Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bước đầu tìm hiểu sự phát triển chữ quốc ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.04 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ THUYÊN

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN
CHỮ QUỐC NGỮ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ THUYÊN

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN
CHỮ QUỐC NGỮ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Lực

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này, em xin cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của thầy


giáo PGS.TS. Phạm Văn Lực.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Sử - Địa cùng các bạn lớp K52
ĐHSP Lịch sử đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình triển khai thực hiện
đề tài này!
Đây là công trình đầu tiên của em cộng với những khó khăn về tài liệu
khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót rất mong nhận đƣợc
những ý kiến góp ý của các thầy, cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thị Thuyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, mục đích ý nghĩa và đóng góp của
đề tài ...................................................................................................................... 3
3.1.Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 3
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
3.3.Phạm vi vấn đề ................................................................................................ 4
3.4. Mục đích , ý nghĩa và đóng góp của đề tài .................................................... 4
4. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................ 4
4.1. Cơ sở tài liệu .................................................................................................. 4
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
5. Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 5
Chƣơng 1: SỰ XÂM NHẬP CỦA ĐẠO GIA TÔ VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA
CHỮ QUỐC NGỮ (XVI-XVIII)........................................................................ 6
1.1. Bối cảnh lịch sử .............................................................................................. 6

1.1.1. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ..................................................... 6
1.1.2. Sự suy đồi của tƣ tƣởng Nho giáo............................................................... 9
1.2. Sự du nhập của đạo Gia Tô và sự xuất hiện của chữ Quốc Ngữ ................. 10
1.2.1. Sự du nhập của đạo Gia Tô vào Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII 10
1.2.1.1. Khái quát về đạo Gia Tô ........................................................................ 10
1.2.1.2. Sự du nhập của đạo Giatô vào Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII10
1.2.2. Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ ................................................................ 13
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỮ
QUỐC NGỮ TRONG CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII......................................... 17
2.1. Thời kì sáng tạo chữ Quốc Ngữ ................................................................... 18
2.1.1. Giai đoạn phiên âm ................................................................................... 18
2.1.2. Giai đoạn cấu tạo câu ................................................................................ 22


2.2. Thời kì xây dựng .......................................................................................... 31
2.2.1. Khái quát ................................................................................................... 31
2.2.2. Thời kỳ soạn thảo quyển tự điển An Nam - Bồ Đào Nha - LaTinh ......... 32
2.2.3. Nội Dung Quyển Dictionarium Annamaticum et Latinum ...................... 34
2.2.4. Các tác phẩm tiêu biểu khác...................................................................... 36
2.2.5. Thời kỳ của Pièrre Joseph Georges Pigneau de Béhaine và J. L. Tabert . 39
2.3 Giai đoạn phát triển ....................................................................................... 40
2.3.1. Quốc ngữ trở thành công cụ cai trị của Pháp ............................................ 40
2.3.2. Phong trào Duy Tân truyền bá Chữ Quốc ngữ để làm công cụ cứu nƣớc 41
2.3.3 Chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của Quốc gia ...................... 43
Chƣơng 3: SỰ TIẾN BỘ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ SO VỚI CHỮ HÁN VÀ
CHỮ NÔM ......................................................................................................... 45
3.1. Đặc điểm của chữ Quốc Ngữ ....................................................................... 45
3.1.1 Bảng chữ cái chữ quốc ngữ ........................................................................ 45
3.1.2. Dấu thanh .................................................................................................. 48
3.1.3. Dấu câu ...................................................................................................... 49

3.2. Sự tiến bộ của chữ Quốc ngữ so với chữ Hán và chữ Nôm......................... 50
3.3. Một số nhận xét ............................................................................................ 52
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm đấu tranh dựng nƣớc, giữ
nƣớc và tiếp thu tinh hoa văn hoá từ bên ngoài để không ngừng hoàn thiện mình.
Trong tiến trình phát triển, văn hóa Việt Nam đã tiếp thu nhiều sắc tố văn
hóa mới của phƣơng Đông và phƣơng Tây, đặc biệt từ khi đạo Thiên Chúa du
nhập vào Việt Nam đƣa đến sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ. Sự hình thành chữ
Quốc ngữ, cùng với chính sách văn hóa của ngƣời Pháp ở Việt Nam (18581945) về mặt khách quan của lịch sử đã trực tiếp tác động đến sự biến đổi của
văn hóa việt Nam cả về nội dung cũng nhƣ diện mạo.
Nhƣng, cho đến nay chữ Quốc ngữ ra đời và phát triển nhƣ thế nào? Ai là
ngƣời sáng tạo ra nó? Tác dụng cụ thể của nó đối với đời sống văn hóa xã hội
của nhân dân Việt Nam ra sao? vẫn chƣa có công trình nào đề cập đến vấn đề
này một cách cụ thể, hệ thống; nhiều vấn đề khoa học vẫn chƣa đƣợc làm rõ. Vì
thế, việc lựa chọn: “Bước đầu tìm hiểu sự phát triển chữ Quốc ngữ” làm đề tài
nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhƣ sau:
Về khoa học:
- Đề tài góp phần tái hiện một cách trung thực, chính xác quá trình hình
thành chữ Quốc ngữ.
- Góp phần làm rõ sự tiến bộ của chữ Quốc ngữ sau chữ Hán và chữ Nôm.
- Đề tài bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu về chữ Quốc
ngữ (Tiếng Việt).
Về thực tiễn:
- Về mặt khách quan của lịch sử, đề tài thiết thực làm rõ đƣợc công trạng
của tập thể những ngƣời sáng tạo ra chữ Quốc ngữ cả các giáo sĩ và sự đóng góp

to lớn của ngƣời Việt Nam.
- Làm tài liệu tham khảo để giảng dạy cơ sở văn hóa Việt Nam và lịch sử
Việt Nam trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng và các trƣờng Trung học phổ
thông ở Tây Bắc và cả nƣớc.

