Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN chua loi dung tu dat cau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.01 KB, 21 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục Tiểu học có vai trò quan trọng, giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người phát triển toàn diện, có
tri thức và tay nghề, có năng lực thực hành, chủ động, sáng tạo. Bước đầu
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh.
Đáp ứng yêu cầu đó, các môn học ở Tiểu học được xây dựng theo quan
điểm tích hợp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh và hình
thành cho học sinh các kĩ năng học tập. Cùng với các môn học khác , môn
Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm giúp học sinh có thể vận dụng thành thạo Tiếng
Việt trong việc tạo lập và lĩnh hội văn bản - ngôn ngữ; giúp các em hoàn
thành tốt nhiệm vụ của các nhân vật giao tiếp trong vai người nói (người viết)
hoặc người nghe (người đọc).
Qua thực tế giảng dạy nhiÒu n¨m, tôi nhận thấy học sinh Tiểu học trong
học tập và trong giao tiếp mắc rất nhiều lỗi về chính tả, về từ vựng, về câu…
Chất lượng các bài tập làm văn viết của học sinh chưa cao. Kĩ năng dùng
từ, viết câu trong phân môn Tập làm văn còn rất h¹n chÕ. Vấn đề đặt ra là
cần điều chỉnh phương pháp dạy và học trong các tiết Tập làm văn. §ặc biệt
trong dạy học, giáo viên phải chú ý uốn nắn các em thực hiện các hành động
một cách chính xác, tránh trường hợp để tồn tại ở các em các lối mòn rất khó
sửa sau này. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng của các giờ Tiếng Việt, tôi
nhận thấy việc nghiên cứu các lỗi dùng từ, lỗi câu của học sinh, xác định
được các khó khăn mà học sinh gặp phải khi dùng từ, đặt câu, viết câu trong
các bài tập làm văn, sẽ giúp tôi rất nhiều trong việc tìm ra các hạn chế lỗi về
dùng từ và đặt câu của học sinh. Đồng thời có hướng dạy ngữ pháp, dạy từ,
dạy câu cho các em phù hợp và hiệu quả hơn.
Là một giáo viªn d¹y Tiểu học, tôi đã lựa chọn đề tài “Chữa lỗi dùng từ,
đặt câu cho học sinh TiÓu học lớp 3, 4, 5 qua các bài tập làm văn”. Với


mong muốn tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về một vấn đề ®ang ®îc quan t©m hiện
nay là “nói Tiếng Việt sao cho đúng, cho hay”. Đồng thời tích lũy cho mình
một vài kinh nghiệm, kĩ năng và tri thức cần thiết trong hành trang nghề
nghiệp cña m×nh.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các lỗi dùng từ, đặt câu, xác định nguyên nhân và tìm biện
pháp khắc phục cho phù hợp với học sinh Tiểu học, có hiệu quả trong nghiên
cứu và giảng dạy.
- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu cho học sinh
Tiểu học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng học sinh lớp 3B
- Từ và câu sai của học sinh Tiểu học.
3.2 Phạm vi
Thống kê, phân loại, chữa lỗi dùng từ và đặt câu trong c¸c bµi tËp lµm v¨n
của học sinh Tiểu học thuộc các khối lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học Thị Trấn
năm học 2011- 2012 .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc sử dụng từ và câu.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu cho học sinh Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
- Phương pháp điều tra

2



PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Một số căn cứ khoa học
Căn cứ mục tiêu giáo dục Tiểu học – căn cứ nhiệm vụ năm học
2011- 2012 cùng yêu cầu của môn học, ta thấy Tập làm văn là một phân môn
rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Dạy Tập làm văn trong trường Tiểu
học gắn liền với hoạt động tạo lập văn bản. Để có được một bài văn mẫu
mực học sinh phái có năng lực tư duy phản ánh nhận thức đầy đủ của bản
thân về đối tượng (nội dung giao tiếp) ở văn bản; đồng thời các em phải có
vốn hiểu biết cần thiết, đầy đủ về các chuẩn mực ngôn ngữ (âm thanh, chữ
viết, từ, câu, văn bản) và phải có kĩ năng sử dụng linh hoạt , sáng tạo các
chuẩn mực đó nhằm diễn đạt trong sáng, mạch lạc nội dung giao tiếp cho phù
hợp với một hoàn cảnh theo một mục đích giao tiếp nhất định. Ngoài những
yêu cầu đã nêu trên để có một bài văn hoàn chỉnh, sinh động và hấp dẫn học
sinh phải có năng lực cảm thụ phản ánh những cảm nhận về vẻ đẹp của đối
tượng. Và một yêu cầu không thể thiếu đối với học sinh Tiểu học người tạo
lập văn bản, đó là phải có đời sống tình cảm trong sáng, lành mạnh, biết trân
trọng cái đẹp, cái tốt; biết căm ghét, phê phán những thói xấu, cái ác trong
cuộc sống….
Trong chương trình tiểu học mới,các bài làm văn gắn với chủ điểm của
đơn vị học. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm
văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh
kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng
trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản
thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức
diễn đạt. Để có kĩ năng này , học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết
của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa( hoặc viết lại) bài
văn đã được GV chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh,

tự học tập dể luôn luôn tiến bộ.Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiên kĩ
năng làm văn của học sinh.
Hơn nữa trong sách giáo khoa và sách giáo viên phần phân môn tập làm
văn, phương pháp nêu ra mới chỉ là chung chung, chưa cụ thể, chưa là vai trò
chủ thể, chủ động nắm vững kiến thức của học sinh.
Bên cạnh đó thực tế dạy học nhiều năm với những đối tượng khác nhau
(lớp bốn, lớp năm). Tôi thấy chất lượng bài Tập làm văn của các em có nâng cao
đôi chút, có một số tiến bộ đáng kể nhưng mới chỉ là ở một số ít.
Thêm vào đó người dạy còn chung chung, nặng về thuyết trình, áp đặt
học sinh. Giáo viên hiểu vấn đề chưa thực sự kĩ càng và thậm chí coi nhẹ giờ

