Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia tràm chim, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 106 trang )


B GIÁO DO
I HC NÔNG LÂM THÀNH PH H CHÍ MINH
NG VÀ TÀI NGUYÊN




KHÓA LUN TT NGHIP



NG CA HONG DU LCH
N CÔNG TÁC BO TN NG SINH HC
TN QUC GIA TRÀM CHIM, TNH NG THÁP


Sinh viên thc hin: NGUY
Mã s sinh viên: 11157354
Ngành: QUNG VÀ DLST
Niên khóa: 2011- 2015
ng dn: KS. VÕ TH BÍCH THÙY



Tháng 06/ 2014

NG CA HONG
DU LCH SINH THÁI N CÔNG TÁC BO TN NG SINH HC
TN QUC GIA TRÀM CHIM, TNG THÁP




Tác giả



NGUYỄN VĂN TÝ



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái



Giáo viên hướng dẫn
KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY




-Thành phố Hồ Chí Minh-
Tháng 06/2014


 HCM

*****



************


Khoa: NG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUNG & DU LCH SINH THÁI
Họ và tên SV: NGUY Mã số SV: 11157354
Khóa học: 2011  2015 Lớp: DH11DL
1. Tên đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn
đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Tỉnh Đồng Tháp
2. Nội dung KLTN sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim
 Đánh giá nguy cơ tổn hại đa dạng sinh học của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn
Quốc Gia Tràm Chim
 Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công
tác bảo tồn.
 Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại VQG Tràm Chim
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 01/2014 và kết thúc: 06/2014
4. Họ và tên GVHD: KS. VÕ TH BÍCH THÙY
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2014 Ngày tháng năm 2014
Ban ch nhing dn


KS. VÕ TH BÍCH THÙY
i


Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY,
người Cô đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát, động viên, hỗ trợ và đóng góp cho
tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc khoa Môi trường và Tài nguyên trường
Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những
kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Trung tâm Dịch vụ du
lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, Vườn quốc gia Tràm Chim đã hết lòng chỉ dạy kinh
nghiệm và hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn anh Đặng Tiên Khoa, người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi thực tập, đã hết lòng chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Cảm ơn tập thể lớp DH11DL, những người bạn luôn bên cạnh tôi trong khoảng
thời gian sống, học tập và sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Kính chúc quý thầy, cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban
giám đốc cùng tập thể nhân viên Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục môi
trường – Vườn quốc gia Tràm Chim và tập thể lớp DH11DL lời chúc sức khỏe, thành đạt
và hạnh phúc.

ĐH Nông Lâm Tp.HCM, ngày 01 tháng 06 năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Văn Tý
ii



Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn
ĐDSH tại VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện tại VQG Tràm Chim,
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, thời gian từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2014 nhằm
mục tiêu hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG
Tràm Chim và nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim. Đề

tài tiến hành tìm hiểu các nội dung sau:
- Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim.
- Đánh giá nguy cơ tổn hại suy ĐDSH của hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim.
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công
tác bảo tồn ĐDSH.
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững.
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài liệu, khảo sát
thực địa, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, xử lý số liệu, phương pháp
trình bày số liệu.
Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim rất đa
dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa được sử dụng đúng với tiềm năng.
Tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại VQG hiện đang nằm trong tình trạng yếu kém, ít
dịch vụ, doanh thu thấp. Ngoài ra, còn thấy được một số điểm còn hạn chế như trong vệ
sinh môi trường, cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch; trình độ chuyên môn của cán
bộ công nhân viên công tác du lịch còn yếu, thiếu và sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim còn gặp nhiều khó khăn. Từ
đó đề xuất một số giải pháp cho hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim.



iii


 iii
LI C i
TÓM TT ii
MC LC iii
DANH MC CH VIT TT vii
DANH MC HÌNH ix
DANH MC BNG BIU x

