Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tổng hợp một số đề văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.7 KB, 13 trang )

ĐỀ 1: Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ trình bày
suy nghĩ của anh (chị) về lòng yêu thương con người của tuổi
trẻ trong xã hội hiện nay
Con người ta được sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh
phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của những người
khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Điều muốn nói tới ở đây chính
là cảm giác yêu thương và được yêu thương. Có lẽ yêu thương
chính là hạnh phúc lớn nhất của con người! Tình yêu thương là
thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau. Tình
thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng
nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có
thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu đôi lứa, hay
khái quát rộng ra là tình đồng loại, tình người nói chung. Nó có
thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian
dài, nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào
dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ
biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những
điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh
phúc mà tình yêu thương đem lại là dành cho cả hai phía. Người
cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu
và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương
từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì
có thể nhận được rất nhiều. Đối với một đứa trẻ thì đó có thể là
nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát tưới tắm cho
một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến
bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ. Tình yêu thương là
những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn
kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất.
Cuộc sống thiếu vắng tình yêu thương thì mối liên kết sẽ vô
cùng lỏng lẻo, có thể dứt gãy bất kì lúc nào. Bạn hãy tưởng
tượng thử xem, một ngày nào đó trên trái đất này, nếu không có


tình thương thì cuộc sống sẽ ra sao? Có lẽ đó sẽ là một thảm họa
khủng khiếp nhất mà loài người phải gánh chịu. Con người sẽ
trở nên lạnh lùng như những cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết
sống cho mình, luôn đố kị, ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, bắn
giết lẫn nhau. Khi ấy hạnh phúc sẽ không thể tồn tại được nữa!
Với giới trẻ hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa, giao tiếp


con người càng rộng thì lòng yêu thương cần được mở rộng ra
hơn. Đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao
hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người. Chỉ có yêu
thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất
đồng nghi kị và tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và
giàu mạnh. Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì
vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều.
Có ai đó đã nói rằng, cho đi một yêu thương, ta sẽ nhận lại một
hạnh phúc xứng đáng. Thói thường, nơi nào đó có một người
chiến thắng, thì ở đó cũng sẽ có rất nhiều những kẻ thua cuộc.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng nơi nào có nhiều người biết
hi sinh vì người khác, nơi đó sẽ chỉ có những người chiến thắng.
Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi, chứ
không phải nắm giữ thật chặt, hãy đem tình thương của mình để
gửi đến muôn nơi như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nhắn
nhủ với mọi người: “Sống trong đời sổng, cần có một tấm lòng,
để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.
ĐỀ 2:Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình
bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: Một người đã đánh
mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất
thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.
Bài làm

Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin trong đời
sống. Từ khi có con người xuất hiện trên trái đất này là có hợp, có tan có hanh phúc và khổ đau; có hòa bình và chiến tranh nhưng xã hội loài
người vẫn không bao giờ ngừng phát triển, bởi tất cả trong chúng ta đều
nuôi dưỡng trong tâm hồn, ý chí mình về một niềm tin bền bi với cuộc
đời vì sợ sự lụi tàn. Vì vậy, có ý kiến rằng: "Một người đă đánh mát niềm
tin vào bán thân thì chắc chẩn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá
khác nữa”.
Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những bién cố,
bất hạnh bất ngờ. Cuộc sống vốn là như thế, gồm nhừng chuỗi buòn - vui,
hạnh phúc - khổ đau, may mắn - rủi ro nối tiếp nhau Và có lẽ, mỗi chúng
ta đểu đã từng một lần gặp thất bại, đổ vỡ. Đó chính là một trải nghiệm
quý báu, giúp ta trưởng thành hơn. Nói về niềm tin, lại nhớ đến câu thơ
cua Aragon: “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ
quyền; Dù mặt trời cứ xa khi người ta bước tới; Dù có con người nằm
trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên


đời vẫn có. Và tôi tin”. Một niềm tin bền chặt với cuộc đời như thế, nếu
không phải là có một tình yêu đời đến đắm say, một dũng khí tuyệt vời sẽ
không bao giờ làm được. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc
ta ở thế kỉ XX, nêu không có một niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, vào
khát vọng tự do của nhãn dân thì làm sao ta có thể đối chọi với hai cường
quốc hàng đầu của thế giới lần lượt là Pháp và Mĩ. Để rồi chiến thắng
Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng các dân tộc yêu chuộng hòa bình
trên thế giới và mở ra một kỉ nguyên lừng lẫy chưa từng thấy trong lịch
sử đấu tranh của dân tộc; Đại thắng mùa xuân nàm 1975 một lần nữa
khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của cách mạng Việt Nam
và sức mạnh quật khởi của khôi đại đoàn kết nhân dân. Dân tộc ta luôn có
một bản sắc trong nếp sống, nếp nghĩ là tình yêu nước và tính tự cường,
tự chủ. Suốt một ngàn năm bị Trung Hoa xâm chiếm và đô hộ, dân tộc ta

