Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

thiết kế phân xưởng trồng nấm linh chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 115 trang )

1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã luôn trăn trở, lo
lắng và động viên để em có được như ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả quí thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những
kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cô giáo hướng dẫn em là TS. Lê Lý
Thùy Trâm, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của cô đã giúp em hoàn thành xong bài đồ án tốt
nghiệp này.
Một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn chân thành đối với sự quan tâm, giúp đỡ của
tất cả quí thầy cô, gia đình, cùng với sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè trong
thời gian làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
MỞ ĐẦU

Cuộc sống ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của các
ngành công nghiệp làm cho môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng cộng thêm cuộc
sống căng thẳng dẫn đến các bệnh tật hiểm nghèo xuất hiện ngày càng nhiều. Việc điều
trị bằng các loại thuốc hiện nay kém hiệu quả và đắt tiền so với thu nhập của người dân


đồng thời cũng gây nên một số tác dụng phụ. Do đó người ta đã nghiên cứu, tìm ra một
số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng dược liệu, hiệu quả cao trong việc điều trị và
làm thuyên giảm một số căn bệnh với giá thành tường đối rẻ. Nấm Linh chi là một trong
những sản phẩm được sử dụng để bảo vệ sức khỏe hữu hiệu.
Nấm linh chi được coi là dược liệu siêu hạng bởi vì con người có thể dùng nó lâu
dài với số lượng lớn mà vô hại vậy nên nhu cầu sử dụng nấm Linh chi ở trong nước cũng
như trên thế giới ngày càng tăng.
Chính vì thế việc xây dựng thêm nhà máy nuôi trồng và chế biến nấm Linh chi
năng suất 30 tấn nấm sấy/năm là điều cần thiết với tình hình hiện nay.

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
Chương 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

1.1.

Tình hình sản xuất hiện nay:

1.1.1. Tình hình sản xuất trên thế giới:[10]
Từ lâu loài người không những biết dùng nấm làm thực phẩm cho những bữa ăn
thường ngày mà còn sử dụng các loại nấm làm thuốc trị bệnh. Từ chỗ con người chỉ biết
thu hái nấm trong tự nhiên đến khi họ đã biết dùng nguồn xenluloza sẵn có trong tự nhiện
để nuôi trồng nấm phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày càng tăng của xã hội. Đặc biệt
trong những năm gần đây những nghiên cứu về công nghệ nuôi trồng nấm ăn, nấm dược
liệu đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Công nghệ nuôi trồng nấm không

phức tạp, nấm sinh trưởng nhanh, nguyên liệu sản xuất chủ yếu là xenluloza,
heemixenlulo là những loại phế thải của sản xuất nông – lâm – công nghiệp đã tạo điều
kiện rất thuận lợi cho nghề trồng nấm phát triển mạnh trên thế giới. Hiện nay, người ta đã
biết có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ngon và được nghiên
cứu nuôi trồng nhân tạo. Thị trường nấm ăn trên thế giới rất lớn, trong đó Trung Quốc là
quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu nấm với sản lượng xuất khẩu năm
2003 – 2004 đạt 389 ngàn tấn doanh thu 917 triệu USD.
Trung Quốc là nước sản xuất nhiều loại nấm ăn cao cấp đứng đầu thế giới cả về số
lượng và sản lượng các loại nấm ăn cao cấp. Năm 2007 Trung quốc đã sản xuất được
tổng sản lượng hơn 17,0 triệu tấn nấm gồm: 1.177.962 tấn nấm kim châm, 232.868 tấn
nấm trân châu, 441.869 tấn nấm đùi gà ... đạt doanh thu 90 tỷ NDT. Xuất khẩu nấm của
Trung quốc đạt tới hơn 1,42 tỷ USD /năm.
1.1.2. Tình hình sản xuất trong nước:
Khu hệ nấm của Việt Nam đã xác định có khoảng 1.200 loài nấm ăn và nấm dược
liệu. Các loại nấm ăn quý như: nấm hương, mộc nhĩ, nấm rơm, nấm thông, nấm
mối,v.v…; nấm dược liệu như: linh chi, vân chi, đầu khỉ, phục linh, đông trùng hạ
thảo,v.v… phân bổ ở hầu hết các khu vực Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Các loại nấm ăn

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

cao cấp và nấm dược liệu đang được nuôi trồng hiện nay, như: nấm mỡ: (Agaricus
bisporus); nấm rơm (Volvariella volvaceae); nấm sò (Pleurotus florida); nấm hương
(Lentinula edodes); mộc nhĩ (Auricularia polytrycha); nấm linh chi (Ganoderma
lucidum) v.v… phần lớn đều đã được nghiên cứu và nuôi trồng phổ biến ở nước ta.

