm hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh
học tại đây.
1.3. Yêu cầu của đề tài

- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên tại các khu bảo tồn.
- Số liệu thu thập cần đầy đủ ,chính xác, khách quan.
- Đưa ra được các biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Điều tra được tài liệu về đa dạng sinh học cho các nghiên cứu sau này.
- Tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn.
- Góp phần vào công tác bảo vệ đa dạng sinh học tại tỉnh Bắc Kạn nói
riêng và cả nước nói chung.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
- Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ
sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoạc đại diện; bảo vệ môi trường sống
tự nhiên thường xuyên hoạc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi
trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưa giữ và bảo quản lâu
dài các mẫu vật di truyền.
- Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự
nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi
trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc trưng của chúng.
- Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự
nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật
nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển

các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưa giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di
truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cở sở lưu giữ nguồn gen
và mẫu vật di truyền.
- Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự
khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái
trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng
như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật
ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài
và giữa các hệ sinh thái khác nhau. [6]
- Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của
một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau .


4

- Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể
trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di
truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể.
- Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở,
tổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được
phản ánh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và
các quá trình sinh thái trong sinh quyển. Chẳng hạn như sự phân bố của các
loài sinh vật theo không gian khác nhau, nghĩa là đặc trưng cho từng sinh
cảnh khác nhau. Rừng nhiệt đới thường xanh đã phân thành nhiều tầng và các
thuỷ vực cũng phân thành các tầng nước khác nhau về thuỷ lý, thuỷ hoá để sử
dụng tối ưu năng lượng của hệ sinh thái và tạo cho tính đa dạng sinh học càng
cao. [6]
- Gen là 1 đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định
các đặc tính cụ thể của các loài sinh vật.
- Hành lang sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho

phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.
- Là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối
giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai.
- Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một
khu vực địa lí nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau. [6]
- Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy
luật tự nhiên nhưng vẫn còn giữ được nét hoang sơ.
- Tuyệt chủng là "Một loài bị coi là tuyệt chủng khi không còn một cá
thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới".[6]
- Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành
để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,


5

kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật
hoặc các phương thức hữu hiệu khác.
- Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn
cản, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác dụng tiêu cực từ bên ngoài đối với
khu bảo tồn.[6]
2.1.2. Đa dạng sinh học trên thế giới
Các giống loài sinh học đang bị mất dần, quần thể sống tự nhiên bị hủy
hoại, hệ sinh thái bị xuống cấp. Trên đây là hiện trạng đáng báo động được
đưa ra thảo luận tại Hội nghị Liên hiệp quốc về bảo vệ đa dạng sinh học khai
mạc 6/10/2014 tại Hàn Quốc.
Đại diện 194 nước ký công ước về đa dạng sinh học ra đời cách đây 20
năm tại Rio de Janeiro, sẽ hội tụ tại thành phố Pyeongchang để bàn về vấn đề
bảo vệ đa dạng sinh học trên thế giới.
Cách đây vài ngày, Quỹ thiên nhiên hoang dã (WWF) đã công bố một
bản báo cáo đáng quan ngại, theo đó trong vòng 4 thập kỷ từ 1970 đến 2010,

số lượng các loài động vật hoang dã trên trái đất đã giảm đi một nửa.
Một báo cáo giai đoạn thực hiện mục tiêu đề ra sau hội nghị về đa dạng
sinh học tại Nagoya (Nhật Bản) năm 2010 cũng đã được công bố làm tài liệu
chủ yếu cho hội nghị lần này. Theo báo cáo trên, các mục tiêu như quản lý tốt
hơn nguồn cá, mở rộng các khu thiên nhiên cần bảo vệ, khôi phục hệ sinh thái
đã bị hư hại vẫn chưa đạt được và các cố gắng của thế giới nhằm bảo vệ đa
dạng sinh học là chưa đủ.[19]
Báo cáo giai đoạn nói trên cũng chỉ rõ, để tránh phải bó hẹp tăng
trưởng bởi bị hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhiều nước đang phát
triển trong năm 2012 được bảo đảm nhận gấp đôi mức hỗ trợ cho việc bảo vệ
đa dạng sinh học. Nhưng mục tiêu này cũng đã không hoàn thành và đây cũng
là tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến bảo vệ đa dạng sinh học. Theo phóng


