Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

LÝ THUYẾT HSG 9 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.19 KB, 45 trang )

SINH HỌC 9
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
Câu 1: Phân tích tính hợp lí trong cấu trúc của phân tử (PT) AND để nó có thể thực
hiện được chức năng vật chất mang thông tin DT?
PT AND có cấu trúc rất hợp lí, cho phép nó có thể thực hiện được chức năng của vật
mang thông tin DT như sau:
- AND thuộc đại phân tử, gồm 2 mạch song song xoắn theo chu kì tạo điều kiện cho các
gen phân bố theo chiều dọc của PT AND. Số lượng Nu trong PT AND rất lớn, có thể cấu
tạo nên hang ngàn gen khác nhau -> Do đó AND chứa đựng số lượng lớn thông tin DT.
- Trên mỗi mạch đơn của AND các Nu liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các lien kết
peptit -> cấu trúc hóa học của AND tương đối bền vững.
- Các Nu trên 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kết hidro theo NTBS và rất yếu
nên dễ phá vỡ -> Tạo điều kiện thuận lợi cho 2 mạch đơn tách rời nhau trong quá trình
tổng hợp AND hay mARN. Mặt khác trong AND có số lượng liên kết hdro rất lớn nên
AND có tính ổn định tương đối.
- Với 4 Nu cơ bản A,T,G,X của AND đã mã hóa hơn 20 loại aa khác nhau. Mặt khác
cũng từ 4 Nu cơ bản nói trên tạo nên vô số các gen trên AND khác nhau-> tạo nên tính
phong phú về thông tin DT.
Câu 2: Tính đặc trưng và ổn định của AND ở mỗi loài SV được thể hiện như thế
nào? Được đảm bảo nhờ những cơ chế nào? Tại sao sự ổn định của AND chỉ có tính
chất tương đối?
a, Tính đặc trưng của AND:
* AND ở mỗi loài SV đều có tính chất đặc trưng thể hiện ở:
- Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các Nu trên mạch đơn của AND.
- Hàm lượng AND trong nhân cuả TB.
- tỉ lệ giưã các Nu: A+T/G+X.
b, Tính ổn định của AND:
* AND của mỗi loài được ổn định qua các thế hệ nhờ các cơ chế:
- Sự tái sinh, phân li, tổ hợp của AND cùng với NST trong quá trình phân bào. Trong đó.
+ Cơ chế trong quá trình nguyên phân đảm bảo cho AND ổn định qua các thế hệ TB.
+ Cơ chế trong quá trình giảm phân và thụ tinh đảm bảo cho AND ổn định các thế hệ cơ


thể.
c, Sự ổn định của AND chỉ có tính chất tương đối:
- Trong giảm phân ở kì trước I có thể xẩy ra sự trao đổi chéo giữa 2 NST đơn khác nguồn
gốc trong cặp đồng dạng -> Kết quả đẫn đến sự đổi chỗ cho nhau giữa các đoạn NST
tương ứng trong cặp tương đồng làm cho phân tử AND trên mỗi NST đều bị biến đổi về
cấu trúc.
- Do ảnh hưởng các tác nhân gây đột biến như: tia tử ngoại, phóng xạ, hóa chất…gây ra
sự đột biến gen và NST làm thay đổi cấu trúc NST.

1


Câu 3: Tính trạng do gen quy định, gen lại có liên quan chặt chẽ với AND. Sự hiểu
biết này giúp ta giải thích như thế nào về nguồn gốc thống nhất của sinh giới cũng
như tính đa dạng và đặc thù của các loài SV?
- AND của tất cả các loài SV đều có cấu tạo hóa học thống nhất: 4 loại Nu tạo nên. Đây là
một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
- Tính đa dạng và tính đặc thù của AND là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của SV.
Câu 4: Vì sao tính đa dạng và tính đặc thù của AND là cơ sở cho tính đa dạng và
tính đặc thù của các loài sinh vật?
- AND trong TB chủ yếu tập trung trong nhân và có khối lượng ổn định đặc trưng cho
mỗi loài sinh vật.
- Trong giao tử, hàm lượng AND giảm xuống 1 nữa và sau khi thụ tinh, hàm lượng AND
lại được phục hồi trong TB.
- Ví dụ: Hàm lượng AND trong nhân TB lưỡng bội của người là 6,6.10-12g, còn trong tinh
trùng hay trứng là 3,3.10-12g => Điều này liên quan đến cơ chế tự nhân đôi, phân li và tổ
hợp của các NST diễn ra trong các quá trình phân bào và thụ tinh.
Câu 5: Giải thích tại sao AND có tính đa dạng và tính đặc thù? Ý nghĩa của nó đối
với sự di truyền của sinh vật?
* Tính đa dạng và tính đặc thù:

ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, với hàng vạn đến hàng trăm triệu Nu với 4
loại Nu khác nhau là A, T, G và X, các Nu được sắp xếp tạo nên tính đa dạng và đặc thù
cho ADN.
- Tính đa dạng của ADN: 4 loại Nu khác nhau là A, T, G và X, được sắp xếp với thành
phần và trình tự khác nhau đã tạo nên vô số ADN khác nhau
- Tính đặc thù: Mỗi ADN có thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các Nu xác định.
* Ý nghĩa:
- Tính đa dạng của ADN là cơ sở tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền ở các loài
SV.
- Tính đặc thù của ADN góp phần tạo nên sự ổn định về thông tin di truyền ở mỗi loài
sinh vật.
Câu 6: So sánh ADN và mARN về cấu trúc và chức năng?
a, Giống nhau:
* Cấu trúc:
- Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Trong cấu tạo của mỗi đơn phân đều gồm các thành phần giống nhau là gốc bazonitric:
A,G,X; gốc phốt phát, gốc đường 5 các bon.
- Mỗi liên kết dọc trong cả 2 phân tử là liên kết hóa trị giữa gốc phốt phát của đơn phân
này với gốc phân tử đường của đơn phân kia.
- Đều gồm đoạn mở đàu, đượng thông tin về cấu trúc chuỗi polipeptit, mã kết thúc.
* Chức năng:
Đều tham gia vào quá trình tổng hợp protein của TB.
a, Khác nhau:
Đặc
Gen(ADN)
mARN
điểm
Cấu trúc - Là 1 đoạn xoắn kép gồm 2 mạch
- Chỉ có 1 mạch đơn
2



song song và đều quanh một trục
chung
- Đơn phân là Nu, gồm 4 loại Nu:
A,T,G,X(có T không có U)
- Mỗi đơn phân là đường C5H10O4
- Có liên kết hidro và biểu hiện
nguyên tắc bổ sung
- Có khối lượng, kích thước lớn hơn
mARN

- Đơn phân là Nu, gồm 4 loại Nu:
A,U,G,X(có U không có T)
- Mỗi đơn phân là đường C5H10O5
- Không có liên kết hidro và không biểu
hiện nguyên tắc bổ sung
- Có khối lượng, kích thước nhỏ hơn
ADN

Chức
năng

- Là cấu trúc vật chất mang thông
- Là cấu trúc trung gian(bản mã sao)
tin di truyền(bản mã gốc), có khả
giúp cho quá trình truyền đạt thong tin
năng tự sao và sao mã tổng hợp
di truyền từ gen -> protein.
mARN.

- Điều hòa sinh tổng hợp protein.
- Những biến đổi về cấu trúc(đột
- Những biến đổi cấu trúc chỉ thể hiện
biến gen) có thể di truyền cho các
ra kiểu hình cá thể.
thế hệ sau.
Câu 7: Lập bảng phân biệt đặc điểm cấu tạo và chức năng của 3 cấu trúc AND,ARN
và Prôtêin?
Đặc
ADN
ARN
Prôtêin
điểm
Cấu tạo - Có cấu tạo 2 mạch song - Chỉ có 1 mạch
- có cấu tạo 1 hay nhiều
song
chuỗi aa
- Đơn phân là Nu gồm 4 - Đơn phân là 4 loại:
- Đơn phân là hơn 20
loại: A,T,G,X
A,U,G,X
loại aa
- Các nguyên tố cấu tạo: - Các nguyên tố cấu tạo: - Các nguyên tố cấu tạo
C, O, N, H và P
C, O, N, H và P
chủ yếu: C,H,O và N
- Có khối lượng và kích
- Có khối lượng và kích - Có kích thước nhỏ
thước lớn hơn ARN và
thước nhỏ hơn AND và nhất so với ARN và

Prôtêin
Prôtêin
ADN
Chức
- AND chứa gen mang
- mARN: Truyền đạt
- Cấu trúc nên tế bào
năng
thông tin DT
thông tin di truyền
- Xúc tác các quá trình
- Truyền đạt thong tin di -tARN: Vận chuyển aa
trao đổi chất
truyền nhờ quá trình tự
- rARN: Là thành phần - Điều hòa các quá
nhân đôi
cấu tạo riboxom nơi
trình TĐC
tổng hợp protein
- Vận chuyển
- Cung cấp năng lượng
- Bảo vệ cơ thể.
=> Biểu hiện thành các
tính trạng của cơ thể

3


Cõu 8: So sỏnh quỏ trỡnh t nhõn ụi ca AND vi quỏ trỡnh tng hp mARN. Nờu
ý ngha sinh hc ca cỏc quỏ trỡnh ú?