 1
M U 1
1.1. TÍNH CP THIT C TÀI 1
1.2. MC TIÊU C TÀI 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. NG VÀ PHM VI NGHIÊN CU 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
 4
TNG QUAN TÀI LIU 4
2.1. TNG QUAN V DU LCH SINH THÁI 4
2.1.1. Khái niệm 4
2.1.2. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái 4
2.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái 5
2.1.4. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 5
iv
2.1.5. Du lịch sinh thái bền vững 5
2.2. NG SINH HC VÀ BO TNG SINH HC 6
2.2.1. Đa dạng sinh học 6
2.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học 7
2.3. VAI TRÒ CA DU LI VI BO TNG SINH
HC 7
2.4. TNG QUAN V N QUC GIA TRÀM CHIM 8
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển 8
2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của VQG Tràm Chim 9
2.4.2.1. Chức năng 9
2.4.2.2. Nhiệm vụ 9
2.4.3. Các phân khu chức năng của VQG Tràm Chim 10

2.4.4. Bộ máy tổ chức VQG Tràm Chim 10
2.4.5. Điều kiện tự nhiên 11
2.4.5.1. Vị trí địa lý và ranh giới 11
2.4.5.2. Đặc điểm về địa hình, địa mạo 11
2.4.5.3. Đặc điểm về đất 11
2.4.5.4. Đặc điểm về thủy văn 12
2.4.6. Điều kiện kinh tế - xã hội 12
2.4.6.1. Hành chính – Dân số 12
2.4.6.2. Kinh tế 13
2.4.6.3. Giáo dục – Y tế 13
2.4.6.4. Giao thông, thông tin liên lạc 13
2.4.7. Đa dạng sinh học và công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim 14
2.4.7.1. Thực vật 14
2.4.7.2. Động vật 14
v
2.4.7.3. Tài nguyên thủy sản và cá 16
2.4.7.4. Chương trình hoạt động 16
 17
NU 17
3.1. NI DUNG NGHIÊN CU 17
3.2. U 17
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 17
3.2.1.1. Nghiên cứu tài liệu 17
3.2.1.2. Khảo sát thực địa 17
3.2.1.3. Phỏng vấn 18
3.2.1.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia 20
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 21
3.2.2.1. Ma trận hoạt động tác động (Active Impact Matrix = AIM) 21
3.2.2.2. Phương pháp tính sức chứa (Carrying capacity) 22
 23

KT QU VÀ THO LUN 23
4.1. HIN TRNG HONG DLST TI VQG TRÀM CHIM 23
4.1.1. Cơ sở pháp lý hoạt động DLST của VQG Tràm Chim 23
4.1.2. Hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim 23
4.1.2.1. Cơ sở vật chất 23
4.1.2.2. Các sản phẩm du lịch 24
4.1.2.3. Các tuyến tham quan 24
4.1.2.4. Đặc điểm khách du lịch 26
4.2. N HNG SINH HC CA HONG
DU LCH SINH THÁI TI VQG TRÀM CHIM 32
4.2.1. Các hoạt động du lịch sinh thái hiện có ở VQG Tràm Chim 32
vi
4.2.2. Tác động của hoạt động Du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn Đa dạng sinh học
tại VQG Tràm Chim 32
4.2.2.1. Tác động tích cực 32
4.2.2.2. Tác động tiêu cực 36
4.3. MT S GII PHÁP HN CH NG TIÊU CC CA HOT
NG DU LN CÔNG TÁC BO TN 43
4.2.1. Tính sức chứa cho tuyến du lịch 44
4.2.2. Biện pháp quản lý tác động đến động - thực vật 45
4.2.3. Giải pháp quản lý, hạn chế chất thải từ hoạt động DLST 45
4.3. NG VÀ  XUT GII PHÁP N PHÁT TRIN DU LCH
SINH THÁI BN VNG TI VQG TRÀM CHIM 48
4.3.1. Định hướng sử dụng tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái 48
4.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển DLST VQG bền vững 49
4.3.2.1. Giải pháp quản lý tài nguyên 49
4.3.2.2. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường 49
4.3.2.3. Giải pháp quản lý, tổ chức hoạt động du lịch 49
 51
KT LUN VÀ KIN NGH 51