1


- Đề tài góp phần giáo dục truyền thống yêu nƣớc, sự tự tôn dân tộc và gìn
giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chữ Quốc ngữ hiện nay là văn tự chính thức của dân tộc, có vai trò quan
trọng trong đới sống kinh tế văn hóa, chính trị, xã hội nƣớc ta. Vì vậy, không
phải đợi đến khi hòa bình ngƣời ta mới nghiên cứu về nó mà ngay từ khi đang
còn phải đấu tranh giành độc lập dân tộc đã thu hút nhiều học giả, nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu, nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đƣợc công bố, cụ thể
nhƣ sau:
+ Cuốn: “Từ điển Việt - Bồ - Pháp” ấn hành năm 1651 tại Rôma đánh dấu
sự hình thành chữ Quốc ngữ… Tuy nhiên đây mới chỉ là cuốn từ điển đầu tiên
nói về từ vựng tiếng Việt, có sự đối chứng với tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp
[16].
+ Cuốn: "Chuyện Đời Xưa" của Trƣơng Vĩnh Ký xuất bản tại Sài Gòn
năm 1866 là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ… Mặc dù chữ
Hán, chữ Nôm và cả tiếng Pháp đang đƣợc sử dụng rất thịnh hành nhƣng công
trình này cũng đã cuốn hút đƣợc đông đảo các học giả đƣơng thời đón đọc một
cách hào hứng. [7]
+ Cuốn sách: “Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ” của NXB văn học, Hà Nội
vào năm 1961. Ở cuốn sách này, tác giả có khái quát về lịch sử tiếng Việt mà
chủ yếu là chữ Quốc ngữ, có nhiều đánh giá xác đáng về những mặt tích cực
cũng nhƣ hạn chế của chữ Quốc ngữ, đồng thời cũng đề ra nhiều biện pháp để

cải tiến chữ Quốc ngữ cả về mặt ngữ pháp và từ vựng. Tuy nhiên cuốn sách này
không nghiên cứu sâu về mặt lịch sử chữ Quốc ngữ, chƣa chỉ ra đƣợc những
thăng trầm của chữ Quốc ngữ nhƣ thế nào? mà chỉ tập trung nghiên cứu những
biểu hiện của chữ Quốc ngữ - tức là những tích cực và hạn chế của nó, từ đó đề
xuất những ý tƣởng cải tiến chữ Quốc ngữ trong một chừng mực nhất định của
khoa học ngôn ngữ lúc bấy giờ. [18]
+ Đến năm 1973, Đỗ Quang Chính có viết cuốn “Lịch sử chữ Quốc ngữ
1620 – 1659”. Ở cuốn sách này tác giả có đề cập tới sự ra đời và phát triển của
2


chữ Quốc ngữ một cách khái quát, tuy nhiên ngay từ đầu đề của cuốn sách ta có
thể thấy rằng cuốn sách chỉ nghiên cứu ở một phạm vi rất hẹp, đó là quá trình
hình thành của chữ Quốc ngữ trong giai đoạn từ 1620 đến 1659 – một khoảng
thời gian quá ngắn ngủi so với lịch sử chữ Quốc ngữ dài đến trên, dƣới 300 năm.
Vì vậy nó không thể phản ánh đƣợc một cách đầy đủ quá trình sáng tạo, hoàn
thiện chữ Quốc ngữ đầy khó khăn, vất vả của các giáo sĩ. [4]
+ Cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng cũng đã rất quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ
của dân tộc và ông đã có bài viết nổi tiếng là: “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt”. Nhƣng ở tác phẩm của mình ông chỉ nêu ra một số vấn đề về sự trong
sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, trong đó có liên quan đến chữ Quốc ngữ chứ
không phải là tập trung nghiên cứu về chữ Quốc ngữ. [4]
Ngoài ra, những năm gần đây còn có nhiều tác giả tâm huyết với tiếng nói
của dân tộc nên đã đi vào nghiên cứu về chữ Quốc ngữ trong đó tiêu biểu là:
Huỳnh Ái Tông với tác phẩm “Nguồn gốc chữ Quốc ngữ”, Đoàn Xuân với tác
phẩm “Chữ Quốc ngữ qua những bể dâu”... Tất cả các tác phẩm đó chỉ là
những bài báo trình bày vắn tắt về chữ Quốc ngữ, cụ thể: về lịch sử, cú pháp,
chữ Quốc ngữ hiện nay... nhƣng còn rất sơ sài, chƣa có thống nhất.
Có thể nói, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
vấn đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống, nhiều vấn đề khoa học vẫn chƣa

đƣợc làm rõ. Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên cũng đã góp phần
định hƣớng và là nguồn tài liệu quý giá để tôi đi vào nghiên cứu đề tài này làm
rõ những vấn đề khoa học mà các công trình trƣớc chƣa có điều kiện thực
hiện.Với mục đích nhằm đóng góp thêm một cách nhìn tƣơng đối bao quát về
lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ, cũng nhƣ sự tiến bộ của chữ
Quốc ngữ so với chữ Hán, chữ Nôm mà trƣớc đó ta đã sử dụng.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, mục đích ý nghĩa và đóng
góp của đề tài
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là một thời kì lịch sử phát triển lâu dài, có
nhiều biến đổi lớn nhất về kinh tế, chính trị, đặc biệt là văn hóa - xã hội. Dƣới
3


góc độ nghiên cứu lịch sử đề tài chọn: “Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển của
chữ Quốc ngữ trong các thế kỷ XVI-XVIII” làm đối tƣợng để nghiên cứu.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên nguồn cơ sở phong phú đa dạng đề tài có nhiệm vụ là khôi phục
lại, tái hiện lại một cách hoàn chỉnh, chính xác về quá trình hình thành chữ Quốc
ngữ cũng nhƣ làm rõ đƣợc sự tiến bộ của chữ Quốc ngữ so với chữ Hán và chữ
Nôm.
3.3.Phạm vi vấn đề
Đề tài nghiên cứu đã đảm bảo chính xác về cả không gian và thời gian:
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ quá trình phát triển từ
thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX cụ thể là từ năm 1621 đến năm 1866.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về sự hình thành và phát triển
của chữ Quốc ngữ và sự tiến bộ của chữ Quốc ngữ so với chữ Hán và chữ Nôm.
3.4. Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của đề tài
+ Đề tài góp phần tái hiện một cách trung thực, chính xác quá trình hình
thành chữ Quốc ngữ.

+ Góp phần làm rõ sự tiến bộ của chữ Quốc ngữ sau chữ Hán và chữ Nôm.
+ Đề tài bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu về chữ Quốc
ngữ (Tiếng Việt).
+ Về mặt khách quan của lịch sử, đề tài thiết thực làm rõ đƣợc công trạng
của tập thể những ngƣời sáng tạo ra chữ Quốc ngữ cả các giáo sĩ và sự đóng góp
to lớn của ngƣời Việt Nam.
+ Làm tài liệu tham khảo để giảng dạy cơ sở văn hóa Việt Nam và lịch sử
Việt Nam trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng và các trƣờng Trung học phổ
thông ở Tây Bắc và cả nƣớc.
+ Đề tài góp phần giáo dục truyền thống yêu nƣớc, sự tự tôn dân tộc và gìn
giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở tài liệu

4


Đề tài đã sử dụng các nguồn và loại tài liệu lƣu trữ ở Trung ƣơng và địa
phƣơng, cụ thể nhƣ sau:
+ Các tài liệu thông sử: Giáo trình lịch sử Việt Nam, tiến trình lịch sử Việt
Nam...
+ Các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố có liên quan đến vấn đề vấn
đề này.
+ Các bài báo, bài đánh giá đã đƣợc đăng lên trong thời gian gần đây.
+ Các trang Wed trên internet.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
đề tài chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgic, ngoài ra, còn
kết hợp với một số phƣơng pháp khác nhƣ: so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp
để làm nổi bật quá trình hình thành chữ Quốc ngữ.