1. Ging nhau:
- C 2 quỏ trỡnh u xy ra trong nhõn TB vo kỡ trung gian.
- Trong c 2 quỏ trỡnh thỡ ADN u dúng vai trũ khuụn mu.
- u xy ra cỏc hin tng thỏo xon, t cỏc liờn kt hidro gia 2 mach n, mch n
tỏch ri nhau, cỏc Nu trong mụi trng ni bo liờn kt vi cỏc Nu trờn mch khuụn theo
NTBS.
2.Khỏc nhau:
C ch t nhõn ụi ca ADN
C ch tng hp mARN
- Di tỏc dng ca 1 h thng enzim
- Di tỏc dng ca 1 h thng enzim ARN
ADN Pụlimeraza, ton b 2 mch n
Pụlimeraza, 2 mch n ADN tng ng
tỏch ri nhau.
vi tng gen tỏch ri nhau trờn tng on
- A ca ADN s liờn kt vi U ca mụi
- A ca ADN s liờn kt vi T ca mụi
trng ni bo
trng ni bo
- Trong quỏ trỡnh tng hp mARN, ch cú 1
- Trong quỏ trỡnh t nhõn ụi ca ADN, c mch n ca ADN (tng ng vi tng
2 mch n ca ADN u lm khuụn mu gen) c dựng lm khuụn mu tng
tng hp 2 ADN con ging ht ADN
hp nhiu phõn t mARN cựng loi
m
3. í ngha:
- S t nhõn ụi ca ADN m bo cho quỏ trỡnh t nhõn ụi ca NST, gúp phn n nh
b NST v ADN c trng ca loi trong cỏc t bo ca c th cng nh qua cỏc th h
k tip.
- S tng hp mARN m bo cho quỏ trỡnh truyn t thụng tin di truyn trong TB t

ADN -> Prụtờin.
Cõu 9: Vỡ sao mARN c xem l bn sao ca gen cu trỳc?
Trỡnh t cỏc Nu ca mARN b sung vi trỡnh t cỏc Nu trờn mch khuụn ca gen cu
trỳc(mch tng hp ra mARN) v sao chộp nguyờn vn trỡnh t cỏc Nu trờn mch i
din tr 1 chi tit l T trờn mch khuụn c thay bng U. vỡ vy, mARN c xem l
bn sao ca gen cu trỳc.
Cõu 10: Vỡ sao núi quỏ trỡnh tng hp mARN l quỏ trỡnh sao mó?
Vỡ mARN c tng hp t khuụn mu l mch gc ca gen cu trỳc, cỏc Nu ca mARN
phn ỏnh trỡnh t cỏc Nu trong mch gc ca gen cu trỳc theo NTBS. Ngha l th t cỏc
b ba mó gc trong mch gen cu trỳc c chuyn thnh th t cỏc b ba mó sao ca
mARN => Vỡ vy mARN c gi l bn mó sao mang thụng tin cu trỳc ca Prụtờin.
Cõu 12: Các cơ chế của hiện tợng di truyền
Cơ sở vật chất
Các phân tử ADN
Cấp tế bào NST

Cơ chế
Hiện tợng
Tính đặc thù của Prôtêin
ADN ARN Prôtêin
Nhân đôi phân li - tổ hợp
Bộ NST đặc trng của loài
Nguyên phân giảm phân thụ con giống bố mẹ
tinh
4


Câu 13: Vì sao nói ADN là cơ sở vật chất chủ yếu ở mức phân tử của hiện tượng di
truyền?
- Hiện tượng di truyền thực chất là hiện tượng truyền đạt kiểu gen quy định các tính trạng

của bố mẹ cho con cháu.
- Trong quá trình di truyền, ADN giữ các chức năng quan trọng như sau:
+ ADN là cấu trúc chứa đựng thông tin DT ở mức phân tử. Trên ADN chứa các gen mang
thông tin cấu trúc của các phân tử Prôtêin đặc thù. Prôtêin đặc thù quy định các tính trạng
của cơ thể sinh vật.
+ Các gen trên ADN có khả năng sao mã tổng hợp các phân tử mARN. Phân tử mARN là
dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và tính trạng, có vai trò truyền đạt thông tin
cấu trúc của phân tử Prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra TB chất.
+ Cùng với NST, ADN có khả năng tự nhân đôi và phân li đồng đều cho các TB con
trong quá trình nguyên phân, góp phần ổn định hệ gen đặc trưng của loài qua các thế hệ
TB sinh dưỡng của SV có hình thức sinh sản vô tính.
+ Cùng với NST, ADN có khả năng tự nhân đôi và phân li và tái tổ hợp trong quá trình
giảm phân, thụ tinh và nguyên phân góp phần ổn định hệ gen đặc trưng của loài qua các
thế hệ cá thể ở loài sinh sản hữu tính.
- ADN có khả năng đột biến về cấu trúc(mất, thêm, thay thế hay đảo vị trí của 1 hoặc 1 số
cặp Nu) -> Tạo ra các gen đột biến -> có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.
Câu 14: Nêu tó tắt những chức năng cơ bản của ADN và NST để chứng minh rằng:
1. AND là cơ sở vật chất DT ở mức phân tử.
2. NST là cơ sở vật chất DT ở mức tế bào.
1. ADN là cơ sở vật chất DT ở mức phân tử
- ADN mang thông tin DT đó là trình tự sắp xếp các Nu.
- ADN có khả năng nhân đôi, nhờ đó thông tin DT chứa đựng trong AND có thể truyền
đạt qua các thế hệ.
- ADN có khả năng sao mã. Trình tự các Nu trong AND quy định trình tự các Nu trong
mARN theo NTBS: A l/k với U, T l/k với A, G l/k với X và X l/k với G.
- Trình tự các Nu trong bộ 3 mã sao mARN quy định trình tự các đối mã trên tARN, từ đó
quy định trình tự các aa trong phân tử Prôtêin theo NTBS: A l/k với U, G l/k với X (và
ngược lại)
- AND có khả năng điều hòa tổng hợp Prôtêin. Prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ
thể sinh vật.

- AND có khả năng đột biến về cấu trúc(mất, thêm, thay thế hay đảo vị trí của 1 hoặc 1 số
cặp Nu) -> Tạo ra các gen đột biến -> làm thay đổi đột ngột hay gián đoạn một tính trạng
tương ứng nào đó ở thế hệ sau -> có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.
2. NST là cơ sở vật chất DT ở mức tế bào.(Đã có ở câu hỏi 33chương II NST)
.Câu 15: Tính đăc trưng của Prôtêin đối với mỗi loài SV được thể hiện ra sao?Vì sao
tính đặc trưng đó được ổn định tương đối qua các thế hệ khác nhau của loài?
1. Tính đăc trưng của Prôtêin đối với mỗi loài SV được thể hiện:
- Thành phân, số lượng và trật tự sắp xếp các aa trong chuỗi aa
- Mức độ cấu trúc các cấp của Prôtêin.
- Gen mang thông tin cấu trúc của Prôtêin và làm nhiệm vụ tổng hợp Prôtêin, gen mang
tính đặc trưng nên Prôtêin cũng mang tính đặc trưng.
5


2. Tính ổn định tương đối là do:
- Tái sinh, phân li và tái tổ hợp của AND trong các cơ chế NP-GP-TT đảm bảo cho bộ
gen thế hệ sau giống thế hệ trước. AND dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp Prôtêin cho
nên Prôtêin của loài được ổn định.
- Gen có thể bị đột biến. Khi đột biến sẽ tổng hợp Prôtêin có sự thay đổi cấu trúc. Nhưng
gen đột biến thường ở trạng thái di hợp, gen trội át gen lặn nen k.hình gen lặn khong được
biểu hiện.
- Trải qua một thời gian tạp giao, các đột biến gen lặn tăng lên và lan tràn trong quần thể,
các đột biến lặn có cơ hội gặp nhau tạo k.gen đồng hợp, k.hình sẽ biểu hiện. Hiện tượng
đó xẩy ra nhiều năm nên cấu trúc Prôtêin nói chung ổn định tương đối.
Câu 16: Vì sao Prôtêin không thể tự duy trì cấu trúc đặc thù của mình qua các thế
hệ TB?
Vì: Prôtêin không có khả năng tự nhân đôi.
Câu 17: Trong TB luôn có hai quá trình phân giải Prôtêin cũ và tổng hợp Prôtêin
mới, vậy mà Prôtêin vẫn giữ vững được cấu trúc đặc thù của nó. Do đâu có hiện
tượng này?