phải vay mượn chữ Hán để thể hiện văn bản nhưng vẫn giữ nguyên vẹn
tiếng Việt. Đó là một chứng minh hùng hồn về niềm tin vào chính mình.
Ở phương diện cá nhân, khi có niềm tin, bạn sẽ thây cuộc sống vui hơn, ý
nghĩa hơn và là động lực để ta suy nghĩ đúng đắn và ham mê lao động.
Có niềm tin, bạn sẽ có thêm nhiều thứ. Bởi niềm tin của bạn không phải
thượng đế ban cho mà do chính những tháng ngày lao động, học tập tạo
cho bạn những năng lực tri thức, kĩ nàng sống và bạn sẽ làm được nhiều
điều, trong đó có việc nhân cách bạn càng lúc càng hoàn thiện hơn. Và
lúc ây, bạn sẽ biến gia đình mình thành một tổ ấm bền vững; bạn sẽ đóng
góp được nhiều cho xã hội và trở thành công dân có trách nhiệm với đất
nước. Có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Và có
niềm tin, khi không may bị vấp ngã, bạn cũng có thế từng bước khôi phục
những gì đẹp đẽ không may đã mất.
Cũng có một số người rơi vào ảo tưởng mà nhầm lẫn rằng đó là niềm
tin. Cha ông chúng ta thường nói “Gieo gió thì gặt bão” là đã trải nghiệm
từ đời này sang đời khác mới đúc kết được như vậy. Người nông dân gieo
lúa, mà có khi không có gạo để ăn nếu gặp phải giông tố, bão lũ. Vậy thử
hỏi gieo ảo tưởng thì gặt được gì? Vâng, ảo tưởng là hoang đường, là
khóng dựa trên một cơ sở biện chứng nào cả. Mới đây, báo chí vào tháng
12/2009 đưa tin những chị em “bất hạnh” hay nói là quá khao khát sinh
con vì hiếm muộn. Rất nhiều người đạt niềm tin vào đâu đấy ở sức mạnh
“nhiệm mầu” của thần thánh. Thế rồi, bụng họ to lên, họ tin ở sức mạnh
“nhiệm mầu” của thần thánh, họ mang áo bầu, họ mang thai trái quy luật:
bụng to nhưng không có thai nhi. Câu chuyện vừa thương tâm vừa hài
hước và đáng trách vì họ đã ảo tưởng và niềm tin của họ không có cơ sở
khoa học nào. Có người rơi vào bi kịch gia đình, bởi chồng đi công tác xa
tại sao vợ vẫn có thai! May mà đó là cái thai kì lạ chứ không có thật! Họ
sẽ mất rất nhiều thứ vì họ không có niềm tin đích thực vào cuộc đời. Thế
rồi, họ trớ thành trò cười, thậm chí làm xáo trộn trật tự xã hội, tiếp tay



cho trò dị đoan, mê tín làm phương hại đến thuần phong mĩ tục của dân
tộc.
Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin
bằng cách học tập cho có hiểu biết; hãy biết cảm ơn cha mẹ đã cho ta một
hình hài trọn vẹn; cuộc đời và xã hội đã cho ta quê hương xứ sở Tổ quốc
và hãy tin rằng cuộc đời này vốn không bao giờ là bằng phẳng một cách
vĩnh cửu. Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những
khó khăn chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân
mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một cách có phương
pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: nếu không có niềm tin cháy bỏng
trong trái tim mình, thì người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành
sẽ không thể nào một mình bôn ba khắp nơi trên thế giới, tìm ra con
đường cứu dân tộc ra khỏi bóng tối nô lệ của chủ nghĩa thực dân.
Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều
gì. Nhưng bạn nuôi niềm tin bằng ảo mộng, thì bạn sẽ rơi vào lạc lõng, cô
độc vì tất cả việc làm của bạn sẽ trở nên lạ với mọi người và cuộc đời.
Sống có niềm tin vào chính mình, tức là tin vào công sức, lao động học
tập, lối sống nghiêm túc của mình sẽ cho ra những thành quả đích cuộc.
Quà tặng của cuộc sống là của chính bạn có niềm tin vững vàng.

