Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bài dự thi mẫu Em yêu lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 32 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN........................
TRƯỜNG THCS ..........................
====*****====

BÀI DỰ THI
“EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Họ và tên: ............................
..........................
Lớp:

............................

Năm học 2016 - 2017


Câu 1: Trong cuốn Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng
Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố Hà Nội, có câu như sau:
Rủ nhau đi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu (khoảng 2 đến 3
trang A4 về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long –Hà Nội.
Trả lời:
Ngày hôm nay nhóm hướng dẫn viên của chúng tôi rất hân hạnh được tham
gia tour du lịch “Khám phá phố cổ Hà Nội” cùng các bạn.
Thưa quý khách, Hà Nội 36 phố phường gắn liền với lịch sử phát triển hàng
ngàn năm của mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến. Trải qua nhiều thăng trầm
biến cố của lịch sử nhưng những tên gọi của các con phố này vẫn không nhiều
thay đổi. Tuy nhiên về ý nghĩa tên gọi cũng như nguồn gốc của những con phố
này không phải ai cũng biết.
Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ
“Hàng”. Tiếp đó là một từ chỉ nghề nghiệp nào đó như Hàng Đào, Hàng Bạc,


Hàng Thiếc, Hàng Mã…. Mà muốn biết được nguồn gốc ý nghĩa của tên gọi 36
phố phường Hà Nội, trước hết phải nói về sự hình thành của phố.
Vâng thưa quý khách, khu phố cổ Hà Nội được hình thành từ thời Lý – Trần,
nằm ở phía đông Hoàng thành Thăng Long ra đến sát bờ sông Hồng. Khu đô thị
này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương,
hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống của dân
cư thành thị, kinh đô. Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không
chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô
thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.
Và trước mặt chúng ta đây là một con phố dài 932 mét, một con phố vừa
mang màu sắc rực rỡ bởi những bức tranh lộng lẫy lại vừa có nét cổ xưa của
những ngôi đền, ngôi đình có từ xa xưa. Vâng xin chào quý khách đã đến với
khu phố cổ Hàng Bông của Hà Nội. Chắc chắn với quý khách một điều là khu

2


phố này sẽ gây ấn tượng cho quý khách rất sâu sắc. Bây giờ mới quý khách cùng
chúng tôi tìm hiểu và khám phá nhé!

Ngã tư Hàng Bông - Hàng Da
Phố Hàng Bông xưa kia gồm nhiều đoạn ngắn:
- Đoạn từ phố Hàng Gai đến phố Hàng Mành ở trên đất thôn Cổ Vũ (từ giữa
thế kỷ 19 hợp nhất với thôn Kim Bát thượng thành thôn Kim Cổ), gọi là phố
Hàng Hài hay Hàng Bông Hài, nơi từng bán giày hài, nón, đồ thờ bằng giấy; vì
có đền Phúc Hậu thờ ông tổ nghề tráng gương nên còn gọi là phố Hàng Gương