Đó là do Prôtêin được tổng hợp theo khuôn mẫu của AND qua khâu trung gian là mARN.
Câu 18: Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở thế hệ TB sau
có bị thay đổi không?Vì sao?
Không. Lí do: Nhờ tự nhân đôi đúng mẫu, AND giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các
thế hệ TB; Prôtêin được tổng hợp trên khuôn mẫu của AND nên Prôtêin cũng giữ vững
cấu trúc đặc thù của nó.
Câu 19: Vì sao nói Prôtêin quyết định các tính trạng của cơ thể?
Prôtêin là thành phần chủ yếu cấu tạo nên TB, đơn vị tổ chức của cơ thể sống nên đặc
điểm cấu tạo của Prôtêin quyết định các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí…của cơ thể
Câu 20: Prôtêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
a. Trao đổi chất:
- Enzim mà bản chất là Prôtêin có vai trò xúc tác quá trình TĐC, thúc đẩy cho các phản
ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng.
- Hoocmon mà phần lớn là Prôtêin có vai trò điều hòa quá trình TĐC.
b.Vận động: Miôsin và actin là 2 loại Prôtêin có trong cơ, tham gia vào sự co cơ, nhờ đó
cơ thể vận động được.
c.Sinh trưởng: Hoocmon GH có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của cơ thể.
d.Sinh sản: Các hoocmon FSH, LH ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng và trứng.
e.Bảo vệ: Nhiều loại Prôtêin (kháng thể) có chức năng bảo vệ cơ thể chống vi trùng.
g.Cung cấp năng lượng: Sinh năng lượng để cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của
TB, mô, cơ quan…
=> Tóm lại Prôtêin lien quan đến toàn bộ hoạt động sống của TB.
Câu 21: Trong quá trình tổng hợp chuỗi aa có những thành phần nào tham gia?Nêu
khái quát chức năng của mỗi thành phần đó?
1.Thành phần: Ribôxôm, mARN, tARN, enzim, aa, rARN.
2.Chức năng:
a. PT mARN: để cho Ribôxôm trượt qua nó, để truyền đạt thông tin về trật tự các aa được
tổng hợp.
6



b.tARN: vận chuyển aa từ môi trường nội bào đến lắp đặt tại Ribôxôm.
c.rARN: tham gia cấu tạo Ribôxôm.
d.Axit amin: là nguyên liệu của quá trình tổng hợp.
e. Ribôxôm: là nơi tổng hợp.
g.Enzim: xúc tác trong hoạt động tổng hợp, xúc tác hình thành liên kết giữa các aa, giúp
cho sự lien kết của aa vào tARN.
Câu 22: Vì sao quá trình tổng hợp chuỗi aa là quá trình dịch mã hay giải mã?
- Các tARN vân chuyên aa đến Ribôxôm đối mã của tARN khớp với mã sao của mARN
theo NTBS sẽ để lại các aa tương ứng hình thành chuỗi aa.
- Kết quả là thứ tự các bộ ba mã sao của mARN được chuyển thành các aa trong chuỗi aa.
=> Như vậy quá trình sao mã và giải mã có liên quan chặt chẽ với nhau là:
AND -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng.
Câu 23: NTBS giữa các bazơ nitric (các Nu) biểu hiện như thế nào trong cấu trúc và
cơ chế phân tử của hiện tượng DT?
a. Biểu hiện trong cấu trúc:
* AND: Các Nu trong 2 mạch đơn của AND liên kết với nhau theo NTBS: A l/k với T, G
l/k với X (và ngược lại)
* tARN: trên tARN các Nu liên kết với nhau theo NTBS: A l/k với U, G l/k với X (và
ngược lại)
b. Biểu hiện trong cơ chế DT:
* Cơ chế tự sao của AND: + Diễn ra trong 2 mạch đơn của ADN, sau khi 2 mạch đơn
được tách ra, các Nu trong 2 mạch khuôn của AND lien kết với các Nu tự do trong môi
trường nội bào theo NTBS: A l/k với T, G l/k với X (và ngược lại)
+ Kết quả từ 1 pt AND mẹ tạo ra 2 pt AND con giống hệt
AND mẹ ban đầu.
* Cơ chế sao mã(tổng hợp ARN): + Dựa trên 1 mạch khuôn của của AND, sau khi 2
mạch tách nhau thì các Nu trên mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường
nội bào theo NTBS: A l/k với U, T l/k với A, G l/k với X và X l/k với G.
* cơ chế tổng hợp chuỗi aa: Quá trình hình thành chuỗi aa dựa trên khuôn mẫu mARN là

trình tự bộ ba mã sao của mARN, tiếp đến tARN mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã
sao theo NTBS: A l/k với U, G l/k với X (và ngược lại)

7


CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1: Em hiểu thế nào là NST?
- NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ TB.
- NST là cấu trúc nằm trong nhân TB, có khả năng bắt màu đặc trưng khi được nhuộm
bằng dung dịch kiềm tính. (2 ý đầu là khái niệm của NST)
- NST có khả năng biến đổi hình thái như: duỗi xoắn, đóng xoắn, nhân đôi, phân li và xếp
trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc trong quá trình phân bào.
- NST có 2 loại NST thường và NST giới tính, NST ở trạng thái đơn hay kép tùy vào các
kì của quá trình phân bào.
-Trong TB sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa cặp NST
tương đồng được gọi là bộ lưỡng bội, kí hiệu là 2n. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST
của cặp tương đồng gọi là bộ dơn bội, ki hiệu là n.
- NST có khả năng bị đột biến về cấu trúc và số lượng -> biến đổi tính trạng khác với cơ
thể bình thường.
Câu 2: Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài được duy trì ổn định. Những chức
năng cơ bản của NST?
* Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài được duy trì ổn định:
- Ở những loài sinh sản hữu tính và giao phối, bộ NST được duy trì từ thế hệ này sang thế
hệ khác nhờ sự kết hợp của 3 quá trình: NP- GP – TT
- Ở các loài sinh sản, sinh dưỡng, bộ NST của loài được duy trì bởi cơ chế nguyên phân
mà thực chất là sự nhân đôi của NST kết hợp với cơ chế phân chia đồng đều các cromatit
trong từng NST kép đi về 2 cực của TB đã tạo ra các TB con có bộ NST 2n ổn định.
* Những chức năng cơ bản của NST:
- Là nơi bảo quản thông tin di truyền.

- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế TB của cơ thể
Câu 3: Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh
sản hữu tính.
Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản dựa vào 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và
thụ tinh
+ Trong giảm phân: NST xẩy ra nhân đôi 1 lần (ở kì trung gian I) và phân li 2 lần (ở kì
sau I và II) dẫn đến tạo ra bộ đơn bội n trong giao tử.
+ Trong thụ tinh: Sự kết hợp các giao tử n -> tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n là cơ chế
phục hồi bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài
+ Trong nguyên phân: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành, trong NP có sự kết
hợp giữa nhân đôi và phân li của NST về 2 cực của TB -> bộ NST được duy trì và ổn
định từ thế hệ của TB này sang thế hệ của TB khác của cơ thể.
Câu 4: Tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài SV được thể hiên như thế nào? Bộ
NST đặc trưng này được ổn định qua các thế hệ TB của cùng 1 cơ thể và qua các thế
hệ khác nhau của loài nhờ cơ chế nào?
1. Tính đặc trưng của bộ NST 2n:
- Mỗi loài SV có bộ NST đặctrưng về số lượng.Ví dụ:
8


Gà: 2n = 78
Người: 2n = 46
Vịt nhà : 2n = 80
Đậu hà lan: 2n = 14
- Trong TB 2n: các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, mỗi cặp tương đồng có 2
NST giống hệt nhau về hình dạng và kích thước, ngoại trừ cặp NST không tương đồng
giới tính XY. Trong cặp tương đồng đó 1NST có nguồn gốc từ bố và 1 NST có nguồn
gốc từ mẹ. Gen trên đó cũng tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa cặp NST
tương đồng được gọi là bộ lưỡng bội, kí hiệu là 2n. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST
của cặp tương đồng gọi là bộ dơn bội, ki hiệu là n.

- Bộ NST của mỗi loài cũng được đặc trưng về hình dạng, kích thước và cấu trúc.
Vi du: Ở ruồi giấm: 2n =8, có 4 đôi, trong đó có 3 cặp NST thường giống nhau ở 2 giới:1
cặp hính hạt, 2 cặp hình chữ V, cặp NST giới tính ở con cái đồng dạng là hình que còn
con đực là 1 que và 1 móc câu.
2. Tính ổn định của bộ NST
a, Ổn định qua các thế hệ TB của cùng 1 loài.(Loài sinh sản vô tính)
Nhờ cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi của AND và nhân đôi của NST,
cơ chế phân li đồng đều của NST cho 2 TB con, đảm bảo cho bộ NST 2n đặc trưng của
loài được ổn định qua các thế hệ TB.
b, Ổn định qua các thế hệ khác nhau của loài(loài sinh sản hữu tính)
Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản dựa vào 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và
thụ tinh
+ Trong giảm phân: NST xẩy ra nhân đôi 1 lần (ở kì trung gian I) và phân li 2 lần(ở kì sau
I và II) dẫn đến tạo ra bộ đơn bội n trong giao tử.
+ Trong thụ tinh: Sự kết hợp các giao tử n -> tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n là cơ chế
phục hồi bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài
+ Trong nguyên phân: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành, trong NP có sự kết
hợp giữa nhân đôi và phân li của NST về 2 cực của TB -> bộ NST được duy trì và ổn
định từ thế hệ của TB này sang thế hệ của TB khác của cơ thể.
Câu 5: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của loài sinh sản vô tính và hữu tính lại
được duy trì ổn định qua các thế hệ?
* Bộ NST đặc trưng của loài sinh sản vô tính được ổn định qua các thế hệ:
- Sinh sản vô tính là quá trình sinh sản dựa vào quá trình nguyên phân của TB. Trong
nguyên phân, sự kết hợp sự tự nhân đôi của NST(ở kì trung gian) và sự phân li NST(kì
sau) là cơ chế đẻ bộ NST dặc trưng của loài được ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác,
từ cơ này sang cơ thể khác.
* Bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được ổn định qua các thế hệ:
Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản dựa vào 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và
thụ tinh
+ Trong giảm phân: NST xẩy ra nhân đôi 1 lần(ở kì trung gian I) và phân li 2 lần(ở kì sau

I và II) dẫn đến tạo ra bộ đơn bội n trong giao tử.
+ Trong thụ tinh: Sự kết hợp các giao tử n -> tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n là cơ chế
phục hồi bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài
+ Trong nguyên phân: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành, trong NP có sự kết
hợp giữa nhân đôi và phân li của NST về 2 cực của TB -> bộ NST được duy trì và ổn
định từ thế hệ của TB này sang thế hệ của TB khác của cơ thể.
9