3


Tập làm văn, đặc biệt“ Chữa lỗi dùng từ đặt câu cho học sinh tiểu học Lớp
3,4,5 qua các giờ Tập làm văn ”

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Từ
1.2.1.1 Khái niệm về từ
Từ là đơn vị hiển nhiên của ngôn ngữ. Về mặt ngữ pháp, có thể hiểu từ là
đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và hoạt động tự do trong câu (Diệp Quang Ban –
Ngữ pháp Tiếng Việt - Nxb Giáo dục).
1.2.1.2 Nghĩa của từ
Nghĩa của từ là phần chỉ sự vật, người, hoạt động, tính chất, trạng thái…
mà từ gọi tên và những hiểu biết về chúng mà từ diễn đạt. Từ còn có nghĩa
biểu cảm, đó là những tình cảm, thái độ… mà từ gợi ra.
VD: Các từ: “hưởng lạc”, “cửa quyền” dùng cho một người nào đó để
biểu thị thái độ chê trách đối với người đó.
1.2.1.3 Yêu cầu về dùng từ trong văn bản

- Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
- Dùng từ phải đúng về nghĩa
- Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp
- Dùng từ phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ
- Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản
- Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo
rỗng công thức.
1. 2 .2 Câu
1.1 .1 Khái niệm:
Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và có ngữ điệu kết
thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn kèm theo thái độ của người nói
hoặc biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện truyền đạt
tư tưởng tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất (Đỗ Hữu Châu và
Bùi Minh Toán - Đại cương ngôn ngữ - tập 2 - Nxb Giáo dục).
Như vậy, câu gồm các yếu tố:
- Yếu tố hình thức: Có cấu tạo bên trong và bên ngoài, có tính chất tự
lập và có một ngữ điệu kết thúc.
- Yếu tố nội dung: Câu có nội dung là một tư tưởng tương đối trọn vẹn và
có kèm theo thái độ của người nói hay nội dung là thái độ, tình cảm của
người nói.
- Yếu tố chức năng: câu có chức năng hình thành và biểu hiện, truyền
đạt tư tưởng, tình cảm. Nó là đơn vị thông báo nhỏ nhất.
1.2.2 Cấu tạo câu của Tiếng Việt
1.2.2.1Thành phần nòng cốt
a. Chủ ngữ
4


Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu. Nó thường đứng đầu
câu nêu lên người hoặc vật được nói đến trong câu.

b. Vị ngữ
Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu. Nó nêu lên ý nghĩa
nhận xét, đánh giá, miêu tả về người hoặc sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
1.2.2.2 Thành phần phụ
Ngoài hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ, câu còn có các
thành phần khác như: Bổ ngữ, Định ngữ, Trạng ngữ… bổ sung ý nghĩa cho
các thành phần cấu tạo nên câu.
1.2.3 Yêu cầu về câu trong văn bản
1.2.3.1 Yêu cầu về câu xét theo quan hệ hướng nội
- Phải viết đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt
- Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt
- Câu phải có thông tin mới
- Câu phải đánh dấu câu phù hợp
1.2.3.2 Yêu cầu về câu xét theo quan hệ hướng ngoại
Do câu là một đơn vị cấu thành văn bản nên việc tạo câu chịu sự chi phối
của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung, hình thức văn bản:
- Câu đặt ra phải phù hợp với mục đích giao tiếp của văn bản
- Phải phù hợp với quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp
- Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
1.2.4 Những khó khăn, hạn chế của HS khi lĩnh hội kiến thức về câu.
1.2.4.1 Khái niệm câu
Do ảnh hưởng của chương trình ngữ pháp nặng về ngữ pháp cấu trúc hình
thức, HS có nhược điểm là: khi xem xét câu nặng chú ý về mặt cấu trúc hình
thức, ít chú ý nội dung thông báo. Vì vậy, các em thường xét câu một cách cô
lập, tách rời mà không đặt nó vào hoàn cảnh giao tiếp, vào trong văn bản. Dễ
mắc lỗi về nghĩa và các lỗi ngoài câu.
1.2.4.2 Phân tích các thành phần câu
HS thường lúng túng trước thuật ngữ “chủ ngữ” của câu: đó là thành phần
nêu sự vật được nói đến trong câu hay chủ thể của hành động, tính chất được
nêu ở vị ngữ. Sự tương hợp giữa chủ ngữ, vị ngữ là sự tương hợp giữa chủ

thể của hành động tính chất và hành động, tính chất đó. Với những câu có
thành phần nêu trùng với chủ thể của hành động tính chất thì việc nhân diện
chủ ngữ suôn sẻ. Ngược lại, những câu mà không trùng hợp với nhau thì HS
sẽ rất lúng túng để xác định chủ ngữ.
Sự phân biệt trạng ngữ, bổ ngữ trong nhiều trường hợp cũng làm cho HS
khó khăn, đặc biệt là những trạng ngữ cuối câu. Lúc này, không phải dễ dàng
xác định được chúng bổ nghĩa cho cả cụm chủ - vị hay bổ nghĩa cho động từ,
tính từ làm vị ngữ.
Tuy định nghĩa về vị ngữ và định ngữ là khác nhau nhưng nhiều trường
hợp HS khó phân biệt được bộ phận nào đó của câu là vị ngữ hay định ngữ.
Đó là những lúc về chức năng, khó xác định được bộ phận đó thông báo chủ
ngữ làm gì, như thế nào hay hạn định cho chủ ngữ.
1.2.5 Phân loại câu theo cấu tạo
5