.
Các cửa hàng trên phố bán giày, hài các loại
3



- Đoạn từ đầu Hàng Mành đến phố Hàng Da ở trên đất thôn cũ Kim Bát hạ,
gọi là Hàng Bông Đệm, từng có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông,
chăn đệm. Cả hai thôn Kim Bát thượng và hạ đều thuộc tổng Tiền Túc, huyện
Thọ Xương, tới giữa thế kỷ 19 đổi thành tổng Thuận Mỹ.
- Đoạn từ ngã tư Hàng Da - Quán Sứ đến ngõ Hội Vũ ở trên đất mấy thôn
Đông Mỹ, Thương Môn, Đông Hạ, gọi là Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền vì
từng có cây đa to ở cửa ngôi miếu thờ Cô Quyền.
- Đoạn từ ngõ Hội Vũ đến ngã ba Phùng Hưng ở trên đất thôn cũ Yên Trung
hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau là Vĩnh Xương), gọi là Hàng Bông Lờ, nơi từng bán
các loại đó, đơm, lờ đánh cá. Xưa hơn nữa thì nơi đây chuyên nhuộm vải xanh
nên còn có tên là phố Hàng Lam.
- Đoạn cuối phố Hàng Bông ở trên đất thôn cũ Đông Mỹ gọi là Hàng Bông
Thợ Nhuộm hay Hàng Bông Nhuộm, vì dân sở tại gốc làng Huê Cầu và Liêu Xá
(huyện Yên Mỹ, Hải Hưng) vốn có nghề nhuộm thâm các loại vải lụa.
Ngõ Hàng Bông chạy từ phố Tống Duy Tân đến vườn hoa Cửa Nam, thời
Pháp tên là Rue Lhonde. Từ 1945 đổi là phố Cấm Chỉ. Đến năm 1964, đổi là
ngõ Hàng Bông Lờ, và hiện nay gọi là ngõ Hàng Bông.
Phố Hàng Bông từng nằm trong khu vương phủ của chúa Trịnh Tùng, khởi
dựng vào năm 1595. Có 3 cửa phủ: cửa chính nam ở chỗ phố Bà
Triệu, cửa Tuyên Vũ ở chỗ Bưu điện Hà Nội, và cửa Diệu Đức thông ra
phố Cửa Nam.
Khoảng năm 1781, Hải Thượng Lãn Ông lên kinh chữa bệnh cho Trịnh Sâm
và Trịnh Cán đã đi qua phố Hàng Bông. Trong Thượng kinh ký sự, ông chép
rằng "từ cửa cung Khánh Thụy qua đình Quảng Minh, rồi qua cửa ĐạiHưng,
theo đường phía hữu (bên phải) đi hơn nửa dặm nữa thì đến dinh quan Chính
Đường".
Phố Hàng Bông đã từng có một số phòng trà ca nhạc và nhà in, nhà sách, nhà
báo. Một tuyến tàu điện được xây dọc phố từ năm 1901, năm 1991 bị dỡ bỏ và

thay bằng xe buýt.

4


Phố Hàng Bông từ cuối thế kỷ 20 bắt đầu mọc lên nhiều quán ăn, cửa hàng
thời trang và khách sạn.
Phố Hàng Bông hiện nay còn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử văn hóa như:
Đình Kim Cổ (đền Phúc Hậu) ở số 2 Hàng Bông thờ ông tổ nghề làm gương
soi. Bài vị tại đây ghi tên ông là Trần Nhuận Đình, đã từng đi sứ phương Bắc
đời nhà Trần.
Trường Hàng Hài ở số 12-14 do cử nhân làng Kim Cổ là Ngô Văn Dạng phụ
trách, chuyên dạy Hán học. Năm 1873, ông cử từng tổ chức một đội quân chống
Pháp.
Đình Yên Thái ở ngõ Tạm Thương thờ Nguyên phi Ỷ Lan (1044–1117).
Đình Lương Ngọc ở số 68, do dân di cư về đây dựng lấy tên theo gốc làng
Lương Ngọc ở huyện Bình Giang, Hải Dương.
Đình Kim Hội (Quy Long) ở góc đường Quán Sứ, do các nhà buôn bông
dựng lên ở ngõ 95, thờ Trần HưngĐạo.
Đền Thiên Tiên ở số 120, thờ Lý Thường Kiệt. Bên ngoài có đền thờ Chư
Vị.
Quán Vọng Tiên hay Vọng Tiên Lâu ở số 120b, nơi Lê Thánh Tông gặp tiên.
Đình Đông Mỹ ở số 127, do lái buôn thôn Đông Mỹ lập ra.
Ngoài ra, một trong những điều thu hút du khách đến với nơi đây chính là
ẩm thực đấy ạ. Quý khách có thể thưởng thức món ngon tuyệt vời như món phở
vỉa hè. Phở ở đây được nhiều người biết đến bởi hương vị ngon, đậm đà, nước
dùng ngọt thanh, thơm phức, bánh phở dẻo còn thịt thì mềm. Chưa kể đến món
quẩy lúc nào cũng giòn,dùng chấm ăn với nước phở thì “hết ý”.Có lẽ vì cái sự
“hết ý” ấy, thế nên người ta mới chẳng ngại khó, ngại khổ chỉ để ngồi ở ây xì
xụp cho kỳ được bát phở rồi mới yên tâm làm gì thì làm. Đặc biệt, một món ăn