5. Kết cấu đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài đƣợc
chia làm 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Sự xâm nhập của đạo Gia tô và sự xuất hiện chữ Quốc
ngữ (XVI-XVIII)
Chƣơng 2: Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ trong
các thế kỷ XVI - XVIII
Chƣơng 3: Sự tiến bộ của chữ Quốc ngữ so với chữ Hán và chữ Nôm

5


Chƣơng 1
SỰ XÂM NHẬP CỦA ĐẠO GIA TÔ VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA
CHỮ QUỐC NGỮ (XVI-XVIII)
1.1. Bối cảnh lịch sử
Cuối thế kỉ XVI và những năm đầu của thế kỉ XVII, ở Châu Âu và Bắc Mĩ
đã diễn ra hàng loạt các cuộc cách mạng tƣ sản: Hà Lan, Anh, Pháp, Mĩ, Nga…
dẫn tới sự xác lập của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa mở ra một thời đại
mới - thời đại chủ nghĩa tƣ bản.
Trong khi đó ở Phƣơng Đông và Việt Nam, chế độ phong kiến vẫn còn ngự
trị khá bền chặt. Tuy nhiên, vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX từ trong lòng
xã hội phong kiến Đại Việt đã xuất hiện tiền đề của chủ nghĩa tƣ bản. Tuy chƣa
đủ khả năng tạo ra quan hệ sản xuất mới, làm tan rã phƣơng thức sản xuất phong
kiến nhƣng những tiền đề đó đã bƣớc đầu làm lay chuyển nền kinh tế tự nhiên
của chế độ phong kiến.
Sự nảy sinh những tiền đề của chủ nghĩa tƣ bản, cùng với sự phá sản của
nền kinh tế tiểu nông, sự phát triển nhƣ vũ bão của phong trào nông dân khởi
nghĩa đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến, mở đầu
quá trình suy vong của chế độ phong kiến Đàng Trong – Đàng Ngoài cũng nhƣ

sự suy tàn của hệ tƣ tƣởng Nho giáo.
1.1.1. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến
Khoảng đầu thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài bắt đầu bƣớc vào
con đƣờng suy vong. Bên cạnh đó, ở Đàng Trong dƣới sự thống trị của nhà
Nguyễn vẫn còn tƣơng đối ổn định. Cho đến giữa thế kỉ XVIII trở đi, do sự phát
triển của những mâu thuẫn nội bộ nên chế độ phong kiến Đàng Trong cũng
nhanh chóng bƣớc từng bƣớc vào con đƣờng suy vong đánh dấu sự khủng hoảng
của chế độ phong kiến trong phạm vi cả nƣớc ta.
Ngoài những tác động của những nhân tố kinh tế mới thì sự chiếm đoạt và
tập trung ruộng đất của giai cấp đại chủ, sự bóc lột ngày càng thậm tệ của nhà
nƣớc phong kiến, sự sa đọa thối nát của bộ máy thống trị là những nguyên nhân
dẫn tới sự suy vong của chế độ phong kiến của nƣớc ta lúc đó.
6


Trong đó, sự chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ ngày
càng trở thành hiện tƣợng phổ biến và nghiêm trọng từ thế kỉ XVIII trở đi. Bằng
nhiều hình thức khác nhau, giai cấp địa chủ ở cả hai Đàng: Đàng Trong – Đàng
Ngoài, mà trƣớc hết là bọn cƣờng hào và quan lại địa phƣơng đã tiến hành
chiếm ruộng đất tƣ của nông dân, đồng thời chúng xâm lấn vào ruộng đất công
làng xã nhằm biến chúng thành ruộng đất của chúng.
Ở Đàng Trong, tình trạng này diễn ra mạnh mẽ từ vùng Thuận Quảng đến
Gia Định, đặc biệt là ở vùng Thuận Quảng. Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết các
xã ở Thuận Hóa ngƣời nông dân không c ̣n ruộng đất để cày cấy nữa.
Ở Đàng Ngoài, Nhà Trịnh nhiều lần ra lệnh nghiêm cấm việc kiêm tinh
ruộng đất của giai cấp địa chủ nhƣ các năm 1711, 1728, 1740… Nhƣng tất cả
mọi biện pháp đều không thực hiện đƣợc, điều đó chứng tỏ việc chiếm đoạt và
tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ diễn ra rất mạnh mẽ. Đây chính là một
trong những nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Đại
Việt.

Sự bóc lột của nhà nƣớc phong kiến và tình trạng tham nhũng của bộ máy
quan lại ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Mọi phí tổn cho cuộc sống xa hoa, trụy lạc,
xa xỉ của vua chúa quan lại đều đổ lên đầu ngƣời nông dân. Ngƣời nông dân
phải gánh chịu mọi hậu quả.
Họ Trịnh nhiều lần tiến hành tăng mức thuế khóa, ngoài “Tô”, “Dung”,
“Điệu”, Họ Trịnh còn đánh thuế vào cả những loại ruộng đất không sản xuất
nhƣ: “Đồng chua nƣớc mặn”, “Bãi cát trắng”… Các thứ thuế công thƣơng
nghiệp cũng không ngừng tăng lên.
Cũng giống nhƣ ở Đàng Ngoài, chế độ thuế khóa ở Đàng Trong cũng vô
cùng nặng nề và phức tạp: “Hàng năm có hàng trăm thứ thuế mà trƣng thu thì
phiền phức, gian lận, nhân dân thống khổ đến nỗi một cổ đôi tròng”.
Trong lúc đó, bộ máy quan lại từ trung ƣơng đến địa phƣơng ngày càng
mục nát đồi trụy, tệ tham lũng ngày càng trầm trọng. Bản thân các vua chúa đều
ăn chơi sa đọa, nay xây chùa chiền, mai sửa sang cung điện, lâu đài, tiến hành