5.1. KT LUN 51
5.2. KIN NGH 52
TÀI LIU THAM KHO 53
PH LC 54




vii

BQL Ban quản lý
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
ĐNN Đất ngập nước
DGMT Diễn giải môi trường
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
DL Du lịch
DLST Du lịch sinh thái
ĐDSH Đa dạng sinh học
GDMT Giáo dục môi trường
HDV Hướng dẫn viên
HST Hệ sinh thái
KDL Khách du lịch
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TTDK Trung tâm du khách
TT. DLST&GDMT Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vườn quốc gia
TQ Tham quan
ĐTM Đồng Tháp Mười
ĐH Đại học

NXB Nhà xuất bản
WWF Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (World Wildlife Fund)
ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp
Quốc (Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific)
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for
Conservation of Nature)
viii
MWBP Chương trình đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực
MeKong (MeKong Wetlands Biodiversity Program)
CITES Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang
dã nguy cấp (Convention on International Trade in
Endangered Species of Wild Fauna and Flora )

ix


Hình 4.1: Nguồn thông tin khách biết đến VQG Tràm Chim 28
Hình 4.2: Đối tượng tham quan VQG Tràm Chim 28
Hình 4.3:Thời gian tham quan của du khách tại VQG 29
Hình 4.4: Thống kê số lần du khách đến VQG 30
Hình 4.5: Mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ DL VQG Tràm Chim 31
Hình 4.6: Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân cư 33
Hình 4.7: Dịch vụ du lịch cộng đồng dân cư muốn tham gia 33
Hình 4.8: Hoạt động thu hút KDL đến với VQG Tràm Chim 35
Hình 4.9: Nhận thức của du khách về ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo
tồn ĐDSH 42

x



Bng 3.1: Đối tượng, nội dung cần thu thập và cách thu thập từ phát phiếu điều tra phỏng
vấn 19
Bng 4.2: Các dịch vụ du lịch khác dành cho du khách 26
Bng 4.3: Các tuyến tham quan đặc biệt của VQG Tràm Chim 26
Bng 4.4: Lượng khách tham quan, giai đoạn 2011-2013 27
Bng 4.5: Tác động tích cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH 36
Bng 4.6: Ảnh hưởng của các hoạt động DLST đến môi trường 39
Bng 4.7: Tác động tiêu cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH 41
Bng 4.8: Sức chứa hàng ngày các tuyến du lịch tại VQG Tràm Chim 44











1




1.1. TÍNH CP THIT C TÀI
ĐDSH là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc
gia. Do vậy, bảo tồn ĐDSH đã trở thành vấn để được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là
tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Tuy nhiên, trong những năm gần

đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng
ngày càng nghiêm trọng.
DLST được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn ĐDSH, đồng
thời vừa hổ trợ phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây,
DLST đã có những biến đổi mạnh mẽ, dần trở thành xu thế trên toàn cầu.
VQG Tràm Chim Đồng Tháp được thành lập ngày 29/12/1998 với cảnh quan
thiên nhiên tuyệt đẹp, mênh mông sông nước, một màu xanh của rừng Tràm ngút ngàn
và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật khác nhau. Vùng đất này cũng
chính là nơi cư trú loài chim Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế giới với những vũ điệu thiên
nhiên làm mê hoặc lòng người.
Bên cạnh lợi ích thu được thì phát triển du lịch cũng gây ra những tác động tiêu
cực đến đa dạng sinh học và công tác bảo tồn của VQG. Để phát triển du lịch thì đòi
hỏi phải tác động vào quá trình tự nhiên của hệ sinh thái,sự tác động này tạo ra những
biến động bất thường trong xu hướng phát triển tự nhiên của các quy trình sinh thái,
các áp lực của hoạt động du lịch lên công tác bảo tồn của VQG cũng gia tăng. Điều đó
cho ta thấy, hoạt động du lịch và công tác bảo tồn có mối quan hệ qua lại hết sức gắn
bó, mật thiết, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không
hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy
giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt
động du lịch. Và chúng đều tạo ra tác động đến công tác bảo tồn hiện nay. Việc phát
2
triển du lịch nơi đây đã và đang trở thành áp lực cho VQG. Tuy nhiên, vẫn chưa các
một đề án hay một hướng nghiên cứu nào cụ thể về mức độ tác động đó. Để có thể
hiểu rõ về những tác động của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm
Chim cũng như góp phần thúc đẩy cho du lịch nơi đây phát triển một cách bền vững,
tác giả đã thực hiện đề tài: “ng ca hong du lich sinh thái
n công tác bo tng sinh hc  xut gii pháp phát trin bn vng
ti VQG Tràm Chim, huyn Tam Nông, tng Tháp”.
1.2. MC TIÊU C TÀI
1.2.1. Mc tiêu tng quát