vô cùng bình dân nhưng lại có sức thu hút lớn du khách ở nơi đây chính là món
bánh tráng trộn. Cứ cuối giờ chiều, các quầy bánh tráng trộn trên phố Hàng
Bông lại tấp nập khách. Sự tấp nập của bánh tráng trộn là sự kết hợp giữa nhiều
hương vị, chút chua của xoài, thơm của bánh tráng trộn lạc, dầu, thịt bò khô,
chút thơm của rau răm và ngon của mực khô xé, quả trứng cút béo ngậy. Không
5


gian ăn cũng bình dân như món ăn này, ngồi túm tụm 3 -4 người bên quầy hàng
và cùng thưởng thức vị thơm ngon, chua cay hòa quyện thì còn gì bằng. Ngoài
ra quý khách còn được thưởng thức cả món bún chả vô cùng hấp dẫn va fvoo só
món ăn khác nữa. Nếu có dịp quý khách hát bớt chút thời gian cùng gia đình đến
đây thưởng thức các món ăn nhé.
Quý khách có thể đến đây vào ban đêm vì khu phố cổ Hà Nội về đêm trở nên
rất sống động, nhất là vào ngày cuối tuần. Quý vị có thể rảo bước đi bộ, ngắm
nhìn khu phố với muôn vàn màu sắc như hình ảnh các gia đình cùng các em nhỏ
tung tăng, các nhóm bạn thi tài nháy múa,hay tấp nập du khách ta lẫn tây cùng
nhau dạo phố, chuyện trò rôm rả… Quý khách có thể mua những món đồ mình
thích và đặc biệt vào những ngày lễ Tết, chắc chắn quý khách sẽ được thưởng
thức các tiết mục đường phố vô cùng đặc sắc.
Chúng ta đã cùng khám phá rất nhiều về khu phố cổ Hà Nội. Quý vị có thấy
nó vô cùng đa dạng và đa sắc đúng không? Bây giờ chúng ta sữ chuyển sang
tham quan nơi khác nhé!.
Câu 2: Hãy nêu tên những thắng lợi tiêu biểu của lực lượng vũ trang Thủ
đô từ ngày thành lập đến nay. Cảm nhận của em về một trong những thắng
lợi đó. Hãy kể một câu chuyện (nhân vật hoặc sự kiện) em biết, có liên quan
đến chiến thắng đó.
Những thắng lợi tiêu biểu của lực lượng vũ trang Thủ đô trong 70 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành:
- Ngày 19/8/1945 các đội tiền thân của lực lượng vũ trang Thủ đô đã làm

nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
-Ngày 19/10/1946 chiến khu XI – Tổ chức hành chính quân sự thống nhất
của các lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc
biệt Hà Nội.
Ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp
hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân chiến khu XI
với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã nổ súng để mở đầu cho toàn
6


quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành
phố suốt 60 ngày đêm.
Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và dạng sáng ngày
18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của
địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta
phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị
của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh
nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và
thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau
này.

- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951.
Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng
chủ lực của Tiểu đoàn 122/ Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương.
Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại.
Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu

7



nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ
tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
-Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền
Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn
phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo
vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi
mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có
nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh
diễn ra vào đêm ngày 3 và dạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau
đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho
xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm
là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất
ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp
phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ.
Ngày 10/10/1954, lực lượng vũ trang Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với
bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh
chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội.
Ngày 5/3/1979 Bộ chính trị ra quyết định số 35/QDD-TW, Chủ tịch nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam ký sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô.
Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc Phòng ra Quyết định só1285/QDD-QP chuyển
giao Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc quân khu
Thủ đô.
Thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà
Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh 16/2008/ L-CTN về tổ chức lại
Quân khu thủ đô Hà Nội thành Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Cảm nhận của em về trận đánh sân bay Bạch Mai:
Nói về trận đánh sân bay Bạch Mai, đánh giá về trận đánh này, trong tổng kết

lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của Thủ đô Hà Nội viết : "Trận tập
kích của tiểu đoàn 108 vào sân bay Bạch Mai là một điển hình thắng lợi về sự
8


