Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

bài mẫu về ngộ độc các loại nấm độc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 25 trang )

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN
VỚI BUỔI TIỂU LUẬN NGÀY HÔM NAY

NHÓM
NHÓM1,1,TỔ
TỔ44

Nguyễn Minh Vương

Sái Thị Lan Hương

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Đặng Văn Kỳ

Đàm Thị Hà

Nguyễn Thị Ngọc Yến

Trần Văn Thiều

Nguyễn Thị Bích Hà

Nguyễn Thị Lý

Bùi Thị Thanh


CHỦ ĐỀ : NẤM ĐỘC



Mục tiêu
• Phân loại nấm độc,
• Cơ chế gây độc, triệu chứng ngộ độc
• Phương pháp xử trí, phương pháp kiểm nghiệm
một số loại nấm độc,
• Ứng dụng trong thực tế.


I, PHÂN LOẠI NẤM ĐỘC
Dựa theo độc chất có trong nấm trong nấm và các triệu chứng và
dấu hiệu lâm sàng do ngộ độc loại nấm đó ta chia thành các loại
sau:

1. Amanitoxin ( Amatoxin và phallotoxin: đôc tố hủy
hoại chất nguyên sinh tế bào.
Nấm độc Amanita
bisporigena

Amanita phalloides đỏ


Nấm độc Galerina
autumnalis

Galerina
marginata


2, Độc tố Gyromitrin ( Monomethyl hydrazine).
Gyromitra brunnea, G. caroliniana, G. gigas


3, Độc tố Orellanine

Cortinarius
orellanus


4,Độc tố Muscarine: ngộ độc hệ thần kinh
Clitocybe

Inocybe

5, Acid Ibotinic/ Muscimol

Amanita

Tricholoma terreum


6, Độc tố Psilocybin và
psilocin
Psilocybe

7, Độc tố Coprine

Coprinus


II, Cơ chế gây độc, triệu chứng ngộ độc, phương pháp xử trí
1, Nhóm độc tố Amatoxin:

Cơ chế gây độc
khi vào cơ thể amatoxin gây ức chế enzym ARN polymerase II của tế bào
(enzym này tối cần thiết cho tổng hợp ARN thông tin), từ đó làm gián đoạn
tổng hợp protein-enzym và làm ngừng trệ quá trình chuyển hoá dẫn tới chết tế
bào. Tế bào gan đặc biệt nhạy cảm với amatoxin vì vậy gan là cơ quan bị tổn
thương nặng nhất . Ngoài gan, amatoxin còn gây tổn thương tới thận, tuyến
tụy, thượng thận và tinh hoàn .
Amatoxin là độc tố gây chết người nguy hiểm nhất so với các loại độc tố nấm
khác
•Triệu chứng:


Ngộ độc nấm amatoxin được chia thành 4 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn ủ bệnh (từ khi ăn nấm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên):
Các loài nấm amatoxin thuộc nhóm tác dụng chậm . Giai đoạn này kéo dài từ
6 đến 24 giờ (trung bình 10- 12 giờ). Đây là giai đoạn không có triệu chứng
lâm sàng vì vậy bệnh nhân không đến các cơ sở y tế.
+ Giai đoạn dạ dày-ruột: các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm: đau bụng,
buồn nôn, nôn, ỉa chảy phân toàn nước giống như tả. Các triệu chứng này
thường kéo dài khoảng 1-2 ngày, một số ít trường hợp kéo dài hơn. Nếu
không điều trị, bệnh nhân sẽ có biểu hiện tình trạng mất nước, rối loạn điện
giải, có thể sốc giảm thể tích, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hoá, suy thận.
+ Giai đoạn tiềm ẩn hay giai đoạn tiến triển âm thầm (36 đến 48 giờ): ở giai
đoạn này các triệu chứng rối loạn tiêu hoá giảm dần, bệnh nhân cảm thấy
khoẻ hơn nên thường chủ quan. Tuy nhiên, các tổn thương gan bắt đầu xuất
hiện
với sự tăng dần của các enzym transaminase, LDH và bilirubin máu. Trên lâm
sàng bắt đầu xuất hiện vàng mắt, vàng da, gan to nhẹ, mềm, nước tiểu vàng
đậm.
+ Giai đoạn suy gan, suy thận với biểu hiện vàng mắt, vàng da, rối loạn đông

máu, thiểu niệu hoặc vô niệu, toan chuyển hoá, hôn mê gan .