Để phân biệt các loại câu theo cấu tạo, vấn đề nổi cộm là phân biệt câu
đơn có trạng ngữ và câu ghép chính – phụ.
- Ta có mô hình cấu trúc câu ghép
( Quan hệ từ) chủ - vị (quan hệ từ) chủ - vị (1)
- Mô hình cấu trúc hình thức câu đơn có trạng ngữ
(Quan hệ từ) cụm từ, chủ - vị (2)
Nhưng trong thực tế nói năng sinh động thì các câu cụ thể giống hoàn
toàn vào mô hình không nhiều. Đối với mô hình (1), câu cụ thể lúc thì khuyết
đi một quan hệ từ, lúc thì khuyết đi một chủ ngữ, ví dụ:
“ Nếu mưa thì tôi ở nhà”. Và lúc này câu cụ thể không còn ứng với mô
hình (1), nhưng cũng không trùng với mô hình (2).
Ngoài ra, học sinh còn khó xác định được câu ghép đẳng lập hay câu ghép
chính – phụ:
- Mô hình câu ghép đẳng lập:

Chủ - vị (quan hệ từ hoặc dấu phẩy) chủ - vị.
Nhưng câu cụ thể: “Trời mưa nên đường ngập nước” sẽ được xếp vào câu
ghép đẳng lập hay câu ghép chính phụ?
1.2.6 Phân loại câu theo mục đích giao tiếp
Khó khăn xuất hiện khi mục đích thông báo và dấu hiệu hình thức (dấu
câu) không thống nhất.
VD: “Nói hay nhỉ?” sẽ được xếp vào câu nghi vấn hay câu trần thuật?
2. Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn
Qua khảo sát, phân tích, thống kê các bài tập làm văn của 150 học
sinh thuộc các khối 3, 4, 5 trường Tiểu học Thị Trấn, tôi thu được kết quả
như sau: có 120 lỗi về dùng từ và đặt câu trên 100 bài. Trong đó, lỗi về từ
là 45 lỗi, lỗi về câu là 75 lỗi.

Bảng 1: Bảng thống kê, phân loại lỗi dùng từ:
STT
1
2
3
4

STT
1
2

Loại lỗi từ

Số lượng
18
20
7

45

Sai nghĩa
Lặp từ, thừa từ
Sai phong cách
Tổng số

Tỉ lệ %
40 %
44,5 %
15.5 %
100 %

Bảng 2: Bảng thống kê phân loại lỗi đặt câu
Loại lỗi câu
Số lượng
Dấu câu
16
Không rõ nghĩa
7
6

Tỉ lệ %
21,3 %
9,3 %


3
4
5

6
7
8
9
10
11

Sai nghĩa
Không tương hợp giữa các thành phần diễn đạt
Không xác định được thành phần
Thiếu chủ ngữ
Thiếu chủ ngữ + vị ngữ
Thiếu bổ ngữ
Thiếu vị ngữ
Thừa thành phần
Tổng số

11
7
3
3
3
11
10
4
75

14,7 %
9,3 %
4%

4%
4%
14,7 %
13,3 %
5,4 %
100 %

3. Nguyên nhân
Tâm lí chung của một số học sinh Tiểu học, các em ngại - sợ - thậm
chí còn ghét học tiết Tập làm văn hơn là học các phân môn khác - vừa
phải viết , vừa phải suy nghĩ ... Hơn nữa các em còn bị ảnh hưởng của
phim ảnh lôi cuốn nên thời gian dành cho việc đọc sách bị thu hẹp. Có lẽ
vậy nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kĩ năng dùng từ, kĩ năng viết trong
bài Tập làm văn của các em. Trước thực trạng ấy tôi quyết định áp dụng
đề tài này trong năm học 2011- 2012 để giúp các em có được những bài
Tập làm văn hoàn hảo hơn.

4. Một số biện pháp hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu cho
học sinh Tiểu học lớp 3, 4, 5
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận, nghiên cứu về nội dung, phương pháp
dạy học từ và câu ở Tiểu học và thực trạng kĩ năng dùng từ, đặt câu của học
sinh Tiểu học tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng bµi tËp lµm văn của các em.
4.1 Biện pháp thực hành từ ngữ - làm giàu vốn từ cho HS
Trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học được xây
dựng theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học thì trong các giờ luyện
từ và câu học sinh đều được trực tiếp phân tích ngữ liệu, rút ra bài học. Hơn
nữa việc làm giàu vốn từ cho HS cũng được chú trọng qua các bài Mở rộng
vốn từ theo chủ điểm, chủ đề. Tuy nhiên để rèn kĩ năng dùng từ cho HS thì
phải chú trọng trong các giờ thực hành luyện tập. Qua những giờ này sẽ hạn

chế được việc sử dụng từ sai ngữ pháp của các em.
Có 3 dạng bài tập từ ngữ cho học sinh:
1.Các bài tập dạy nghĩa từ
Để tăng vốn từ cho học sinh Tiểu học phải cung cấp những từ mới do đó
công việc đầu tiên là làm cho HS hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp
với đối tượng HS. Một số biện pháp giải nghĩa:
- Giải nghĩa bằng trực quan chủ yếu sử dụng ở các lớp đầu cấp. Tương
ứng với biện pháp này là các bài tập giải nghĩa từ như: “Nhìn vào hình vẽ
chỉ xem đâu là đỉnh núi, sườn núi, chân núi”…
7


- Giải nghĩa bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ,
một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. Nghĩa của từ được bộc lộ nhờ ngữ
cảnh.
VD: Để giải nghĩa từ “náo nức” giáo viên đưa ra câu “Chúng em náo
nức đón tết” Hoặc “ Hàng năm, cứ vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng
nhiều, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”TV 3, tập 1.
- Giải nghĩa bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác. Có thể xây dựng
bài tập giải nghĩa theo kiểu “Sách, vở có gì khác nhau ?”.
- Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội
dung bằng một định nghĩa. VD: “Tổ Quốc là đất nước mình”. Đây là biện
pháp giải nghĩa từ phổ biến nhất, làm cơ sở cho rất nhiều bài tập dạy nghĩa
khác nhau.
+ Bài tập cho sẵn cả nội dung (nghĩa từ) và tên gọi (từ) chỉ yêu cầu HS
phát hiện ra sự tương ứng giữa chúng (bài tập nối cột).
+ Bài tập cho sẵn nội dung từ yêu cầu tìm tên gọi (Điền từ vào chỗ
trống).
+ Bài tập cho sẵn từ, yêu cầu HS xác lập nội dung tương ứng. VD: “Tổ
quốc là gì?”.

2. Các bài tập hệ thống hóa vốn từ
- Đưa ra bài tập liên tưởng theo một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó.
VD: “Tìm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây”
- Đưa ra các bài tập liên tưởng theo các lớp từ vựng. VD: “Tìm từ cùng
nghĩa, tìm từ trái nghĩa”.
- Bài tập tìm các từ có cùng cấu tạo. VD: “ Tìm từ ghép có tiếng hải
với nghĩa là biển”
VD : Hay khi dạy bài vè từ láy và từ nghép ttôi cho các em làm bài theo mẫu
sau

8


3. Các bài tập sử dụng từ
Các bài tập này sẽ rèn cho HS kĩ năng dùng từ bởi lẽ để làm được các
bài tập này học sinh phải vận dụng các quan hệ ngôn ngữ, quan hệ liên
tưởng để lựa chọn và kết hợp từ. Các bài tập sử dụng từ sẽ giúp HS nắm
nghĩa và khả năng kết hợp của từ do đó hạn chế được dùng từ sai nghĩa,
sai ngữ pháp.
VD :Khi dạy bài văn trả bài tôi sẽ đưa ra các dạng bài tập và sửa cho các em như
sau :

9


1.1.2 Các bài tập điền từ
Kiểu bài này được sử dụng nhiều.
- Cho trước các từ, yêu cầu học sinh tìm trong số các từ đã cho những
từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn, bài cho sẵn.
- Không cho trước các từ, để HS tự tìm trong vốn từ của mình mà điền

vào.
Khi hướng dẫn làm bài tập này, giáo viên thao tác:
+ Hướng dẫn HS nắm nghĩa các từ đã cho.
+ Xem xét kĩ đoạn văn có chỗ trống (đã viết lên bảng phụ).
+ HS đọc lần lượt từng câu của đoạn văn cho sẵn, dừng lại ở chỗ trống,
cân nhắc xem có thể điền từ nào cho câu văn đúng nghĩa, phù hợp với
từng đoạn.
+ HS đọc lại toàn đoạn để kiểm tra, thấy nghĩa của câu, của bài đều
thích hợp thì bài tập đã được làm đúng.
1.1.3
Bài tập tạo từ
Bài tập này nhằm giúp cho HS biết kết hợp từ
- Bài tập cho sẵn hai dãy yếu tố, yêu cầu HS chọn từng yếu tố của dãy
này ghép với một hoặc một số yếu tố của dãy kia cho thích hợp.
VD: Ghép các từ cũi, chuồng, tàu vào trước các từ sau: … ngựa, …
lợn, … chó.
- Bài tập yêu cầu HS tự tìm thêm từ mới có khả năng kết hợp với từ đã
cho.
10


VD: Tìm từ đặt trước hoặc sau từ dũng cảm để tạo thành những cụm từ
có nghĩa.
Biện pháp làm bài tập này là giáo viên cho HS thử ghép mỗi từ ở dãy
này với từng từ ở dãy kia, đọc lên rồi vận dụng kinh nghiệm nói năng của
mình để xem xét những cách nào chấp nhận được để nối cho đúng.
1.1.4 Bài tập dùng từ đặt câu
Với một hoặc một số từ cho trước yêu cầu học sinh tự đặt câu.
VD: Đặt ba câu với các từ sau: khai giảng, dạy bảo, gọn gàng.
Khi đặt câu HS sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa của từ,

cách thức kết hợp với nhau.
Với các từ trên tôi sẽ cho các em hiểu nghĩa của từ bằng cách cho
các em nhớ lại ngày khai giảng bằng hình ảnh ,
sau đó mới đặc câu
Đặt câu : Ngày mùng 5/9 trường em khai giảng năm học mới