ĐỀ3: Trinh bày ý kiến về câu ngạn ngữ Hi Lạp:"Cái rễ của
học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào.
Học là quá trình cả đời phân đấu mà bể học là vô tận nên Lê nin đã nói
"Học, học nữa, học mãi". Nhưng không phải cứ muốn học thì có thể
thành tài ngay được mà trước hết phải vật lộn với muôn vàn khó khăn ban
đầu thì từ từ ta mới có thể học lên cao nữa và gặt hái được nhiều thành
quả hơn. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành
thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”
Học hành là quá trình ta tích lũy, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết

bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực
tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. "Cái rễ đắng cay"
của học hành là những khó khăn, trở ngại mà con người ta vấp phải khi
bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn "cái quả ngọt ngào"
của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài ráng
công học tập. Để có hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng
tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ
xuống lòng đất, nhưng đê có được một chiếc rễ to và chắc khỏe như thế
thì không hề đơn giản. Từ đó ta có thể hiểu được ý nghĩa của câu ngạn
ngữ này là: nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn
để học tập thì chúng ta sẽ thu đưọc những kết quả mĩ mãn như mong đợi.


Thành qua luôn khiến người ta khao khát nhưng muốn với tới nó, ta phải
trải qua rất nhiều đắng cay. Quá trình học hành cũng thế con đường đi
của học vấn không bao giờ rải hoa hồng. Bởi khi đứng trước một bể kiến
thức bao la vô tận, con người ta dễ bị choáng ngợp, run sợ. Rối khi tiếp
cận với từng phần kiến thức mới mẻ hoàn toàn, con người dễ bị nản chí
bởi không phả: cứ học, đọc là nhớ đuọc, áp dụng lại càng khó. Lúc này
phương pháp học là một cứu tinh, tự thân mỗi ngưòi phải tìm cho mình
một phương pháp học thích hợp với sở trường, hoàn cảnh, trí nhớ và cả
khả năng tư duy của minh. Đỏ là một quá trình dài, mòn mỏi tìm tòi, sáng
tạo, tham khảo nhiều nguồn để rút ra một phương pháp tối ưu cho mình.
Có nhiều người đến đây rồi phải lạc lối nhiều lần mới tìm được đường ra.
Rổi sau đó, nắm đưọc phương pháp, ta còn cả một quá trình rèn luyện,
phấn đấu tìm và tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó để được trọn vẹn kiên
thức thì ta phải trải qua quá trình kiểm chứng, sàng lọc những cái cần
thiết, tổng hợp hoặc phân chia theo chuyên ngành để nắm vững kiến thức
mới áp dụng được nó. Quả thật quá trình học tập, tiếp thu kiến thức là
không hề dễ dàng, đã có biết bao nhiêu người nản chí mà bỏ cuộc.

Chính những lúc khó khăn, nản chí như thế, con người ta mới nghĩ đến
những thành quả ngọt ngào" để làm động lực tiếp tục vươn lên trong cuộc
sống. Nhưng nói nhu thế cũng không có nghĩa là việc học tập, tiếp thu
kiến mức là một việc khó khăn và nhàm chán mà ngược lại việc tiếp thu
kiến thức có một sức hút kì lạ, khi con người ta biết cái này, sẽ khao khát
muốn biết thêm cái nữa hoặc sâu hơn nữa về vấn đề đó. Cho nên càng
học, con người ta sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ hơn, hấp dẫn và lôi
cuốn nhiều hơn nữa, khiến lượng kiến thức thu được ngày càng lớn dần
làm ta hiểu biết hơn. Đồng thời, học là quá trình tích lũy kinh nghiệm, là
sự chuẩn bị hành trang cho mỗi người bước vào đời, đối mặt với khó
khăn của cuộc đời. Kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều, con người ta sẽ
càng thành công hơn. Kiến thức là một bể bao la rộng lớn, không bao giờ
có định nghĩa "đủ" đối với việc học, chúng ta có thể học ở bất cứ người
nào, bất cứ một lĩnh vực nào trong cuộc sống đầy màu sắc này. Trong xã
hội con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển, con người càng tài
hoa, đất nước càng phát triển. Nhật Bản là một ví dụ: sau đệ nhị thế
chiến, Nhật là một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhân dân bị nhiều
thảm họa đe dọa, đất nước ngập chìm trong suy thoái nhưng đến sau năm
1952, Nhật đã vươn lên nhanh chóng thành một siêu cường kinh tế do đã
chú trọng đầu tư vào giáo dục, phát triển con người, coi con người là
nhân tố quyết định tương lai và khuyến khích cho giáo dục phát triển.
Ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, có biết bao tâm gương học tập cần
cù, đóng góp sức mình vào sự thay đối và phát triên của nước mình và
cùa ca nhân loại. Việt Nam ta, Bác Hồ là một tấm gương sáng: Bác đã
bôn ba ra nước ngoài học tập mấy mươi năm trời nhọc nhằn mới tìm ra


lối đi cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp lầm than. Rồi, Trần Đại
Nghĩa cũng học tập ở nước ngoài rồi về Việt Nam, áp dụng được những
điều đã học thêm với những sáng tạo mới của chính mình, đã chế tạo

