Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề cương nghiên cứu đặc điểm thực vật học, tính chất đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây trà hoa vàng tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.34 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Hiện nay xu hướng trồng cây công nghiệp rất phổ biến do lợi ích về kinh
tế mà nó đem lại. Việc nghiên cứu về các giống cây công nghiệp phù hợp
với các địa phương là rất cần thiết. Cây trà hoa vàng Tam Đảo là là đối
tượng nghiên cứu đang được quan tâm.
Trà hoa vàng Tam Đảo (camellia crassiphylla) thuộc họ Theaceae, chi
Camellia. Loài cây này được phát hiện đầu tiên vào những năm đầu thế kỷ
XX tại Quảng Tây Trung Quốc. Ở Việt Nam nó được thu thập đầu tiên ở
VQG Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 12/1990, là loài đặc hữu ở VQG
Tam Đảo.
Trà hoa vàng có nhiều công dụng, đặc biệt trong lĩnh vực dược học. Trong
trà có chất flavonoid có tác dụng giảm 70% nguy cơ gây đột quỵ và các cơn
đau tim nếu uống khoảng 4-5 tách/ngày. Trong lá trà có các chất vi lượng
như selenium(Se), kalium(K) , kẽm(Zn), vândium(V), mangan(Mn), các
vitamin B1, B2, C..... có tác dụng giảm lượng chất béo trong cơ thể, lượng
đường trong máu, hạ huyết áp dễ dàng và duy trì trong thời gia tương đối
dài, phòng ngừa ung thư đến 33,8%, chế ngự sự phát triển của các khối u,
giải độc gan,... ngoài ra trà hoa vàng có hoa màu vàng đặc trưng rất đẹp và
nở vào đúng dịp xuân nên được dùng làm cảnh.
Hiện nay môi trường sống của cây bị đe doạ nghiêm trọng do chặt phá
rừng và khai thác quá mức. Khu phân bố hẹp, số lượng cá thể còn lại rất ít.
Các công trình nghiên cứu về trà hoa vàng còn rất hạn chế. Nguy cơ chúng
ta mất đi nguồn tài nguyên quý này là rất lớn nếu không có kế hoạch bảo
tồn một cách hợp lý. Do số lượng cá thể còn lại ít nên trước mắt chủ yếu là
bảo tồn tại chỗ chưa đầu tư phát triển trồng trên quy mô lớn.
Ngày 25/12/2014 diễn ra hội thảo khoa học về bảo tồn và phát triển cây trà
hoa vàng Tam Đảo đã nhận được nhiều sự quan tâm, đây là cơ hội để các cơ
quan, đơn vị địa phương học hỏi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát
triển cây trà hoa vàng theo đúng mục tiêu định hướng phát triển nguồn dược


liệu góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Thái Nguyên là một tỉnh rất thuận lợi cho phát triển nông-lâm nghiệp với
các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu. Nhiệt độ trung bình 25 độ. giờ
nắng phân phối đều cho các tháng trong năm.Khí hậu chia thành 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình từ 2000-2500mm. Diện
tích đất đồi lớn, nhiều đồi dốc. Với những điều kiện đó cây trà hoa vàng
hoàn toàn có thể phát triển tốt.
1


Với những lí do trên và mong muốn của bản thân được góp phần bảo vệ
phát triển loài cây này một cách hiệu quả và tiến tới khai thác sản phẩm một
cách bền vững, nâng cao đời sống người dân ở địa phương nên em tiến
hành thực hiện đề tài "nghiên cứu đặc điểm thực vật học, tính chất đất và
nhu cầu dinh dưỡng của cây trà hoa vàng Tam Đảo(Camellia
Crassiphylla) trồng tại thành phố Thái Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả được đặc điểm thực vật học và xác định được các điều kiện ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trà hoa vàng trồng tại
thành phố Thái Nguyên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả được đặc điểm thực vật học (hình thái, giải phẫu) của cây trà hoa
vàng (Camellia chrysantha).
- Xác định được thành phần và tính chất đất trồng cây trà hoa vàng
(Camellia chrysantha).
- Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây trà hoa vàng (Camellia
chrysantha).

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Thái Nguyên năm 2016 - 2017
1.1. Đặc điểm sinh thái, giá trị kinh tế một số loài cây trà hoa vàng
1.2. Tình hình nghiên cứu, bảo tồn, sản xuất cây trà hoa vàng
2


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tên khoa học: Camellia chrysantha.
Tên Việt Nam: Trà hoa vàng (Trà mi).
Họ: Theaceae (Họ chè)
Chi: Camellia (Chi chè)
Giống trà hoa vàng (Camellia chrysantha) được lấy tại huyện Ba
Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Mô tả được đặc điểm thực vật học (hình thái, giải phẫu) của cây được tiến
hành tại phòng thí nghiệm thực vật – Khoa Sinh học, Trường….
- Xác định được thành phần và tính chất đất trồng được tiến hành tại phòng
thí nghiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thí nghiệm Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây trà hoa vàng
(Camellia chrysantha ) được bố trí tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật học
2.2.1.1. Quan sát, mô tả
- Quan sát, mô tả các cơ quan sinh dưỡng của những loài thực vật
nghiên cứu, đo đếm các bộ phận liên quan, ghi chép các điều kiện sinh thái ở
các địa điểm nghiên cứu.