Nấm là thực phẩm được sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Đặc
biệt đối với chế độ ăn chay, nấm giúp tăng độ ngọt cho thức ăn, đem lại cảm giác đậm đà.
Trong nấm có chứa nhiều chất khoáng, các vi chất (kẽm, selenium, crom...), các vitamin
tan trong nước (thiamine, riboflavin, biotin, ascorbic acid...) và các chất polysaccharide,
triterpen... có tác dụng tăng cường chuyển hóa và tăng đề kháng cho cơ thể.
Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn
nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết
thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm. Chúng ta
đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm chủ
lực, thị trường tiêu thụ nấm ngày càng rộng mở. Chính vì vậy, ngày 16/4/2012, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 439, đưa nấm ăn, nấm dược liệu vào Danh mục
sản phẩm quốc gia được ưu tiên đầu tư phát triển.
Thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô
hộ gia đình, trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế
biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng chuyên
nghiệp, quy mô hàng hóa; gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ.
Nhờ vậy đã có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm, tăng
thu nhập cho nông dân. Đồng thời, việc phát triển ngành nấm còn góp phần bảo vệ môi
trường, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trồng trọt nhờ sử dụng các phụ phẩm của
trồng trọt.
Tuy nhiên, so với các nước sản xuất nấm trong khu vực và thế giới thì sản xuất
nấm nước ta còn gặp nhiều hạn chế trong công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM


sản phẩm. Việc sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ nên chưa đảm bảo về số lượng, chất
lượng; chưa có sự đầu tư đúng mức cho sơ chế, chế biến, bảo quản. Do đó, chất lượng
sản phẩm chưa cao, khó có thể cạnh tranh với một số nước.
Các vùng có nhiều rơm rạ trồng nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò trắng; vùng có nhiều
mùn cưa, lõi ngô trồng mộc nhĩ, Linh chi với số lượng hàng vạn tấn nguyên liệu tạo ra
hàng nghìn tấn sản phẩm nấm hàng hóa nội tiêu và xuất khẩu.
Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt
khoảng 250.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm.
1.2.

Tình hình tiêu thụ: [11]

1.2.1. Tình hình tiêu thụ nấm trên thế giới:
Trên thế giới thị trường nấm ăn được hình thành từ lâu và sản lượng theo nhu cầu
ngày càng tăng đối với tất cả các loài nấm. Sản lượng nấm thế giới đạt khoảng 25 triệu
tấn/năm, tăng từ 7%-10%/năm. Trung Quốc là nơi sản xuất nấm hàng đầu thế giới, rồi
đến Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Indonesia, Hàn Quốc. Lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc đã công
nghiệp hóa nghề nấm với việc áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến nên đã tạo ra mức tăng
trưởng gấp trăm lần trong hơn thập niên qua. Theo Hiệp hội Nấm ăn Hàn Quốc, mỗi năm
quốc gia này nhập khẩu lượng nguyên liệu không nhỏ là phụ phẩm trong nông nghiệp
như mùn cưa, rơm rạ từ Việt Nam và Trung Quốc để phục vụ ngành công nghiệp trồng
nấm, sau đó xuất khẩu nấm sang khoảng 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
1.2.2. Tình hình tiêu thụ nấm trong nước:
Nhu cầu tiêu thụ nấm (tươi và khô) trong nước, nhất là ở thị trường lớn đang tăng
nhanh. Do nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu nên hằng năm nước ta phải nhập khẩu
vài nghìn tấn nấm (loại cao cấp). Tuy nhiên, nước ta cũng xuất khẩu nấm sang hơn 30
nước với kim ngạch năm 2011 đạt 90 triệu USD. Trong đó, các công ty chế biến và xuất
khẩu nấm ở thành phố và phía nam chiếm phần lớn. Theo Cục Trồng trọt, sản lượng nấm


SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

của thế giới mỗi năm tăng từ 7% đến 10%; còn từ năm 2006 đến nay, tốc độ tăng trưởng
của thị trường nấm thế giới bình quân đạt 10%/năm. Hiện thị trường nhập khẩu nấm thế
giới trị giá khoảng 3,3 tỷ USD và sản lượng nhập khẩu khoảng 1,26 triệu tấn mỗi năm.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, nước ta tiêu thụ khoảng 250 tấn nấm linh chi
và khả năng trong những năm tới nhu cầu sẽ tăng khoảng 25% mỗi năm. Trong khi đó,
hiện tại chúng ta chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, còn lại phải sử dụng các loại nấm ngoại
nhập, hoàn toàn không biết rõ về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm. Vì vậy,
việc phát triển trồng nấm linh chi đạt tiêu chuẩn về chất là điều cần thiết trong giai đoạn
hiện nay để đảm bảo người tiêu dùng trong nước được sử dụng nguồn dược liệu sạch, an
toàn. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội lớn phát triển kinh tế từ sản xuất nấm linh chi.
1.3.

Cơ sở kinh tế kỹ thuật:

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Đà Nẵng:[12]
Có nhiều thuận lợi, Đà Nẵng nằm ở trung tâm của khu vực Miền Trung. Diện tích
tuy nhỏ nhưng có một lượng lớn diện tích chưa có mục đích sử dụng, đặc biệt có khu
công nghiệp Hoà Khánh là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhà máy.
Thời tiết phân làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa ít hơn. Hướng gió ổn định chủ yếu là hướng
Đông-Nam. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 0C , cao nhất là vào tháng 6, 7, 8
trung bình từ 280C-300C, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23 0C, thỉnh
thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình 85,67%
-87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33%.
1.3.2. Vùng nguyên liệu:
Mùn cưa được nhập về nhà máy có thể từ các tỉnh Tây Nguyên hoặc từ tỉnh Quảng
Nam (chủ yếu là mùn cưa cây cao su) hoặc có thể thu mua phế liệu từ các công ty chế
biến gỗ từ thân gỗ mềm khác.