Khai giảng năm học

Gọn gàng ngăn nắp , thường chúng ta liên hệ cho các em sắp xếp bàn học ở nhà
hoặc ở trường

11


1.1.5 Bài tập viết đoạn văn
Chỉ áp dụng kiểu bài này đối với HS cuối cấp.
1.1.6 Bài tập chữa lỗi dùng từ
Là bài tập đưa ra những câu dùng từ sai, yêu cầu HS nhận ra và
sửa chữa. Dạng bài tập này không nhiều tuy nhiên trên thực tế có thể sử
dụng bài tập này ở bất kỳ lúc nào thấy cần thiết. Ở đâu có hoạt động nói
năng của HS ở đó có thể sử dụng kiểu bài tập này. Những lỗi dùng từ cần
lấy trong chính thực tế nói, viết của HS. Giáo viên cũng có thể đưa ra
những lỗi dự tính HS dễ mắc phải. Nhiệm vụ của HS là phát hiện và tự
chữa những lỗi này.
4.2 Biện pháp nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh Tiểu học
- Trong khi HS làm các bài tập thực hành viết câu, giáo viên phải
hướng dẫn cho các em thói quen xác định yêu cầu của đề bài hay chính là
việc đi trả lời ba câu hỏi:
+ Yêu cầu của đề bài thuộc dạng gì?
+ Với dạng yêu cầu đó thì câu cần viết đã được biết trước các yếu tố

gì?
+ Cần bổ sung các yếu tố nào để hoàn thiện câu?
- Với mỗi loại bài tập cần hình thành cho HS cách khái quát để giải
quyết.
VD: Dạy phân tích thành phần câu, mô hình khái quát để giải bài tập
này là:
+ Tìm nội dung thông báo chính của câu
+ Tìm chủ đề thông báo, nội dung thông báo có liên quan tới chủ đề
thông báo.
+ Xác định những từ đảm nhiệm vai trò chủ thể thông báo và nội dung
thông báo có liên quan đến chủ thể thông báo. Đối chiếu những từ ấy xem
chúng giữ chức năng gì?
VD: Dạy đặt câu:
+Xác định nội dung chính của câu sẽ đặt.
+ Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu

12


+ Tìm từ để diễn đạt nội dung của câu và tuân theo cấu trúc ngữ pháp
nhất định.
+ Diễn đạt thành câu hoàn thiện.
+ Kiểm tra và sửa chữa câu vừa đặt.
- Để cho HS ham thích rèn luyện viết câu và viết câu có hiệu quả thì
cần cho HS thực hành viết câu với:
+ Các dạng bài khác nhau: đặt câu, điền từ, viết đoạn…
+ Các hình thức làm bài khác nhau: theo lớp, theo nhóm, theo cá nhân.
+ Các phương pháp khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau: viết
câu trong viết kịch bản để đóng kịch, thi viết câu nhanh, trò chơi tìm từ
nhanh, thi ứng đáp câu đúng…

+ Đưa ra các tính huống giao tiếp đa dạng trong thực tiễn đời sống.
- Việc sữa lỗi câu cần được tổ chức một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Khi
hướng dẫn học sinh sửa lỗi câu cần:
+ Đưa ra các câu có lỗi sai điển hình.
+ Chỉ ra lỗi sai
+ Xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi sai
+ Đối chiếu câu đã sửa với câu sai, rút ra các lưu ý khi viết câu.
- Dạy viết câu không chỉ gói gọn trong phạm vi môn luyện từ và câu,
các phân môn khác của môn Tiếng Việt mà ở tất cả các môn học. Đồng
thời phối hợp rèn kĩ năng viết câu với các kĩ năng sử dụng từ.
- Thường xuyên đánh giá chất lượng viết câu của học sinh và khảo sát
định kì vở viết các môn của học sinh để xác định HS đang yếu về phần
nào. Từ đó xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
4.3 Biện pháp sử dụng đúng từ trong hoạt động giao tiếp
4.3.1 Dùng từ phải đúng với hình thức biểu đạt của nó
Mỗi từ trong Tiếng Việt có một hình thức biểu đạt phù hợp với ý
nghĩa và nội dung được biểu đạt trong đó. Trong giao tiếp việc sử dụng từ
đúng với hình thức biểu đạt của nó sẽ đảm bảo yêu cầu diễn đạt trong sáng,
chính xác nội dung cần giao tiếp. Ngược lại nếu người nói, người viết vi
phạm yêu cầu trên sẽ làm cho nội dung thông báo hoặc bị sai lệch hoặc trở
thành tối nghĩa, vô nghĩa.
VD1: Con ra đại lí mua cho mẹ chai Mali về đây!
Ở ví dụ trên do sử dụng từ Mali không đúng với hình thức biểu đạt vốn có
của nó( Magie) đã làm cho nội dung câu văn không rõ ràng, thiếu trong
sáng.
4.3.2 Dùng từ phải đúng nghĩa
Trong hoạt động giao tiếp từ là đơn vị cơ bản, đơn vị có chức năng
giao tiếp và tư duy. Vì vậy việc dùng từ phải đúng nghĩa để đảm bảo tính
chính xác cho nội dung cần biểu đạt. Để thực hiện yêu cầu này người sử
dụng phải có vốn hiểu biết về các thành phần nghĩa của từ: nghĩa từ vựng,