•Xử trí:
-Hồi sức: đảm bảo đường thở, cho thở oxy, đặt nội khí quản và thông khí nhân
tạo khi cần.
-Để hạn chế hấp thu độc tố, dùng than hoạt tính. Amatoxin là loại độc tố có vòng
tuần hoàn gan – ruột, vì vậy dùng than hoạt đa liều, không kèm thuốc tẩy sorbitol
sẽ hạn chế tái hấp thu amatoxin ở đường tiêu hoá. Liều than hoạt 0,5gam/kg (liều
tối đa 50g) mỗi bốn giờ trong bốn ngày liên tục .
Bù nước và điện giải tích cực vì mất nước và điện giải nhiều có thể gây ra tụt
huyết áp. Truyền Natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat 10-20ml/kg.
Thuốc: Silymarine (Legalon) : có tác dụng bảo vệ gan, ức chế cạnh tranh với
amatoxin tại recepter; thay đổi tính thấm của màng tế bào gan, có tác dụng ngăn
chặn độc tố vào gan, làm tăng tổng hợp protein của ribosom; thúc đẩy quá trình
hồi phục của tế bào gan. ; viên 70mg, uống 420-800mg/ngày.
Chống rối loạn đông máu bằng truyền huyết tương tươi đông lạnh. Chỉ định ghép
gan khi bệnh nhân bị suy gan tối cấp.
Penicillin G (benzylpenicillin natri hoặc kali) là một thuốc có hiệu quả trong điều trị
ngộ độc nấm có chứa amatoxin.
-N-acetyl cystein liều cao trong trường


2, Nhóm độc tố:Gyromytrin.
•Cơ chế gây độc:
Trong trong cơ thể, gyromitrin đầu tiên chuyển thành N-methyl-Nformylhydrazin (MFH), sau đó thành MMH. MMH ức chế pyridoxin
kinase từ đó ngăn cản quá trình sử dụng pyridoxin (vitamin B6) ở tế
bào. Vitamin B6 là thành phần không thể thiếu trong một số enzym
chuyển hoá amino acid trong tế bào. Độc tố làm giảm tổng hợp GABA
thông qua làm giảm hoạt tính glutamic decarboxylase acid từ đó gây

nên các triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương , MMH ức chế diamine
oxydase (histaminase) dẫn tới làm tăng hàm lượng histamin trong cơ
thể. MFH ức chế các hệ thống enzym ở gan như cytochrom P-450 và
glutathion làm hoại tử tế bào gan. Gyromitrin là chất gây tan máu, tạo
methemoglobin, gây tổn thương thận .
•Triệu chứng:Sau ăn nấm 6 – 12 giờ, bệnh nhân xuất hiện các triệu
chứng nôn, buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy (đôi khi kèm theo máu), đau
cơ, chuột rút, đau đầu, chóng mặt. Trường hợp nặng vàng da, sốt cao
(sự khác biệt với ngộ độc các độc tố nấm khác), xuất huyết nội tạng,
co giật, hôn mê, tử vong từ 5 đến 7 ngày sau ăn nấm do biến chứng
suy gan, thận .


Xử trí:
Điều trị ngộ độc nấm gyromitrin chủ yếu là dùng than hoạt (nếu phát hiện
sớm), thuốc bảo vệ tế bào gan, truyền dịch, lợi tiểu và điều trị triệu chứng.
Vitamin B6 chỉ dùng khi có đe doạ sự sống (co giật, hôn mê). Liều cho trẻ em
và người lớn là 25 mg/kg thể trọng. Có thể nhắc lại liều nhưng không quá 20
gam cho người lớn trong 24 giờ .
Truyền máu khi có chỉ định (gyromitrin gây tan máu), tiêm tĩnh mạch xanh
metylen (1 mg/kg thể trọng) nếu hàm lượng methemoglobin tăng trong máu

3, Nhóm độc tố: Orellanine
* Cơ chế tác dụng: - Orellanin làm giảm nhóm – SH và làm giảm hàm lượng
glutathion trong tế bào gan, thận vì vậy tế bào bị tổn thương do các gốc tự do.
- Orellanin có cấu trúc giống hóa chất diệt cỏ paraquat và diquat nên có tác
dụng giống như hai chất này, tức là tăng tạo gốc tự do và làm giảm hàm lượng
NADPH trong tế bào.
- Orellanin tác dụng lên thận tương tự như các chất gây miễn dịch dị ứng, gây
ức chế tổng hợp protein, AND và ARN do vậy gây tổn thương ở thận.

