Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HỌC THUYẾT TRỌNG THƯƠNG ở PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.79 KB, 2 trang )

HỌC THUYẾT TRỌNG THƯƠNG Ở PHÁP

1. Đặc điểm
- Coi trọng công nghiệp  trọng thương trọng kỹ nghệ
- Có nguồn gốc từ đặc thù phát triển kinh tế - xã hội Pháp đương thời, đó là sự phát

triển của công nghiệp, và đặc biệt là hệ thống công trường thủ công (chế độ chuyên
chế Pháp cũng ủng hộ sự phát triển hệ thống công trường thủ công)
 Pháp đã chuẩn bị tốt hơn Tây Ban Nha để tiếp nhận học thuyết trọng thương
- Hướng về phát triển công nghiệp và thoát khỏi thuyết tiền tệ
- Nhấn mạnh vai trò của dự trữ vàng, cho rằng phương tiện tăng dự trữ vàng tốt nhất là
ngoại thương
 Sự gia tăng khối lượng vàng phải đi đôi với sự gia tăng hàng hoá, đặc biệt là hàng
hoá tiêu dùng (ít cực đoan hơn so vs các nhà trọng thương Tây Ban Nha)
 Đề cao vai trò cung cấp sản phẩm của ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp
 Không trải qua hai giai đoạn rõ rệt nhưng đã đóng vai trò thúc đẩy sự phát
triển nhanh chóng của nền KT Pháp lúc bấy giờ
2. Quan điểm của một số nhà trọng thương tiêu biểu
Đại diện cho trường phái trọng thương ở Pháp là hai nhà tư tưởng nổi tiếng Antonie De
Monchréstien và Jean Baptiste Collbert.
2.1. Antonie De Monchréstien
- Cương lĩnh và tư tưởng được thể hiện trong cuốn “Bàn về kinh tế chính trị”
- Là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “kinh tế chính trị”
- Là một nhà trọng thương không triệt để  coi tài sản của một nước không chỉ là tiền
mà còn là số dân, đặc biệt là dân nông nghiệp
- Ông viết “hạnh phúc của người ta là ở sự giàu có mà sự giàu có là ở trong lao động”
 lên án những người lười biếng, cho rằng lười biếng là nguồn gốc của mọi tội lỗi 
- Nhiệm vụ chủ yếu của chính phủ là mở mang đất nước và làm cho nó giàu có
- Tiền là sợi dây thần kinh của chiến tranh
- Thương mại là mục đích của nhiều nghề khác nhau. Lợi nhuận thương mại là chính
đáng vì nó bù lại rủi ro trong việc buôn bán


- Thương nhân nước ngoài là cái bơm hút hết của cải của nước Pháp
 Đề xuất:
- Chăm lo đến nhân dân
- Lên án sự xa hoa (vì dẫn đến tiêu dùng hàng hoá nước ngoài)
- Cho rằng nếu cần thiết thì phải cưỡng chế những người trong độ tuổi lao động phải có
việc làm
- Tán dương việc sử dụng hàng nội (ND có việc làm)
- Lập công trường thủ công theo mẫu nước ngoài
- Bảo vệ của cải tự nhiên của đất nước, chống mưu mô của ng nước ngoài
 Quan điểm phản ánh tư tưởng trọng thương nhưng chưa triệt để, còn mang tính tư
sản, mới chỉ dừng lại ở thuyết tiền tệ
2.2. Jean Baptiste Collbert


-

-

-

Là Bộ trưởng Tài chính Pháp, người đã đề ra một hệ thống chính sách kinh tế của
Pháp trong 100 năm  phản ánh sự phá sản của học thuyết trọng thương ở Pháp
Khối lượng tiền tệ trong nước quy định của cải, sức mạnh chính trị, quân sự của một
nước
Mục tiêu giống Monchrestien, là xây dựng một nền KT tự cung tự cấp cho nước Pháp
Khuyến khích sản xuất thủ công trong nước bằng các biện pháp trợ cấp và thuế quan,
quy định một cách rõ ràng chất lượng và giá cả của sản phẩm. Thành lập ngành công
nghiệp mới, khuyến khích và đãi ngộ các nhà khoa học, mời các nhà khoa học hoặc
công nhân có tay nghề ở nước ngoài sang Pháp
Nước Pháp làm giàu bằng cách lấy tiền của bất kỳ nước nào  phải xuất siêu ngoại

thương, nội thương hỗ trợ ngoại thương. Đưa ra hàng loạt các đặc quyền cho các chủ
xưởng sản xuất hàng xuất khẩu. Quy định hà khắc về thuế quan và chất lượng đối với
hàng nhập khẩu.
Ủng hộ công nghiệp. Ban hành chính sách quy định công trường thủ công và phường
hội
Cải thiện chất lượng đường giao thông và hệ thống kênh mương trên khắp nước Pháp
để tạo điều kiện tốt nhất cho lưu thông hàng hoá, phát triển thương mại.
Muốn xây dựng công trường thủ công tư bản  làm cho nông nghiệp sa sút nghiêm
trọng, nông dân phá sản. Chính sách hạ giá hàng nông phẩm, bắt bán lúa gạo với bất
kì giá nào, khi đã mang ra thị trường thì không được chở về nhà.
 Cho thấy sự chin muồi hơn của tư tưởng trọng thương ở Pháp  thúc đẩy ngoại
thương phát triển  quá chú trọng công nghiệp  dấu hiệu suy tàn của học
thuyết trọng thương



×