Góp phần hạn chế ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại
VQG Tràm Chim và nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm
Chim.
1.2.2. Mc tiêu c th
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim.
- Xác định các loại tác động của DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm
Chim.
- Đánh giá nguy cơ tổn hại suy giảm ĐDSH của hoạt động DLST tại Vườn.
- Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của DLST đến công tác bảo tồn và giải
pháp phù hợp phát triển DLST theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
(TNTN).
1.3. NG VÀ PHM VI NGHIÊN CU
1.3.1. ng nghiên cu
- Tài nguyên DLST tại VQG.
- Khách du lịch (KDL), cộng đồng địa phương và ban quản lý VQG Tràm Chim.
- Hoạt động DLST và mối quan hệ giữa hoạt động DLST, công tác bảo tồn
TNTN với đa dạng sinh học (ĐDSH) tại VQG.
1.3.2. Phm vi nghiên cu
- Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ xét đến khía cạnh là những tác động của DLST
đến công tác bảo tồn thiên nhiên tại VQG Tràm Chim, xem xét mức độ tác
động tiêu cực và tích cực, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhất.
3
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong không gian VQG Tràm Chim,
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014
1.4.  TÀI
- Kết quả của đề tài giúp các nhà quản lí VQG xem xét lại điều kiện hiện tại và
hiện trạng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim
- Góp phần xác định những mặt tồn tại trong hoạt động phát triển DLST của
Vườn.

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn ĐDSH và phát triển
DLST, cân đối giữa hai mục tiêu bảo tồn và phát triển du lịch tại Vườn.
- Đóng góp to lớn vào mục tiêu bảo tồn và phát triển DLST bền vững tại VQG.

4




2.1. TNG QUAN V DU LCH SINH THÁI
2.1.1. Khái nim
DLST là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau:
 Hector Ceballos-lascurain (1987) đã đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch
tới những khu vực thiên nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên
cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được
khám phá”.
 Honey (1999) mở rộng khái niệm DLST: “là du lịch tới những khu vực
nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với
quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực
tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó
khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”.
 Hiệp hội DLST quốc tế nhấn mạnh DLST: “là việc đi lại có trách nhiệm
tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi
cho người dân địa phương”.
 Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa
về DLST ở Việt Nam: “là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
2.1.2. Các nguyên tc ca du lch sinh thái
Hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

- Có hoạt động giáo dục và diễn giài nhằm nâng cao hiểu biết về môi
trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
5
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng.
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
2.1.3. Tài nguyên du lch sinh thái
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng
nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu
du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch. (Pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1994).
Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, tài
nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự
nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và
phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều được coi là
tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị
văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác sử dụng để tạo ra các
sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng,
mới được xem là tài nguyên DLST.
2.1.4. Mt s gi phát trin du lch sinh thái
- Giải pháp về cơ chế chính sách.
- Giải pháp về thị trường.
- Giải pháp về quy hoạch.
- Giải pháp về đào tạo.
- Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng .
- Giải pháp về xã hội.
2.1.5. Du lch sinh thái bn vng
DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến

việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai.
6
Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế (tăng
GDP), xã hội ( sức khỏe, văn hóa cộng đồng ) và môi trường (bảo tồn tài nguyên môi
trường) trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức.
2.2. NG SINH HC VÀ BO TNG SINH HC
2.2.1. ng sinh hc
Thuật ngữ ĐDSH được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau
khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (1993) đã được sử dụng phổ biến. Có
nhiều định nghĩa về ĐDSH:
Trong Luật đa dạng sinh học của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 13
tháng 11 năm 2008, định nghĩa: “ ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ
sinh thái trong tự nhiên. Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền
quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật. Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố
phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất
với nhau. Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự
nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ. Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái
mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa
bồi đắp và các vùng đất khác (Điều 3, Luật đa dạng sinh học năm 2008).
Ngoài ra ĐDSH còn được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005
như sau: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh
thái” (Khoản 16, Điều 3).
Theo WWF,1989: “ĐDSH là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất, là hàng
triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là
những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.
Theo đó, ĐDSH được định nghĩa là sự đa dạng giữa các sinh vật từ tất cả các
nguồn, vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thủy vực nội địa và các phức hệ
sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng trong mỗi loài, giữa các loài và
các hệ sinh thái (IUCN, 1994). Đây là định nghĩa về ĐDSH được nhiều quốc gia chính
thức chấp nhận và được sử dụng trong Công ước ĐDSH.


7
2.2.2. Bo tng sinh hc
Bảo tồn ĐDSH (Conservation of biodiversity) là quá trình quản lý mối tác động
qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích
lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng của các thế hệ tương lai (Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền
vững, 2001).
Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết
là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ
đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực
của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương
lai.
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo
tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ
sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi
trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động
nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của
chúng.
2.3. VAI TRÒ CA DU LI VI BO TNG
SINH HC
Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch thì DLST đích thực hoạt động tuân thủ
các nguyên tắc của nó sẽ mang lại những lợi ích to lớn, mà cuối cùng và cao nhất là
đảm bảo mục tiêu bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn. Bằng các hình thức khác
nhau (hướng dẫn viên, tờ rơi, sách hướng dẫn, chỉ dẫn, các phương tiện truyền
thông ), các hệ sinh thái điển hình, sự ĐDSH của hệ sinh thái được giới thiệu sẽ giúp
du khách và người dân địa phương nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và có hành vi
bảo vệ các giá trị đặc biệt của các hệ sinh thái.
Việc đảm bảo các phương tiện hỗ trợ giáo dục trên các tuyến điểm tham quan
như thông tin, chỉ dẫn, biển báo có thuyết minh môi trường, các phương tiện cho nhu

cầu vệ sinh, rác thải có vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động đến môi trường.
8
Mặt khác, DLST đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định, quản lý
du lịch sẽ tăng cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn thiên nhiên và phát
triển cộng đồng; sử dụng lao động là người địa phương vào việc tham gia quản lý, vận
hành các hoạt động DLST như các dịch vụ vui chơi, giải trí của khách, các cơ sở lưu
trú, bán hàng gia công, lưu niệm sử dụng sản phẩm địa phương.
Du lịch sinh thái, thông qua hoạt động diễn giải môi trường giúp cho du khách
và cộng đồng địa phương hiểu rõ hơn về những giá trị tự nhiên và nhân văn của nơi
mình cư trú. Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá là nguyên tắc quan trọng mà
hoạt động DLST phải tuân thủ, bởi các giá trị về văn hoá là một bộ phận hữu cơ không
thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên.
2.4. TNG QUAN V N QUC GIA TRÀM CHIM
2.4.1. Lch s hình thành và phát trin
Năm 1985, UBND tỉnh Đồng Tháp thành lập Công Ty Nông Lâm Ngư Trường
Tràm Chim với mục đích là trồng tràm, khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một
phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.
Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim Hạc) được phát hiện ở Tràm Chim. Năm 1991
Tràm Chim trở thành khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn
loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).
Năm 1994, Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cấp Quốc Gia, theo
Quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Năm 1998, khu Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim trở thành VQG Tràm
Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính
phủ với mục tiêu:
 Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín
Đồng Tháp Mười.
 Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp
lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi

trường sinh thái chung của vùng Đông Nam Á.

