Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên tại trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VIỆT CHƯƠNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ĐÀO TẠO CHỨNG KHOÁN
Nghành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ XUÂN BÌNH

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN VIỆT CHƯƠNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN
TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÓ TÍNH CHẤT NGHỀ ......................................................5
1.1 Một số vấn đề chung về giảng viên ................................................................. 5
1.2 Năng lực giảng viên ....................................................................................... 12
1.3 Thực tiễn về giảng viên tại một số cơ sở đào tạo........................................... 17
Tiểu kết Chương 1 ...........................................................................................................24
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CHỨNG KHOÁN25
2.1 Khái quát tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào
tạo Chứng khoán (SRTC) ..................................................................................... 25
2.2 Thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên tại SRTC ........................................ 33
2.3 Khảo sát giảng viên ........................................................................................ 39
2.4 Nhận xét và đánh giá chung ........................................................................... 49
Tiểu kết Chương 2 ...........................................................................................................51
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TẠI SRTC ĐẾN NĂM 2020 ..........................................................................................53
3.1 Định hướng phát triển của SRTC ................................................................... 53
3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực giảng viên .............................................. 55
3.3 Một số đề xuất cụ thể ..................................................................................... 60
3.4 Khuyến nghị ................................................................................................... 65
Tiểu kết Chương 3 ...........................................................................................................66
KẾT LUẬN .......................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................69


DANH MỤC VIẾT TẮT

Stt

Viết tắt


Viết đầy đủ

1

BNV

Bộ Nội vụ

2

BGDĐ

Bộ Giáo dục Đào tạo

3

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

4

HSX

Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh

5

HKSI


Học viện Chứng khoán và đầu tư Hong Kong

6

HĐQT

Hội đồng Quản trị

7



Quyết định

8

TTg

Thủ tướng

9

TTLT

Thông tư liên tịch


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH


Stt

Sơ đồ,

Tên sơ đồ, hình

Trang

hình
1

Sơ đồ 1

Giáo viên và giảng viên

06

2

Sơ đồ 2

Cơ cấu giảng viên

08

3

Sơ đồ 3

Mô hình năng lực chính


13

4

Sơ đồ 4

Năng lực giảng viên

14

5

Sơ đồ 5

Các yếu tố tác động đến hoạt động của giảng viên

16

6

Sơ đồ 6

Cơ cấu tổ chức của SRTC

25

7

Sơ đồ 7


Thâm niên công tác của giảng viên tại SRTC

40

8

Sơ đồ 8

Định hướng phát triển của SRTC

54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2016 là mốc son ghi dấu một giai đoạn phát triển và đồng thời cũng
mở ra một thời kỳ mới của Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Việc các thành
viên thị trường đang gấp rút tổ chức kỷ niệm 20 thành lập và đặc biệt là việc các
cơ quan quản lý đang xúc tiến sát nhập hai Sở Giao dịch chứng khoán HNX và
HSX; xây dựng TTCK phái sinh, dự kiến trong quý IV/2016 sẽ có hai sản phẩm
đầu tiên. Những điều này là minh chứng rõ nét cho dấu ấn và một giai đoạn phát
triển mới của TTCK Việt Nam. Song hành với công việc của các cơ quan quản
lý đang gấp rút thực hiện là công tác đào tạo nguồn nhân lực, phổ biến kiến thức
về chứng khoán và TTCK cho ngành chứng khoán, công chúng đầu tư. Để có
nguồn nhân lực tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển của TTCK trong giai đoạn
mới thì công tác phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên hiện có của
SRTC phải được ưu tiên thực hiện trước tiên.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học
và Đào tạo chứng khoán (SRTC) là đào tạo nguồn nhân lực cho TTCK Việt

Nam. Hiện nay, đối với các chương trình đào tạo hiện có tại SRTC thì đội ngũ
giảng viên còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng; chương trình học
còn nghèo, chưa gắn nhiều với thực tiễn. Thêm vào đó là một số chương trình
đào tạo mới sẽ triển khai trong thời gian tới như Chứng khoán phái sinh, Quản
trị công ty, đào tạo thường xuyên, giáo dục nhà đầu tư trong khi đội ngũ giảng
viên cho các chương trình này còn thiếu hụt. Cho nên đội ngũ giảng viên hiện
nay cần được nâng cao năng lực và phát triển mới. Mặt khác, theo chiến lược
phát triển của SRTC đến năm 2020 với mô hình SRTC trở thành Trường/Học
viện thì việc nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên đáp ứng giai đoạn phát triển
mới của SRTC càng là một yêu cầu cấp thiết.