Câu 6: So sánh bộ NST đơn bội (n)và bộ NST lưỡng bội (2n)?
a, Giống nhau:
- Đều có cấu rạo và thành phần giống nhau(chứa AND và protein)
- Đều chứa đựng thông tin di truyền.
- Đều có tính đặc trưng cho loài.
b, Khác nhau:
BỘ NST LƯỠNG BỘI (2n)
BỘ NST ĐƠN BỘI (n)
- Chứa trong TB lưỡng bội, TB mầm, hợp - Chứa trong giao tử, có số lượng NST
tử, tinh nguyên bào và noãn nguyên bào -> giảm 1 nữa so với TB lưỡng bội là n.
có số lượng NST là 2n
- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng,
- NST tồn tại thành từng chiếc riêng lẻ,
mang tính chất 2 nguồn gốc: 1 chiếc có
mang tính chất 1 nguồn gốc: hoặc từ bố
nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc
hoặc từ mẹ.
từ mẹ
Câu 7: Nguyên phân là gì? Nêu diễn biến các kì và ý nghĩa của quá trình nguyên
phân?
* Khái niệm: NP là hình thức sinh sản của TB xẩy ra ở hầu hết các TB của cơ thể bao

gồm: TB sinh dưỡng, hợp tử, TB mầm sinh dục và TB sinh giao tử.
* Diễn biến các kì của quá trình nguyên phân:
- Kì đầu: + các NST kép đóng xoắn và co ngắn,có hình thái rõ rệt (2n kép)
+ Các NST kép gắn vào sợi tơ vô sắc ở tâm động.
- Kì giữa: + Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại.(2n kép)
+ Các NST kép tập trung thành 1 hàng dọc trên mặc phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
- Kì sau: + Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của
TB(4n đơn)
- Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành(2n đơn)
=> Tóm lại: Sự kiện quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là các NST kép tập trung
thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân li đồng đều về 2 cực của
TB.
=> Kết quả của quá trình nguyên phân: từ 1 TB mẹ ban đầu (2n) tạo thành 2 TB con có
bộ NST (2n) giống hệt bộ NST của TB mẹ ban đầu.
* Ý nghĩa: Truyền đạt nguyên vẹn và giữ ổn định của bộ NST đặc trưng của loài qua các
thế hệ TB.
Câu 8: Nhờ đâu các tính trạng được sao chép cho thế hệ sau? Vì sao nói NST có hoạt
tính di truyền và sinh lí mạnh mẽ ở kì trung gian của quá trình phân bào?
- Nhờ có khả năng tự nhân đôi của AND -> sự nhân đôi của NST. Thông qua đó các gen
quy định của tính trạng được di truyền.
- Ở kì trung gian của quá trình phân bào: NST tháo xoắn toàn bộ hay từng phần nên có
dạng sợi mảnh ptADN cũng dãn xoắn tương ứng, do vậy các gen trên NST hoạt động tự
sao hay sao mã -> NST có hoạt tính DT và sinh lí mạnh mẽ.
Câu 9: Vì sao nói đóng xoắn và duỗi xoắn có tính chất chu kì? Ý nghĩa của sự đóng
xoắn và duỗi xoắn?
* Nêu chu kì TB: gồm kì TG và QT nguyên phân
10



* Nêu diễn biến quá trình NP
=>Vậy sau 1 chu kì thì chu kì đóng xoắn và duỗi xoắn lại quay lại.
* Ý nghĩa: - Sự duỗi xoắn cực đại giúp NST nhân đôi.
- Sự đóng xoắn cực đại giúp NST phân li. Nhờ đó quá trình NP mới xẩy ra.
Câu 10:Ý nghĩa di truyền của các hoạt động sau đây của NST trong nguyên phân:
Duỗi xoắn, đóng xoắn, nhân đôi, phân li và xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô
sắc?
a, Duỗi xoắn NST: NST duỗi xoắn cực đại ở kì trung gian để phân tử AND nằm trong đó
được duỗi ra và tự nhân đôi, AND tự nhân đôi là cơ sở cho tự nhân đôi của NST ở kì này.
b, Đóng xoắn NST: Từ kì đầu cho đến kì giữa, NST đóng xoắn dần và đóng xoắn cực đại
ở kì giữa.
+ Tạo ĐK cho NST kép tách ở tâm động và phân li về 2 cực cử TB.
+ Tạo ra hình dạng đặc trưng về số lượng của NST trong trong TB mỗi loài.
c, Phân li của NST: Ở kì sau các NST kép tách ở tâm động và phân li về 2 cực của TB để
truyền đạt thông tin di truyền giống nhau về 2 cực của TB mà sau này trở thành 2 TB con.
d, Nhân đôi của NST:
- NST nhân đôi làm cho thong tin di truyền được nhân lên trong NST.
- Sự nhân đôi của NST ở kì trung gian kết hợp với sự phân li ở kì sau chính là cơ sở tạo
nên tính ổn định của bộ NST từ TB mẹ qua 2 TB con.
e, NST sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc:
Hoạt động này xẩy ra ở kì giữa có ý nghĩa cho sự phân li đồng đều của NST về 2 cực của
TB ở kì sau.
Câu 11: Thoi phân bào thay đổi như thế nào ở kì đầu và kì cuối? vai trò của thoi
phân bào.
Thoi phân bào xuất hiện ở kì dầu, tiêu biến ở kì cuối.Sự co rút của các sợi thoi phân bào
làm cho NST phân li về 2 cực của TB.
Câu 12: Trong chu kì TB những hoạt động nào của NST là quan trọng nhất?
Đó là những hoạt động nhân đôi của kì trung gian, phân li đồng đều về 2 cực của TB ở kì
sau NP. Nhờ 2 sự kiện này, 2 TB con được hình thành có bộ NST 2n giống bộ NST của
TB mẹ ban đầu.

Câu 13: Cơ chế hình thành TB n và 2n từ dạng TB 2n.
* Cơ chế hình thành TB n từ TB 2n:
- Ở cơ thể đa bào có một nhóm TB được tách ra làm nhiệm vụ sinh sản gọi là TB sinh
dục sơ khai. Các TB này trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn sinh sản: các TB sinh dục NP liên tiếp nhiều lần tạo ra các TB con.
+ Giai đoạn sinh trưởng; các TB sinh dục tiếp nhận nguyên liệu từ môi trường ngoài tạo
các TB có kích thước lớn hơn.
+ Vùng chin: Các TB tinh bào bậc I và các noãn bào bậc I thực hiện giảm phân liên tiếp 2
lần để tạo giao tử.
- Sau đó nêu quá trình giảm phân (gồm giảm phân I, giảm phân II và kết quả của quá
trình giảm phân)
* Cơ chế hình thành TB 2n từ TB 2n:
- Nêu quá trình nguyên phân (diễn biến và kết quả)
11


- Các tinh bào bậc I và noãn bào bậc I bị tác động của nhân tố hóa học làm cắt đứt dây tơ
vô sắc hoặc ức chế hình thành dây tơ vô sắc trên toàn bộ bộ NST sẽ tạo nên các giao tử
lưỡng bội 2n.
- Qua thụ tinh sự kết hợp giữa các tinh trùng đơn bội n và trứng đon bội n sẽ tạo thành
hợp tử lưỡng bội 2n.
Câu 14: Sơ đồ sau đây, mô tả mối quan hệ mật thiết của một quá trình sinh lí quan
trọng của cơ thể sống. Em hãy nêu tên các quá trình này và từng quá trình đó xẩy ra
ở những đơn vị nào của cơ thể sống.Nêu mối quan hệ giữa chúng sao cho hợp lí?
2n
2n
n
- Từ TB 2n -> 2n: quá trình phân bào nguyên phân:Xẩy ra ở hợp tử đầu tiên, TB sinh
dưỡng, TB mầm sinh dục của sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính.
- Từ 2n -> n: Quá trình phân bào giảm phân: Xẩy ra ở cơ quan sinh sản cuả sinh vật

trưởng thành, có sự tham gia của tinh bào bậc I và noãn bào bậc I.
- Từ n -> 2n quá trình thụ tinh: Xẩy ra ở cơ quan sinh dục cái(đối với sinh vật bậc cao)
* Mối quan hệ giữa các quá trình;
+ khi hợp tử, Tb bào đầu tiên này nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra cơ thể non -> cơ
thể trưởng thành.
+ Trong cơ thể trưởng thành noãn bào bậc I (2n), tinh bào bâc I (2n) mới thực hiện giảm
phân tạo giao tử (n) -> qua thụ tinh tạo hợp tử (2n), hợp tử (2n) đầu tiên này nguyên phân
liên tiếp nhiều lần tạo cơ thể mới.
Câu 15: Giảm phân là gi? Trình bày cơ chế của quá trình giảm phân và ý nghĩa sinh
học của quá trình giảm phân?
1, Giảm phân là hình thức sinh sản của TB sinh dục vào giai đoạn chin bao gồm noãn bào
bậc I (con cái) và tinh bào bậc I (con đực)
2, Diễn biến: Gồm 2 lần phân bào liên tiếp:
* Lần phân bào 1
a, Kì đầu I: - Các NST kép xoắn và co ngắn (2n kép)
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo với
nhau sau đó tách rời nhau.
b, Kì giữa I: Các cặp NST trong cặp tương đồng tập trung và xếp thành 2 hàng song song
trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.(2n kép)
c, Kì sau I: Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của TB.(2n kép)
d, Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với bộ đơn bội.
(n kép)
=> Kết quả từ 1 TB mẹ ban đầu (2n) qua giảm phân I tạo ra 2 TB con có bộ NST (n kép)
* Lần phân bào 2:
a, Kì đầu II: Các NST kép co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội (n kép)
b, Kì giữa II: Các NST kép xếp thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào (n kép)
c, Kì sau II: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động phân li về 2 cực của TB (2n đơn)
12