6

viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên
rừng toàn cầu” được LHQ công bố ngày 5/10 cảnh báo đa dạng sinh học rừng
đang bị lâm nguy trên phạm vi toàn cầu do tốc độ mất rừng, suy thoái rừng và
diện tích rừng nguyên thuỷ giảm quá nhanh trên thế giới.[19]
Nghiên cứu này của LHQ được coi là đánh giá toàn diện nhất về hiện
trạng rừng trên thế giới. Trong thời gian từ năm 2000-2010, mỗi năm diện
tích rừng bị chuyển đổi thành diện tích đất nông nghiệp và các mục đích sử
dụng khác, hoặc bị mất do các nguyên nhân tự nhiên đã giảm từ 16 triệu hécta
trong những năm 90 của thế kỷ trước xuống còn 13 triệu hécta. Diện tích rừng
nguyên thuỷ toàn cầu với các hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất về các
loài sinh vật, với khoảng 1,4 tỷ hécta, chiếm 36% tổng diện tích rừng toàn
cầu, cũng giảm trung bình hàng năm hơn 40 triệu hécta, với tốc độ 0,4% mỗi
năm. Khu vực Nam Mỹ bị mất rừng nguyên thuỷ lớn nhất, sau đó là châu Phi
và châu Á.[20]

Nghiên cứu trên chỉ rõ các mối đe doạ khác đối với đa dạng sinh học
rừng là do việc quản lý rừng không bền vững, biến đổi khí hậu, cháy rừng,
thảm hoạ tự nhiên, dịch bệnh và do sự phá hoại của các loài côn trùng và các
sinh vật xâm thực. LHQ còn cảnh báo hiện trạng săn bắn vì mục tiêu thương
mại do nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố cũng đang đẩy nhiều loài vật hoang
dã tới nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ
hơn nếu các nước không thực hiện những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn.
LHQ kêu gọi các nước cần hành động mạnh mẽ nhằm bảo tồn hiệu quả và sử
dụng bền vững đa dạng sinh học các diện tích rừng sản xuất, đặc biệt ở các
khu rừng nhường quyền sử dụng. [20]
Tuy nhiên, nghiên cứu của LHQ cũng hoan nghênh các biện pháp đang
được thực hiện ở nhiều nước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Hiện diện
tích rừng được khoanh vùng trở thành các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên


7

toàn cầu đã tăng hơn 95 triệu hécta kể từ năm 1990, trong đó hơn 46% được
khoanh vùng trong thời kỳ 2000-2005. Hơn 460 triệu hécta, chiếm 12% tổng
diện tích rừng nguyên thuỷ, đã được khoanh vùng để bảo tồn đa dạng sinh
học, bảo vệ đất và nguồn nước hoặc bảo tồn các di sản văn hoá. Các diện tích
rừng được khoanh vùng thành khu bảo tồn đa dạng sinh học, công viên quốc
gia, khu vực hoang dã…được bảo vệ bằng luật pháp.
Báo cáo của Liên hiệp quốc ghi nhận, tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục
với nhịp độ « đáng báo động », trong khi mà rừng Amazon tiếp tục thu hẹp,
diện tích phủ rừng ở Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục giảm. Tài liệu cũng
cho biết quần thể chim hoang dã sống trong các vùng thảo nguyên, rừng tại
Bắc Mỹ và châu Âu đã giảm 20% từ năm 1980 đến nay.
Nghiên cứu của LHQ là kết quả của 4 năm nghiên cứu, tập hợp trên
900 chuyên gia về rừng của 178 nước và dựa trên cơ sở dữ liệu rừng của 233

nước và khu vực trên thế giới.[20]
2.1.3. Đa dạng sinh học tại việt nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất
đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa
các miền. Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa
dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển kinh tế -xã hội, mức độ đa dạng sinh học ở Việt Nam có nhiều thay
đổi theo thời gian.[21]
* Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam
- Hệ sinh thái trên cạn
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành
phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực
vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh
thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông


8

nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh
vật nghèo nàn.
Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng
mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng
thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao.
Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn
và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng
thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới
núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi.[21]
- Hệ sinh thái đất ngập nước
Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy,
than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay

tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể
cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp".
Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh
thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số
kiểu có tính ĐDSH cao:
+ Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị
như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi
đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế
khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển
chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất
nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát).
+ Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông
Nam Á. U Minh thượng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là
hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long
của Việt Nam.


9

+ Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc
tính pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm
phá rất phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu
trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.
+ Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng
biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xã
rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp
xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc
biệt loài thú biển Dugong.
+ Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các
đảo rất phong phú. Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có

mức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển...
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng
bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:
+ ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây
là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng
rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước.
+ ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước
4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía
thượng nguồn sông Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập
lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên
chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ
sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của mình.
Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc
vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.