1


Vì tính cấp thiết kể trên, em lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực đội ngũ
giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán” làm
luận văn bảo vệ tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói đề tài nghiên cứu về năng lực giảng viên là một chủ đề ngày
càng thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức, nhà hoạch định chính sách về
giáo dục, đào tạo và các nhà nghiên cứu vì vai trò của nó đối với năng lực cạnh
tranh cũng như chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia. Đặc biệt, trong xu
thế hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, làm nảy sinh sự cạnh
tranh khốc liệt, đòi hỏi một quốc gia muốn thành công trên con đường hội nhập
của mình thì phải tự nâng cao năng lực, mà trước hết là chất lượng nguồn nhân
lực trong quốc gia đó. Để giải quyết vấn đề này, công tác nghiên cứu, tìm giải
pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên đã được sự lưu tâm của các học giả,
nhà nghiên cứu.
Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như tác giả:
Nguyễn Văn Đệ (2012) Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trẻ ở các trường đại học

vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Chính trị Quốc gia. Nguyễn Thúy Hoàn
(2008) Xây dựng mô hình hệ thống đào tạo chứng khoán trực tuyến, Đề tài
nghiên cứu cấp UBCKNN. Hoàng Mạnh Hùng (2010) Chiến lược phát triển
nguồn nhân lực Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước giai đoạn 2010-2020, Đề tài
nghiên cứu cấp Bộ. Những nghiên cứu này đã có ý nghĩa lớn đối với công tác
xây dựng chính sách và tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nói chung và năng lực giảng viên nói riêng ở Việt Nam.
Với đề tài “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên tại SRTC”, Luận văn đi
sâu nghiên cứu về năng lực giảng viên tại các cơ sở đào tạo có tính chất nghề.
Cụ thể là, năng lực giảng viên tại cơ sở đào tạo hành nghề về chứng khoán.
Thông qua lý luận, thực trạng về giảng viên, năng lực giảng viên, tác giả đưa ra

2


các giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảng viên, giúp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực về TTCK ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên
tại Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống và phát triển một số lý luận về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên
Đánh giá thực trạng về đội ngũ giảng viên tại Trung tâm nghiên cứu khoa
học và đào tạo chứng khoán
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên
tại SRTC.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Hoạt động nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên tại Trung tâm

nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo
chứng khoán
Thời gian: Thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá về việc nâng cao
năng lực đội ngũ giảng viên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu, cụ thể là: Phương pháp
nghiên cứu thống kê, dựa trên những số liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối
chiếu, đánh giá các sự kiện. Phương pháp tổng hợp, Phương pháp so sánh. Từ
đó, tìm ra cách lý giải, xác định được tính hợp lý của các thông tin liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.

3


Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu
trên để đưa ra các ý kiến đánh giá định lượng và định tính về vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận về giảng viên, năng lực
giảng viên trong hệ thống giáo dục, đào tạo nói chung và trong một số cơ sở đào
tạo có tính chất nghề nói riêng;
Từ thực tiễn tại SRTC, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp định tính và
một số giải pháp cụ thể mang tính định lượng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ
giảng viên tại SRTC.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục,
Luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực giảng viên tại cơ sở
đào tạo có tính chất nghề

Chương 2: Thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên tại Trung tâm Nghiên
cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên tại Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán tới năm 2020