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

1.3.3. Hợp tác hóa:
Nhà máy sẽ đặt tại khu công nghiệp Hoà Khánh nên các điều kiện về hợp tác hoá
giữa các nhà máy và các nhà máy khác rất thuận lợi và sử dụng chung các công trình
công cộng như điện, nước, hệ thống thoát nước, giao thông….Nhờ đó sẽ giảm thiểu vốn
đầu tư ban đầu.Và tạo ra sản phẩm có giá thành kinh thấp hơn nhờ tiêu thụ nhiều hơn.
1.3.4. Nguồn cung cấp điện, hơi và nhiên liệu:
Đà Nẵng là một thành phố lớn lại có khu công nghiệp nên các vấn đề về điện, hơi,
nhiên liệu được thành phố đầu tư đáng kể. Nhà máy sẽ sử dụng nguồn điện, hơi có sẵn tại
khu công nghiệp.
1.3.5. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước:
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy như nước của công ty cung cấp nước thành phố,
hoặc cũng có thể sử dụng nguồn nước ngầm như khoan giếng…Ở đây ta chọn nước máy từ
nhà máy cung cấp nước thành phố.
1.3.6. Thoát nước:
Nước thải nhà máy sau khi xử lý được đưa ra hệ thống cống thoát nước và đến khu

xử lý nước thải chung của khu công nghiệp.
1.3.7. Giao thông vận tải:
Đà Nẵng nằm trên quốc lộ 1A là đầu mối giao thông quan trọng của hai miền Nam
Bắc. Có cảng lớn có thể thông ra quốc tế. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 14B nối Đà
Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. . Do đó thuận lợi
cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Kênh vận chuyển đa dạng với đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không là điều kiện rất thuận lợi về giao thông.
1.3.8. Nhân công:

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Nguồn cán bộ của nhà máy chủ yếu là các kỹ sư có kỹ thuật được đào tạo chính
quy tại Đà Nẵng hoặc các địa phương khác trên toàn quốc. Mặt khác với mức độ đô thị
hoá của thành phố hiện nay, lượng lao động vãn lai rất dồi dào. Từ đó có thể thuê nhân
công với giá rẻ.
Kết luận: tất cả các điều kiện trên là điều kiện thuận thuận lợi, có tính khả thi để
xây dựng nhà máy nuôi trồng và chế biến nấm Linh chi năng suất 30 tấn nấm sấy/năm tại
khu công nghiệp Hoà Khánh của thành phố Đà Nẵng.

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Giới thiệu về nấm Linh chi:
Giới thiệu chung về nấm Linh chi:
Tên gọi: Nấm Linh chi
Tên khoa học: Ganoderma lucilum (Leyss ex. Fr) Karst.
Từ hơn 4000 năm trước ở Trung Quốc, nấm Linh chi đã được coi như một loại

thần dược, chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa, vì thế Linh chi còn có nhiều tên gọi khác
như bất lão thảo, thần tiên thảo, nấm thần linh… Mỗi tên gọi của Linh chi gắn liền với
một giá trị dược liệu của nó. Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Tên tiếng
Anh: Varnished Conk hay Ling Chih.
Đặc điểm sinh học của nấm Linh chi:
Nấm Linh chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến
đối điện với mũ nấm). Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính 0,53cm. Lớp vỏ cuống màu nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán
nấm. Mũ nấm (tai nấm) hoá gỗ, xoè tròn, khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt,
hình bầu dục hoặc thận.

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM


Hình 2.1. Cấu tạo nấm Linh chi
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Linh chi:

-

 Nhiệt độ:
Bình thường: 20 – 320
Thích hợp: 22 - 280
Không phù hợp: < 180, > 320
 Độ ẩm:
Nguyên liệu (cơ chất): 60 – 65%
Môi trường không khí:
+ Giai đoạn nuôi sợi: 65 – 80%
+ Giai đoạn quả thể: 80 - 90%
 Độ thông thoáng:
Cần độ thông thoáng tốt ở cả 2 giai đoạn

Hình 2.2. Nấm Linh chi

nuôi sợi và hình thành quả thể

-

 Ánh sáng:
Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng
Giai đoạn quả thể: cần ánh sáng đọc sách được, phân bố đều
 Thời vụ nuôi trồng:
Miền Bắc: tháng 2, 3, 4 và 8, 9, 10
Miền Nam: quanh năm
Đặc điểm sinh trưởng của nấm Linh chi:


SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Chu trình sống của nấm Linh chi cũng giống hầu hết các loài nấm khác, nghĩa là
cũng bắt đầu từ các bào tử, bảo tử nảy nầm phát triển thành các mạng sợ nấm gặp điều
kiện thuận lợi sợi nấm sẽ kết thành nụ nấm, sau đó nụ phát triển thành chồi, tán và thành
tai trưởng thành. Mặt dưới mũ sinh ra các bào tử, bào tử phóng thích ra ngoài và chu trình
lại tiếp tục.