nghĩa ngữ pháp và nghĩa lời nói.
Trước hết việc sử dụng thực từ vào giao tiếp phải đúng với ý nghĩa từ
vựng ( nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái). Có thể thấy rõ tác
13


hại không nhỏ của việc sử dụng sai nghĩa từ vựng của từ trong giao tiếp ở
ví dụ sau:
VD2: Là con gái, con nên ăn nói cho nhỏ mọn.
Ở phát ngôn trên người mẹ định dặn con ăn nói nhỏ nhẹ nhưng vì
dùng từ không đúng với ý nghĩa cần biểu đạt nên nội dung thông báo trong
câu của người mẹ đã làm cho ý nghĩa biểu cảm của câu bị lệch lạc.
Mỗi một từ mang trong mình một ý nghĩa ngữ pháp nhất định. Nhờ
đó từ có khả năng kết hợp với các từ khác theo nghĩa mối quan hệ ngữ pháp
để tạo ra cụm từ đẳng lập, cụm từ chính- phụ, cụm chủ- vị. vì thế khi dùng
từ chúng ta cần phải chú ý dùng đúng ý nghĩa ngữ pháp của nó để thiết lập
chính xác các quan hệ ngữ pháp, đảm bảo cho việc diễn đạt trong sáng,
mạch lạc nội dung ngữ nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp.
4.3.3 Dùng từ phải đúng với ngữ cảnh
Đây là yêu cầu cá nhân khi sử dụng từ trong giao tiếp phải chú ý đến
hoàn cảnh giao tiếp gắn với mục đích giao tiếp cụ thể.
3.4 Dùng từ phải đúng với phong cách chức năng ngôn ngữ
Phong cách chức năng ngôn ngữ được hiểu là các kiểu diễn đạt được
hình thành trong một phạm vi giao tiếp của đời sống xã hội nhằm thực hiện
chức năng của ngôn ngữ trong phạm vi giao tiếp đó.
Dùng từ đúng với chức năng giao tiếp của ngôn ngữ là một yêu cầu
bắt buộc đối với người sử dụng, phải biết lựa chọn và sử dụng từ chính
xác, linh hoạt ở từng phạm vi giao tiếp thông qua những loại văn bản (ngôn
ngữ tiêu biểu).
Chẳng hạn, trong văn bản hành chính cá nhân bắt buộc phải dùng các

từ hành chính mang tính khuôn mẫu, tính minh bạch và tính hiệu lực cao.
Trong các văn bản văn chương, các tác giả phải sử dụng các từ có tính tạo
hình - biểu cảm, tính hàm xúc và tính cá thể hóa.
Yêu cầu sử dụng từ đúng với phong cách chức năng ngôn ngữ còn
đòi hỏi người sử dụng biết dùng lại đơn vị này cho thích hợp với từng dạng
thức của ngôn ngữ trong giao tiếp. Chẳng hạn khi nói cá nhân có thể sử
dụng các khẩu ngữ - những từ có tính cụ thể, tự nhiên, thông tục. Khi viết
thì cần sử dụng các từ có tính gọt giũa, cô đọng, hàm xúc.
4.4 Biện pháp tổng hợp và phân tích miêu tả lỗi sai trong bài văn
Biện pháp này được vận dụng để rút ra những nhận xét, kết luận từ
kết quả nghiên cứu về các loại lỗi trong bài tập làm văn viết của học sinh
và chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi trong các trường hợp sử dụng tiêu
biểu. Đây là phương pháp được sử dụng khi tái hiện lại ngữ cảnh mà ở đó
HS đã mắc lỗi. Giáo viên cần chỉ ra những lỗi sai “ vô lí” của từng học
sinh để giúp các em tự chữa lỗi.
VD: Cô giáo em có dáng người thoi thóp.
Trong trường hợp này giáo viên cần phân tích, miêu tả cụ thể cho
học sinh thấy việc sử dụng từ “ thoi thóp” trong trường hợp này là rất vô lí
. Các em cần sử dụng các từ chỉ hình dáng như: thon thả, nhỏ nhắn,
đậm, ...
14


4.5 Chấm bài và chữa bài trực tiếp với từng học sinh
Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Với học sinh Tiểu học tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ mật thiết với
quả trình tư duy của các em. Nhờ có tư duy phát triển học sinh Tiểu học
nâng cao hiểu biết của mình về các sự vật, hiện trong thực tế khách quan,
nhờ vậy tình cảm yêu, ghét của các em không còn tính ngẫu nhiên. Do
đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học thích khám phá những sự vật,