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
GIẢNG VIÊN TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÓ TÍNH CHẤT NGHỀ
1.1 Một số vấn đề chung về giảng viên
1.1.1 Khái niệm về giảng viên
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm được đưa ra để hiểu thế nào là giảng
viên. Theo Từ điển “Đại từ điển Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Như Ý (Nxb
Văn hóa Thông tin) thì “Giảng viên” có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất được hiểu là
người giảng dạy tại trường đại học hay lớp huấn luyện cán bộ; nghĩa thứ hai
được hiểu là chức danh công chức giảng dạy thấp nhất trong đại học (Giảng
viên, Giảng viên chính, Phó giáo sư, Giáo sư). Trong từ điển “Oxford Advanced
Learner’s Dictionary” của A S Hornby thì có ba từ Tiếng Anh tương đương với
từ “Giảng viên” đó là Teacher (Giáo viên - người giảng dạy ở bậc phổ thông),
Lecturer (Giảng viên- người giảng dạy ở trường cao đẳng và đại học), Instructor
(Giảng viên- người dạy bảo, hướng dẫn ở cơ sở huấn luyện) [4, tr 515].
Nhìn từ bên trong nội bộ của tổ chức, với vai trò là một người học thì
giảng viên là người qua các bài giảng, bộc lộ cho người học thấy khuynh hướng,
năng lực và tư tưởng (nếu có) của mình. Với cách tiếp cận này, giảng viên chỉ là
người hướng dẫn người học trên lớp, hay hướng dẫn họ thực hiện các bài tập
nghiên cứu. Còn ở vai trò là nhà trường, cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo thì giảng
viên là công chức, viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo.
Nhìn từ bên ngoài, với vai trò là phụ huynh người học thì giảng viên là người

truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho con em họ. Còn đối với xã hội,
giảng viên là người làm công tác giảng dạy ở các trường trên bậc phổ thông, các
lớp đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hay giảng viên là người giảng dạy một môn tại
trường đại học, các lớp đào tạo cán bộ và còn được gọi chung là “nhà giáo”.

5


Luật Giáo dục Số: 38/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005
nêu rõ Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ
sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp
chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học,
trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên [6, tr 25]. Theo Luật Giáo dục nghề
nghiệp Số 74/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì
Nhà giáo trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được gọi là
giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên.
Sơ đồ 1. Giáo viên và giảng viên
HỆ THỐNG
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

GIÁO DỤC
QUỐC DÂN
GIÁO DỤC
MẦM NON
GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG
GIÁO DỤC
NGHỀ
NGHIỆP


ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÁN
BỘ

NHÀ GIÁO

GIÁO

GIẢN
G

VIÊN
VIÊN

CẤP HUYỆN
(và tương
đương)
CẤP TỈNH
(và tương
đương)
CẤP
BỘ, NGÀNH

Trung
cấp
Cao đẳng

CẤP
TRUNG

ƯƠNG

GIÁO DỤC
ĐH VÀ SAU
ĐH

Như vậy, Giảng viên là người tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
cao đẳng, đại học, sau đại học và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn
luyện cán bộ.

6


1.1.2 Phân loại giảng viên
Theo Điều 54 Luật Giáo dục đại học, chức danh của giảng viên bao gồm
trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Điều 53 Luật Giáo
dục nghề nghiệp, chức danh của Giảng viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
bao gồm giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
Còn theo Quyết định số 64/QĐ-UBCK, ngày 15/08/2000 của Chủ tịch
UBCKNN ban hành Quy định về giảng viên của UBCKNN, chức danh giảng
viên bao gồm giảng viên chính, giảng viên, trợ giảng [11, tr 1].
Tại Quyết định số 1648/QĐ-BTC, ngày 02/07/2012 ban hành Quy chế
đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài chính, do không quy định
các chức danh về giảng viên do đó có thể được hiểu là chỉ có một chức danh là
Giảng viên và nguồn giảng viên này là các cán bộ công chức, viên chức kiêm
nhiệm chức danh khác của UBCKNN hoặc người không thuộc nhân sự
UBCKNN được mời thỉnh giảng ở cả trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy,
tại Quyết định số 1046/QĐ-UBCK, ngày 03/12/2012 của Chủ tịch UBCKNN về
việc ban hành Quy chế giảng viên kiêm chức của UBCKNN cũng không quy
định về các chức danh của giảng viên mà chỉ đưa ra các tiêu chuẩn để được gọi

là giảng viên.
Nhìn ở góc độ quản lý, tại một cơ sở đào tạo thường có 3 loại hình giảng
viên. Thứ nhất là giảng viên cơ hữu, giảng viên thuộc nhân sự của cơ sở đào tạo
và thực hiện công việc chính là giảng dạy tại cơ sở đào tạo đó. Thứ hai là giảng
viên kiêm nhiệm, giảng viên thuộc cơ sở đào tạo hoặc cơ quan quản lý cơ sở đào
tạo ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính đã được phân công còn tham gia công
việc giảng dạy tại cơ sở đào tạo đó. Thứ ba là giảng viên thỉnh giảng (giảng viên
không thuộc cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý cơ sở đào tạo), giảng viên được mời
tới giảng dạy tại cơ sở đào tạo theo hợp đồng hay thỏa thuận công việc.

7


Sơ đồ 2. Cơ cấu giảng viên
CƠ SỞ ĐÀO TẠO

GIẢNG VIÊN
CƠ HỮU

GIẢNG VIÊN
KIÊM NHIỆM

GIẢNG VIÊN
THỈNH GIẢNG

Từ những cơ sở pháp lý hiện hành, đối với một số cơ sở đào tạo chưa có
đội ngũ giảng viên cơ hữu mà phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên bên ngoài, để
đảm bảo tính chủ động trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và phù hợp với
thực tiễn thì các cơ sở đào tạo này có thể xây dựng đội ngũ giảng viên thường
xuyên, chuyên trách hay đội ngũ giảng viên tại chỗ từ nguồn nhân sự của mình

hay còn được gọi là đội ngũ giảng viên cơ hữu.
1.1.3 Giảng viên tại các cơ sở đào tạo có tính chất nghề
Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ
nghề nghiệp. Đối với một quốc gia để trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thì hoạt động này là không thể thiếu.
Trong khi, đào tạo bồi dưỡng cán bộ là hoạt động dạy và học nhằm cập
nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ cho đội ngũ cán bộ, nó không chỉ bao gồm sự
nghiệp giáo dục đào tạo nói chung vì đào tạo ở đây không chỉ đơn thuần đào tạo
về chuyên môn mà còn giáo dục về chính trị, đạo đức, ý thức trách nhiệm, tác
phong công tác, vai trò và vị trí của người cán bộ trong bộ máy nhà nước. Đào
tạo ở đây được hiểu là quá trình truyền thụ kiến thức mới để người cán bộ có
một trình độ cao hơn. Còn bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm
những kiến thức đòi hỏi với những người mà họ đang giữ một chức vụ nhất
định. Và giảng viên tham gia giảng dạy tại các khóa đào tạo như thế này nhiều

8


khi chỉ cần có một kỹ năng, có một kinh nghiệm làm tốt một việc gì đó là có thể
đảm trách vai trò của mình.
Đào tạo có tính chất nghề hay đào tạo hành nghề là hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cho cá nhân muốn làm một việc,
nghề nào đó mà theo quy định của pháp luật, cá nhân này phải đáp ứng được
một số điều kiện, tiêu chuẩn nhất định trước khi hành nghề. Một trong các điều
kiện này đó là cá nhân muốn tham gia hành nghề phải được đào tạo chuyên môn
và có chứng chỉ về nghề đó. Hay một người muốn hành nghề về lĩnh vực nào đó
thì người đó phải được đào tạo và được cấp giấy phép về lĩnh vực muốn hành
nghề. Vì đặc thù là đào tạo hành nghề nên giảng viên ở các cơ sở đào tạo có tính

chất nghề như thế này thường là những người đã hành nghề hoặc người có nhiều
kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy.
Khi ở một số cơ sở đào tạo có tính chất nghề chưa xây dựng được ngạch
giảng viên hay chưa được cấp mã, ngạch giảng viên thì đội ngũ cán bộ là nhân
sự của cơ sở đào tạo đang thực hiện công tác chuyên môn tại cơ sở đào tạo này
có thể giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng về một chủ đề, công việc nào đó
thì cũng được gọi là giảng viên. Đội ngũ giảng viên này, tùy theo quy định của
từng cơ sở đào tạo hay thông qua một hội đồng duyệt giảng, từ đó đội ngũ này
chính thức được gọi là giảng viên cơ hữu, giảng viên chuyên trách, giảng viên
thường xuyên hay giảng viên tại chỗ của cơ sở đào tạo.
1.1.3.1 Tiêu chuẩn cơ bản
Một cá nhân, để trở thành một giảng viên thì ngoài phẩm chất đạo đức,
thái độ nghề nghiệp, năng lực hành vi cơ bản thì người đó cần phải có các kiến
thức sau nhằm thể hiện tốt vai trò của mình;
- Kiến thức về học thuật, nghiên cứu: trang bị cho người học lối tư duy cơ
bản nhất về mọi mặt có nền tảng khoa học, chỉ cho người học cách thức làm việc
nào đó có chủ đích; kiến thức này mang tính lý thuyết và phù hợp với đào tạo
kinh viện.