- Orellanin gây ức chế ARN polymerase và phosphatase kiềm do đó làm giảm
tổng hợp adenosin triphosphat.


Các triệu chứng ngộ độc nấm orellanin khác nhau phụ thuộc vào loài
nấm và số lượng nấm ăn, bao gồm: Triệu chứng rối loạn tiêu hóa như
buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy hoặc táo bón. Các triệu chứng này
thường nhẹ và xuất hiện từ 24 - 48 giờ sau ăn nấm.
Các triệu chứng khác như đau vùng thận, khát nước (đôi khi bệnh nhân
mô tả khát đến cháy họng), tiểu nhiều, thiểu niệu hoặc vô niệu hiếm gặp
hơn. Suy thận thường xảy ra vào ngày thứ hai đến tuần thứ hai sau ăn
nấm.
Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như ăn không ngon miệng, ớn
lạnh, đau cơ, rối loạn vị giác, phát ban, đau đầu, dị cảm và co giật nhưng
hiếm gặp hơn
* Điều trị: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với ngộ độc nấm
orellanin. Điều trị loài nấm này chủ yếu điều trị triệu chứng, sử dụng các
thuốc chống oxy hóa, corticoid, chạy thận nhân tạo khi có suy thận cấp,
ghép thận trong những trường hợp nặng. Tỷ lệ số người phải lọc máu có
thể chiếm tới 50% .


4, Độc tố Muscarine
Cơ chế : Muscarin kích thích các thụ cảm thể ở sinap hậu hạch thần
kinh như axetylcholin (axetylcholin là một chất trung gian hoá học có
chức năng dẫn truyền xung động ở sinap thần kinh) và gây nên các
triệu chứng cường phó giao cảm của hệ M-cholinergic. Muscarin
không tác động lên hệ N-cholinergic nên không xuất hiện các triệu
chứng ở các cơ quan được chi phối bởi dây thần kinh hệ này.
Muscarin có cấu trúc muối bậc 4 nên không đi qua được hàng rào

máu não nên ít ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Muscarin
không bị chuyển hoá bởi enzym cholinesterase.
•Triệu chứng:
Triệu chứng xuất hiện trong vòng 15 phút đến vài giờ sau ăn nấm. Các
triệu chứng cường phó giao cảm hệ M-cholinergic gồm: Tăng tiết các
tuyến (tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, tăng tiết dịch phế quản...),
khó thở dạng hen, co đồng tử, buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, nhịp
tim chậm, huyết áp hạ.
Tử vong có thể xảy ra do suy hô hấp cấp, mạch chậm.


Xử trí:
Điều trị ngộ độc nấm chứa muscarin cần dùng thuốc huỷ cholin
(cholinolitic) như atropin. Atropin là thuốc điều trị đặc hiệu đối với
muscarin. Liều atropin: người lớn: 0,4 - 2mg tiêm dưới da hoặc tĩnh
mạch. Trẻ em: 0,02 mg/kg thể trọng. Sau 20 – 30 phút tiêm nhắc lại.
Duy trì liều atropin cho tới khi hết các triệu chứng khó thở, tăng tiết dịch
phế quản, mạch chậm
5, Ngộ độc Acid Ibotenic/ Muscimol
•Cơ chế: Khi ăn phải nấm có độc tố này: Acid ibotinic trong nấm sẽ bị chuyển
hóa thành muscimol
•Triệu chứng:
Glutamic acid và gamma-aminobutylic acid (GABA) là các chất trung gian hoá
học dẫn truyền xung động giữa các nơron ở hệ thần kinh trung ương của người
và động vật. Glutamic acid tác động lên các thụ cảm thể glutaminergic và GABA
tác động lên các thụ cảm thể GABA.
Ibotenic acid và muscimol là những chất dễ dàng qua được hàng rào máu não
nên tác động lên hệ thần kinh rất mạnh. Ibotenic acid do có cấu trúc tương tự
như glutamic acid nên tác động lên các thụ cảm thể glutaminergic gây hưng
phấn hệ thần kinh trung ương. Muscimol do có cấu trúc tương tự như GABA

nên tác động lên các thụ cảm thể GABA gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
Muscimol tác dụng lên hệ thần kinh trung ương mạnh hơn ibotenic acid.


