Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH CHỦ ĐỀ KHÍCH LỆ ĐỘNG VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.43 KB, 5 trang )

KHÍCH LỆ ĐỘNG VIÊN

“Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố.
Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng
chúng sẽ phải chết.
Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch
nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh
khỏi.
Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức
và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên.
Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết. Con ếch nọ lại càng
nhảy mạnh hơn nữa . Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu
ấy.
Đàn ếch xúm lại:
"Không nghe chúng tôi nói gì à?"
Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ.
Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng: con ếch vừa thoát khỏi cái
hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó, và
chính điều đó đã làm nên một sức mạnh kỳ diệu giúp cho nó tìm được sự sống
mong manh trong cái chết.”.
Cuộc sống với bộn bề lo toan, vất vả, sẽ không ít lần chúng ta gặp phải những khó khăn hay
đau khổ và tuyệt vọng...Vậy những lúc như thế bạn cần gì? Có phải chăng là một sự cảm
thông, chia sẻ hay một lời an ủi, động viên. Có được những điều may mắn ấy chúng ta sẽ có
đủ nghị lực để đương đầu và vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, để tìm đến bến bờ tươi
đẹp hơn. Thật vậy, một lời nói cũng giống như một thứ vũ khí hết sức nguy hiểm. Nếu
chúng ta dùng nó để động viên hay khích lệ những người thân, những người mình thương


yêu thì điều đó thật tuyệt vời và đáng quý.
Nhưng cũng sẽ rất tàn nhẫn nếu chúng ta vô tình chĩa nó về một người nào đó, lời nói đó có
thể đối với bản thân chúng ta không là gì cả, nhưng có thể làm người trực tiếp nhận nó bị


tổn thương và đôi khi có thể gây hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta không thể nào ngờ đến.
Qua câu truyện "con ếch" chúng ta có thể thấy được lời động viên có sức mạnh khủng khiếp
đến thế nào. Một lời động viên chân thành dành cho người đang trong cơn khủng hoảng có
thể mang đến sức mạnh bất ngờ để vượt qua hết những khó khăn nghịch cảnh mà họ tưởng
chừng như không bao giờ có thể làm được. Ngược lại, một lời tiêu cực với người đang trong
cơn khủng hoảng có thể giết chết họ.
Hôm nay, tôi đứng đây để chia sẻ cùng các bạn vấn đề: KHÍCH LỆ ĐỘNG VIÊN.
1. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là khích lệ, thế nào là động viên? Khích lệ là tác động
vào yếu tố tâm lý khiến cho cá nhân hay tập thể duy trì và phát huy được điểm mạnh, điểm
tích cực vốn có hoặc đã đạt được của họ. Còn động viên cũng là tác nhân tâm lý quyết định
phương hướng hành vi của một cá nhân hay một tập thể, thúc đẩy sự nỗ lực, kiên trì trong
việc đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách mà họ gặp phải.
2. Khích lệ, động viên là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống; tuy nhiên, không
phải ai cũng biết khích lệ động viên đạt hiệu quả như mong đợi, vậy, làm thế nào để
khích lệ động viên đúng cách?
Muốn làm được điều đó, trước hết, ta phải xác định được đối tượng để khích lệ động viên.
Về cơ bản, ta thường khích lệ động viên đối với 2 nhóm đối tượng sau đây: một là những
người xung quanh và hai là chính bản thân mình.
2.1. Khích lệ động viên bản thân
Các cụ xưa có câu: “Thương người như thể thương thân”. Vậy nên, muốn biết cách khích
lệ động viên người khách, trước hết phải tự học cách khích lệ, động viên bản thân.
Có lẽ trong cuộc đời, chắc không ít lần bạn rơi vào tình trạng gặp một chút trắc trở đã buồn
phiền, tâm trạng không vui, tinh thần chán nản. Và tất nhiên sau đó, sự chán nản còn ảnh
hưởng rất nhiều đến công việc của bạn. Có khi sự ảnh hưởng còn kéo dài tới cả tháng, tệ


hơn là vài tháng. Vì thế, vào những lúc mình chỉ vấp ngã nhỏ, bạn chớ nên nản lòng mà hãy
biết cách tự mình khích lệ mình để vượt qua. "Mỗi lần vấp là một lần trót dại, ai nên khôn
mà chẳng dại đôi lần" – Khi bạn đã có thể nói được điều đó thì cũng có nghĩa là bạn đã có
thể thắng được cảm giác thất bại mà vươn lên.

Với bản thân mình, khi thất bại hay gặp khó khăn trong cuộc sống, mình thường động viên
bản thân bằng cách nghĩ đến những bài học về thành công và thất bại của những người nổi
tiếng. Ví dụ như: Trước khi phát minh thành công bóng đèn tròn, edison đã thất bại với
khoảng 1000 thí nghiệm. Hay tỉ phú Mã Vân của Trung Quốc đã từng 3 lần trượt đại học.
Như vậy, mình cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì biết đâu đấy, tương lai, mình lại làm được
điều gì đó kì diệu như vậy thì sao.
Bạn tự nhủ với bản thân như thế nào thì bạn sẽ phát triển theo hướng như thế. Vì thế, bạn
phải học cách tự khích lệ. Dù gặp phải trắc trở phiền phức đến thế nào thì hãy đều tin tưởng
bản thân nhất định vượt qua được cửa ải cam go đó. Hãy chủ động tìm kiếm phương pháp
giải quyết vấn đề, biết tự đốc thúc bản thân mình, không ngừng nỗ lực thì khó khăn nào
cũng vượt qua được.
Có một thực tế rõ ràng, nhiều việc được xem là khó khăn vô cùng nhưng người có ý chí nên
vượt qua được còn phần lớn những người không thể bởi ngay từ lúc chưa bắt tay vào việc
họ đã sẵn ý nghĩ không chắc mình sẽ thành công. Trong công việc, chỉ cần bạn cảm thấy
bản thân mình làm được thì cứ mạnh dạn làm, rồi bạn sẽ có của cải và thành công, của cải
và thành công đều từ đó mà ra. Vì vậy, để giúp mình có thể thành công trong cuộc sống,
trong học tập, bạn đừng bỏ qua ba nguyên tắc quan trọng đã được những người thành đạt
tổng kết:
1. Lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống.
2. Tin tưởng vào bản thân.
3. Thắng không kiêu, bại không nản.
2.2 Khích lệ, động viên người khác