Hình 2.3. chu trình sống của nấm Linh chi
Bảng 2.1: Thành phần các chất hoạt tính của Linh chi [13]
Nhóm chất
Alcaloid
Polysachari
d

Hoạt chất
b-D-glucan
Ganodosporeic A,B,C,D6

Steriod

Ganodosteron
Lanosporeic acid A

Lonosterol
Triterpenoid Ganodermic acid mf, T-O
Ganodemic acid R,S
Ganodemic acid

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH

Hoạt tính
Trợ Tim
Chống ung thư, tăng
tính miễn dịch,hạ đường
huyết, tăng tổng hợp protein,
tăng chuyển hóa acid nucleic
Giải độc gan
Ức chế sinh tổng hợp
cholestero
Ức chế giải phóng
Histamin
Hạ huyết áp,Ức chế


12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nucleosid
Protein
Acid béo

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
B,D,F,H,K,S,Y

ACE
Ganodemadiol
Chống khối u
Ganosporelacton A,B
Bảo vệ gan
Lucidon A
Lucidol
Adenosid dẫn xuất
Ức chế kết dính tiểu
cầu,thư giãn cơ ,Giảm đau
Lingzhi-8
Chống dị ứng phổ
rộng, điều hòa miễn dịch
Oleic acid
Ức chế giải phóng
Histamin

Giá trị của nấm Linh chi:
-

Tác dụng của nấm Linh chi chống khối u: Nấm Linh chi có chứa các hoạt chất
kháng khối u như triterpenes, một chất ngăn ngừa sự lan rộng của các khối u ác
tính. Hợp chất đường đa phân tử polysaccharides giúp tăng cường chức năng miễn
dịch và cũng là những chiến binh tiêu diệt khối u.Trong một số nghiên cứu gần
đây, Linh chi được chứng minh là giúp “đánh bật” khối u theo nhiều cách khác
nhau, chẳng hạn như thử nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy Linh chi có thể
ngăn ngừa di căn.

-


Tăng testosterone: Linh chi giúp cơ thể sản sinh ra hợp chất hữu cơ thành steroid.
Điều này có nghĩa nó có thể giúp đẩy nhanh trạng thái đồng hóa, giúp cơ thể tái cơ
cấu và củng cố, phát triển các cơ bắp. Đồng thời, loại nấm này cũng giúp ngăn
chặn

một

loại

enzyme

chuyển

đổi

hoóc-môn

testosterone

thành

dihydrotestosterone, lưu lại nhiều testosterone hơn trong cơ thể, qua đó tăng chức
năng sinh dục.
-

Làm loãng máu: Ganoderma trong Linh chi có tác dụng làm loãng máu, bởi vậy
loại nấm này có thể được sử dụng để trị huyết áp cao và chứng kích động.

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH



13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
-

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Tốt cho gan: Axit ganoderic trong nấm Linh chi giúp trị các chứng bệnh liên quan
đến gan ở người.

-

Kháng khuẩn: Ngoài việc tăng cường chức năng miễn dịch, ganoderma còn có tác
dụng kháng khuẩn, giúp chống lại các loại vi khuẩn và virut thường gặp như HSV1, HSV-2, vi rút cúm, viêm miệng…

-

Giãn mạch máu: Vì có chứa alkaloid (có chứa nito) và adenosine nên Linh chi rất
hữu dụng trong việc làm giãn mạch máu. Điều này đồng nghĩa với Linh chi giúp
mạch máu giãn nở, cho phép nhiều máu, oxi và chất dinh dưỡng đến khắp nơi
trong cơ thể, thông qua đó giúp tăng năng lượng và giúp đẩy nhanh quá trình hàn
gắn vết thương. Linh chi cũng giúp giảm huyết áp.
Ngoài ra nấm Linh chi còn có tác dụng để chữa bệnh mất ngủ, lở dạ dày, tê thấp,
suyễn, sưng cổ họng. Người Trung Hoa hiện nay còn dùng Linh Chi để cho da mặt
thêm mịn, có lẽ là do các chất hormone trong loại nấm này. Nhiều y gia Nhật Bản
lại dùng Linh Chi trong các loại thuốc trị rụng tóc...

2.2.

Nuôi trồng nấm Linh chi:

2.2.1. Nguyên liệu để nuôi trồng nấm Linh chi:
 Giá thể trồng nấm:
Nấm Linh chi có thể nuôi trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau, như: mùn

cưa, gỗ khúc, lõi ngô, bã mía, bông thải, ... Gỗ trồng nấm linh chi thường là gỗ tạp mềm,
không chứa tinh dầu, không bị xử lý bởi hoá chất, chất bảo quản như: cao su, bồ đề, keo,
mít… Tuy nhiên, năng suất nấm trên nguyên liệu mùn cưa cao su là tốt nhất.
 Meo giống:

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Meo giống nấm bao gồm tất cả các dạng trung gian, có thể là hệ sợi nấm hoặc đôi
khi là bào tử nấm, chứa đựng sinh khối của nấm mà từ đó phát sinh quả thể nấm qua quá
trình nuôi trồng thích hợp.
Meo giống tốt phải thỏa mãn hàng loạt yêu cầu:
• Không bị nhiễm tạp.
• Có sức sống mạnh đảm bảo sự phát triển nhanh của hệ sợi tơ trong các cơ chất.
• Được sản xuất từ giống tốt đã qua tuyển chọn có năng suất cao, khẩu vị mùi thơm ngon,
chống chịu sâu bệnh tốt, giá trị thương phẩm cao.
• Có thể bảo quản lâu mà vẫn duy trì được các đặc tính sinh lý và không giảm năng suất.
Túi giống có màu trắng đồng nhất, không loang lỗ, sợi nấm ăn kín đáy, có mùi đặc
trưng của giống nấm.
 Nước:
Nước dùng trong công đoạn xử lý nguyên liệu và tưới cho nấm để điều chỉnh độ

ẩm thích hợp cho nấm phát triển. Chính vì thế, phải dùng nước sạch, không bị nhiễm
phèn, nhiễm mặn, không dùng nước thải công nghiệp, nước bẩn ao tù, nếu không sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng nấm.
 Nguyên liệu phụ:
Nấm cũng như các sinh vật khác, cần đầy đủ nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng và
phát triển. Ngoài nguồn cacbon được cung cấp chủ yếu từ cellulose thì cần bổ sung thêm
một vài nguồn khoáng chất và nito như: cám, ure, phân trâu bò, khô dầu,.. Một số công
thức phối trộn nguyên liệu để trồng nấm Linh chi theo các tỷ lệ sau:
Tạo ẩm bằng nước sạch có bổ sung vôi bột khoảng 5-7kg/ tấn
+ Mùn cưa cao su, bồ đề: ủ 5- 7 ngày
Bổ sung phụ gia:
+ Cao su: 5% bột ngô + 5% cám gạo + 1,5% bột nhẹ + 0,5% đường [2]

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng: [9]
 Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và nuôi trồng nấm Linh chi là 22 – 28 0C. Thông
thường nhiệt độ cho nuôi tơ từ 28 – 320C , giai đoạn kết hạch 25 – 270C, giai đoạn ra quả
thể từ 27 – 280C. Nhiệt độ không nên thay đổi quá lớn, nếu thay đổi Linh chi khó phát
triển thành tán mà ở dạng sừng hươu, dạng đuôi gà. Khi nhiệt độ tăng quá cao, các
enzyme bị ức chế hoạt động, không phân hủy cơ chất, nấm khó lấy thức ăn do đó không
phát triển tốt được.
 Độ ẩm:

Độ ẩm cơ chất thích hợp cho hệ sợi nấm Linh chi là 65%, quá nhiều hoặc quá ít sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển của sợi nấm. Độ ẩm không khí nên giữ ở 70 - 90%, nuôi cấy
trong phòng cần giải quyết vấn đề về độ ẩm để thông thoáng gió.
 Thoáng khí:
Nấm Linh chi là sinh vật hiếu khí vì vậy cần thông gió, giữ độ ẩm và nhiệt độ
thích hợp. Hàm lượng O2 và CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của sợi nấm.
Oxy cần thiết cho việc hô hấp của nấm. Khi tăng trưởng thì các hoạt động trao đổi chất
của nấm tăng lên dẫn đến nhu cầu oxy cũng tăng theo, như: tổng hợp protein, acid
nucleotic. Còn CO2 tăng cao trong không khí sẽ ức chế quá trình hình thành quả thể nấm,
nồng độ CO2 dưới 0.03% là thích hợp cho nấm phát triển.
 Ánh sáng:
Ánh sáng không cần thiết đối với nấm Linh chi trong giai đoạn nuôi hệ sợi. Đến
giai đoạn hình thành quả thể nấm cần ánh sáng tán xạ từ 500 – 1200 lux. Ở nấm trưởng
thành ánh sáng là yếu tố kích thích việc phóng thích bào tử. Đối với nấm, ánh sáng thích
hợp khi bước sóng ánh sáng ngắn, ánh sáng màu xanh, trong khi ánh sáng có bước sóng
dài mang lại hiệu quả không tốt.

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

 pH:
pH ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme và tất cả các giai đoạn sinh trưởng
của nấm Linh chi: giai đoạn nảy mầm của bào tử, sự phát triển của sợi nấm, sự hình
thành quả thể. pH của môi trường nuôi nấm Linh chi là 3 – 7,5, thích hợp nhất là 5 – 6.
Trong môi trường lỏng là 4,5 – 5. Đối với nguyên liệu nuôi trồng nấm nên điều chỉnh pH

từ 5,8 – 6 là thích hợp.

3.1.

Chương 3: CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Sơ đồ dây chuyền công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm Linh chi:
Mùn cưa

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH
Môi trường thóc

Giống cấp 3


17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Xử lý nguyên liệu

Giống gốc
Môi trường thạch

Giống cấp 1

Môi trường thóc

Giống cấp 2


Phối trộn phụ gia đóng bịch

Hấp bịch

Cấy giống

Ươm sợi, chọn nhiễm

Chăm sóc, thu hái

Nấm tươi
Thu hái – phân loại
Rửa
Sấy
Làm nguội
Đóng gói
3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
3.2.1. Giai đoạn nhân giống: [9]

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH

Sản phẩm


18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Quá trình nhân giống được tiến hành qua 3 cấp: nhân giống cấp một, nhân giống

cấp hai và nhân giống cấp ba. Cơ sở sản xuất mua giống cấp I từ Viện di truyền nông
nghiệp Hà Nội. Sau đó, tiến hành nhân giống cấp I, II, III để phục vụ sản xuất.