được đạn tầm xa, góp phần bắn rơi máy bay của giặc, làm nên một Điện
Biên Phủ trên không lừng lẫy năm châu. Sau nhiều năm học tập, tìm tòi
và nghiên cứu Edison đã sáng tạo ra được bóng đèn dây tóc đầu tiên trên
thế giới - làm nên bước ngoặt trong lịch sử văn minh nhân loại. Rồi cả
những thủ khoa đại học đến từ những miền quê nghèo khó, ăn còn không
đù no nhưng nhỏ quyết tâm, ý chí nghị lực, họ đã làm nên điều kì diệu mà
không hề đố lỗi cho hoàn cảnh.
Bên cạnh những tấm gương sáng ngời đó, có những người chi mới khó
khăn bước đầu đã nản chí, buông xuôi. Hoặc có những người không chịu
tìm tòi, nghiên cứu tiếp thu kiến thức mới mà chi "há miệng chờ sung",
hoặc có "học vẹt" cho nhớ để đôi phó với thầy cô, để chạy theo điểm số
dẫn đến con người không có kiến thức thật, không có thực học. Những
người này ra đòi không những không thành công mà rất dễ trò thành gánh
nặng cho xã hội.
Vậy nên, chúng ta phái biết tự giác học là trên hết. Đặc biệt là nhũng
ngưòì còn ngổi trên ghế nhà trường cẩn phải ý thức được tầm quan trọng
của sự tự giác trong học tập. Chúng ta càng phái biết tìm tòi nhiều nguồn
kiến thức đem để tích lũy, tìm được một phương pháp tối ưu nhất cho
riêng mình. Phải học mọi lúc, mọi nơi, không chỉ từ sách vở mà còn từ
những người xung quanh ta bởi bất cứ người nào cũng có cái hay để ta
học hỏi. Có thể, vốn sống của chúng ta mới rộng, kiến thức chúng ta mới
phong phú, tinh thần chúng ta mới vững vàng để thành quả chúng ta đạt
được càng mãn nguyện hơn. Chính vì vậy không bao giờ được nản chí,
hãy cố gắng phân đâu hết mình, chúng ta sẽ thấy khả năng của mình là vô
hạn, không gì là không thể đạt được.

Đề4:Bình luận về ý kiến của Tố Hữư “Ôi! Sống đẹp là gì hỡi
bạn”
Bài làm
Cuộc sống vẫn luôn đặt ra cho chúng ta rất nhiều câu hỏi khiến chúng ta

phải băn khoăn, trăn trở để đi tìm câu trả lời. Sống thế nào cho đúng,
sống thế nào cho không mất lòng người khác…Có quá nhiều thứ mà
chúng ta cần phải lần lượt đi tìm đáp án, cũng như để hoàn thiện bản thân
mình từng ngày. Tố Hữu từng băn khơn với câu hỏi “Ôi sống đẹp là gì


hỡi bạn”. Một câu hỏi khiến nhiều người không thể trả lời ngay lập tức
được, một câu hỏi có khi phải mất rất nhiều thời gian để tìm ra đáp án.
Tố Hữu là nhà thơ lăn lộn với đời, với nghề, với dân tộc và nhận ra rất
nhiều chân lí. Thế nhưng ông vẫn cứ loay hoay với câu hỏi mà có lẽ ai
cũng có thể hỏi như vậy.
Một câu cảm thán tự hỏi chính bản thân mình, rộng ra là hỏi người khác,
hỏi rằng tôi và bạn đã có ai sống đẹp hay chưa? Bởi hiện nay lối sống đẹp
đang là vấn đề cần phải bàn luận và gây tranh cãi. Thế nào là sống đẹp?
Biểu hiện của sống đẹp và vai trò của sống đẹp hiện nay.
Mỗi người đều có một cách sống của riêng mình, đó là cách sống phù hợp
nhất với suy nghĩ, với phong cách của bản thân mình. Nhưng liệu rằng
cách sống đó có khiến người khác hài lòng hay không.
Sống đẹp chính là lối sống đúng với đạo lí từ xa xưa của cha ông ta, đúng
với chuẩn mực xã hội, không khiến người khác phải phàn nàn, không ảnh
hưởng đến thuần phong mĩ tục. Sống đẹp xuất phát từ phong cách của
từng người, chúng ta không nên ép người khác phải sống thế này, sống
thế kia, chỉ cần nó là lối sống “đúng và đẹp” như chúng ta vẫn mong.
Sống đẹp là một chuẩn mực mà rất nhiều người hướng đén, tuy nhiên nó
không phải là duy nhất. Bởi vì tùy vào độ tuổi mà chúng ta ứng xử, sống
như thế nào cho đẹp, cho hay. Mỗi độ tuổi sẽ có những cách sống đẹp
khác nhau, không giống nhau nhưng tạo nên một thể thống nhất. Đối với
những đứa trẻ thì sống đẹp không phải là cống hiến, không vi phạm luật
lệ được đặt ra. Sống đẹp với các em chính là biết vâng lời cha mẹ, biết
học hành chăm chỉ, biết cư xử có chủ ngữ với những người lớn hơn.. Đó

chính là sống đẹp ở các em nhỏ.
Còn đối với người lớn, thì sống đẹp sẽ biểu hiện trong chính suy nghĩ và
hành động của người đó hằng ngày. Sống đẹp xuất phát từ lời ăn tiếng nói
hằng ngày mà chúng ta vẫn thường chứng kiến. Những người lao động
thì cần phải biết chăm chỉ lao động, phục vụ cho công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước. Mỗi người một việc, đóng góp một phần nhỏ vào
công cuộc chung cho toàn xã hội.
Trong quá trình lao động thì cần phải giúp đỡ những người yếu kém hơn
mình, không vi phạm những quy luật đã đề ra, không nên vì lợi ích của
bản thân mình mà chà đạp, vùi dập những người xung quanh. Một ví dụ
cụ thể: Trong một cơ quan, chúng ta sống và làm việc cạnh tranh nhau và
muốn được vươn xa hơn nữa. Trong quá trình đó, việc bỏ ra thời gian
giúp đỡ đồng nghiệp xung quanh không những trau dồi kiến thức mà còn
tạo ấn tượng tốt cho những người xung quanh. Họ sẽ yêu quý bạn và trân
trọng con người của bản. Như vậy chẳng phải chúng ta đang sống đẹp
hay sao.


Trong hai cuộc kháng chiến, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tấm gương
sống đẹp. Đó là Nguyễn Văn Trỗi, là Nguyễn Viết Xuân, Võ Thị Sáu. Họ
đều là những người sẵn sàng hi sinh bản thân mình để đổi lại sự hòa bình,
tự do cho đất nước. Cho đến bây giờ thì lối sống của họ vẫn được nhiều
người trân trọng và làm gương.
Sống đẹp sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta thoải mái, hòa đồng, tự
tin; đồng thời sẽ khiến cho nhiều người yêu quý và trân trọng bạn.
Cha ông ta từ xưa đến nay vẫn có truyền thống yêu thương những người
xung quanh “Thương người như thể thương thân” “ Một con ngựa đau cả
tàu bỏ cỏ”…Lối sống đẹp là lối sống nên phát huy để cuộc sống này thêm
tốt đẹp hơn.
Ngược lại có nhiều lại không có cách sống đẹp, mà lại sống không phù

hợp với thuần phong mĩ tục, sống vi phạm pháp luật, sống ích kỉ, chỉ biết
đến lợi ích của bản thân mình. Những người như thế sẽ không được mọi
người yêu mến, cuộc sống của họ sẽ không được tốt đẹp như họ nghĩ.
Tố Hữu với câu hỏi “Ôi sống đẹp là gì hỡi bạn” thực sự đã thức tỉnh được
con người về cách sống nên và đúng trong cuộc sống này. Sống sao cho
không hổ thẹn với bản thân mình, tốt cho mình, tốt cho người là cách
sống nên tuyên truyền và phát huy hơn nữa.

Đề 5:Phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong “Ai đã đặt tên
cho dòng sông này”
Bài làm
“Ai đã đặt tên cho dòng sông này” là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ
Ngọc Tường khi viết về dòng sông trữ tĩnh, thơ mộng của Huế. Mạch
cảm xúc của bài kí chính là vẻ đẹp đặc trưng, riêng biệt của con sông duy
nhất chảy qua dòng thành phố Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất tài
tình khi lột tả được hết vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông mang đặc trưng
của Huế này.
Có lẽ vì đặc trung của thể loại bút kí nên lời văn của Hoàng Phủ Ngọc
Tường rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng và mềm mại. Với một
tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh sắc thiên nhiên, yêu sông Hương nên Hoàng
Phủ Ngọc tường đã khoác lên bài kí một màu sắc, âm hưởng riêng có của
Huế.
Dòng sông Hương được tác giả ngợi ca “dòng sông duy nhất chảy qua
thành phố Huế”, dòng sông vắt mình qua thành phố, chứng kiến bao
nhiêu đổi thay của mảnh đất này.
Cái nhìn đầu tiên của tác giả khi viết về sông Hương là cái nhìn từ vùng
thượng nguồn. Vẻ đẹp của dòng sông lúc này khiến tác giả liên tưởng đến
cô gái Di gan phóng khoáng, mê dại, đầy sức hút. Qua ngòi bút của tác



giả, sông Hương hiện lên thật kì vĩ “sông Hương tựa như một bản trường
ca của rừng già, khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt
qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu,
lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên
rừng”. Chỉ với một vài chi tiết và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lột tả được
vẻ đẹp lúc mãnh liệt, lúc dịu êm của sông Hương. Có lẽ đây chính là đặc
trưng của sông hương khi ở thượng nguồn, hứng chịu nhiều biến đổi của
thời tiết.
Thật độc đáo khi dưới con mắt của tác giả, sông hương tựa như “Cô gái
di gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và
trong sáng”. Có lẽ đây là phép nhân hóa đầy ẩn ý nhằm gợi lên nét đẹp
hoang sơ nhưng hấp dẫn của con sông này. Như vậy có thể thấy được qua
ngòi bút phóng khoáng của tác giả, sông Hương vùng thượng nguồn toát
lên vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ và đầy cá t
Tuy nhiên đây mới chỉ là ở thượng nguôn, cùng Hoàng Phủ Ngọc tường
khám phá vẻ đẹp của dòng sông này khi chảy về thành phố Huế. Có lẽ
người đọc sẽ bất ngờ với vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại và uyển chuyển của
nó. Tác giả đã ví sông Hương như “người tình dịu dàng và chung thủy
của cố đô”. Không phải vô duyên vô cớ mà tác giả lại đi ví von so sánh
đầy tính nghệ thuật như vậy.
Sông Hương khi chảy về thành phố có sức hấp dẫn tuyệt vời đối với
người đọc. Ở đây chúng ta nhận ra một lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, rất
mực tài hoa của tác giả. Ông vẽ lên vẻ đẹp của sông hương không chỉ
bằng ngôn ngữ mà còn bằng cả trái tim đầy tình yêu thương. Giữa cánh
đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương như “cô gái đẹp ngủ mơ màng”
– một vẻ đẹp màu màu sắc của câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp. Và sông
hương bỗng “chuyển dòng liên tục” “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, “trôi
giữa hai dãy đồi sững sững như thành quách”. Một sự diễn tả quá trữ tình,
quá độc đáo khiên ngưỡng đọc khó cưỡng lại được vẻ đẹp tuyệt vời này.
Sông hương vừa mềm mại, vừa dịu dàng “mềm như tấm lụa”, có khi ánh

lên những phản quang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sự
chuyển đổi màu sắc theo mùa, theo thời gian như thế này đã làm nên một
nét đặc trưng cho những ai muốn ngắm nhìn sông hương thật lâu.
Hoàng Phủ Ngọc Tường tả sông hương như vẽ, vẽ lên một bức tranh
hoàn mĩ và tuyệt vời nhất về dòng sông huyền thoại này. Sông Hương tạo
nên nét đẹp của đất cố đô Huế, ẩn mình trong trầm tích của nét văn hóa
hàng nghìn năm lịch sử.
Thú vị nhất là đoạn sông hương chảy trong lòng Huế, tác giả cứ ngỡ rằng
sông Hương tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu nên tươi vui
hẳn lên.
Vẻ đẹp của dòng sông này được cảm nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Nhìn bằng con mắt của hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo


những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹo cổ kính của cố đô; qua cách
cảm nhận âm nhạc, sông hương như điệu slow chậm rãi sâu lắng, trữ
tình…Một vẻ đẹp khiến người khác phải ngỡ ngàng và đắm say chẳng thể
dứt ra.
Sông hương còn là chứng nhân lịch sử, là “người” chứng kiến sự đổi thay
của cố đô Huế từng ngày. Trong sách Dư địa chí “dòng sông viễn châu đã
chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc đại việt qua
những thế kỉ trung đại, vẻ vang soi bóng kinh thành phú xuân của anh
hùng nguyễn huệ…”
Có thể nói rằng để cảm nhận sông hương với nhiều góc độ, nhiều vẻ đẹp
khác nhau, Hoàng Phủ Ngọc tường phải có trái tim nhạy cảm, yêu và
thương tha thiết dòng sông thơ mộng này. Một lối viết giản dị, nhẹ nhàng
nhưng đầy lôi cuốn đã khiến độc giả không thể để dứt mạch cảm xúc. Tác
giả đã phát huy được đặc trưng của thể loại bút kì đầy sắc bén và tình
cảm này.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông này” thực sự là bài bút kí độc đáo. Sông

hương hiện lên với tất cả vẻ đẹp mà nó mang.