9
2.4.2. Chm v ca VQG Tràm Chim
2.4.2.1. Chức năng
 Bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, bảo tồn nguồn gen sinh vật, đặc biệt là các
loài chim nước quý hiếm (như Sếu cổ trụi).
 Bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá, xã hội của vùng Đồng Tháp Mười.
 Phát huy các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước trong việc bảo vệ môi
trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khoa
học, DLST, giáo dục môi trường.
2.4.2.2. Nhiệm vụ
 Xây dựng và thực thi phương án bảo vệ, tái tạo cảnh quan thiên nhiên của vùng
Đồng Tháp Mười; bảo vệ đa dạng sinh học; cung cấp các khu cư trú thích hợp
cho các loài chim quý hiếm và tạo điều kiện thích hợp cho các loài động vật
hoang dã khác phát triển.
 Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản trong Vườn.
 Xây dựng và thực thi phương án quy hoạch quản lý điều tiết nước nhằm duy trì,
tái tạo những đặc điểm địa mạo thuỷ văn và cảnh quan thiên nhiên làm cơ sở để
bảo tồn, tái tạo nguồn gen thực vật, động vật, tạo điều kiện thích hợp cho các
hoạt động du lịch ở vùng ngập nước. Nâng cấp hệ thống đê bao và các cống
phục vụ cho việc quản lý điều tiết nuớc, nhu cầu giao thông, tuần tra canh gác
bảo vệ và tham quan du lịch.
 Quy hoạch cảnh quan kiến trúc của Vườn nhằm định hướng các hoạt động xây
dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ trong một không gian kiến trúc có hoạch
định trước. Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa kiến trúc hiện đại và cảnh quan của
Đồng Tháp Mười, đồng thời phải có sự thống nhất giữa các công trình giao
thông, thuỷ lợi và các công trình phục vụ khách du lịch.
 Xây dựng cơ chế thích hợp để nhân dân địa phương tự nguyện tham gia bảo vệ.
 Xây dựng các chương trình nghiên cứu và thiết lập hệ thống quản lý giám sát

môi trường và ĐDSH.
 Bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên cây bản địa, tài nguyên thuỷ sản, tài nguyên
đồng cỏ, tài nguyên đất, nước, các loài rong, tảo và phiêu sinh thực vật…
 Tổ chức tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
10
 Thực hiện công tác hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên
môi trường.
 Thực hiện tuyên truyền giáo dục đối với du khách, nhân dân địa phương, học
sinh, sinh viên về công tác bảo vệ môi trường sinh thái
2.4.3. Các phân khu cha VQG Tràm Chim
Theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, VQG Tràm Chim có 3 phân khu:
 Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi): diện tích 6.889 ha, gồm các khu A1,
A2, A3 và A4;
 Phân khu Phục hồi sinh thái, diện tích 653 ha, gồm khu A5 và A6;
 Phân khu Hành chính – Dịch vụ: diện tích 46 ha, gồm khu C.
2.4.4. B máy t chc VQG Tràm Chim
(Theo Thông tư số 78/2011/TT-BNN BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ NN&PTNT
về Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức
và quản lý hệ thống rừng đặc dụng)
- Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc
- Bốn phòng ban trực thuộc, gồm:
 Phòng Tổ chức – Hành chính
 Phòng Kế hoạch – Tài chính
 Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế
 Phòng Bảo tồn Đất ngập nước
- Hai trung tâm trực thuộc, gồm
 Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng (được chuyển đổi
tên từ Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường).
 Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.
- Hạt Kiểm lâm VQG Tràm Chim