Triệu chứng: Triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau ăn từ 30 - 90 phút và
thường kéo dài trong 6 giờ (có trường hợp kéo dài 12 – 24 giờ) với các
triệu chứng ức chế và hưng phấn hệ thần kinh trung ương thay phiên
nhau.
Triệu chứng ban đầu thường là uể oải, thẫn thờ, mất điều hòa, rối loạn
định hướng. Sau đó xuất hiện tăng vận động, ảo giác, nói nhiều, thậm chí
điên loạn. Các giai đoạn hưng phấn xen kẽ giai đoạn ngủ sâu, mê sảng.
Các triệu chứng rối loạn tâm thần như ảo giác về màu sắc, hình ảnh, thính
giác. Trường hợp ngộ độc nặng nôn, ỉa chảy, co giật. Ở trẻ em có thể xuất
hiện cơn co giật, hôn mê trong 12 giờ đầu .
Xử trí:Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với ngộ độc loài nấm này.
Điều trị triệu chứng là chủ yếu như: uống than hoạt (1 - 2 g/kg thể trọng)
tuy nhiên không gây nôn, rửa dạ dày vì làm kích thích gây co giật. Không
dùng atropin. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh . Trường
hợp xuất hiện co giật cần tiêm bắp diazepam 10mg .


6, Ngộ độc do Psilocybin
•Cơ chế ngộ độc của psilocybin và psilocin: Sau khi hấp thu vào máu,
psilocybin bị biến đổi thành psilocin. Psilocybin và psilocin đều là
indolalkylamin và có cấu trúc hoá học tương tự như serotonin (5hydroxytryptamin hoặc 5-HT). Psilocin có ái lực mạnh và tương tác với thụ
cảm thể serotonin 5-HT2 (serotonin là chất trung gian hoá học dẫn truyền
xung động thần kinh ở các sináp thần kinh trung ương). Vì có cấu trúc giống
serotonin nên psilocin có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và gây
nên các triệu chứng rối loạn tâm thần Phenylethylamin có trong nấm là một
amin gây rối loạn nhịp tim

•Triệu chứng: Triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau ăn nấm từ 20 đến 30 phút,
tối đa sau 1,5 giờ rồi giảm dần sau 6 đến 12 giờ. Các triệu chứng rối loạn tâm
thần: ảo giác, nhận thức sai lệch về màu sắc, hình dáng đồ vật, không gian,
thời gian, mất nhân cách. Sự thay đổi về cảm xúc, tính tình như sảng khoái,
cười vô cớ mất kiểm soát, bồn chồn, lo lắng, hoảng sợ. Có thể bị kích động,
hung dữ, tấn công người xung quanh, dị cảm trên da (tê bì, ngứa,...).
Các triệu chứng khác: giãn đồng tử, mạch nhanh, tăng huyết áp, tăng thân
nhiệt, buồn nôn, nôn, yếu cơ, tăng phản xạ gân xương, có thể đái không tự
chủ, trường hợp nặng co giật, hôn mê. Tử vong do nấm gây rối loạn tâm thần
rất hiếm. Những trường hợp ngộ nặng có thể gặp ở trẻ em, khi đó ngoài các
triệu chứng rối loạn tâm thần còn xuất hiện sốt, co giật, hôn mê và tử vong .