Đề 6: Nghị luận xã hội về tự tin và mất tự tin
Bài làm
Trong cuộc sống hiện nay, sự thành công hay thất bại của một người dựa
trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên tự tin và thiếu tự tin chính là yếu tố tạo nên
điều đó. Sự tồn tại song hành, đấu tranh lẫn nhau của hai thái cực này sẽ
khiến cho bản thân bạn cảm thấy mình đang rơi vào trường hợp nào.
Chúng ta có thể biến sự thiếu tự tin thành tự tin và ngược lại. Đây là điều
hoàn toàn có thể xảy ra trong cuộc sống.
Tự tin là thái độ sống tích cực, một tác phong khiến những người xung
quanh ngưỡng mộ. Đó là sự tin tưởng vào khả năng của bản thân mình có
thể giải quyết được mọi việc. Sự tự tin làm nên phong thái của một người
thành công và đầy trí lực. Tự tin chính là một trong những yếu tố hoàn
thiện nhân cách của con người. Những người tự tin luôn nhìn cuộc sống
một cách đa chiều, phán xét mọi việc tổng thể nhất, chứ không phải phiến
diện, một khía cạnh nào đó. Sự tự tin không phải trời cho, không phải
ngẫu nhiên mà có được. Nó cần cả quá trình rèn luyện, cố gắng phấn đấu,
tích cóp từ ngày này qua ngày khác. Sự trải nghiệm của bản thân thực sự
là môi trường tuyệt vời để chúng ta rèn luyện và nâng cao hơn nữa sự tự
tin. Có người tự tin chính là thiên bẩm từ khi sinh ra, nhưng điều này rất
ít. Và tự tin thiên bẩm và tự tin qua quá trình rèn luyện khác nhau. Khác
nhau ở phong thái.
Khi tự tin, mặc dù chuyên môn không quá xuất sắc nhưng vẫn khiến cho
sự nghiệp của bạn rạng rỡ. Bởi sự tự tin làm nên thành công. Tôi có quen
một anh bạn, anh ấy vừa tốt nghiệp đại học loại khá. Mọi người bảo loại


khá thế này thì biết xin vào đâu. Nhưng anh ấy vẫn luôn tự tin rằng mình
sẽ làm được, tự tin rằng mọi chuyện sẽ được xử lý nhanh chóng. Anh tin

vào khả năng của chính mình hơn là tin vào số phận. Tác phong tự tin của
anh luôn tỏa sang, khiến cho mọi người xung quanh phải thán phục. Anh
thuyết phục mọi người bằng phong thái, bằng thực tiễn, bằng sự lôi cuốn
của giọng nói.
Tự tin mặc dù không phải là yếu tố chi phối tất cả, nhưng nó là một trong
những yếu tố cực kỳ quan trọn đánh dấu sự thành công của một người.
Tự tin sẽ khiến chúng ta mạnh dạn hơn, không ngại khó khan vất vả, dám
đương đầu với những song gió để vượt qua tất cả.
NHững người tự tin luôn là tâm điểm cho những cuộc trò chuyện, bởi họ
có khả năng điều khiển cũng như lôi kéo người khác vào câu chuyện của
mình một cách tinh tế nhất.
Bên cạnh những người tự tin là những người mất tự tin. Đây chính là
trạng thái đối lập hoàn toàn đối với tự tin. Mất tự tin là con người không
tin vào chính khả năng của mình, nghi ngờ những việc mình làm, không
dám bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình. Thiếu tự tin chính là nhút
nhát, không dám đương đầu, làm việc gì cũng sợ thất bại. Những người
thiếu tự tin thường là những người không dám để cho mọi người biết
được con người thật của mình. Và chắc chắn thành công sẽ ít khi gõ của
những người thiếu tự tin như thế này.
Cuộc sống hiện đại cần những người có phong thái tự tin để họ có thể
khẳng định bản thân, đưa đất nước đi lên. Thiếu tự tin không phải là bản
năng, đó chỉ là do chúng ta không chịu rèn luyện, không chịu tiếp xúc,
ngại va chạm đối với thế giới xung quanh. Đây là một thực tế rất đáng
buồn.
Đối với thế hệ trẻ thì tự tin là điều cần thiết để các bạn có thể khẳng định
bản thân mình. Những chủ nhân tương lai của đất nước cần nhận ra tầm
quan trọng của tự tin để không ngững cố gắng và hoàn thiện bản thân
mình từng ngày.
Đừng để cho sự thiếu tự tin khiến cho cuộc sống của bạn trở nên nhạt
nhẽo. Hãy biến sự tự tin thành lợi thế của bạn để hoàn thiện bản thân

mình từng ngày.