9


- Kiến thức về pháp luật: là kiến thức có tính tổng thể về các quy tắc xử
sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước, quốc tế đặt ra hoặc thừa nhận; kiến thức
này trang bị cho người học những điều được làm, không được làm và việc
không chấp hành sẽ gặp phải những rủi ro nào.
- Kiến thức về thực tiễn: trang bị cho người học kinh nghiệm, kỹ năng để
làm, thao tác tốt một việc nào đó; kiến thức này mang tính thực tế và phù hợp
với đào tạo thực nghiệm.
Để lượng hóa các tiêu chuẩn cơ bản này đối với một giảng viên, một số

nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một giảng viên có thể làm tốt công việc giảng
dạy, công tác chuyên môn tại cơ sở đào tạo có tính chất nghề (với tiêu chí là
100% cho 3 loại kiến thức) thì kiến thức về học thuật, pháp luật, thực tiễn có tỷ
lệ lần lượt là: 25%, 35% và 40%. Và đối với một chương trình đào tạo hành
nghề được đánh giá đem lại hiệu quả cao nhất cho người học thì khối lượng kiến
thức được chuyển tải cũng phải đảm bảo tỷ lệ này.
1.1.3.2 Tiêu chuẩn theo quy định hiện hành
Luật Giáo dục nghề nghiệp được ban hành ngày 27/11/2014 quy định về
hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề
nghiệp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục
nghề nghiệp. Luật này áp dụng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường
trung cấp, trường cao đẳng; doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, nhà giáo trong
cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
c) Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Có lý lịch rõ ràng.
Trình độ chuẩn được đào tạo được chi tiết như sau:

10


1. Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên
hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp.
2. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt
nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng
chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp.
3. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt
nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng

chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.
4. Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình
độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo
dạy thực hành.
5. Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư
phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật
thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Quy định tại Quyết đinh số 161/2003/QĐ-TTg, ngày 04/08/2003 về việc
Ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thì giảng viên đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung
thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có kinh nghiệm thực
tiễn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ được giao.
Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT của Bộ Nội vụ và Bộ
Giáo dục Đào tạo ngày 06/06/2011 quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm
việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, thì Giảng viên phải có điều kiện cần là:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại
học trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

11


b) Có ngoại ngữ trình độ B trở lên;
c) Có tin học trình độ B trở lên;
d) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc trung cấp lý
luận chính trị và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định.
Và điều kiện đủ là hàng năm có chế độ làm việc đảm bảo

a) Giảng dạy 900 giờ
b) Nghiên cứu 400 giờ
c) Hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác 460 giờ [12, tr 5].
Với đặc thù là đơn vị vừa có chức năng đào tạo hành nghề vừa có chức
năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho nên giảng viên tại
SRTC phải có tiêu chuẩn đáp ứng được nhu cầu của hai nhóm đối tượng đào tạo
này. Như vậy, tiêu chuẩn về giảng viên tại SRTC phải phù hợp với Luật giáo
dục nghề nghiệp và hài hòa với các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức của Bộ, Ngành chủ quản cơ sở đào tạo.
1.2 Năng lực giảng viên
1.2.1 Khái niệm về năng lực
Từ điển Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa năng lực là “khả năng đủ để làm
việc gì” hoặc “khả năng làm việc tốt nhờ có phẩm chất, đạo đức và trình độ chuyên
môn” [16, tr 1172 ]. Khi nói tới năng lực của một ai đó thì nó bao gồm: Tâm lực,
Trí lực và Thể lực. Tâm lực là sức mạnh về tinh thần, ý chí của con người; Trí lực
là sức mạnh, khả năng sáng tạo, suy nghĩ của con người; Thể lực là sức khỏe của
cơ thể con người. Và một cá nhân có đủ ba yếu tố này thì người đó được gọi là có
năng lực. Còn các nhà tâm lý học cho rằng năng lực là tổng hợp các đặc điểm,
thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với các yêu cầu đặc trưng của một hoạt động
nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
Trong khuôn khổ Dự án "Khái niệm và lựa chọn năng lực chính" của
OECD, năng lực không chỉ bao gồm kiến thức, kỹ năng mà nó liên quan đến khả
năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp bằng cách huy động các nguồn tài nguyên