Hình 3.1: Giống nấm Linh chi
Quy trình nhân giống chung:
Phân lập và tuyển chọn

Nhân giống cấp 1

-

Môi trường thạch

Nhân giống cấp 2

Môi trường thóc

Nhân giống cấp 3

Môi trường thóc

 Nhân giống cấp I:
Mục đích: hoạt hóa và cấy chuyền giống gốc
Thực hiện:

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

+ Môi trường PDA, thành phần: [8]
Khoai tây:

200g

Đường glucose:

20g

Agar:

20g

Nước cất:

1 lít

pH = 7,0
+ Cấy giống cấp I:
Người cấy phải mặc áo quần sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, không đeo trang sức; Vô
trùng box cấy 30-45 phút bằng đèn UV. Xong bật quạt gió 30-45 phút trước khi cấy. Vệ
sinh tay, dụng cụ cấy.
Nhập về giống gốc chất lượng tốt (giống có sợi ăn đều, mịn và mượt, không bị
nhiễm khuẩn và mốc các loại) để cấy.
Dùng que cấy lấy từng mảnh giống nhỏ (càng nhỏ càng tốt) chuyển sang môi
trường nhân giống cấp I, đặt mảnh giống chính giữa mặt nghiêng của môi trường, hạn
chế di chuyển mảnh giống khi đã đặt xuống mặt thạch, thao tác nhanh gọn, chính xác và

không làm tổn thương bề mặt thạch. Cấy xong đậy chặt nút bông và đặt đứng ống nghiệm
để không đọng nước ở bề mặt cấy.

Giống sau khi cấy xong thì cho vào tủ bảo ôn hoặc phòng nuôi sợi.
Tên giống

Nhiệt độ nuôi sợi

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH

Thời gian nuôi sợi


20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nấm Linh chi

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
(oC)

(Ngày)

24 – 27

10 – 15

+ Ươm sợi, chọn nhiễm, tuyển chọn giống
Ươm sợi: đa số các loại giống cấp I từ sau khi cấy giống đến khoảng 15÷20 ngày
là đã ăn trắng kín đáy. Nếu khi sợi đã ăn kín ống nghiệm mà chưa có điều kiện cấy

chuyển thì ta có thể bảo quản lạnh (với giống rơm và mộc nhĩ có thể sử dụng phòng điều
có điều hòa) khoảng 1 tháng.
Chọn nhiễm: trong thời gian nuôi sợi phải thường xuyên chọn nhiễm. Các loại
giống nấm thường bị nhiễm các loại mốc xanh, đen, vàng, mốc hoa cau, mốc thạch cao,
khuẩn. Sử dụng đèn sợi đốt 70- 75W có chóa hoặc đèn pin để chọn loại nhiễm. Cứ 3÷7
ngày tiến hành chọn nhiễm một lần. Tuỳ vào số lượng giống bị nhiễm và vị trí nhiễm mà
ta kiểm tra xem bị nhiễm do khâu hấp khử trùng, thao tác cấy, do box, hoặc ướt nút bông
để khắc phục. Giống nhiễm được đem hấp khử trùng trước khi rửa ống nghiệm và tái sử
dụng. Trường hợp kiểm tra thấy hệ sợi nấm phát triển yếu, sợi yếu, mọc quả thể khi sợi
nấm còn non thì nguyên nhân do giống thoái hoá, môi trường ngèo dinh dưỡng, môi
trường nuôi sợi điều kiện nhiệt độ chưa đảm bảo, hoặc do thao tác cấy làm nát giống
hoặc đầu que cấy quá nóng làm chết giống.
Tuyển chọn: chọn ống giống nào dày, sợi ăn khỏe tốt để tiếp tục nhân giống. Ống
nào sợi mọc yếu, mỏng để riêng.
+ Bảo quản giống
Giống được nuôi sợi trong thời gian ở bảng. Khi sợi ăn kín ta tiến hành chọn
giống tốt cấy chuyển sang môi trường cấp II, nếu không cấy kịp ta gói giống vào giấy báo
đã khử trùng và đã sấy khô, bên ngoài cho vào bao nilon để giũ độ ẩm nếu bảo quản tủ
lạnh. Nếu bảo quản dài hạn thì định kỳ một tuần phải thay giấy báo, tránh để giấy báo ướt
sợi nấm sẽ ăn ra bên ngoài và gây nhiễm. Thời gian bảo quản càng ngắn sức sống của
giống càng tốt và ngược lại.