Đề7:Suy nghĩ về câu nói “Nghệ thuật sống chính là biết thay
đổi để thích nghi với môi trường”
Bài làm
Để ứng biến với cuộc sống hiện đại thì mỗi chúng ta cần phải khéo léo
cho mình một cách sống phù hợp nhất. Đó chính là nghệ thuật để tạo


dựng lối sống có thể mang đến hạnh phúc và sự hài lòng với những thứ
xung quanh. Bởi vậy nhà văn Nhật đã lên tiếng “Nghệ thuật sống là biết
thay đổi để thích nghi với môi trường”. Suy nghĩ này có ý nghĩa sâu sắc
đối với mỗi người đang muốn thay đổi mình, muốn hòa nhập với cộng
đồng.
“Nghệ thuật sống” thực chất không phải là điều gì đó cao siêu, chỉ là cách
sống, thái độ sống khéo léo đấp ứng được nhu cầu của bản thân cũng như
phù hợp với xã hội hiện nay. Mỗi người sống trên đời đều có những tuyên
ngôn riêng, tuyên ngôn đó sẽ giúp cho cuộc đời của bạn trở nên tươi sáng
và tốt đẹp hơn.
Sống là một nghệ thuât, mà chúng ta là diễn viên để điều khiển nghệ thuật
đó theo hướng tích cực nhất. Sống trong xã hội này, chúng ta phải dối
mặt với nhiều người, nhiều môi trường khác nhau. Nếu chúng ta khư khư
giữ lập trường có phần cố chấp và lạc hậu thì cuộc sống của chúng ta sẽ
không suôn sẻ nưa. Chắc chắn đây là điều mà không có ai muốn.
Xã hội đang chuyển mình từng ngày để vươn rộng ra bên ngoài, hòa nhập
với những nước khác. Sự cổ hủ, lạc hậu sẽ khiến cho mình lạc lõng,
không thể bắt nhịp với cuộc sống hiện đại. Sống ở thế kỉ XX nhưng lại có
lối suy nghĩ của thời kì phong kiến, bảo thủ, độc đoán thì sẽ bị mọi người
xa lánh. Lối sống đó có thể phù hợp với xã hội trước nhưng lại không phù
hợp với thời đại hiện nay.

Một xã hội cần những con người năng động và tự tin nhưng nếu như bạn
nhút nhát, tự ti về bản thân, không dám đưa ra ý kiến cá nhân của mình
thì bạn mãi chỉ là cái bóng của những người khác. Bạn sẽ dần mờ nhạt
trong mắt mọi người, không được ai biết tới. Như thế là bạn đang tự tách
mình ra khỏi xã hội đang nhẽ có nhiều cơ hội để phát triển như thế.
Theo suy nghĩ của nhà văn nhật thì “thay đổi để thích hợp với môi
trường” là hoàn toàn chính xác. Môi trường bắt buộc chúng ta phải thay
đổi để hòa nhập, để khẳng định mình, để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Môi trường sẽ tạo nhiều kiều kiện để chúng ta phát triển theo hướng tích
cực nhất nếu như chúng ta biết nắm lấy thời cơ.
Môi trường sống là nơi để mỗi con người phát triển được bản thân mình,
là nơi mình tìm được đam mê và phương châm sống để phù hợp và để
cống hiến.
Tuy nhiên cần hiểu “thay đổi” ở đây chính là thay đổi theo hướng tích
cực nhất chứ không phải thay đổi tiêu cực. Mỗi người cần nhận thức
được bản thân mình muốn gì, cần gì, làm được gì. Đây chính là những
động lực để hoàn thiện mình từng ngày.
Hiện nay các bạn trẻ đang cố thay đổi bạn thân mình để có thể hòa nhập
với cộng đồng. Có nhiều người thay đổi theo hướng tích cực sẽ gặt hái
được những thành công tích cực. nhưng có nhiều người lại chạy theo
những thứ xa xỉ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, nhưng họ lại


nghĩ đó là phong cách, là mốt. Bởi vậy cần phải hiểu và xác định được
thay đổi thế nào và nên thay đổi ra sao để tốt lên chứ không phải xấu đi.
Có một bạn học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12, sắp bước lên giảng đường đại
học. Bạn là cô nữ sinh thôn quê, chân lấm tay bùn. Cuộc sống nơi thành
phố phồn hoa cũng như nơi giảng đường đại học xa lạ. Cô đã cố gắng
hằng ngày để có thể thích nghi với mọi thứ nơi đây. Cô học cách thay đổi
bản thân mình bằng cách giao tiếp nhiều hơn, tham gia các câu lạc bộ tình

nguyện…và dần dần bạn đã tự tin hơn khi đứng trước mọi người. Đây là
một sự thay đổi tích cực nhất.
Như vây, có thể nói rằng nghệ thuật sống chính là thay đổi để phù hợp
với môi trường là điều cần thiết mà mỗi chúng ta cần phải cố gắng để làm
được. Như thế chúng ta mới có thể hoàn thiện bản thân mình từng ngày
hơn nữa.



×