10

- Hệ sinh thái biển
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế
rộng trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú.
Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú
trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau.
- Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam
+ Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện
tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái
khác nhau. Ở từng vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái.
+ Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu. Cấu trúc quần
xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Điểm đặc

trưng này làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt
so với các nước khác trên thế giới.
+ Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý và các
yếu tố sinh học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần
thể trong cùng một loài sinh vật. Mạng lưới dinh dưỡng, các chuỗi dinh
dưỡng với nhiều khâu nối tiếp nhau làm tăng tính bền vững của các hệ sinh
thái. Các mối quan hệ năng lượng được thực hiện song song với các mối quan
hệ vật chất rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các nhóm sinh vật: tự
dưỡng (sinh vật sản xuất), dị dưỡng (sinh vật tiêu thụ), hoại sinh (sinh vật
phân hủy) trong các hệ sinh thái ở Việt Nam là những chuỗi quan hệ mà ở
nhiều nước khác trên thế giới không có được.
+ Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao,
thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hòa và hạn
chế các tác động có hại; khả năng tự khắc phục những tổn thương; khả năng
tiếp nhận, chuyển hóa, đồng hóa các tác động từ bên ngoài.


11

+ Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy
cảm. Tính mềm dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ
đó luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh, vì vậy, thường rất nhạy cảm với
các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác động của thiên nhiên, cũng như
những tác động của con người.[21]
2.1.4. Đa dạng sinh học trên vườn quốc gia hồ ba bể
Ba Bể là nơi lưu giữ mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi
đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới.
Với diện tích 23.340 ha gồm hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi,
nơi đây qui tụ đến 1.281 loài thực vật thuộc 672 chi và 162 họ trong đó 53
loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 38 loài có tên trong Sách đỏ thế giới,

đặc biệt cây trúc dây là một loài đặc hữu lý thú; nhiều loại gỗ quý như Chò
đãi, Trai lý, Kẹn, Lát hoa, Nghiến, Thiết đinh, Chò chỉ…, các dược thảo qúy
như Bảy lá một hoa, Lan hành, Ba kích, Hoàng đằng, Hoàng thảo đốm, Sa
nhân, Kim tuyến, Mã tiền rừng, Bình vôi, lá Khôi…, các thực vật qúy hiếm
như Cậm cang, các loài Lan hài, Tô mộc, Cám, Sơn Tuế, rau Sắng…
Theo kết quả cuộc điều tra đa dạng sinh học mới đây của dự án PARC,
VQG Ba Bể hiện có trên 600 loài động vật có xương sống được ghi nhận gồm
102 loài thú (trong đó có 51 loài dơi), 327 loài chim, 41 loài bò sát, 28 loài
lưỡng cư, 108 loài cá. Trong số những loài này có 34 loài nằm trong danh
sách các loài bị đe dọa trên toàn cầu hoặc tại Việt Nam, đặc biệt phức hệ
Vườn Quốc gia Ba Bể là nơi sinh sống của các loài qúy hiếm như quần thể
Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Vạc hoa, cá Cóc Tam Đảo…
Là một khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn, VQG Ba Bể có các
điểm tham quan thu hút du khách cả bốn mùa, từ động Puông, ao Tiên, thác
Đầu Đẳng, thác Nà Khoang - Ngân Sơn, động Nàng Tiên - Na Rì… đến động
Hua Mạ mới được phát hiện năm 2004, gần đó còn có thác Hoàng Trĩ, rồi


12

động Na Pòng vừa được khảo sát… Nguồn tài nguyên nhân văn cũng thật
phong phú với cư dân vùng lõi thuộc các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng du
khách sẽ thật hài lòng với những đêm hát then ở bản Pó Lù, xã Nam Mẫu hay
ngã nghiêng trong các lễ hội mừng cơm mới, nhà mới, các đám cưới của
người Dao Đỏ…
Vườn Quốc gia Ba Bể được công nhận di sản văn hóa lịch sử quốc gia
năm 1986, đến tháng 12 năm 2004 được công nhận Vườn di sản ASEAN.
Ngày 2-2-2011, Ba Bể chính thức được công nhận là khu Ramsar thứ 1.938
của thế giới và trở thành khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam sau Xuân Thủy
(Nam Định) và Bàu Sấu (Đồng Nai). Hiện Việt Nam đang đề nghị UNESCO

đưa Vườn Quốc gia Ba Bể vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.[22]
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa
13, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014.. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
- Công ước Ramsar ngày 2 tháng 2 năm 1971 và có hiệu lực ngày 21
tháng 12 năm 1975. Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và
sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích
ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước
cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai,
công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước
và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng.
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


13

- Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu
chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ.( Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày
01/01/2014).
- Quyết Định số 79/2007/QĐ-TTg Phê duyệt “ kế hoạch hành động quốc gia
về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công
ước đa dạng sinh học và nghị định Cartagena về an toàn sịnh học”.
- Thông tư số 21/ 2012 :Quy định về an toàn sinh học trong hoạt động
nghiên cứu, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen.

- Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/09/2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động
vật rừng thông thường.
- Quyết định 1557/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt nhiệm vụ quy
hoạch du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030.
- Quyết định 1636/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh tên Đồ án Quy
hoạch du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định 2153/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Quy hoạch xây dựng
vùng liên tỉnh hồ Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang do Thủ tướng
Chính phủ ban hành.
- Quyết định 1882/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thủy sản khu
vực Vườn Quốc gia Ba Bể do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành.
- Quyết định 164/2013/QĐ-UBND quy chế phối hợp giữa Vườn Quốc
gia Ba Bể, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp Phát triển
nông thôn và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch trong quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học do tỉnh Bắc Kạn ban hành.
2.3. Cơ sở thực tiễn
Nhiều nhà khoa học đến từ nhiều bộ, ngành, viện nghiên cứu, các
trường ĐH, CĐ và phổ thông đều cho rằng nghiên cứu và giáo dục về sinh


14

học, đa dạng sinh học có ý nghĩa ngày càng lớn, không chỉ theo nghĩa bảo tồn
tài nguyên, mà còn để ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
* Bảo tồn với phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của
hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ mai sau (Báo cáo Tương lai chung của chúng ta của Liên Hợp quốc-1987).
Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà

giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm:
• Phát triển kinh tế: chú trọng đến tăng trưởng kinh tế và sự ổn định
trong tăng trưởng kinh tế…
• Phát triển xã hội: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm…
• Bảo vệ môi trường: thực hiện xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và
cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng khai thác
hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên…
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, phải bảo tồn ĐDSH và biết cách sử
dụng nó một cách bền vững. Đối với các loại tài nguyên sinh học là dạng tài
nguyên có khả năng tái tạo được, điều quan trọng là tạo được sản lượng ổn
định tối đa mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cơ sở. Sản lượng này
hoàn toàn có hạn và không thể khai thác quá khả năng chịu đựng, nếu không
muốn làm giảm năng suất trong tương lai.
Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên, quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững
các tài nguyên sinh học là „nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự
đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người.
* Ảnh hưởng của các khu bảo tồn tới phát triển bền vững
Như vậy tăng trưởng kinh tế ổn định, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi
trường sinh thái là những mục tiêu mà quá trình phát triển và bảo tồn đều


15

muốn hướng tới và hổ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Với tổng diện
tích các khu bảo tồn trên 2 triệu ha rừng, đây là nguồn tài nguyên đa dạng
sinh học rất lớn, không những là nơi lưu giữ, cung cấp các nguồn tài nguyên,
mà còn là nơi hổ trợ, là hiện trường để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo,
hạn chế thiên tai.



16

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, MỤC DÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng
- Các loài sinh vật tại khu bảo tồn.
- Công tác thống kê đa dạng sinh học tại khu bảo tồn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh bắc kạn
Thời gian nghiên cứu từ ngày 16 tháng 8 năm 2014 đến ngày 15 tháng
12 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá về thành phần loài Thực vật.
- Đa dạng về thành phần loài Côn trùng ở cạn.
- Điều tra, đánh giá thành phần loài Động vật.
+ Đa dạng về thành phần loài Cá xương (Osteichthyes).
+ Đa dạng về thành phần loài Lưỡng cư (Amphibia) - Bò sát (Reptilia).
+ Đa dạng về thành phần loài Chim (Aves).
+ Đa dạng về thành phần loài Thú (Mammalia).
- Nghiên cứu các loài động, thực vật có ích, quý hiếm, đặc hữu theo các
công ước bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục Đỏ thế giới (IUCN), Nghị
định 32/2006/NĐ-CP và Công ước CITES.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu
và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu.



17

- Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó
có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.
- Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,... trong báo
cáo quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của tỉnh,
thành phố.
3.4.2. Phương pháp lập phiếu điều tra
Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh giá
và ghi lại các số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những
nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát.
- Phỏng vấn người dân
Phần 1: Thông tin chung của người được phỏng vấn
Phần 2: Thông tin về các loài động thực vật quý hiếm
Phần 3: Thông tin về những tác động đến đa dạng sinh học đến khu vực
3.4.3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành, chuyên
ngành để điều tra, đánh giá ĐDSH hiện trạng
Sử dụng kết hợp kiến thức của các ngành như: Công nghệ thông tin, sử
dụng kiến thức đã học phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài.
3.4.4. Phương pháp điều tra ngoài thực địa
* Lập ô tiêu chuẩn.
- Tạo lập định vị ô mẫu trên thực địa.
Sử dụng bản đồ và địa bàn xác định ô mẫu. Dùng GPS xác định tọa độ
chính xác của ô mẫu. Tại vị trí bắt đầu ô mẫu, cần làm cột bê tông hoặc cột gỗ
có đóng bảng số hiệu ô mẫu, trên đó ghi số hiệu ô mẫu và tọa độ ô.
Trang thiết bị tạo lập ô
 Bản đồ

 Thước dây để thiết lập ô ( 1 thước 50m; 1 thước 20m)


×