7


nhiều cuộc tuần du tốn kém vì vậy nhân dân còn phải chịu thêm gánh nặng thuế
khóa và lao dịch.
Trái ngƣợc lại, việc xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi của vua
chúa lại hết sức lỏng lẻo hoặc không hề quan tâm. Họ chỉ lo xây dựng cung điện
nguy nga hoành tráng, chỉ quan tâm đến những cuộc yến tiệc linh đình chứ
không lo sửa sang đê điều, không ban hành những chính sách khuyến nông cho
nên đã làm cho nạn vỡ đê, thiên tai mất mùa thƣờng xuyên xảy ra, điều này đã
ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống của nhân dân.
Đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ do nạn thiên tai, lũ lụt thƣờng xuyên
xảy ra, cùng với đó là sự thối nát của chế độ phong kiến đã đẩy nhân dân vào
cảnh lầm than, cơ cực.
Từ nửa sau thế kỉ XVIII trở đi, cả Đàng Trong và Đàng Ngoài liên tiếp diễn

ra các cuộc vỡ đê lớn, đói kém liên miên khiến cho giá gạo không ngừng tăng
lên, nhân dân chết đói đầy đƣờng.
Chính cuộc sống khổ cực, lầm than, lại không còn ruộng đất cày cấy đã khiến
cho tình trạng nông dân phải tha hƣơng cầu thực trở nên phổ biến. Nửa sau thế kỉ
XVIII, ở Bắc Bộ có 9668 xã thôn thì có tới 1076 xã phiêu tán; Trấn Thanh Hóa có
1393 xã thôn thì có tới 297 xã phiêu tán; Trấn Nghệ An có 115 xã phiêu tán trong
tổng số 706 xã thôn.
Hiện tƣợng nông dân tha hƣơng cầu thực là kết quả của sự phá sản của nền
kinh tế tiểu nông, của sự mục ruỗng thối nát của chế độ phong kiến. Chính đời
sống khổ cực, mất mùa lại phải chịu tô thuế nặng nề đã làm cho mâu thuẫn giữa
nông dân với giai cấp phong kiến đã gay gắt ngày càng gay gắt hơn. Ngƣời nông
dân đã đi đến con đƣờng cùng họ chỉ còn một con đƣờng duy nhất để lựa chọn là
nổi dậy khởi nghĩa để chống lại nhà nƣớc phong kiến chuyên chế.
Chính chế độ phong kiến Đàng Trong – Đàng Ngoài đã bọc lộ rõ bản chất
bóc lột của mình. Chính vì vậy, cuối thế kỉ XVII nhiều cuộc nổi dậy của quần
chúng nhân dân đã nổ ra ở nhiều nơi để chống lại chế độ phong kiến thối nát.
Đến cuối thế kỉ XVIII chế độ phong kiến Đại Việt đã lâm vào khủng hoảng
toàn diện và còn kéo theo sự suy đồi của hệ tƣ tƣởng Nho giáo.
8


1.1.2. Sự suy đồi của tư tưởng Nho giáo
Nho giáo phát triển mạnh mẽ và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể nhất
là thời Lê sơ. Nho giáo là hệ tƣ tƣởng thống trị của giai cấp phong kiến.
Cùng với những bƣớc suy yếu của quốc gia phong kiến, sự khủng hoảng
của chế độ phong kiến ở cả hai Đàng: Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo theo sự
thoái hóa ngày càng trầm trọng của giai cấp phong kiến về mặt tinh thần và hệ tƣ
tƣởng Nho giáo. Hệ tƣ tƣởng Nho giáo không còn chiếm vị trí độc tôn nhƣ trƣớc
nữa.
Ý thức hệ tƣ tƣởng của Nho giáo bị suy đồi, rạn nứt thể hiện qua lĩnh vực

giáo dục và thi cử. Chất lƣợng thi cử ngày càng giảm sút. Triều đình cho các
quan lại chấm thi ở kì thi Hƣơng soạn sẵn 4 - 5 đề thi, và cứ ra đi ra lại đề thi,
những thầy đồ giỏi nhân đó làm bài văn sẵn theo đề mang ra bán. Nội dung thi
cử học tập ngày càng nông cạn, khuôn sáo không thấy đƣợc tính sáng tạo.
Cùng với đó là hiện tƣợng sa đọa và thối nát ngày càng phổ biến trong học
hành và thi cử, chế độ khoa cử suy thoái trở thành nơi mua danh bán tƣớc, mua
bán đề thi càng phổ biến rộng rãi, gian lận trong thi cử ngày càng nhiều hơn…
Tầng lớp quan lại, sĩ phu phong kiến đƣợc đào tạo theo khuôn Nho giáo
nay cũng tỏ ra không trung thành với giáo lý phong kiến nên với nhân dân thì
mọi nguyên tắc trƣớc kia “bất khả xâm phạm” của Nho giáo lại trở thành đề tài
chủ đạo để đả kích, châm biếm và trở thành đề tài trong ca dao…
Trong lúc đó, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế từ những thế kỉ XV nay lại
có xu hƣớng đƣợc phát triển trở lại. Phật giáo đƣợc phục hồi thể hiện ngay trong
cung vua phủ chúa và trong các tầng lớp quý tộc. Nhiều chùa đƣợc xây dựng và
trùng tu lại nhƣ: chùa Viên Gác (Văn Giang), chùa Độc Tôn (Bắc Thái), chùa
Thiên Mụ (Huế), chùa Tây Thiên (Tam Đảo)…
Đạo giáo cũng phát triển và cũng đƣợc vua chúa rất sùng bái. Việc luyện
đan, tu tiên rất phổ biến, xuất hiện nhiều vị tu tiên nhƣ: Nguyễn Hoãn (Thanh
Hóa)…
Trong lúc cƣơng thƣờng của Nho giáo bị suy tàn, rạn nứt thì vua, chúa,
quan lại, quý tộc… lại đua nhau đi theo Phật giáo đã phản ánh một phần suy
9


thoái về mặt tinh thần và ý thức hệ tƣ tƣởng của giai cấp thống trị và việc theo
Phật giáo của giai cấp thống trị cho thấy giai cấp thống trị muốn dựa vào những
giáo lý, giáo điều, tụng kinh niệm phật để xoa dịu mâu thuẫn xã hội lúc đó, để
che chở cho quyền thống trị của mình.
Hệ tƣ tƣởng của Nho giáo bị suy đồi đã để lại kết quả là đã đẩy chế độ
phong kiến của Đại Việt đang đứng trƣớc sự sụp đổ hoàn toàn chế độ phong