d, Kì cuối II: Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ
đơn bội (n đơn)
=> Kết quả quá trình giảm phân: Qua 2 lần phân bào liên tiếp từ 1 TB mẹ (2n) ban đầu đã
tạo ra 4 TB con đều mang bộ đơn bộ n, Số lượng giảm nữa so với TB mẹ ban đầu -> hình
thành các giao tử.
Câu 16: Nêu điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa các hoạt động của NST qua
các kì của nguyên phân và giảm phân. Ý nghĩa của chúng trong di truyền và tiến
hóa?
a, Giống nhau:
- Đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
- Đều có sự biến đổi hình thái của NST theo chu kì(đóng xoắn và tháo xoắn)-> Đảm bảo
cho NST nhân đôi, thu gọn cấu trúc và tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
ở kì giữa.
- Ở kì sau lần phân bào II giống với phân bào nguyên phân.
- Đều là cơ chế sinh học nhằm bảo đảm vật chất di truyền qua các thế hệ TB của cơ thể.
b, Khác nhau:
NGUYÊN PHÂN
GIẢM PHÂN
*Kì đầu: Các NST kép đóng xoắn nhưng
*Kì đầu I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự
không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo
trao đổi chéo giữa các cromatit trong các
NST kép tương đồng
* Kì giữa: Độ xoắn của NST là cực đại,
* Kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng
các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt
trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì Sau: Mỗi NST kép chẻ dọc ở tâm

* Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương
động thành 2 NST đơn phân li đồng đều
đồng phân li độc lập về 2 cực của TB
về 2 cực của TB
* Kì cuối: NST tháo xoắn cực đại và trở
* Kì cuối I: NST vẩn giữ nguyên hình dạng
lại dạng sợ mảnh ban đầu.
và kích thước như kì sau.
=> Kết quả của quá trình nguyên phân: từ
1 TB mẹ ban đầu(2n) tạo thành 2 TB con
có bộ NST (2n) giống hệt bộ NST của TB
mẹ ban đầu.
* Không có nguyên phân lần 2.

=> Kết quả từ 1 TB mẹ ban đầu (2n) qua
giảm phân I tạo ra 2 TB con có bộ NST (n
kép)
* Giảm phân 2(xẩy ra sau đó)
Ở lần phân bào này NST không nhân đôi
nữa. Có sự chẻ dọc của mỗi NST kép ở tâm
động để tạo thành 2 NST đơn phân li về 2
cực của TB
=> Kết quả quá trình giảm phân: Qua 2 lần
phân bào liên tiếp từ 1 TB mẹ (2n) ban đầu
đã tạo ra 4 TB con đều mang bộ đơn bộ n,
Số lượng giảm nữa so với TB mẹ ban đầu
-> hình thành các giao tử.

13



* Ý nghĩa của nguyên phân:
- Là hình thức sinh sản của hợp tử, TB sinh dưỡng và TB mầm.
- Cơ thể đa bào lớn lên nhờ nguyên phân.
- Nhờ tự sự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều ở kì sau của nguyên
phân -> bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ TB của cơ thể và qua các thế
hệ sinh vật của các loài sinh sản.
* Ý nghĩa của giảm phân:
- Là hiện tượng sinh sản của TB sinh dục vào giai đoạn chín.
- Nhờ sự phân li của NST tương đồng xẩy ra trong giảm phân -> làm cho số lượng NST
trong giao tử giảm 1 nữa (n) nên khi thụ tinh, bộ NST của loài được phục hồi.
- Sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng xẩy ra ở kì đầu. Sự phân li
độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST kép trong cặp tương đồng xẩy ra ở kì sau của giảm
phân I đã tạo ra nhiều loại giao tử khác -> Làm cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
Câu 17: Tại sao nói diễn biến của giảm phân II giống với nguyên phân?
Do: - Diễn biến các kì giống nhau.
- Hình thái NST như nhau, giống về phân li của NST.
- Từ 1 TB tạo ra 2 TB con, NST kép chuyển thành NST đơn.
- Chỉ khác về số lượng.
Câu 18: So sánh giảm phân I và giảm phân II? Hoạt động của NST ở kì nào của
giảm phân làm cơ sở tạo ra sự đa dạng giao tử?
1. So sánh:
a, Giống nhau:
- Đều có các kì phân chia giống nhau: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
- Sự biến đổi các thành phần của TB như màng nhân , nhân con, trung thể, màng tế bào
chất ở từng kì tương tự nhau.
b, Khác nhau:
Các kì
GIẢM PHÂN I
GIẢM PHÂN II

* Kì trung gian
- Xẩy ra nhân đôi NST ở kì trung - Không xẩy ra nhân đôi NST ở
gian
kì trung gia
* Kì đầu
- Xẩy ra sự tiếp hợp của NST
- Không xẩy ra sự tiếp hợp của
NST
* Kì giữa
- Các NST kép xếp thành 2 hàng - Các NST kép xếp thành 1 hàng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào
phân bào
* Kì sau
- Các NST kép trong cặp tương
- Mỗi NST kép chẻ dọc ở tâm
đồng phân li độc lập về 2 cực của động phân li về mỗi cực của TB
TB.
* Kì cuối
- Kết thúc: Mỗi TB con có bộ
- Kết thúc: Mỗi TB con có bộ
NST đơn bội kép(n kép)
NST đơn bội(n đơn)
2. Giải thích: - Kì đầu của giảm phân I có thể xẩy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các
NST kép khác nguồn gốc trong cặp tương đồng tạo nhóm gen lien kết mới.
- Kì sau giảm phân I có sự phân li độc lập của NST kép trong cặp tương
đồng, tiếp theo có sự tổ hợp tự do của bộ NST kép đơn bội tại mỗi cực của TB. Vậy từ 1
14



TB sinh giao tử 2n NST, qua giảm phân tạo ra 2n loại giao tử khác nhau về nguồn
gốc(nếu không có đột biến và trao đổi chéo)
Câu 19: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I tạo nên sự
khác nhau về nguồn gốc trong bộ đơn bội(n NST) ở các TB con được tạo thành qua
giảm phân?
- Ở kì sau của giảm phân I: các NST kép(1 có nguồn gốc bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ) trong
cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của TB.
- Ở kì cuối của giảm phân I: Các NST kép trong 2 nhân mới được tạo thành có bộ NST
đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc.
- Ở Kì giữa II: Các NST kép của 2 TB mới tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
- Ở kì sau II: từng NST kép trong 2 TB mới tách nhau ở tâm động phân li về 2 cực của
TB.
- Kì cuối II: 4 TB con được tạo thành với bộ NST đơn bội n khác nhau về nguồn gốc và
bản chất của NST.
Câu 20: Hãy nêu các sự kiện xẩy ra trong giảm phân dẫn đến việc hình thành tổ hợp
NST khác nhau trong các giao tử và giải thích tại sao mỗi sự kiên đó đều có thể tạo
nên các loại giao tử khác nhau như vậy?
* Các sự kiên đó là:
- Sự trao đổi chéo trong các cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I -> hình thành
tổ hợp mới của các gen trong nhiều gen.
- Ở kì sau của giảm phân I: Sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc từ mẹ và bố
trong cặp NST tương đồng một cách ngẫu nhiên về 2 cực TB ->dẫn đến sự tổ hợp khác
nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ.
- Ở kì sau giảm phân II, có dự phân li đồng đều của các NST đơn về 2 cực của TB một
cách ngẫu nhiên cho 2 TB con ở kì cuối II.
Câu 21: Em hiểu như thế nào là NST kép? Cặp NST tương đồng, NST đơn,
Crômatit.?
- NST kép: + NST kép là NST được sinh ra từ sự nhân đôi của NST, NST kép gồm 2
crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, mang tính chất một nguồn gốc, hoăc có

nguồn gốc từ bố, hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
+ NST kép tồn tại ở kì trung gian, kì đầu, kì giữa của nguyên phân; kì đầu đến
kì giữa II của giảm phân.
- Cặp NST tương đồng: + Trong TB 2n của mỗi loài NST tồn tại thành từng đôi gọi là cặp
NST tương đồng, 2 NST trong cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước.
+ Trong mỗi cặp NST tương đồng có 1 NST nguồn gốc của bố,
1NST có nguồn gốc của mẹ.
- NST đơn: + Ở kì sau nguyên phân và kì sau giảm phân II, mỗi NST kép chẻ dọc ở tâm
động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB.
+ NST đơn tồn tại trong TB ở kì sau và kì cuối của nguyên phân, kì sau II và
kì cuối của giảm phân II.
15


- Crômatit: + khi NST nhân đôi, mỗi NST đơn hình thành NST kép, mỗi NST kép gồm 2
crômatit dính nhau ở tam động.
+ Crômatit chỉ tồn tại trong NST kép. Do vậy, crômatit có trong TB tại cuối
kì trung gian, kì đầu, kì giữa của nguyên phân và từ kì trung gian đến kì giữa II của giảm
phân.
Câu 22:Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt NST kép và cặp
NST tương đồng?
a, Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng:
- NST kép: + NST kép là NST được sinh ra từ sự nhân đôi của NST, NST kép gồm 2
crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, mang tính chất một nguồn gốc, hoăc có
nguồn gốc từ bố, hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
+ NST kép tồn tại ở kì trung gian, kì đầu, kì giữa của nguyên phân; kì đầu đến
kì giữa II của giảm phân.
- Cặp NST tương đồng: + Trong TB 2n của mỗi loài NST tồn tại thành từng đôi gọi là cặp
NST tương đồng, 2 NST trong cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước.
+ Trong mỗi cặp NST tương đồng có 1 NST nguồn gốc của bố,