- Chụp ảnh các đối tượng nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên.
2.2.1.2. Thu mẫu (giải phẫu cả 3 bộ phận: thân, lá, rễ…)
Thân: Chọn thân đồng đều về kích thước không già và không non
quá, dễ cắt
Lá nguyên vẹn, không quá non quá già.
3


2.2.1.3. Giải phẫu mẫu trong phòng thí nghiệm
* Phương pháp cắt nhuộm mẫu
- Cắt trực tiếp bằng tay với lưỡi dao lam
- Cắt xong sử dụng phương pháp nhuộm kép gồm các bước sau:
+ Ngâm mẫu cắt vào dung dịch Javen trong 15 - 20 phút để tẩy sạch
nội chất của tế bào, rửa sạch bằng nước cất.
+ Ngâm mẫu vào axit axetic 1% khoảng 5 phút để mẫu dễ bắt màu
khi nhuộm.
+ Nhuộm xanh bằng dung dịch xanh mêtylen loãng trong khoảng 5 10 giây, rửa sạch bằng nước cất.
+ Nhuộm đỏ bằng dung dịch đỏ carmin trong 20 - 30 phút, rửa lại
bằng nước cất.
+ Lên kính bằng nước cất để quan sát, phân tích, đo đếm.
2.2.1.5. Phương pháp đo trên kính hiển vi
Sử dụng phương pháp đo gián tiếp bằng cách so sánh kích thước của
vật cần đo với một thước đo thị kính và thước đo vật kính được lắp thêm
vào kính hiển vi.
2.2.2. Phương pháp phân tích đất trong phòng thí nghiệm
- Xác định thành phần cơ giới đất theo phương pháp để lắng Rutcovski
- Xác định ẩm độ đất theo phương pháp sấy khô
- Xác định pH đất: đo trên máy pH meter.
- Xác định tỷ trọng của đất
- Xác định dung tích hấp thu (CEC) của đất theo phương pháp Aminoaxetat

- Phân tích lân tổng số trong đất theo phương pháp so màu.
- Phân tích hàm lượng mùn trong đất theo phương pháp Tiurin
- Đạm tổng số: Xác định theo phương pháp Dumas trên thiết bị phân tích đa
nguyên tố CNS TruSpec LECO USA. 2.3.1.9.
4


- K2O5 tổng số: xác định theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
(AAS). Công phá mẫu bằng hỗn hợp H2SO4 + HClO4.
* Hàm lượng dinh dưỡng và chất hữu cơ trong đất so sánh theo
TCVN 7373: 2004 về chất lượng đất.
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài thực địa
Khu vực thí nghiệm được dọn sạch cỏ dại, làm đất tơi xốp, lên luống
theo hướng Nam Bắc.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm diện
tích mỗi ô thí nghiệm là 6 m2. Chiều luống rộng 1m, cao 20 - 25 cm. Trồng 3
hàng, cây cách cây 1m.
2.2.4. Phương pháp xử lý mẫu đất, mẫu cây
Các mẫu đất nghiên cứu được lấy ở tầng canh tác từ 20 – 30 cm. Mẫu
đất được lấy ở 5 điểm phân bố đều trên toàn diện tích theo quy tắc lấy
đường chéo. Sau khi lấy về, mẫu đất loại bỏ rễ cây, tạp chất, hong khô trong
không khí ở nhiệt độ phòng sau đó đem nghiền qua rây 1mm, cất trữ trong
túi bóng kín để phân tích thành phần hóa học đất.
Mẫu thực vật được rửa sạch dưới vòi nước chảy, sau đó tráng qua nước
cất, đem sấy ở nhiệt độ 70 0C cho đến khô hoàn toàn, nghiền nhỏ, bảo quản
trong bình hút ẩm để phân tích hàm lượng Pb, As trong mẫu.

Chương 4
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm thực vật học của cây trà hoa vàng: đặc điểm hình thái, giải

phẫu (thân, lá, rễ) của cây trà hoa vàng.
5


4.2. Đặc điểm môi trường đất trồng trà hoa vàng tại xã Hà Thượng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Đặc điểm lý học: ẩm độ, thành phần cơ giới đất
-Thành phần hóa học: pH, N (%), P2O5 (%), K2O (%), CEC, mùn, hàm
lượng lân và kali dễ tiêu, Ca2+ và Mg2+ trao đổi.
4.3. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây: giai đoạn trà tuổi 1.
- Nghiên cứu các công thức bổ sung phân bón cho cây trà hoa vàng ở giai
đoạn trà tuổi 1.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TT Thời gian

Nội dung thực hiện

1

09/2016

Xây dựng đề cương nghiên cứu

2

10/2016

Khảo sát, lấy mẫu đất phân tích, bố trí thí nghiệm


3

10/2016

Phân tích chỉ tiêu lý, hóa học đất, theo dõi thí
nghiệm

4

11/2016 - 01/2017 Theo dõi thí nghiệm. Thu hoạch và đánh giá các
chỉ tiêu nghiên cứu

5

02 - 03/2017

Xử lý số liệu và viết báo cáo

6



×