hiện tượng cụ thể, sinh động. Các em rất ngạc nhiên xúc động khi được
thầy cô hoặc bạn bè chỉ dẫn để tìm ra những đặc điểm mới của đối tượng.
Chính tình cảm, cảm xúc có tác động không nhỏ vào việc giúp HS liên
tưởng, tưởng tượng sáng tạo để có được những hình ảnh đẹp, những câu
văn hay
* Chữa lỗi về lµm bµi kh«ng đúng yêu cầu ( lạc đề):
Ví dụ: Tả hoạt động của người em yêu mến. Học sinh lại đi sâu tả hoạt
ngoại hình mà không chú ý tới tả hoạt động. Loại lỗi này học sinh ít mắc. Nhưng
với học sinh mắc lỗi, tôi thường giúp xác định lại yêu cầu của đề rồi viết lại bài
văn đó theo yêu cầu đã nhận ra
* Chữa lỗi về bố cục:
Trước tiên giáo viên hỏi về bố cục thông thường của một bài văn, sau đó
cho học sinh đối chiếu với bài của mình xem đã đủ về bố cục chưa? Nếu chưa
đủ thì còn thiếu phần nào? Em cần sửa ra sao? Giáo viên hướng dẫn học sinh
chữa lỗi về mở bài, kết bài (Theo cách đã học), về thân bài( sắp xếp ý theo trình
tự đã học một cách hợp lis0. sau đó tổ chức cho học sinh tiến hành sửa lỗi cá
nhân và trao đổi bài cho nhau để cùng kiểm tra trao đổi kinh nghiệm.
Ngoài ra,ở phần này học sinh thường không biết tách giữa mở bài với
thân bài hoặc giữa thân bài với kết bài. Vì vậy khi sửa lỗi về bố cục, giáo viên
cần gợi học sinh nhớ lại dàn ý của bài.Từ đó học sinh sẽ tách được đoạn văn viết
lẫn hoặc viết được đoạn văn còn thiếu trong bài văn.
* Chữa lỗi về chính tả
Khi học sinh tìm ra lỗi chính tả mà mình viết sai, cô giáo đã gạch chân
trong vở, giáo viên cần giúp các em cách phân biệt chính tả, giúp các em viết
đúng.
Ví dụ: tiếng "ra" các em phải biết phân biệt d/ gi/ r.
- Ra vào, ra cửa, đi ra
- Màu da cam, cặp da...
- Gia đình, gia súc....
Khi chữa lỗi giáo viên kẻ bảng thành hai cột

15


* Chữa lỗi về cách dùng từ
Ví dụ 1: Ai sống chả có cha mẹ, thật thiệt thòi cho những em nhỏ mồ côi
cả cha lẫn mẹ (học sinh đọc lên).
Giáo viên ghi lên bảng và hỏi?
- Em đọc thấy chỗ nào chưa hay? Có sai không?
( Từ " sống" chưa hay - chưa chính xác
* Chữa lỗi về câu về đoạn văn về diễn đạt
Các lỗi về câu thường gặp ở tiểu học là câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ,
câu què, câu chỉ có thành phần phụ chỉ địa điểm hoặc thời gian, nguyên nhân,
kết quả... Thiếu thành phần chính ( tức là cả cụm chủ vị ), nêu ý chưa chọn vẹn
(câu cụt), câu có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng. Cách chữa: giáo viên kẻ
bảng thành ba cột.
CÂU SAI
LỖI NGỮ PHÁP
CÂU ĐÃ ĐƯỢC SỬA
THÀNH CÂU ĐÚNG
Ví dụ 1: Học sinh đọc câu lủng củng của mình lên.
Trong nhà em có một người mà em rất yêu mến, đó là bà em rất kính
yêu.
Em có nhận xét gì về cách diễn đạt nội dung? ( diễn đạt nội dung rườm
rà).
Em có thể sửa như thế nào?
( Trong nhà em, bà là người thật đáng kính).
Ví dụ 2:
Đứng trước cảnh đẹp hùng vĩ của dãy núi Yên Phụ. Em cảm thấy trong
lòng đang cố gắng đưa quê hương Kinh Môn giàu đẹp hơn.
- Đoạn văn của em đã được chưa? Sai ở đâu?

( Chấm câu sai, sau từ "Yên Phụ" thay bằng dấu phẩy).
- Còn sai ở đâu nữa? (dùng từ chưa sát nghĩa " em cảm thấy...").
Cụm từ " em cảm thấy..." Cần phải thay bằng cụm từ nào cho sát nghĩa
hơn?
( Cần phải thay bằng cụm từ: " em càng thêm yêu quê hương đất nước
và quyết tâm học tốt để đưa quê hương Kinh Môn ngày một giàu đẹp hơn")
Em hãy nhận xét câu đã được sửa và câu chưa sửa?
2. Giáo viên có thể thay đổi hình thức sửa bằng cách cho hai em đổi vở
cho nhau để tìm ra lỗi sai kết hợp cùng giáo viên để tìm ra cách sửa sai.
16


- Với hình thức này, tôi cho học sinh tạo thành nhóm đôi theo năng lực ( giỏi,
khá, trung bình) hoặc đôi bạn cùng tiến. Các em đổi vở, đọc bài của bạn, phát
hiện lỗi, nêu lỗi và hướng sửa, trao đổi xem bạn có đồng ý với cách sửa như vậy
không , ngoài ra còn có thể phát hiện thêm một số lỗi giáo viên bỏ sót. Sau đó
cùng trao đổi, kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm làm bài và chữa lỗi với bạn.
3. Hoặc cho các em thảo luận trong nhóm để tìm ra cách sửa sai.
- Với cách làm này tôi thường chia nhóm theo năng lực, sở trường của học
sinh rồi giao việc:
+ Nhóm học sinh trung bình: Tìm lỗi chính tả của các bạn trong nhóm rồi thảo
luận, tìm cách sửa.
+ Nhóm học sinh khá: Tìm từ dùng sai, câu lủng củng...rồi tìm cách sửa.
+ Nhóm học sinh khá giỏi với yêu cầu cao hơn: Tìm câu hay trong bài của
bạn, thêm hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu văn được sinh động hơn, hoặc
chuyển mở bài trực tiếp thành gián tiếp, kết bài không mở rộng thành kết bài mở
rộng...Sau đó đọc lại bài đã sửa và đọc mẫu cho cả lớp tham khảo.
Tóm lại, trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong dạy học Tập làm
văn, người giáo viên cần căn cứ vào một số đặc điểm tâm lí nêu trên để có
phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp học sinh không mắc lỗi và viết

được những áng văn mẫu mực.