phá hủy phương tiện chiến tranh của địch trên chiến trường Bắc Bộ thời kỳ
chúng còn đang thế mạnh. Ta với vũ khí trang bị thô sơ, kỹ thuật, chiến thuật
còn đang tìm tòi học tập. Nhưng với ý chí quyết tâm cao, được sự chỉ đạo trực
tiếp của BCH mặt trận Hà Nội tiểu đoàn 108 đã tìm được lối đánh phù hợp, đạt
hiệu xuất chiến đấu cao.
Trận đánh sân bay Bạch Mai là một trận thắng hoàn chỉnh cả về chiến thuật,
kỹ thuật, từ khâu lựa chọn mục tiêu, lựa chọn cách đánh, sử dụng lực lượng đến
quá trình luyện tập và nổ súng là những kinh nghiệm thiết thực, góp phần vào
việc hình thành và vận dụng lối đánh đặc công của quân đội ta sau này".
Trận đánh sân bay Bạch Mai là một chiến công đặc sắc, là niềm tự hào của
quân dân Hà Nội đã góp phần xứng đáng vào chiến công oanh liệt của quân dân
cả nước đẩy nhanh sự suy yếu của địch.
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây những dấu ấn lịch sử còn đọng lại trên
các trang sách và những lời ca của bài "Phí trường khói lửa" do đồng chí Ngô
Huy Biên sáng tác:
"Trời đông âm u, khuất trong sương mù; một đoàn chiến binh lên đường lập
công".
Chiến công này không những được vang mãi trong lời ca ngợi truyền thống
hào hùng quân dân Thủ đô mà còn được biến vào tâm thức của các thế hệ con
cháu chúng ta luôn biết ơn các anh hùng liệt sỹ và nhân dân đã đổ bao xương
máu trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ mới có ngày nay. Ôn lại lịch sử hào
hùng không chỉ để nhớ, để biết ơn mà phải hành động cho xứng đáng với mỗi
người dân Việt Nam.
Câu chuyện:
Ông già cũng sẵn sàng quyết tử

Tại Mặt trận Hà Nội một thời gian sau ngày 19-12-1946, địch chiếm các
nhà máy nước cắt luôn nước vào khu vực chiến đấu; đồng thời có tin tất cả các
giếng nước đã bị chúng cho tay sai bỏ thuốc độc. Tổ chiến đấu của bác sĩ
9


Nguyễn Văn Thuyết nhận được chỉ thị phải khẩn trương lại nước uống. Thật là
nan giải, bởi vì việc khẩn trương nước phải có chuyên môn, phải có thuốc phản
ứng, chí ít cũng phải có động vật như chó hoặc mèo để thử nghiệm nhưng lúc
này không thể tìm được. Biết chuyện này, một ông già tìm đến và nói: “Các anh
không phải lo nghĩ gì cả. Các anh cần phải sống để đánh đuổi thằng Tây, còn tôi,
tôi già rồi, tôi không cầm được súng nữa, nhưng tôi sẵn sàng quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh. Tôi xin tình nguyện uống nước giếng trước xem lành dữ thế
nào…”. Không đợi anh em có ý kiến gì thêm, ông múc ngay một gầu nước lên,
uống liền một hơi dài. Ông già lại nói tiếp: “Nếu tôi có mệnh hệ nào, tôi cũng
hết sức mãn nguyện…”. Ông trở lại với tổ tự vệ hơn 24 giờ sau vẫn không có
triệu chứng ngộ độc. Một đồng chí tự vệ đã ôm chầm lấy ông, nói với ông giọng
cảm động: “Bố ơi, bố đã giúp chúng con yên tâm… Bố cho chúng con biết tên
và nhà để sau này, chúng con tìm thăm bố…”. Ông già cười nói: “Các anh
không mất công tìm gặp tôi làm gì, tôi ngụ ở đền Bạch Mã đấy. Thỉnh thoảng tôi
sẽ đến thăm các anh. Bây giờ các anh cũng phải chú ý cho người gác giếng
nước, phải đề phòng bọn chúng làm điều ác thực sự đấy…”.
Câu 3: Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc, hãy khẳng định quá trình
xác lập và thực thi chủ quyền một cách liên tục của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ
quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc?
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá
san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông.

10



Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước
ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp
luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm
hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa
bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng
để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.
Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho
thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng
trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới
nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề
thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập
và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
một cách liên tục và hòa bình.
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc
dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt