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên giống nấm
Nấm Linh chi


GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
Nhiệt độ bảo quản

Thời gian bảo quản

(độ C)

(tháng)

10-15

≤ 2 tháng

 Nhân giống cấp II:
- Mục đích: cấy chuyền giống cấp I đã lựa chọn sang môi trường cấp II.
- Thực hiện:
+ Môi trường thóc (Thóc khô ngâm, luộc, phối trộn bột nhẹ):
Ngâm thóc: chọn thóc tốt hạt mẩy của vụ trước cùng một chủng loại (không sử
dụng thóc mới, thóc gạo dẻo), cho vào nước xã nước ngâm đãi sạch trấu, sỏi, cát. Xong
cho vào thùng chứa đổ nước ngập 30cm, ngâm 14-16 giờ; Sau khi ngâm rửa lại bằng
nước 2-3 lần thật sạch trước khi đem vào nồi luộc.
Luộc thóc: cho thóc vào nồi, đổ nước ngập 3/2 thóc để luộc. Trong quá trình luộc,
thường xuyên khuấy đảo để thóc không bị vón cục và chín đều. Sau 45 phút kể từ lúc sôi
dùng đũa vớt thóc và kiểm tra nếu trên 90% hạt đã tách vỏ, hạt gạo đã chín. Đun nhẹ 10
phút nữa là có thể ra nồi; đổ thóc ra rá, đặt lên kệ rồi làm nguội nhanh bằng quạt để hạt
thóc nhanh chóng rời ra. Trung bình 1kg thóc khô sau khi luộc khoảng đạt khoảng 1,55 –
1,6 kg và độ ẩm đạt 60- 65%.
Phối trộn bột nhẹ: khi thóc khô ta tiến hành phối trộn bột nhẹ với tỷ lệ 1,2-1,5% so
với khối lượng thóc.

Cho thóc vào bình tam giác, mỗi bình khoảng 50g thóc. Hấp khử trùng, xong để
nguội 1- 2 ngày là tiến hành cấy giống.
+ Cấy giống:
Khử trùng box cấy bằng tia cực tím (30 -45 phút. Xong bật quạt gió 30- 45 phút
mới vào cấy)
Chọn giống cấp I sợi ăn tốt, vệ sinh tay và ống giống cấp I bằng cồn trước khi đưa
vào box cấy.

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Đốt panh trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội rồi cắt ống giống ra làm 2 hoặc 3 phần
bằng nhau rồi cấy vào chai giống cấp II. Chú ý thao tác nhanh gọn và khều sao cho toàn
bộ bề mặt giống tiếp xúc với cơ chất trong chai. Sau khi cấy xong nút bông chặt (thay
bông mới nếu nút cũ bị ướt). Dùng giấy báo làm nắp đậy miệng chai. Ký hiệu giống nấm
và ngày tháng cấy. Xong chuyển các chai giống vào phòng ươm sợi. Sau 5- 7 ngày kiểm
tra chọn loại nhiễm. Cách ly các bịch nhiễm ra khỏi phòng ươm, cần thao tác nhẹ nhàng
tránh làm phát tán nấm mốc dại.
Nhiệt độ phát triển sợi của Linh chi 25 – 280C.
+ Chọn nhiễm:
Sau khi cấy giống 5 – 7 ngày tiến hành kiểm tra chọn loại nhiễm.
 Nhân giống cấp III:
- Mục đích: làm tăng số lượng giống nấm
- Thực hiện:
Về quy trình nhân giống cấp III trên hạt thóc tiến hành tương tự như giống cấp II.

Chỉ khác ở công đoạn đóng túi, trọng lượng thóc cho vào mỗi túi là 300g.
+ Cấy giống:
Chuẩn bị giống cấp II khỏe đã ăn kín đáy chai 1-2 ngày. Khử trùng box cấy, lau
tay và chai giống bằng cồn. Đốt que cấy, để nguội, đánh tơi rồi khều giống từ chai cấp II
sang các túi giống cấp III. Chú ý thao tác nhanh gọn tránh lây nhiễm. Lượng cấy khoảng
15g giống/bịch cơ chất. Cấy xong làm nắp đậy các túi giống rồi chuyển sang nhà ươm
sợi.
+ Chọn nhiễm:
Sau khi cấy giống 5 – 7 ngày tiến hành kiểm tra chọn loại nhiễm. Các bịch nhiễm
được cách ly xa nhà ươm tránh lây nhiễm.
3.2.2. Giai đoạn nuôi trồng nấm Linh chi:
3.2.2.1. Chọn và Xử lí nguyên liệu:

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Nấm Linh chi có thể nuôi trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau, như: mùn
cưa, gỗ khúc, lõi ngô, bã mía, bông thải, ... Gỗ trồng nấm linh chi thường là gỗ tạp mềm,
không chứa tinh dầu, không bị xử lý bởi hoá chất, chất bảo quản như: cao su, bồ đề, keo,
mít… Tuy nhiên, năng suất nấm trên nguyên liệu mùn cưa cao su là tốt nhất.
Xử lý mùn cưa:
-

Rải mùn cưa vào bể chứa, dùng nước vôi 0,5% trộn đến độ ẩm 65% (Kiểm tra độ
ẩm: Nắm chặt mùn cưa trong tay, lòng bàn tay có cảm giác ướt, nhưng không có


-

nước chảy qua kẽ tay là đạt).
Ủ mùn cưa thành đống, đống ủ to, thì cần có cột thông khí ở giữa đống ủ. Xung