- Để khích lệ, động viên người khác, trước hết bạn phải hiểu được vấn đề của họ và nắm
được tâm lý của họ. Muốn làm được điều đó, không còn cách nào khác là bạn phải quan
tâm, chia sẻ một cách chân thành. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ, bạn sẽ hiểu được họ
nghĩ gì, họ muốn gì.
- Nếu vấn đề mà họ gặp phải là vấn đề tiêu cực thì có hai bước cho sự động viên: Bước một
là an ủi, bày tỏ sự tiếc nuối của bản thân trước sự việc đó. Bước hai là khơi dậy những tình

cảm tốt đẹp, khơi dậy trạng thái tâm lý tích cực, khơi dậy lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
- Nếu vấn đề của họ là một sự việc tích cực thì trước hết ta nên bày tỏ sự hứng khởi, thích
thú và chúc mừng họ. Sau đó, khẳng định giá trị của người đó khi đã đạt được kết quả tốt
đẹp này, đồng thời khơi gợi ý thức phát triển và bồi dưỡng tài năng.
- Trong công việc hay trong học tập, để khích lệ tinh thần của tập thể, ta nên áp dụng nghệ
thuật khích lệ bằng phần thưởng. Nghĩa là người làm tốt sẽ được nhận thành quả xứng đáng,
đó là cách mà các doanh nhân hay áp dụng. Sau đây, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về nghệ
thuật khích lệ của một doanh nhân như thế:
Sự khôn khéo của Andrew Carnegie, ông vua thép thế giới, đã bộc lộ từ khi còn nhỏ. Thời
thơ ấu ở vùng Ecose giá lạnh của nước Anh, có lần cậu bé Andrew Carnegie đã bắt được
một con thỏ có mang. Khi con thỏ cái này sinh ra một bầy thỏ con, cậu nghĩ ra một cách:
Cậu đã rủ các bạn nhỏ ở cùng xóm đến xem bầy thỏ. Thấy bọn trẻ này say mê đám thỏ con,
Andrew liền hứa rằng nếu ai tìm được thức ăn hàng ngày để nuôi thỏ thì sẽ được lấy tên
mình để đặt cho chú thỏ con mà mình yêu thích. Cách khích lệ đơn giản như vậy đã dẫn đến
kết quả tốt đẹp: ngày ngày, bọn trẻ đều kiếm thức ăn mang đến để nuôi các chú thỏ con cho
đến khi lớn.
Sau này, những kinh nghiệm đầu đời đã được Andrew Carnegie phát huy trong lĩnh vực
quản lý nhân sự. Ông biết cách làm cho nhân viên vui vẻ hưởng ứng ý kiến của mình. Mới
ngoài 26 tuổi, Andrew Carnegie đã bước chân vào ngành sản xuất thép làm thanh ray cho
đường tàu lửa. Ông lấy tên của chủ tịch công ty tàu hoả Pennysy Lavania Railroad là J.
Edgar Thomson đặt tên cho một nhà máy lớn của mình tại Pittsburg, làm cho vị chủ tịch


hãng xe lửa này rất thú vị và tâm đắc, chấp nhận mua ngay những thanh ray được sản xuất
từ chính nhà máy thép mang tên mình. Điều đó chứng tỏ rằng Andrew Carnegie không chỉ
biết “điều khiển” những người cùng trang lứa, mà còn có khả năng thuyết phục những
người có địa vị cao hơn mình một cách khéo léo và thành công. Khi công ty thu được lợi
nhuận, Andrew Carnegie không chỉ giữ riêng cho cá nhân mình, mà dùng khoản tiền đó để
nâng cao đời sống cho nhân viên và toàn bộ công nhân trong nhà máy sản xuất thép, khiến
mọi người cảm thấy gắn bó với công ty, từ đó đồng tâm hiệp lực để cùng tiến tới sự thịnh

vượng chung.
- Và bí quyết cuối cùng trong nghệ thuật khích lệ, động viên người khác chính là chân
thành. Chỉ có chân thành mới giúp được người hiểu người hơn, mới giúp nhau phát huy
được khả năng của bản thân cũng như vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nếu
không có sự chân thành, thì mọi lời khích lệ động viên đều chỉ là những lời mỉa mai giả dối,
không giá trị và không có ý nghĩa.
3. Kết luận
Khích lệ, động viên là một loại chất xúc tác không thể thiếu trong cuộc sống: Nó làm giảm
mức độ tiêu cực và tăng mức độ tích cực trước mỗi sự việc.
Vậy, chúng ta còn chần chừ gì nữa mà không mở lòng mình ra, để quan tâm, để chia sẻ với
những người xung quanh.
Bạn ơi! Hãy tin vào bản thân. Hãy tin vào cuộc sống. Hãy cười lên đi, vì nụ cười của bạn rất
đẹp!



×