kiến tập quyền.
1.2. Sự du nhập của đạo Gia Tô và sự xuất hiện của chữ Quốc Ngữ
1.2.1. Sự du nhập của đạo Gia Tô vào Việt Nam trong các thế kỉ XVI –
XVIII
1.2.1.1. Khái quát về đạo Gia Tô
Đạo Gia Tô (hay Kitô giáo) ra đời vào thế kỉ I sau công nguyên tại
Palestine thuộc đế quốc La Mã trên cơ sở kế thừa, biến tƣớng Do Thái giáo, rồi
nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo độc lập – tôn giáo của những ngƣời
bị áp bức.
Ban đầu tôn giáo này bị các chủ nô La Mã ngăn cản và bức hại. Cho đến thế kỉ
IV, hoàng đế Constantin đệ nhất ra chỉ dụ tha Đạo và công nhận Kitô giáo là quốc
giáo.
Đến thế kỉ IX, Kitô giáo có sự phân hóa thành hai dòng là: Chính Thống và
Thiên Chúa. Dòng Chính Thống phổ biến ở: Nga, các nƣớc Trung và Đông Âu,
còn dòng Thiên Chúa (hay Gia Tô) phổ biến ở các nƣớc Tây Âu: Pháp, Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha… Đến thế kỉ XV, sau thời kì cải cách tôn giáo đạo Gia Tô lại
tiếp tục có sự phân hóa thành Anh Giáo và đạo Tin Lành.
Từ sau thế kỉ XV, cùng với những phát kiến địa lý vĩ đại, cùng với sự phát
triển của kĩ thuật hàng hải, Kitô giáo đã đƣợc truyền bá mạnh mẽ sang nhiều
nƣớc của các châu lục nhƣ: Mĩ, Úc, Á, Phi… Việt Nam nằm trên ngã ba đƣờng
hàng hải Đông – Tây nên cũng là một điểm mà Kitô giáo truyền bá vào từ khá
sớm.
1.2.1.2. Sự du nhập của đạo Giatô vào Việt Nam trong các thế kỉ XVI –
XVIII
10


Kitô giáo đã du hành theo “con đƣờng tơ lụa” xuyên lục địa Á –Âu và đã có
mặt tại một số nƣớc Á Đông muộn nhất cũng từ thế kỉ VII, chứ không phải nhƣ
một số quan điểm cho rằng phải đến khi “con đƣờng gốm sứ”, “con đƣờng gia

vị” hình thành trên biển với hàng đoàn thƣơng thuyền Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Ý... sang phƣơng Đông thì Kitô giáo mới sang theo.
Ở nƣớc ta, từ thế kỉ XVI thƣơng nhân châu Âu đã thành lập các thƣơng
điếm ở Phố Hiến (Hƣng Yên), Kinh Kì (Hà Nội), Hội An (Quảng Nam)... Năm
1525, Dòng Tên (Jésuite) phái giáo sĩ đến Đàng Ngoài để truyền bá Kitô giáo
vào Việt Nam. Trong thời kì này không đƣợc địa phƣơng cho phép phải hoạt
động nén lút và do sự bất đồng ngôn ngữ nên không đƣợc bao lâu các giáo sĩ
phải ra đi.
Vào thế kỉ XVI, vào năm 1533 đời vua Lê Trang Tông sử cũ đã ghi lại: Có
một ngƣời Tây dƣơng tên là Inêkhu đã nén lút truyền đạo ở làng Ninh Cƣờng,
Quần Anh, Trà Lũ (Nam Định). Thời gian này để chiếm đƣợc thiện cảm của
chính quyền địa phƣơng, các giáo sĩ đã yết kiến và tặng nhiều vật phẩm quý cho
vua Lê – chúa Trịnh.
Trong lúc đó, ở Đàng Trong các giáo sĩ Dòng Tên cũng bắt đầu truyền bá
đạo từ khá sớm. Giáo sĩ Antoni De Faria ngƣời Bồ Đào Nha đến Đà Nẵng năm
1535. Cùng với các linh mục George De Lamoste ngƣời Pháp, một số linh mục
ngƣời Bồ Đào Nha cũng đã đến Quảng Nam năm 1586 thiết lập cơ sở để phục
vụ cho việc truyền giáo ở nơi đây. Năm 1596, chiến thuyền Tây Ban Nha đến
tiếp lƣơng cho các giáo sĩ ở cửa Hàn (Đà Nẵng), linh mục Aduazte xin phép
tiếp kiến chúa Nguyễn và đƣợc chúa Nguyễn cho phép xây dựng nhà thờ và
đƣợc tự do truyền đạo.
Trong khoảng 10 năm từ năm 1615 cho đến năm 1625 đã có đến hơn hai
mƣơi giáo sĩ vào nƣớc ta truyền đạo tiêu biểu đó là: Antonio, George… ở Đàng
Ngoài họ đã đặt chân đến Nam Định, Ninh Bình, Hải Dƣơng, Thanh Hóa… còn
ở Đàng Trong, họ đã đặt chân đến Thuận Hóa, Quảng Nam, Quy Nhơn, Bình
Định… Ông F.Buzomi là ngƣời khai sáng Giáo đoàn Thiên Chúa giáo xứ Nam,
lãnh đạo các hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong và chủ trì nhà thờ Hội An
11



trong 25 năm liền. Đến đầu thế kỉ XVII các giáo sĩ cũng đã đặt chân đến Tây
Nguyên để truyền đạo ở đây.
Trong thời gian này, có nhiều giáo sĩ nổi tiếng cũng đã tìm đến Hội An để
thực hiện sứ mệnh truyền giáo và cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định.
Giáo sĩ Bồ Francisco De Pina đƣợc cử đến Hội An – Thanh Chiêm truyền đạo 8
năm từ (1617-1625). Giáo sĩ ngƣời Ý Christoforo Borricungx đến và làm việc ở
đây từ năm 1618 đến năm 1621. Giáo sĩ Alexandre De Rhodes đã đến Hội An 5
lần và ghi dấu đậm nét ở nơi đây. Bên cạnh các giáo sĩ phƣơng Tây, các giáo sĩ
Nhật Bản cũng đã từng đến đây để thực hiện nhiệm vụ tôn giáo trong nửa đầu
thế kỉ XVII nổi lên với các tên tuổi nhƣ là: Joseph, Romao Nishi, Mathias
Machida, Miguel Machi... Chính nhờ sự truyền đạo của các giáo sĩ ngày càng
mạnh nhƣ vậy nên số lƣợng giáo dân ngày càng tăng lên nhanh chóng lên tới
hàng trăm nghìn giáo dân, chính điều này đã dẫn tới sự ra đời của các tổ chức
giáo phái đầu tiên. Năm 1615, giáo đoàn Thiên Chúa giáo ở Đàng Trong đƣợc
Antoni thành lập tại Hội An. Còn ở Đàng Ngoài, năm 1627 thì giáo đoàn thiên
chúa đƣợc thành lập do A. De Rhodes thành lập lên.
Ở Đàng Trong các giáo sĩ đã có hai cơ sở truyền đạo chính là Hội An
(Quảng Nam) và Nƣớc Mặn (Quy Nhơn – Bình Định). Sau đó xuất hiện thêm
một cơ sở nữa là ở Thanh Chiêm đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng địa bàn
hoạt động cho việc truyền bá tôn giáo này. Tuy nhiên thực tế lịch sử đã cho
chúng ta thấy mục đích truyền bá đạo Kitô lúc đầu chỉ đơn giản là làm “sáng
danh Chúa Trời” càng về sau thì mục đích này càng bị biến tƣớng đi, đã đi
chệch quỷ đạo của nó và chủ yếu là mang đậm màu sắc chính trị - quân sự. Điều
này cũng đã lý giải cho chúng ta thấy vì sao nhà nƣớc phong kiến ở Việt Nam cụ
thể là Đàng Trong với chính quyền nhà Nguyễn và Đàng Ngoài với chính quyền
nhà Trịnh lại có những thái độ khác nhau đối với việc truyền bá đạo Kitô qua
từng giai đoạn lịch sử nhƣ vậy.
Đầu thế kỉ XVII, các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong có thái độ tỏ ra dễ dãi đối
với việc truyền bá đạo Kitô của các giáo sĩ, cho phép họ đƣợc tự do cƣ trú, tự do
truyền bá đạo và cho phép xây dựng nhà thờ ở Hội An. Sự cởi mở đối với hoạt

12


động của một giáo phái mới lạ mà trong khi đó các Chúa Nguyễn đã thấm nhuần
tƣ tƣởng Nho giáo, Phật giáo. Điều đó cho thấy các Chúa Nguyễn đã có chính
sách cố gắng tranh thủ sự đồng tình của các nƣớc phƣơng Tây trong mối quan hệ
giao thƣơng mậu dịch.
Đến giữa thế kỉ XVII, hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ ngày càng
nhộn nhịp hơn. Đặc biệt hơn là sự thành lập của Hội truyền giáo Pari vào năm
1654, từ đây các giáo sĩ ngƣời Pháp dần dần chiếm ƣu thế tong việc truyền giáo
ở các nƣớc Á – Đông. Trong thời gian này các giáo sĩ ngƣời Pháp tấp lập kéo
vào nƣớc ta cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài họ truyền đạo và dần dần thay thế
chân các giáo sĩ ngƣời Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha... và thay chân luôn ở các
nƣớc khác nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên...
Bƣớc sang thế kỉ XVIII, các giáo sĩ Paullu, Lêfebvre, Puginier, Reford...
hoạt động ngày càng giáo diết góp phần tích cực vào việc truyền bá đạo Thiên
Chúa vào nƣớc ta. Đến đầu thế kỉ XIX, số lƣợng giáo dân ở nƣớc ta trở nên
đông đảo, năm 1802 Giám mục Labartette họp tất cả cá giáo sĩ tại Huế để thảo
luận phƣơng thức hoạt động truyền giáo. Và thống kê lúc đó đã ghi nhận: Giáo
phận ở Đàng Ngoài: có 1 giám mục, 41 linh mục Việt, 4 thừa sai và 140.000 tín
hữu; giáo phận Tây Đàng Ngoài: có 1 giám mục, 65 linh mục Việt Nam, 5 thừa
sai và 120.000 tín hữu; giáo phận Đàng Trong: có 1 linh mục, 65 linh mục Việt
Nam, 5 thừa sai và 60.000 tín hữu.
Nhƣ vậy, trong thời gian từ thế kỉ XVI – XIX đạo Giatô đã đƣợc truyền bá
vào Việt Nam và đƣợc nhiều tín đồ sùng bái đi theo. Sự xâm nhập của đạo Giatô
gắn liền với sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ, cùng với những đóng góp tích cực
đối với nền kinh tế - văn hóa xã hội của Việt Nam. Đồng thời chính sự du nhập
của đạo Giatô đã kéo theo nếp sống mới không giống nhƣ Phật giáo nên đạo
Giatô nhƣ một luồng gió mới mang đến những điều tốt lành khao khát mong chờ
vì thế cho dù là đến muộn hàng nghìn năm nhƣng đạo Thiên Chúa vẫn đƣợc dân

ta đó nhận một cách hào hùng.
1.2.2. Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ
Cùng với sự vận động theo hƣớng đi lên của dân tộc thì trên bƣớc đƣờng
13


phát triển của lịch sử văn hóa xã hội của dân tộc, tiếng Việt ngày càng phong
phú đƣợc bảo vệ nhƣ: “sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” và không ngừng
đƣợc bổ sung “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” đã góp phần
thúc đẩy sự phát triển văn hóa xã hội nhất là thời phong kiến đạt đến mức thịnh
trị. Chữ Quốc ngữ đƣợc hình thành không phải là sự ngẫu nhiên của một quy
luật nào, cũng nhƣ không phải từ những chữ phiên âm tiếng Việt, mà chữ Quốc
ngữ đƣợc hình thành theo hƣớng chung của các giáo sĩ phƣơng Tây từ những thế
kỉ XVI đến thế kỉ XVII, cùng với sự xâm nhập đạo Giatô là sự xuất hiện của chữ
Quốc ngữ trên mảnh đất mang tên Việt Nam.
Khi đặt chân vào nƣớc ta để truyền đạo thì các giáo sĩ phƣơng Tây lúc đầu
gặp một khó khăn rất lớn không thể truyền đạo đƣợc là sự bất đồng ngôn ngữ
với con chiên (ngƣời dân) làm cho quá trình truyền đạo không thực hiện đƣợc
hay là kém hiệu quả. Từ những khó khăn đó các giáo sĩ phƣơng Tây đã tìm rất
nhiều cách để khắc phục đƣợc điều đó để có thể tiếp tục truyền đạo thực hiện xứ
mạng của mình. Trong đó các giáo sĩ đã dùng phép thử đầu tiên là dùng chữ cái
Latinh để Latinh hóa một số ngôn ngữ trao đổi giữa cha cố và con chiên. Kết
quả thu đƣợc nằm ngoài sức tƣởng tƣợng của chính họ Tiếng Việt đã đƣợc
Latinh hóa. Con chiên dùng ngôn ngữ này nói rất hay, dễ hiểu, ngôn ngữ này
đƣợc cha cố và con chiên sử dụng rất thuận tiện. Từ kết quả của phép thử đầu
tiên nhƣ vậy cha cố rất vui mừng và mở rộng phạm vi hóa Tiếng Việt. Từ đó
ngôn ngữ Latinh hóa dần dần đƣợc các con chiên tiếp thu nhanh chóng và thuận
lợi giao tiếp với cha cố hơn. Lúc này các giáo sĩ phƣơng Tây có thể thực hiện xứ
mạng truyền bá đạo của mình dễ dàng hơn.
Với sự thử nghiệm đầu tiên của giáo sĩ Antoni, tiếng Việt Latinh hóa đƣợc mở

rộng ra trong giao tiếp và sinh hoạt. Đến năm 1645, hầu hết các bài kinh thánh,
thánh ca đƣợc các giáo sĩ Latinh hóa và sử dụng nó để dạy các con chiên. Cùng
năm nay, Antoni và Franxicô đã cho xuất bản hai cuốn từ vựng “Việt – Bồ”, “Bồ Việt” ở Áo Môn. Trên cơ sở hai công trình này, A.De Rhodes đã tu chỉnh, hệ thống
hóa, hoàn thiện tất cả các thao tác cá biệt của tiếng Việt đƣợc Latinh hóa. Năm
1651, ông cho xuất bản công trình đầu tiên hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ là “Phép
14