11
2.4.5. u kin t nhiên
2.4.5.1. Vị trí địa lý và ranh giới
- Tọa độ địa lý: 10
0
37’ đến 10
0
46’ độ Vĩ Bắc, 105
0
28’ đến 105
0
36’ độ Kinh
Đông.
- Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười nổi tiếng của
miền Tây Nam Bộ. Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp
huyện Tân Hồng và Hồng Ngự, phía nam là huyện Thanh Bình, phía đông
tỉnh Long An và huyện Tháp Mười, phía tây là con sông Tiền.
- VQG Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.313 ha, dân số xung quanh Vườn
khoảng 50.000 người, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ,
Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp.
2.4.5.2. Đặc điểm về địa hình, địa mạo
Độ cao bình quân của VQG dao động trong khoảng từ 0,9 m đến 2,3 m so với
mực nước biển bình quân.
Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười nên các đặc điểm về địa mạo,
thủy văn và thổ nhưỡng cũng mang những nét chung của vùng này. Đồng Tháp Mười
vốn là một vùng đồng lũ kín, một bồn trũng dạng lòng máng, là một vùng sinh thái
hoàn chỉnh gồm các thềm cao, gò giồng, các đồng trũng, lung và các sông bao quanh.
Tràm Chim nằm trong vùng lòng sông cổ, thuộc đồng bồi trẻ, từ xa xưa tồn tại một

lòng sông cổ mà dấu vết còn lại hiện nay là các rạch và các lung trũng tự nhiên. Lòng
sông cổ dần dần bị bồi lấp hình thành hệ thống các rạch nhỏ chằng chịt, hình dạng và
hướng chảy không theo một hướng nào rõ rệt, bị bao bọc bởi các thềm đất cao ở phía
Tây và Tây Bắc của bậc thềm phù sa cổ.
2.4.5.3. Đặc điểm về đất
Đất xám trên phù sa cổ: phân bố ở phía Bắc và những nơi có địa hình cao như
giồng Găng, giồng Phú Đức, giồng Phú Hiệp, giồng Cà Dăm,…
Đất phèn tiềm tàng: phân bố ở địa hình trũng, thấp, ngập nước, yếm khí. Hình
thái phẫu diện có màu xám xanh, xám sẫm hoặc xám đen, lẫn xác bã thực vật bán phân
12
hủy. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao, tích lũy nhiều hữu cơ, chua (pH=
1,5-2), hàm lượng nhôm di động (Al
3+
) ở tầng mặt cao và có trị số tăng gấp đôi ở các
tầng sâu.
Đất phèn hoạt động: phân bố ở nơi có địa hình trung bình và có khả năng thoát
nước nhanh. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao (>50%), các tầng đều chua
(pH<3,5), hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số cao, nhưng hàm lượng lân tổng số và lân
dễ tiêu thấp, hàm lượng sắt và nhôm di động cao.
2.4.5.4. Đặc điểm về thủy văn
Chế độ thủy văn của vùng Đồng Tháp Mười trong đó có Tràm Chim bị chi phối
bởi chế độ dòng chảy của sông Tiền, chế độ thủy triều biển Đông, chế độ mưa và điều
kiện địa hình.
Chế độ thủy văn nổi bật của vùng Đồng Tháp Mười là có 2 mùa trái ngược
nhau, mùa lũ (hay còn gọi là mùa nước nổi) và mùa cạn, dẫn đến đặc điểm hoặc quá
thừa nước hoặc thiếu nước. Mùa lũ thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh lũ
thường xuất hiện vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Tràm Chim nằm trong vùng lũ
đến sớm, rút muộn và ngập lũ sâu. Thời gian ngập nước lũ thường khoảng 4-5 tháng.
Độ sâu ngập lũ khoảng 2-3 mét.
2.4.6. u kin kinh t - xã hi

2.4.6.1. Hành chính – Dân số
Huyện Tam Nông có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã: Tân Công Sính, Phú
Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Ninh, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường, Hòa
Bình, An Long, An Hòa và 1 thị trấn Tràm Chim. Tổng số có 53 ấp.
Dân số toàn huyện năm 2011 có 105.277 người với 26.732 hộ (bình quân 4
nhân khẩu/hộ), trong đó nam là 52.496 người nữ là 52.781 người. Mật độ dân số: 222
người/km
2
. Mật độ dân số cao nhất là ở thị trấn Tràm Chim (835 người/km
2
). Mật độ
dân số thấp nhất là xã Tân Công Sính (76 người/km
2
).


×