12


tâm lý xã hội học trong một tình huống cụ thể. Các Bộ trưởng Bộ Giáo dục khối
OECD cũng đưa ra cách hiểu năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ và
giá trị. Họ cho rằng có 3 loại kỹ năng chính, gồm: kỹ năng sử dụng các công cụ

một cách tương tác, kỹ năng tương tác với những nhóm không đồng nhất, kỹ
năng chủ động triển khai công tác. Kỹ năng sử dụng các công cụ một cách tương
tác, ở đây muốn nói đến kỹ năng cập nhật công nghệ, sử dụng công nghệ nhằm
đạt được mục đích cụ thể, tích cực trao đổi thông tin qua việc sử dụng ngôn ngữ,
ký hiệu, kiến thức, thông tin, công nghệ một cách tương tác. Còn kỹ năng tương
tác với những nhóm không đồng nhất, bao gồm xử lý tính đa dạng và khác biệt
trong làm việc, biết thông cảm thông qua khả năng thiết lập quan hệ, hợp tác với
nhau theo đội nhóm và quản trị, giải quyết xung đột. Kỹ năng chủ động triển
khai công tác: tự mình xác lập mục tiêu, tự chịu trách nhiệm, am hiểu môi
trường tác nghiệp thông qua khả năng am hiểu môi trường làm việc, xây dựng
kế hoạch làm việc và triển khai, có khả năng nhận định đúng sai và bảo vệ quan
điểm của mình.
Sơ đồ 3. Mô hình năng lực chính

(Nguồn: DeSeCo, 2005)
Như vậy, từ cách tiếp cận khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau. Nhưng
tựu chung lại, có thể hiểu năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng,
thái độ để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể trong một điều kiện công việc cụ thể.

13


1.2.2 Khái niệm về năng lực giảng viên
Năng lực giảng viên là khả năng đủ để giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho
người học. Hoặc là khả năng giảng dạy tốt nhờ có phẩm chất, đạo đức và trình
độ chuyên môn. Về cơ bản, năng lực giảng viên bao gồm: sức mạnh về tinh
thần, ý chí; khả năng sáng tạo, suy nghĩ và sức khỏe về thể chất của giảng viên.
Trong một cơ sở đào tạo, để có thể phát triển được đội ngũ giảng viên,
điều cần được xác định là xây dựng một bộ năng lực tối thiểu cần thiết cho giảng
viên. Trên cơ sở bộ năng lực này, các cơ sở đào tạo cần xây dựng chiến lược

phát triển đội ngũ của mình bằng cách kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau
để phát triển đội ngũ của mình: (1) Đào tạo dài hạn, chính quy (tiến sỹ, thạc sỹ),
(2) Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; đào tạo thường xuyên, liên tục cho
phù hợp với nhu cầu phát triển của từng trường, cơ sở; (3) Các giảng viên tự học
tập và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực của bản thân; (4) Tạo ra
các môi trường và điều kiện để giảng viên có thể phát triển các năng lực của
mình – Xây dựng tổ chức học tập.
Sơ đồ 4. Năng lực giảng viên

(Nguồn: DeSeCo, 2005)
Rõ ràng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng và phát triển giảng viên hiện nay ở
nước ta đang có một lỗ hổng lớn trong việc đánh giá cũng như nâng cao năng
lực giảng viên. Chúng ta chưa có một hệ thống cũng như những tiêu chí cụ thể
trong việc phát triển giảng viên và đánh giá giảng viên. Kinh nghiệm thế giới và

14


thực tiễn bồi dưỡng và phát triển giảng viên tại một số cơ sở đào tạo trong nước
đã chỉ ra rằng: Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị, một giảng
viên giỏi là một giảng viên (1) có năng lực chuyên môn cao nắm bắt được những
phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chuyên môn của
mình; (2) có năng lực giảng dạy phù hợp với lĩnh vực chuyên môn sâu của
mình; và (3) có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
(Xem sơ đồ 4).
Nhìn chung, hiện nay phần “năng lực chuyên môn” là phần giảng viên của
chúng ta chú trọng nhiều nhất; phần “năng lực giảng dạy” chúng ta mới bắt đầu
và cần được tiếp tục phát triển thông qua việc học tập và hoàn thiện của bản thân
như thực hành và tự tìm tòi trong việc ứng dụng vào giảng dạy; phần “nghiên
cứu” đang là năng lực thiếu hụt nhất của đội ngũ giảng viên trẻ của chúng ta.

Các cơ sở đào tạo hầu như chỉ chú trọng tới các chứng chỉ mà cơ quan quản lý
yêu cầu đối với giảng viên chứ chưa thực sự chú trọng vào năng lực thực sự của
giảng viên vì thế chất lượng của các chứng chỉ, bằng cấp chưa phản ánh được
năng lực thực chất của các giảng viên khi đứng lớp.
1.2.3 Khung nghiên cứu về năng lực giảng viên
Theo tác giả, hoạt động của giảng viên phụ thuộc rất lớn vào hai nhóm
yếu tố chính là năng lực của bản thân giảng viên và các yếu tố thuộc môi trường
làm việc.

15


Sơ đồ 5. Các yếu tố tác động đến hoạt động của giảng viên
Kiến thức

Kỹ năng

GIẢNG DẠY

NĂNG LỰC

Thái độ
GIẢNG

Yêu cầu,
quy định
Điều kiện

NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC


VIÊN

HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN
KHÁC

MÔI
TRƯỜNG

Ghi nhận

- Năng lực giảng viên phụ thuộc vào:
+ Kiến thức chuyên môn để có thể hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên
hoặc tiếp cận thực tiễn, cập nhật các vấn đề mới trong lĩnh vực hoạt động;
+ Kỹ năng nghề nghiệp liên quan đến giảng viên (kỹ năng sư phạm, kỹ
năng tiếp cận vấn đề, kỹ năng tổ chức triển khai hoạt động và cả kỹ năng về rèn
luyện thể lực để đáp ứng được công việc);
+ Thái độ là nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng, sự cần thiết và
nỗ lực dành thời gian, tâm hyết cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo.
- Môi trường làm việc bao gồm các yếu tố:
+ Yêu cầu, quy định: Việc cơ sở đào tạo có các yêu cầu, quy định liên
quan đến nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu, tiếp cận thực tiễn sẽ là yếu tố thúc
đẩy tích cực để giảng viên quan tâm và tập trung nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ
theo quy định của ngành, đơn vị.

16


+ Điều kiện: Là việc hỗ trợ triển khai hoạt động giảng dạy, nghiên cứu

bao gồm các yếu tố như: thời gian, kinh phí, chương trình phần mềm, máy tính,
hỗ trợ về thủ tục, chính sách;
+ Ghi nhận: Việc liên quan đến các hình thức khen thưởng, khích lệ khi
giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Theo quy định hiện hành tại Việt Nam hiện nay, tại các cơ sở giáo dục,
đào tạo có ngạch giảng viên thì giảng viên có các nhiệm vụ sau:
- Giảng dạy;
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công
tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác;
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Chế độ làm việc của giảng viên được thể hiện ở bảng dưới đây:
Đơn vị tính: giờ
Hoạt động chuyên
Nhiệm vụ

Giảng dạy

Nghiên cứu

Chức danh

môn và các nhiệm
vụ khác

Giảng viên

900

400


460

Giảng viên chính

900

500

360

Giảng viên cao cấp

900

600

260

(Nguồn: Thông tư số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT)
1.3 Thực tiễn về giảng viên tại một số cơ sở đào tạo
1.3.1 Học viện Tư pháp
Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày
25 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Học viện là cơ sở đào tạo và
nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại
học; là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy,
có tài khoản riêng, có trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