giảng 8 ngày” và sau đó là cuốn từ vựng “Việt - Bồ - Latinh”. Đến đây chữ Quốc
ngữ đƣợc sáng tạo gần nhƣ hoàn chỉnh về cơ bản. Từ đây trở đi, chữ Quốc ngữ còn
đƣợc các giáo sĩ sử dụng rộng rãi và hoàn thiện dần trong đó có một phần đóng
góp của giáo dân Việt Nam.
Tuyệt đại bộ phận các nhà nghiên cứu phƣơng Tây cũng nhƣ Việt Nam từ
trƣớc tới nay không ai quy công đầu cho một tác giả đơn nhất mà đều khẳng
định chữ Quốc ngữ là sáng tạo tập thể, mỗi ngƣời góp một phần công sức của
mình, những vị đi trƣớc mở đƣờng, những ngƣời đi sau thì hoàn thiện nâng cao.
Hình thành chữ Quốc ngữ là một quá trình và hoàn thiện nó cũng là một quá
trình chỉ có thể tạm ngừng, gián đoạn chứ không kết thúc vì nó là một cơ thể
sống đang phát triển.
Công lao đặt nền móng cho sự h́nh thành chữ Quốc ngữ chắc chắn thuộc về
các giáo sĩ và tín đồ thiên chúa giáo ngƣời Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, ngƣời Ý,
ngƣời Pháp, ngƣời Hà Lan… và có ngƣời Việt nữa. Theo suy luận lôgic thì chỉ
có ngƣời Việt chứ không còn ai khác đã dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ ngƣời
ngoại quốc. Và chữ Quốc ngữ ra đời nhằm mục đích chính là phƣơng tiện truyền
giáo của các giáo sĩ thuộc Dòng Tên ở Việt Nam. Nhƣ vậy dù không có chứng
cứ nhƣng theo suy luận hợp lí thì trong khi hai linh mục G.D’Amiral và Antonio
Barbosa soạn hai quyển từ điển của họ thì chắc chắn có sự đóng góp của các
giáo dân Việt Nam.
Qua những phân tích, đối chiếu, so sánh chúng ta thấy sau hơn hai mƣơi năm
kể từ khi manh nha hình thành, với sự đóng góp của nhiều giáo sĩ phƣơng Tây và

nhiều giáo dân Việt Nam, chữ Quốc ngữ đã có sự tiến bộ đáng kể: Từ chữ không
dấu thành có dấu, từ ngữ bắt đầu chuẩn xác và giống ngày nay hơn, dấu câu và việc
tách từ cũng đƣợc sử dụng một cách tƣơng đối chuẩn xác. Đối chiếu với chữ viết
ngày nay thì thấy chữ Quốc ngữ dùng năm 1645 đã giống chữ viết ngày nay
khoảng 45% và thời kì sáng tạo chữ Quốc ngữ khởi thủy từ 1621 đến đây là kết
thúc để chuyển sang thời kì tiếp theo.
Cũng giống nƣớc ta ở Trung Hoa, Hoa ngữ đƣợc các nhà truyền giáo dùng
mẫu tự Latinh phiên âm trƣớc nhất, công việc này do hai giáo sĩ Dòng Tên là
15


Micac Ruggieri và Matteo Ricci đã soạn quyển Ngữ vựng hay Tự vựng Bồ Hoa, quyển này mỗi trang chia làm ba cột: chữ Bồ, chữ Hán, phiên âm Hoa
Ngữ, tài liệu này soạn khoảng năm 1584 - 1588, bản viết tay còn lƣu trữ ở văn
khố Dòng Tên ở La Mã (Rome). Năm 1598, giáo sĩ Ricca và Cateneo đã dùng kí
hiệu để ghi các thanh Hoa ngữ. Tại Nhật Bản, các tác phẩm chữ Nhật đã đƣợc
Latinh hóa, từ năm 1592 đến năm 1596 có đến 10 tác phẩm loại này đƣợc in ra,
hai tác phẩm quan trọng sau đây đáng đƣợc nhắc đến:
+ Cuốn giáo lí ghi bằng tiếng Nhật theo mẫu tự Latinh có tên là: Dotrina
Jesus no Compania no Collegio Amacusa ni voite superiors no vou xi no comuni
core no fan to nasu mono nari, Nengi, 1592.
+ Cuốn từ điển La – Bồ - Nhật: Dictionarium latino lusi tanicum ac
Japonium (In Amacusa in Collegia Japonico Societa Jesus, Anno 1595). Ngoài
ra còn có sách ngữ pháp Nhật đƣợc in theo mẫu tự a, b, c vào năm 1603 – 1604.

16


Chƣơng 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TRONG CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII

Chúng ta biết rằng, khoảng giữa thế kỵ XVI, lúc ấy nƣớc ta chia thành
Nam, Bắc triều. Năm 1533, có giáo sĩ Irigo (I-Nê-Khu), ngƣời Âu, theo đƣờng
biển vào nƣớc ta ở Đàng Ngoài, tại Nam Định để giảng đạo. Năm 1596, giáo sĩ
Diago Advarte đến Đàng Trong ở một thời gian rồi bỏ đi, cho đến năm 1615,
giáo sĩ Francesco Buzomi đến lập Giáo Đoàn Đàng Trong (Mission de la
Cochinchine), đến năm 1627, giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) mới lập
Giáo Đoàn Đàng Ngoài (Mission de Tonkin).
Cả hai giáo đoàn này đều thuộc Dòng Tên, có một trung tâm truyền giáo ở
Áo Môn (Macao - Trung Quốc), vì trƣớc kia ngƣời Bồ Đào Nha sang Trung Hoa
buôn bán, họ ở bán đảo Schangch'nan thuộc Quảng Châu, vào khoảng năm
1557, có bọn cƣớp biển trú ẩn ở Áo Môn, thƣờng hay khuấy nhiễu Quảng Châu,
nên ngƣời Trung Hoa nhờ các thƣơng gia Bồ Đào Nha dẹp bọn cƣớp biển ấy,
sau khi dẹp xong bọp cƣớp, ngƣời Bồ Đào Nha xin phép nhà cầm quyền Trung
Hoa cho họ trú ngụ ở bán đảo Schangch'nan và Áo Môn, mỗi năm họ đóng thuế
cho chính quyền Trung Hoa, cho đến thế kỵ XX Áo Môn vẫn còn thuộc Bồ Đào
Nha.
Thuở đó, các nhà truyền giáo Tây phƣơng muốn sang Viễn đông, họ đều
theo các thƣơng thuyền Bồ Đào Nha, cho nên họ chọn Áo Môn làm trung tâm
truyền giáo để hoạt động ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, nơi ấy có cả một
Viện thần học "Madre de Dieux" (Mẹ Đức Chúa Trời).
Do đó các giáo sĩ ngƣời Âu thƣờng từ Áo Môn sang Đàng Ngoài hay Đàng
Trong và ngƣợc lại, họ thƣờng dùng ngôn ngữ Bồ Đào Nha để giao dịch với
nhau, những phúc trình truyền giáo hay thƣ từ gửi về La Mã có khi họ viết chữ
Bồ, có khi họ viết chữ La Tinh.
Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
17



* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.
2.1. Thời kì sáng tạo chữ Quốc ngữ
Không phải chữ Quốc ngữ hình thành do sự ngẫu nhiên từ những chữ
phiên âm tiếng Việt, thực ra chữ Quốc ngữ hình thành theo hƣớng chung của
các giáo sĩ Tây Phƣơng, họ muốn La Tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn
truyền giáo của họ.
Thật vậy, tại Trung Hoa, Hoa ngữ đƣợc các nhà truyền giáo dùng mẫu tự
La Tinh phiên âm trƣớc nhất, công việc này do hai giáo sĩ Dòng Tên là Micac
Ruggieri và Matteo Ricci đã soạn quyển Ngữ vựng hay Từ vựng Bồ - Hoa,
quyển này mỗi trang chia làm 3 cột: chữ Bồ, chữ Hán, phiên âm Hoa ngữ, tài
liệu này soạn khoảng năm 1584-1588, bản viết tay còn lƣu trữ tại văn khố Dòng
Tên ở La Mã (Rome).
Tại Nhật Bản, các tác phẩm chữ Nhật đã đƣợc La tinh hóa, từ năm 1592
đến năm 1596 có hai tác phẩm quan trọng sau đây đáng đƣợc nhắc đến:
1) Cuốn Giáo lý ghi bằng tiếng Nhật theo mẫu tự La Tinh có tên là: Dotrina
Jesus no Compania no Collegio Amacusa ni voite superiores no vou xi no
comuni core no fan to nasu mono nari, Nengi, 1592.
2) Cuốn tự điển La - Bồ - Nhật: Dictionarium latino lusitanicum ac
Japonium (In Amacusa in Collegia Japonico Societa Jesus, Anno 1595)
Tại Việt Nam, thời kỳ sáng tạo chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm 2 giai
đoạn: Giai đoạn phiên âm và giai đoạn cấu tạo câu.
2.1.1. Giai đoạn phiên âm
Về nguồn gốc, có lẽ câu sau đây là một dòng chữ xuất hiện đầu tiên, trong
tiến trình hình thành chữ Quốc ngữ.
" Con gno muon bau tlom laom Hoalaom chian ".
Câu này, theo giáo sĩ Christofora Borri là câu mà các giáo sĩ Đàng Trong đã
dùng trƣớc khi ông có mặt tại đây, nó có nghĩa là : Con nhỏ muốn vào trong
lòng Hoa Lang chăng?
Danh từ Hoa Lang, không rõ do đâu mà có, nhƣng đó là danh từ do ngƣời
Việt Nam thời bấy giờ dùng để chỉ cho ngƣời Bồ Đào Nha, và sau đó đƣợc dùng

18


để gọi chung các nhà truyền giáo Tây Phƣơng. Nhƣ vậy câu trên là câu các nhà
truyền giáo Tây phƣơng muốn hỏi một ngƣời Việt rằng: "Muốn vào đạo Thiên
chúa chăng?" Vì lẽ câu nói không diễn tả đƣợc rõ ý nên Linh mục Buzomi đã
sửa lại nhƣ sau: "Muon bau dau Christiam chiam?" ( Muốn vào đạo Christiang
chăng?).
Đây là câu trích trong quyển sách của Christoforo Borris xuất bản năm
1631 tại La Mã, viết bằng chữ Ý. Tuy vậy, chúng ta có thể coi những chữ phiên
âm trong sách này đã đƣợc ông dùng trong thời gian từ 1618 đến 1621, là thời
gian ông sống ở Đàng Trong.
Phiên âm: Nghĩa
Anam: An Nam
Tunchim: Đông Kinh
Ainam: Hải Nam
Kemoi: Kẻ mọi
Cacciam: Cả chàm (Kẻ Chàm)
Sinunua: Xứ Hóa ( Thuận Hóa)
Quamguya: Quảng Nghĩa
Quignin: Qui Nhơn
Chià: Trà
Quanghia: Quảng Nghĩa
Nuoecman: Nƣớc mặn
Da, an, nua: Đã ăn nữa,
Da, an, het: Đã ăn hết
Bàncò: Bàn Cổ
Maqui, Macò: Ma quỉ, ma quái
Bũa: Vua
Chiuna: Chúa

Bản phúc trình của Linh mục João Roig viết bằng chữ Bồ Đào Nha tại Áo
Môn ngày 20-11-1621, để gửi về La Mã, trong ấy có phiên âm vài danh từ nhƣ
sau :
19


An nam: An Nam
Sinoa: Xứ Hóa
Usai: Ông Sãi
Ungne: Ông nghè
Nuocman: Nƣớc Mặn
Bafu: Bà phủ [3, tr.33]
Cùng năm ấy, Linh mục Gaspa Luis cũng viết một bản tƣờng trình bằng La
văn tại Áo Môn ngày 12-12-1621 gửi cho Linh mục Mutio Vitelleschi ở La Mã,
để báo cáo về giáo đoàn Đàng Trong, trong ấy có dùng vài phiên âm :
Cacham: Kẻ chàm
Nuocman: Nƣớc Mặn
Ongne, Ungué: Ông nghè
Bancô: Bàn Cổ
Đến ngày 16-6-1625, giáo sĩ Đắc Lộ có viết một lá thƣ bằng Bồ văn gửi
cho Linh mục Nuno Mascarenhas, trong ấy có vài phiên âm :
Ainão: Hải Nam
Tunquim, Tunquin: Đông Kinh
Thêm một tài liệu khác Gaspar Luis viết bằng La văn ngày 1-1-1626 tại
Nƣớc Mặn để gửi cho Linh mục Mutio Vitelleschi ở La Mã, trong ấy có phiên
âm một số địa danh và danh từ:
Fayfó: Hải phố (Fayfo : Hội An)
Cacham: Kẻ chàm
Nuocman: Nƣớc Mặn
Pullocambi: ?

Dinh cham: Dinh chàm
Quanghia: Quảng Nghĩa
Quinhin: Qui nhơn
Bendâ: Bến đá
Và Linh mục Antonio de Fontes ngƣời Bồ Đào Nha, đã có đến ở Đàng
Trong năm 1624 và Dinh Chàm với Linh mục Pina và Đắc Lộ, cũng ngày 1-120


×