1NST có nguồn gốc của mẹ.
b, Phân biệt NST kép và cặp NST tương đồng:
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ 1 chiếc NST gồm 2 cromatit giống
- Gồm 2 NST độc lập giống nhau về hình
hệt nhau, dính nhau ở tâm động
dạng và kích thước.
- Mang tính chất 1 nguồn gốc: hoặc có
- Mang tính chất 2 nguồn gốc: 1 chiếc có
nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ. nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ
mẹ.
- 2 cromatit hoạt động như 1 thể thống
- 2 NST trong cặp tương đồng hoạt động
nhất.
độc lập với nhau.
Câu 23: Thụ tinh là gi? Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và cái tạo ra
được các hợp tử khác nhau về nguồn gốc?
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 2 bộ nhân đơn bội (n NST) của giao tử đực và
giao tử cái tạo thành bộ lưỡng bội (2n) ở hợp tử.
- Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và cái tạo ra các hợp tử chứa đựng những tổ hợp
NST khác nhau -> thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp giữa 2 bộ nhân đơn bội (n NST)
của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ lưỡng bội (2n) ở hợp tử.Trong đó n có nguồn
gốc từ bố, n có nguồn gốc từ mẹ.
Câu 24: Những hoạt động nào của NST trong giảm phân và thụ tinh làm phục hồi
bộ NST lưỡng bội của loài?
Sự phân li của mỗi NST trong cặp tương đồng xẩy ra trong giảm phân làm cho số lượng
NST trong giao tử giảm xuống còn n, sự tổ hợp lại của NST trong các cặp tương đồng
làm cho bộ NST lưỡng bội của loài được phục hồi.
Câu 25: Tại sao nói kết hợp 3 quá trình NP,GP và TT là cơ chế đảm bảo sự duy trì

ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hưu tính qua các thế hệ cơ thể?
Ở loài sinh sản hữu tính, cơ thể bắt đầu từ 1 TB gọi là hợp tử qua quá trình NP bộ NST
lưỡng bội đặc trưng cho loài trong hợp tử được sao chép lại nguyên vẹn trong tất cả các
16


TB của cơ thể. Khi giảm phân, số lượng NST trong giao tử giảm xuống còn n NST. Nhờ
đó khi thụ tinh bộ NST lưỡng bội của loài được phục hồi.
Câu 26: Những hoạt động nào của NST trong giảm phân, những hoạt động nào của
giao tử trong thụ tinh tạo ra các biến dị tổ hợp?
Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST trong các cặp tương đồng xẩy ra trong
giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại
giao tử này trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều kiểu tổ hợp khác nhau. Từ đó tạo ra
nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
Câu 27:Nêu bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?
Quá trình
Bản chất
Ý nghĩa
Nguyên
Giữ nguyên bộ NST, nghĩa Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn
phân
2 TB con được tạo ra có bộ định bộ NST đặc trưng cho loài, cho các thế hệ
NST giống như bộ NST
TB trong quá trình phát triển cá thể và qua các
của TB mẹ
thế hệ khác nhau của loài đối với sinh sản vô
tính.
Giảm
Làm giảm số lượng NST đi Giảm phân kết hợp với nguyên phân và thụ
phân

1 nữa, nghĩa là các TB con tinh là cơ chế duy trì và ổn định bộ NST lưỡng
được tạo ra có số lượng
bội của loài sinh sản hữu tính và giao phối qua
NST n giảm đi 1 nữa so với các thế hệ -> góp phần tạo ra nguồn biến dị tổ
TB mẹ 2n -> đó là bộ NST hợp -> giải thích sự đa dạng và phong phú
trong các giao tử của loài
trong loài.
Thụ tinh Là sự kết hợp 2 giao tử đơn Góp phần duy trì, ổn định bộ NST qua các thế
bội n tạo thành hợp tử
hệ ở những loài sinh sản hữu tính -> tạo ra
lưỡng bội 2n -> phát triển
nguồn biến dị tổ hợp.
thành cơ thể.
Câu 28: Mối tương quan giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?
- Trong các loài giao phối kết hợp 3 quá trình NP – GP – TT chính là thực hiện cơ chế:
+ Nguyên phân: Bảo đảm cho hợp tử qua nhiều lần phân bào liên tiếp trở thành cơ thể
trưởng thành bình thường trong đó các TB sinh dưỡng có bộ NST như nhau và kiểu gen
giống nhau.
+ Giảm phân : Qua 2 lần phân bào liên tiếp cảu các TB qua giảm phân thì các TB sinh
tinh hay sinh trứng cảu cơ thể trưởng thành sẽ tạo ra tinh trùng hay trứng có bboj NST
đơn bội của TB me.
+ Thông qua thụ tinh mà các giao tử đực và cái phối hợp với nhau -> hợp tử nhận được
bộ gen dơn bội của bố và mẹ. Hợp tử lại thông qua nguyên phân lien tiếp cùng với sự
phân hóa các TB làm choc ơ thể sinh trưởng nên cơ thể trưởng thành.
- Sơ đồ mối quan hệ giữa NP – GP – TT:

17


Nguyên phân


Cơ thể trưởng thành

Hợp tử(2n)
Tế bào sinh dưỡng(2n)
Thụ tinh

Tế bào sinh dục (2n)

Giảm phân
Giao tử (n)
Câu 29:Giao tử là gì? So sánh quá trình tạo trứng và tinh trùng?
1.Giao tử:là TB có bộ NST đơn bội(n), được hình thành trong quá trình giảm phân của
TB sinh dục chin(2n).
2. So sánh quá trình tạo trứng và tinh trùng:
a, Giống nhau:
- Đều xẩy ra ở các TB sinh dục vào giai đoạn chin.
- Đều trải qua 3 giai đoạn:
+ Vùng sinh sản: Các TB sinh dục nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các TB con.
+ Vùng sinh trưởng: Các TB sinh dục tiếp nhận nguyên liệu từ môi trường ngoài tạo nên
các TB có kích thước lớn hơn.
+ Vùng chin: Trải qua giảm phân 2 lần liên tiếp là giảm phân I và II
- Đều xẩy ra hang loạt các cơ chế hoạy động như nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do.
- Kết quả tạo nên các TB tinh trùng hoặc TB trứng có bộ đơn bội khác biệt nhau về nguồn
gốc và chất lượng NST.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo sự tiếp tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
b, Khác nhau:
Tạo tinh trùng
Tạo trứng
- Giai đoạn sinh trưởng ngắn, lượng chất

- Giai đoạn sinh trưởng dài, lượng chất tích
tích lũy ít, TB sinh tinh có kích thước bé.
lũy nhiều hơn, TB sinh trứng có kích thước
lớn.
- Một TB sinh tinh trùng kết thúc giảm
- Một TB sinh trứng kết thúc giảm phân taọ
phân taọ 4 tinh trùng có bộ đơn bội n.
1 trứng và 3 thể cực đều có bộ đơn bội n
- Tinh trùng có kích thước bé, gồm 3 phần: - Trứng có kích thước lớn hơn; dạng hình
đầu, thân, đuôi và lượng TBC không đáng cầu, lượng TBC lớn.
kể.
- Chưa có sự can thiệp của chọn lọc tự
- Có sự can thiệp của chọn lọc tự nhiên
nhiên vào sự tạo tinh trùng.
ngay lần phân bào I và II -> Kết quả là chỉ
giữ lại 1 trứng có khả năng thụ tinh.
Câu 30: Nêu rõ sự khác nhau căn bản giữa tinh trùng và trứng về mặt số lượng và
kích thước. Ý nghĩa của sự khác nhau này?
- Tinh trùng có kích thước nhỏ nhưng số lượng rất lớn, đảm bảo quá trình thụ tinh được
hoàn hảo.
18


- Tuy có số lượng ít hơn nhưng lại có kích thước lớn, chứa nhiều chất TB để nuôi hợp tử
và nuôi phôi ở giai đoạn đầu.
Câu 31: So sánh giao tử đực và giao tử cái ở động vật?
a, Giống nhau:
- Đều được tạo ra từ quá trình giảm phân của TB sinh giao tử.
- Đều chứa bộ NST đơn bội.
- Có khả năng thụ tinh tạo hợp tử.