-

quanh đống ủ phủ kín bằng nilon hoặc bao tải dứa.
Sau 3 ngày đảo lại đống ủ từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, đồng thời kiểm tra
và điều chỉnh độ ẩm, sau khi đảo từ 1 - 2 ngày tiến hành đóng bịch. [8]

Chú ý: Nếu mùn cưa to hoặc xấu thì cần kéo dài thời gian ủ.
3.2.2.2. Bổ sung phụ gia, đóng bịch
- Bổ sung dinh dưỡng: [8]
+ Cao su: 5% bột ngô + 5% cám gạo + 1,5% bột nhẹ + 0,5% đường
- Đóng bịch: sử dụng túi PP chịu nhiệt kích thước 20 x 55cm, đóng chặt khối lượng
1,4- 1,6kg/ bịch. Xong làm cổ nút, nút bông và đậy nắp.
3.2.2.3. Hấp bịch:
- Mục đích: giúp khử trùng, diệt các vi khuẩn, bào tử, nấm bệnh các bịch môi
trường làm nấm bằng nhiệt của hơi nước được cung cấp từ lò đốt. Đồng thời quá
trình thanh trùng còn làm chín các thành phần chất dinh dưỡng được bổ sung thêm
vào cơ chất trồng nấm.
Hấp cách thủy: t0: 100 - 1050C, thời gian: 10 - 12h [8]
3.2.2.4. Cấy giống:
- Mục đích: Đưa meo giống nấm Linh chi vào trong môi trường dinh dưỡng đã tiệt
trùng để ủ sợi.
- Chuẩn bị :
+ Phòng cấy giống, box cấy giống, dụng cụ cấy giống: khử trùng
+ Nguyên liệu : để nguội 1- 2 ngày, ký hiệu giống, ngày tháng cấy


SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

+ Giống : đúng tuổi (20 – 30 ngày), không bị nhiễm nấm mốc, không có mùi chua,
-

thối
Cấy giống: sử dụng giống cấp II trên chai
+ Dùng que cấy cào lớp màng trên bề mặt bỏ đi, đánh tơi giống.
+ Lượng cấy : 15- 20gr/bịch. 1 chai giống cấy cho khoảng 18 - 20 bịch nguyên

liệu.
+ Cấy xong nút bông chặt, nếu bông ướt phải thay ngay bằng nút bông mới.
+ Lắc cổ bịch sao cho hạt giống trải đều trên bề mặt cơ chất.
3.2.2.5. Nuôi sợi:
- Nhà ươm: sạch sẽ, thông thoáng, nhiệt độ không quá 300C
- Xếp các bịch lên kệ thành hàng cách nhau 2- 3 cm, mùa đông có thể sắp các bịch
-

sát nhau.
Sau 5 - 7 ngày tiến hành kiểm tra sự phát triển của sợi và loại nhiễm
Sau khoảng 20 – 25 ngày, khi sợi nấm ăn được 1/3– 1/2 bịch tiến hành nới nút
bông. Nhẹ nhàng dùng tay đỡ cổ bịch rồi tháo nút bông ra khỏi bịch. Dùng phần
bông ở giữa xé tơi và nhém lại để giúp hình thành mầm quả thể phát triển qua cổ.

Để thêm 12- 15 ngày khi có 1 quả thể vượt ra khỏi cổ bịch và sợi nấm đã ăn kín
đáy bịch, ta chuyển sang khu vực chăm sóc, thu hái.

3.2.2.6.

Chăm sóc và thu hái:

Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, thông thoáng, có mái chống mưa dột. Nhiệt độ thích
hợp 22 – 280C; độ ẩm không khí 80-90%; ánh sáng khuếch tán và chiếu đều từ mọi phía;
kín gió; có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.
 Chăm sóc, thu hái theo 2 phương pháp: [8]
• Phương pháp không phủ đất
• Phương pháp phủ đất
- Chọn phương pháp không phủ đất:

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM

Cấy giống được 25 - 30 ngày thì rạch 2 vết sâu 0,2 - 0,5cm đối xứng trên bề mặt
túi. Đặt túi trên giàn cách nhau 2 - 3cm. 7 - 10 ngày đầu chủ yếu tưới nước trên nền nhà,
đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.
Khi nấm bắt đầu mọc ra từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm
không khí có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày 1-3 lần. Duy trì chế độ chăm
sóc này đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn.
 Thu hái:

Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi; hòa nước vôi đặc bôi lên vết
cắt để chống nhiễm vết cắt do vi sinh vật ngoài không khí xâm nhiễm vào. Quả thể sau
khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 45 0C; độ ẩm của nấm
khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1kg khô; thu hái hết đợt 1 tiến hành chăm sóc
như ban đầu để tận thu đợt 2. Kết thúc đợt nuôi trồng phải vệ sinh và thanh trùng nhà
xưởng bằng formol với nồng độ 0,5 - 1%.

Hình 3.3 : Nấm Linh chi đến tuổi thu hái
3.2.3. Giai đoạn chế biến nấm Linh chi:
3.2.3.1. Cắt gọt:
- Mục đích: Làm sạch nấm, loại bỏ phần chấn nấm dính vào giá thể, làm tăng tính
cảm quan cho sản phẩm.

SVTH: Võ Thị Thanh Thảo – 10SH


×