17



·

Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Học viện Tư pháp

·

Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh: Judicial Academy

·

Trụ sở: Phố Phan Văn Trường, phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy,

Thành phố Hà Nội
·

Điện Thoại: (04) 7566129

·

Fax: (04) 8361267

Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Học viện gồm:
1. Ban giám đốc
a) Giám đốc và các Phó giám đốc Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư
pháp bổ nhiệm;
b) Giám đốc Học viện Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tư pháp.
2. Các khoa, phòng chức năng bao gồm:

a) Các khoa gồm có: Khoa đào tạo Thẩm phán, Khoa đào tạo Kiểm sát
viên, Khoa đào tạo Luật sư, Khoa đào tạo Chấp hành viên và các chức danh tư
pháp khác;
b) Các phòng chức năng gồm có: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng
Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Quản trị, Phòng Hợp tác quốc tế,
Phòng Tin học, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Cơ sở tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Giám đốc Học viện Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của các khoa,
phòng chức năng thuộc Học viện.
Và có chức năng, nhiệm vụ sau:
·

Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành

viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;
·

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành

18


viên, Công chứng viên, Luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp thuộc thẩm
quyền quản lý của Bộ Tư pháp;
Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có

·

chức danh Tư pháp;
Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong


·

việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Học viện tư pháp gồm có Ban giám đốc, 04 khoa và 08 phòng chức năng
Đội ngũ giảng viên
Tính đến hết năm 2015, Học viện Tư pháp có 142 nhân sự, trong đó có 32
là giảng viên
Cán bộ quản lý
Số lượng
35

Tỷ lệ %
24,65

Cán bộ giảng viên
Số lượng

Tỷ lệ %

32

22,53

Cán bộ, nhân viên khác
Số lượng
75

Tỷ lệ %
52,82


Ngoài đội ngũ giảng viên của Học viện, giảng viên giảng dạy cho các
khoá đào tạo chủ yếu đến từ Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa
Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân
dân thành phố Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện nghiên cứu Nhà
nước và pháp luật, các Toà án nhân dân các địa phương, Phòng Công chứng,
Phòng Thi hành án, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, các văn phòng Luật và các cơ
quan có liên quan khác. Phần lớn giáo viên tham gia giảng dạy đều rất nhiệt
tình, có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn và có phương pháp giảng dạy
khoa học. Nhiều người có học hàm, học vị, là những chuyên gia đầu ngành trong
hoạt động nghề. Hiện nay, số lượng giáo viên đã và đang tham gia giảng dạy cho
các khoá đào tạo đã lên đến hơn 300 người, trong đó, hơn 50% là các Thạc sỹ,
Tiến sỹ. Các giáo viên là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân,
Phó Chánh án Toà án nhân dân, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Chủ tịch Hội Luật
gia, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Cục trưởng, Phó Cục trưởng... cũng rất nhiệt
tình tham gia giảng dạy cho các khoá đào tạo. Điều này cho thấy, năng lực giảng

19


viên ở đơn vị này phần lớn được định tính qua chức danh, chức vụ khác của
giảng viên.
1.3.2 Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính thuộc Bộ Tài chính (trước đây gọi là
Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Tài chính) được thành lập năm 1995. Trường có
nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức theo chuẩn chức danh các ngạch công
chức, viên chức: bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công vụ và các kiến thức khác cho cán bộ
công chức, viên chức ngành Tài chính theo phân công, phân cấp quản lý của Bộ
Tài chính; bồi dưỡng kiến thức quản lý, nghiệp vụ về tài chính, kế toán và các

kiến thức khác, thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính cho cán bộ,
công chức, viên chức thuộc các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương và
các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
Tên gọi:

Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính

Địa chỉ:

Số 4, ngõ Hàng Chuối 1, Quận 138 Nguyễn Thị Minh Khai,
Hai Bà Trưng, Hà Nội

phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí
Minh

Điện thoại: 04.9716640; 04.9725428

08.9300851

Fax:

04.9716638

Email:

;

Cơ cấu tổ chức
Bao gồm: Ban giám đốc, 05 Phòng, 03 khoa và 03 đơn vị trực thuộc.
Tổng số nhân sự tính đến năm 2015 là 96 người, trong đó có 15 là giảng viên


20


×