Chăm sóc, kiểm soát bệnh nhân chặt chẽ.
+ Không gây nôn, rửa dạ dày vì không kiểm soát được bệnh nhân.
+ Cho uống than hoạt (1 g/kg thể trọng) kèm sorbitol.
+ Bệnh nhân cần được nằm trong buồng yên tĩnh với ít ánh sáng và cần được
chăm sóc nhẹ nhàng, mềm mỏng, an ủi, vỗ về để tránh lên cơn kích động.
Trong phòng không được để đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân và
người xung quanh như dao, kéo, chai lọ thuỷ tinh,…
+ Kiểm soát bệnh nhân chặt chẽ không cho bệnh nhân đi ra ngoài đề phòng
ngã xuống vực, xuống giếng, ngã từ ban công tầng cao.
+ Chống co giật, hưng phấn quá mức: Tiêm TM diazepam 5 – 10mg, tiêm nhắc
lại cho đến khi hết triệu chứng. Nếu không đỡ có thể dùng phenobarbital,
medazolam, propofol tĩnh mạch.
+ Duy trì chức năng hô hấp, tuần hoàn và điều trị triệu chứng.
Thông thường bệnh nhân bị ngộ độc các loài nấm gây rối loạn tâm thần sẽ tự
khỏi sau 12 – 24 giờ với các biện pháp cấp cứu hồi sức cơ bản.



7, Ngộ độc Coprine.
Cơ chế: Bình thường, trong cơ thể enzym alcohol dehydrogenase chuyển hoá
rượu (ethanol) thành acetaldehyd, sau đó enzym aldehyd dehydrogenase
(ALDH) chuyển hoá acetaldehyd thành acetat và CO2. Khi vào cơ thể, coprin
chuyển hoá thành 1-aminocyclopropanol, gây ức chế enzym ALDH, làm cho
acetaldehyd không được chuyển hoá và tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc.
Các triệu chứng trúng độc gồm có:
Triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau ăn nấm và uống rượu khoảng 30 - 60 phút.
Bệnh nhân thường buồn nôn, nôn, có vị kim loại ở miệng, đau đầu dữ dội, khó
thở, nhịp thở nhanh, đau tức ngực, mạch nhanh, loạn nhịp tim, da mặt, cổ, ngực
ửng đỏ, vã mồ hôi, ngứa, mệt mỏi.
Nồng độ rượu trong máu càng cao, mức độ ngộ độc càng nặng, các triệu chứng
ngộ độc sẽ xuất hiện trở lại nếu bệnh nhân tiếp tục uống rượu trong thời gian 5
– 7 ngày sau ăn nấm. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh thường tốt và chưa gặp
trường hợp tử vong .
Điều trị: chủ yếu là điều trị triệu chứng . Tăng cường đào thải chất độc: gây nôn,
rửa dạ dày, uống than hoạt với liều 1 - 2 g/kg thể trọng kèm theo sorbitol liều
tương đương. Có thể dùng fomepizol (4-methylpyrazol) để điều trị ngộ độc nấm
coprin. Fomepizol ức chế enzym ALDH làm giảm lượng acetaldehyd trong máu.
Thuốc này được dùng để điều trị ngộ độc methanol và ethylen glycol.


III, PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI NẤM
ĐỘC
1. Phương pháp chiết mẫu nấm độc
Để gây ngộ độc thực nghiệm trên động vật, các mẫu nấm được tách chiết
lấy độc tố. Mẫu nấm dùng để nghiên cứu gồm mẫu nấm khô, mẫu nấm tươi
(mẫu nấm tươi được cân trọng lượng trước khi ngâm bảo quản trong cồn
700).
* Phương pháp chiết đối với nấm khô:

+ Phương pháp chiết nấm độc trắng hình nón và nấm mực ở dạng:
Độc tố của nấm độc trắng hình nón (amanitin) và nấm mực (coprin) là
những chất tan trong nước và các dung môi hữu cơ như methanol, ethanol
Các loài nấm này ở dạng khô được chiết bằng hệ dung môi methanol - nước
theo tỷ lệ 1:1, theo Deng W.Q. và CS (2011]. Cách tiến hành chiết mẫu nấm
khô được thực hiện theo quy trình thường quy như sau:
- Lấy một lượng nấm khô, cân trọng lượng, nghiền nhỏ thành bột cho vào
bình.
- Cho một lượng methanol và nước với thể tích bằng nhau vào bình có
mẫu nấm đã nghiền sao cho ngập bột nấm ngâm trong 24 giờ.


- Chiết lấy toàn bộ dung môi - nước cho vào bình. Tiếp tục cho methanol
- nước vào bình ngâm chiết thêm 2 lần nữa với cách làm như trên để
chiết kiệt hoạt chất trong mẫu nấm.
- Gom tất cả dung môi vào một bình, sục khí đuổi dung môi cho bốc hơi
nước để thu lấy cặn. Cặn còn lại trong bình là tổng lượng các loại hoạt
chất có trong mẫu nấm, cân trọng lượng cặn tính toán quy ra tương
đương với trọng lượng nấm ban đầu.
- Pha chế cặn với nước cất để tạo thành dung dịch chiết. Trước khi cho
động vật uống hoặc tiêm ổ bụng, dịch chiết được đun sôi trong ống
nghiệm, để nguội đảm bảo vô khuẩn.
•Phương pháp chiết đối với nấm tươi:
Mẫu nấm tươi được bảo quản trong lọ chứa cồn 700 (cân trọng lượng nấm
trước khi ngâm trong cồn) gồm 4 loài nấm là nấm độc trắng hình nón, nấm ô
tán trắng phiến xanh, nấm xốp gây nôn và nấm mực. Mỗi loài nấm tươi được
chiết bằng cồn nước 700 theo phương pháp Katsayal U. A. và CS (2009) ,
được tiến hành như sau:



- Lấy mẫu nấm và cồn từ bình ngâm cho vào cối sứ, nghiền nát thành hỗn dịch
dạng huyền phù. Chắt lọc lấy hỗn dịch cho vào bình riêng. Cặn còn lại trong
bình được tráng bằng một lượng nước cất nhất định sau đó cho vào cối sứ.
- Tiếp tục cho nước cất vào cối sứ có bã nấm và nghiền nhuyễn mẫu nấm cùng
với nước, chắt lọc như trên lần 2 và lần 3 để chiết kiệt hoạt chất.
- Gộp toàn bộ dịch chiết, lọc qua giấy lọc để thu được dich chiết chứa hoạt chất
nấm độc.
-Sục khí cho bốc hơi hết cồn và hơi nước để thu lấy cặn hoạt chất của dịch
chiết. Cân trọng lượng cặn tính toán quy ra tương đương với trọng lượng nấm
ban đầu.
-- Cặn của dịch chiết được pha chế để nghiên cứu trên động vật. Đảm bảo dịch
chiết vô khuẩn bằng cách đun sôi để nguội trước khi tiêm hoặc cho động vật
uống.
2, Phương pháp xác định độc tố có trong nấm:
-Xác định loài nấm có amatoxin bằng test nhanh Weiland (test Meixner)
+ Kết quả phân tích độc chất (α-amanitin) trong mẫu sinh học bằng phương
pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS) , hoặc ELISA. Butera R. và CS (2004),
sử dụng phương pháp ELISA để xác định amatoxin trong nước tiểu bệnh
nhân .


- Orellanin có thể phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC),
Sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS)
- Tìm Gyromitrin bằng phương pháp sắc ký lỏng (LC) hoặc sắc ký khí (GC)
Phần 3: Ứng dụng của thực tế của một số loại nấm độc:
Nấm độc có thể gây hại cho con người và động vật có vú khi ăn phải
chúng. Tuy nhiên độc dược khi thu được từ nấm nếu biết sử dụng đúng
cách lại là một nguồn dược liệu vô cùng quý, có ứng dụng rất lớn đối với
việc điều trị một số bệnh trong y học.
Từ một số loài nấm độc thuộc chi: Psilocybe, Conocybe, Panaeolus,

Copeladia, Chlorophylum. Con người đã chiết xuấ t nhiều dược chất có
hoạt tính sinh học mà chủ yếu là các Alkaloid. Ở nồng độ cao có thể gây
chết người , tuy nhiên với nồng độ thấp nó lại là n hững dược liệu quý có
tác dụng hỗ trợ trong:
Khi sản phụ sinh nở
Chống nhức đầu
Chống bệnh bướu cổ
Một số có tác dụng với các bệnh thần kinh và tim mạch
Đặc biệt với một số loài nấm có chứa độc tố alkaloid gây ra trạng thái ảo
giác : gọi là Hallu cinogenic mushroom còn được ứng dụng để điều trị các
bệnh tâm thần và mất trí nhớ.



×