17


Kết quả sau khi thực hiện đề tài
Sau khi áp dụng đề tài“Chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh TiÓu
học lớp 3, 4, 5 qua các bài tập làm văn” vào thực tiễn giảng dạy tôi nhận
thấy học sinh trường Tiểu học Thị Trấn có những tiến bộ rõ rệt qua mỗi
bài tập làm văn. Bảng tổng hợp sau đây cho thấy cái nhìn toàn diện hơn
về những kết quả thu nhận được sau khi thực hiện đề tài tại lớp 3B:
Tổng số
Điểm trung bình trở lên
Điểm dưới trung bình
40
5,6
7,8
9,10
1,2
3,4
1
21
18
_
_
2,5%
52,5%
45%
_
_


18


PHN 3: KấT LUN
Trong thi ai ngay nay, khi xa hụi cang phat triờn cang oi hoi con
ngi kha nng giao tiờp tụt hn trong moi hoan canh, moi mụi trng. Trong
hoat ụng giao tiờp, cõu c coi la n vi trung tõm va t la yờu tụ khụng thờ
thiờu ờ tao cõu. Vi võy, sa lụi dung t va t cõu cho hoc sinh la mụt viờc lam
thng xuyờn va liờn tuc trong day hoc. Va cung la ờ thc hiờn nhiờm vu gi
gin s trong sang cua tiờng Viờt, ờ noi va viờt tiờng Viờt sao cho ung, cho
hay. Chinh vi tõm quan trong nh võy nờn tụi rất trăn trở về đề tài Cha lụi
dung t va t cõu cho hoc sinh Tiờu hoc lp 3, 4, 5 qua cac bai tõp lam vn
ờ tim ra nguyờn nhõn va ờ ra nhng giai phap co hiờu qua phuc vu cho nghiờn
cu va giang day.
ờ tai nay tụi a tim hiờu cac lụi vờ t, vờ cõu ma hoc sinh Tiờu hoc lp 3, 4, 5
trng Tiờu hoc Thi Trõn thng mc phai. Trờn cac ng liờu t sai, cõu sai a
thụng kờ tụi a phõn loai va tim hiờu nguyờn nhõn ờ tim ra nhng biờn phap
khc phuc mang tinh kha thi. Hn na tụi cung manh dan ờ xuõt mụt sụ biờn
phap ờ han chờ lụi sai ng phap, ờ ren ki nng dung t, viờt cõu cho hoc sinh
Tiờu hoc.
Đối với học sinh trung bình các em đã xác định đúng yêu cầu đề, biết viết câu
văn đúng ngữ pháp, viết đoạn văn bài văn tơng đối hình ảnh. Với học sinh có lực
học giỏi các em đã biết quan sát thực tế một cách chi tiết, biết sử dụng tốt các
biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài.
Vì vậy bài viết của các em đã có nhiều sáng tạo và chuyển biến rõ rệt so
với đầu năm.
Trong iờu kiờn con han chờ, ờ tai nay ch cp i tng hoc sinh Tiờu hoc
thuục cỏc khụi lp 3, 4, 5 trng Tiờu hoc Thi Trõn Soc Sn - Ha Nụi. Tụi rất
mong nhõn c s ong gop, bụ sung cua cac ban ờ ờ tai cua tụi hoan thiờn

hn v c sự đón nhận rng rói của các bạn ng nghip.
Tụi xin chõn thnh cm n!
SKKN c xp loi: ........
Thi Trõn , ngy 26 thỏng 3 nm 2012
T/M Hi ng khoa hc nh trng
Ngi vit

Nguyn Th Thanh H.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn Tiếng Việt - Nxb Giáo dục.
2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2003) - Ngữ pháp Tiếng Việt
- Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Đức Dần (1993), Tiếng Việt - Nxb Giáo dục.
4. Lê Phương Nga (2002)- Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học - Nxb Giáo
dục.
5. Bùi Minh Toán, Lê A (2002)- Tiếng Việt thực hành - Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Minh Thuyết (2001)- Tiếng Việt thực hành - Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.

20


PHỤ LỤC
Trang
Phần 1 : Mở đầu
1, Lý do chọn đố tài …………………………………………........................ 1

2, Mục đích nghiên cứu ........…………………………………………............2
3, Đối tượng Nghiên cứu .....………………………………………….............2
4, Nhiệm vụ nghiên cứu ..………………………………………….................2
5, Phương pháp nghiên cứu ...…………………………………….......…….. 3
6, Phạm vi nghiên cứu ..…………………………………………...................3
Phần 2: Nội dung .
1, Cơ sở lý luận .....…………………………………………............................3
2, Thực trạng ..........…………………………………………..........................5
3, Một số biện pháp thực hiện.........……….......... ...... ........

.7

Phần 3: kết luận – kiến nghị .........…………………………………....……19

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×