b, Khác nhau:
GIAO TỬ ĐỰC
GIAO TỬ CÁI
- Được tạo ra từ tinh trùng có đuôi.
- Được tạo ra từ buồng trứng không có
đuôi.
- Có kích thước nhỏ hơn giao tử cái.
- Có kích thước lớn hơn giao tử đực do
chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng
- Số lượng tạo ra nhiều hơn: Mỗi tinh bào - Số lượng tạo ra ít hơn: Mỗi noãn bào bậc I
bậc I giảm phân tạo 4 giao tử đực có thời
giảm phân tạo 1 giao tử cái có thời gian
gian sống ngắn hơn giao tử cái cùng loài.
sống lâu hơn giao tử đực cùng loài.
Câu 32: So sánh trứng và thể cực về cấu tạo và chức năng?
a, Giống nhau:
- Đều là những TB đơn bội n.
- Đều được tạo ra từ quá trình giảm phân của noãn bào bậc I xẩy trong buồng trứng của
TB sinh dục cái.
b, Khác nhau:
TRỨNG
THỂ CỰC
Đặc điểm
* Cấu tạo
- Có kích thước lớn hơn thể cực
- Có kích thước nhỏ hơn trứng
- Có số lượng phát sinh ít hơn:
- Có số lượng phát sinh nhiều hơn:
Một noãn bào bậc I qua giảm
Một noãn bào bậc I qua giảm phân

phân chỉ tạo 1 trứng.
chỉ tạo 3 thể cực.
* Chức năng
- Có khả năng thụ tinh tạo hợp tử - Không có khả năng thụ tinh tạo
hợp tử
Câu 33: Tại sao nói NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ TB? Để NST thực hiên
chức năng đó thì nó có những hoạt động gì? Hãy giải thích?
* NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ TB:
- NST là cấu trúc mang gen:
+ NST chứa AND mà AND mang thông tin di truyền phân bố trên NST. Mỗi gen có 1 vĩ
trí nhất định trên NST gọi là “lô cút” trên NST.
+ Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra sự biến đổi về tính trạng. Đại bộ
phận các tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST.
- NST có khả năng tự nhân đôi:
+ Thực chất của sự nhân đôi của NST là nhân đôi AND vào kì trung gian giữa 2 lần phân
bào đảm bảo ổn định vật chất di truyền ở cấp độ TB đối với các loài giao phối.Ở các loài
sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế nhân đôi, phân chia đồng đều NST về 2 cực của TB là cơ
chế ổn định vật chất di truyền trong 1 đời cá thể ở cấp độ TB.
* Những hoạt động của NST:
19


- Để thực hiện chức năng di truyền, NST có những hoạt động trong nguyên phân và giảm
phân như nhân đôi, đóng xoắn duỗi xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc,
phân chia đồng đều về 2 cực của TB. Nhờ đó, thông qua di truyền của NST được nhân
lên và phân chia cho các TB con.
Câu 34: Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ TB là gì? Biểu hiện ở các đặc tính nào?
Cơ chế của sự di truyền ở mức độ TB trong 2 trường hợp sinh sản sinh dưỡng(vô
tính) và sinh sản hữu tính?
* Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ TB là NST.

* Các đặc tính biểu hiện:
- Tính đặc trưng: TB của mỗi loài SV đều có bộ NST đặc trưng về hình dạng và số lượng.
- Tinh ổn định: Bộ NST đặc trưng này được ổn định qua các thế hệ TB và qua các thế hệ
cơ thể.
- Tính đột biến: Biểu hiện ở 2 loại đột biến cấu trúc và số lượng NST.
* Cơ chế của sự di truyền ở mức độ TB trong 2 trường hợp sinh sản sinh dưỡng(vô tính)
và sinh sản hữu tính:
- Trong sinh sản sinh dưỡng do cơ chế nguyên phân: Trong nguyên phân các NST đơn
nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động sau đó cromatit phân li
đồng đều về 2 cực của TB ở ki sau. Chính vì vậy nguyên phân đảm bảo sự phân phối đều
NST cho các TB con.
- trong sinh sản hữu tính: Do các cơ chế NP – GP – TT.
+ Trong giảm phân gồm 2 lần giảm phân liên tiếp từ 1 TB mẹ ban đầu 2n tạo ra các giao
tử có số lượng NST đơn bội n.
+ Nhờ quá trình thụ tinh: Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội của giao tử đực và cái tạo thành
hợp tử lưỡng bội 2n -> Chính vì vậy bộ NST được ổn định qua các thế hệ của loài.
Câu 35: Những đặc tính chứng tỏ NST là cơ sở vật chất của hiện tượng DT?
* Xét về mặt cấu trúc: Mỗi NST có vỏ là Prôtêin, phần lỏi là AND.Trên AND mang các
gen chứa thông tin cấu trúc các phân tử Prôtêin đặc thù, từ đó quy định các tính trạng của
cơ thể SV. Vì vậy NST là cấu trúc vật chất chứa đựng và bảo quản thông tin DT.
* Xét về mặt sinh học:
- Sự nhân đôi, phân li và tổ hợp của NST trong quá trình NP- GP- TT là cơ sở cho sự
truyền đạt thông tin DT của loài qua các thế hệ TB và các thế hệ khác nhau. Cụ thể là:
+ Trong nguyên phân: Mỗi NST tự nhân đôi và phân li đồng đều cho 2 TB con, đảm bảo
sự giống nhau về DT giữa các thế hệ TB.
+ Trong giảm phân: Mỗi NST tự nhân đôi 1 lần, sau đó phân li 2 lần tạo ra bộ NST đơn
bội trong giao tử là n NST.
+ Trong thụ tinh: Sự tổ hợp 2 bộ nhân đơn bội n NST của giao tử đực với giao tử cái tạo
thành bộ lưỡng bội trong hợp tử 2n NST. Như vậy Hợp tử đã khoi phục bộ NST lưỡng
bội đặc trưng cho loài.

``Câu 36: So sánh NST thường và NST giới tính?
a, Giống nhau:
* Về cấu tạo:
- Đều được cấu tạo từ 2 thành phần là phân tử AND và 1 loại Protein là Histon.
20


- Đều có tính đặc trưng cho loài.
- Các cặp NST thường và NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm 2 chiếc giống hệt
nhau.
* Về chức năng:
- Dều chứa gen quy định tính trạng của cơ thể.
- Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào như nhân đôi, đóng xoắn, xếp trên
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân li về 2 cực của TB.
b, Khác nhau
Đặc điểm
Nhiễm sắc thể thường
Nhiễm sắc thể giới tính
Cấu tạo
- Tồn tại thành nhiều cặp trong TB
- Tồn tại thành 1 cặp duy nhất
lưỡng bội 2n
trong TB lưỡng bội 2n
Hình dạng
- Tồn tại thành từng cặp NST tương - Là cặp tương đồng (XX), không
đồng giống nhau về 2 giới
tương đồng (XY) khác nhau về 2
giới
Chức năng
- Quy định tính trạng của cơ thể

- Quy định giới tính của sinh vật.
sinh vật.
- Mang gen quy định tính trạng
- Mang gen quy định tính trạng
thường của sinh vật.
thương lien kết với giới tính
Câu 37: Vì sao liên kết gen chỉ cho ra được hai k.hình giống bố mẹ?
- Liên kết gen hạn chế sự tổ hợp tợ do của các gen trong quá trình phát sinh giao tử, do đó
hạn chế sự xuất hiện biến di tổ hợp, làm cho đời sau có khuynh hướng giống với đời
trước.
- Liên kết gen đảm sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng mà các gen quy định
chúng nằm trên 1 NST. Điều này rất có lợi cho tiến hóa và chọn giống.
Câu 38: Tại sao nói quy luật di truyền liên kết gen không bác bỏ mà bổ sung cho
quy luật phân li độc lập?
Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau thì di truyền theo quy luật phân li độc lập.
Khi các gen cùng nằm trên 1 NST thì các gen này di truyền theo quy luật di truyền liên
kết. Như vậy, di truyền lien kết gen không mâu thuẫn với di truyền phân li độc lập. Nói
cách khác, quy luật liên kết gen không bác bỏ mà bổ sung cho quy luật phân li độc lập.
Câu 39: Thế nào là di truyền liên kết(DTLK)? Hiện tượng DTLK đã bổ sung cho
quy luật phân li độc lập của Men đen như thế nào?
* DTLK là hiện tượng di truyền của một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được
quy định bỡi các gen cùng nằm trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
* Phát hiện của Mooc gan về hiện tượng DTLK đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập
của Men đen như sau: - Hiện tượng phân li độc lập chỉ đúng khi nghiên cứu với mỗi tính
trạng do một gen nằm trên 1 NST riêng biệt quy định.
- Trên thực tế, trong TB, số lượng NST luôn ít hơn nhiều so với số
lượng gen, do vậy thường có hiện tượng 1 NST phải mang nhiều gen, dẫn đến kết quả là
các tính trạng DTLK với nhau và đây là hiện tượng mang tính phổ biến.
Câu 40: Điểm khác nhau cơ bản giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và hiện
tượng di truyền lien kết của các cặp tính trạng?

21


Đặc điểm
* Hiện
tượng

Di truyền độc lập
- Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng
không phu thuộc vào sự di truyền của
các cặp tính trạng khác.

* Nguyên
nhân

- Các cặp gen quy định các cặp tính
- Các cặp gen quy định các cặp
trạng nằm trên các cặp NST khác nhau. tính trạng cùng nằm trên 1 cặp
NST
- Trong quá trình giảm phân hình thành - Các gen nằm trên 1 NST phân li
giao tử có sự phân li độc lập của từng
và tổ hợp cùng nhau về 1 giao tử.
cặp NST tương đồng -> Sự phân li của
từng cặp gen tương ứng và sau đó có
sự tổ hợp tự do giữa các gen trong từng
cặp gen.

* Cơ chế

Di truyền liên kết

- Sự di truyền của mỗi cặp tính
trạng kéo theo sự di truyền của
cặp tính trạng khác.

* Kết quả

- Nếu P thuần chủng khác nhau về các
cặp tính trạng tương phản thì trên số
lớn F1 cho 2n kiểu giao tử, F2 cho 4
kiểu tổ hợp giao tử với 3n kiểu gen, 2n
kiểu hình với tỉ lệ phân li(3:1)n (n là số
cặp gen dị hợp)

- F1 cho 2 kiểu giao tử, F2 cho 4
kiểu tổ hợp giao tử với 3 kiểu gen,
2 kiểu hình phân li với tỉ lệ 3:1
hoặc 3 kiểu hình với tỉ lệ 1:2:1

* Ý nghĩa

- Xuất hiện các biến di tổ hợp -> có ý
nghĩa trong tiến hóa và chon giống.

- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ
hợp, đảm bảo di truyền bền vững
của các gen ->Các gen tốt luôn
được di truyền kèm với nhau.

22



CHƯƠNG IV. BIẾN DỊ
Câu 1: Sơ đồ các loại biến dị và khái niệm các loại biến dị theo quan điểm DT hiện
đại.
1. Sơ đồ:
Thể di bội

§B sè lîng.
§B NST

Thể đa bội
§B cÊu tróc.

BD ®ét biÕn
BD DT

§B gen
BD tæ hîp

BiÕn dÞ
BD kh«ng DT

Thêng biÕn.

2. Khái niệm: (lần lượt có các câu hỏi sau)
Câu 2: Hãy nêu khái niêm, các dạng, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả và ý nghĩa của
đột biến gen? Vì sao đột biến gen gây hại cho bản thân sinh vật nhưng lại di truyền
được cho thế hệ sau?
1. Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc
số cặp Nu đó, xẩy ra ở 1 hoặc một số vĩ trí nào đó trên phân tử AND.

2. Các dạng: mất, thêm, thay thế hoặc đảo vị trí của 1 hoặc một số cặp Nu.
3. Nguyên nhân: - Trong tự nhiên, đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá
trình tự sao chép của phân tử AND đưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và
ngoài cơ thể.
– Trong nhân tạo: người ta có thể gay ra các đột biến nhân tạo bằng các
tác nhân vật lí hoặc hóa học.
4.Cơ chế: - Các tác nhân gây đột bến gây ra những sai sót trong quá trình tự sao cau AND
hoặc trực tiếp biến đổi cấu trúc của nó.
- Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng và cường độ của
các tác nhân mà còn tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Gen bền vững ít đột biến,
gen kém bền vững thường dễ bị đột biến sinh ra nhiều gen mới.
5. Hậu quả: Gen cấu trúc bị biến đổi sẽ dẫn tới hậu quả mARN cũng bị biến đổi, hậu quả
là Prôtêin tương ứng cũng bị biến đổ dẫn tới sự biến đổi đột ngột, gián đoạn của một vài
tính trạng trên một vài cá thể.
6. Đột biến gen có hại cho SV.
Các gen biểu hiện ra k.hình thường có hại cho bản thân SV, vì chúng phá vỡ sự thống
nhất hài hòa trong k.gen đã qua chon lọc và duy trì lâu đời trong kiện tự nhiên gây ra rối
loạn quá trình tổng hợp Prôtêin.
7. Ý nghĩa: Đột biến gen được xen là nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trính tiến hóa
và chọn giống.
8. Đột biên gen DT được: Vì: Đột biến gen là thay đổi cấu trúc của gen trên phân tử
AND. Khi phân tử AND nhân đôi thì gen đột biến cũng nhân đôi sau đó truyền cho các
TB con trong quá trình phân bào và di truyền cho thế hệ sau.
23


Câu 3: Nêu biểu hiện của sự đột biến gen. Vì sao đột biến gen có hại cho bản thân
sinh vật nhưng có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt?Nêu vai trò của đột biến
gen trong tiến hóa, chọn giống và trong việc sinh bệnh tật ở người.
1. Biểu hiện của sự đột biến:

- Đột biến gen cấu trúc dẫn đến làm biến đổi cấu trúc của phân tử Prôtêin mà nó mã hóa
và do đó làm thay đổi đột ngột tính trạng tạo ra sự gián đoạn trong biểu hiện k.hình của
cơ thể.
- Đa số các đột biến gen tạo ra là các gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra k.hình khi ở trạng
thái đồng hợp lặn và không được biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp.
- Một số đột biến gen là đột biến gen trội phát sinh thì biểu hiện ngay ra k.hình của cơ
thể.
2. Đột biến gen có ý nghĩa trong trồng trọt và chăn nuôi.
Tuy có hại cho bản thân SV nhưng đột biến gen có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt.
- Đột biến gen tạo ra tính đa dạng trong k.gen của cá thể cùng loài, giúp con người dễ
chọn lựa những k.gen, k.hình mà mình mong muốn.
- Bên cạnh đó qua giao phối, nếu gặp tổ hợp thích hợp một đột biến gen vốn có hại có thể
trở thành có lợi. trong thực tiễn người ta thường gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo
có lợi.
3. Vai trò trong tiến hóa:
- Đột biền gen thường là đọt biến lặn, khi mới xuất hiện ở trạng thái dị hợp, trong quá
trình sinh sản chúng được nhân lên tạo nguồn biến dị dữ trữ trong quần thể.
- Đối với từng gen thì tần số đột biến rất thấp, nhưng số lượng gen trong một TB của loài
là rất lớn nên tần số đột biến chung cho các gen là tấ cao làm nguyên liệu cho chọn lọc tự
nhiên.
- Đột biến tự nhiên được coi là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa, trong đó đột biến gen là
chủ yếu. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp, còn biến dị tổ hợp là nguồn nguyên
lệu thứ cấp của quá trình tiến hóa.
4. Vai trò trong chọn giống:
- Đột biến gen tạo ra tính đa dạng trong k.gen của cá thể cùng loài, giúp con người dễ
chọn lựa những k.gen, k.hình mà mình mong muốn.
- Bên cạnh đó qua giao phối, nếu gặp tổ hợp thích hợp một đột biến gen vốn có hại có thể
trở thành có lợi. trong thực tiễn người ta thường gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo
có lợi
- Con người dung phương pháp gây đột biến nhân tạo chủ yếu là đột biến gen trong chọn

giống
5. Vai trò trong sinh bệnh tật ở người:
- Đột biến gen trên NST thường gây bệnh tật như; bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh,
xương chi ngắn.
- Đột biến gen trên NST giới tính: bệnh máu khó đông, bệnh mù màu, bệnh dính ngón 2-3
Câu 4: Phân biệt đột biến với thể đột biến?
- Đột biến: Là những biến đổi ở vật chất di truyền, xẩy ra ở cấp độ phân tử(đột biến gen),
xẩy ra ở cấp độ TB(đột biến NST)
- Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra h.hình.
24


Ví dụ: Mất đoạn đầu nhỏ của NST thứ 21(đột biến) sẽ gây ra bệnh ung thư máu(thể đột
biến)
Câu 5: Thế nào là đột biến? Trong những trường hợp nào đột biến trở thành thể đột
biến? Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì đột biến gen lặn sẽ biểu
hiện kiểu hình khi nào?
1.Khái niệm(dã có)
2. Trong những trường hợp nào đột biến trở thành thể đột biến:
- Hai đột biến gen lặn của 2 giao tử đực và cái gặp gỡ nhau trong thụ tinh tạo thành k.gen
đồng hợp lặn -> Biểu hiện thành k.hình.
- Gen đột biên lặn nằm trên NST giới tính X không có gen trên NST giới tính Y hoặc
trên Y không có trên X-> Đều biểu hiện k.hình ở trạng thái XY.
- Đột biến trạng thái trội: gen a -> A, hoặc đột biến trạng thái lặn do môi trường thay đổi
chuyển thành trội.
- Đột biến NST.
3. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì đột biến gen lặn sẽ biểu hiện kiểu
hình khi nào?(Trả lời giống ý 2).
Câu 6: Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Gồm những dạng nào?Nguyên nhân? Vì
sao đột biến cấu trúc NST thường có hại cho SV? Nhưng lại là nguồn nguyên liệu

cho tiến hóa và chọn giống?
1.Thế nào là đột biến cấu trúc NST: Là những biến đổi trong cấu trúc của NST.
2. Gồm những dạng: Mất, lặp, đảo và chuyển đoạn NST.
3. Nguyên nhân: Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong hay ngoài cơ thể đã ảnh
hưởng tới NST -> làm phá vỡ cấu trúc hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn NST.
4. Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho SV: Vì: phá vở sự sắp xếp hài hòa của các
gen trên NST đã được hình thành trong quá trình tiến hóa.
5. Đột biến cấu trúc NST lại là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống: Một số đột
biến có lợi như: - Các ĐB mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài.
- Các ĐB cấu trúc NST có ý nghĩa tiến hóa nhất định: chúng tham gia
vào cơ chế cách li giữa các loài.
- Trong chọn giống, người ta có thể gây đột biến mất đoạn để loại bỏ các
gen xấu không mong muốn ra khỏi NST, chuyển những nhóm gen mong muốn từ NST
của loài này sang NST của loài khác.
Câu 7: so sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc của NST?
1. Giống nhau:
- Đều là những biến đổi xẩy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong TB (AND hoặc NST)
- Đều phát sinh từ tác động của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
- Dều di truyền cho thế hệ sau.
- Phần lới có hại cho bản thân sinh vật, làm tăng tính đa dạng cua các loài sinh vật.
2. Khác nhau:
Đột biến gen
Đột biến NST
1. Khái niệm: Đột biến gen là những biến
1.Thế nào là đột biến cấu trúc NST: Là
đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1
những biến đổi trong cấu trúc của NST.
hoặc số cặp Nu đó, xẩy ra ở 1 hoặc một số
vĩ trí nào đó trên phân tử AND.
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×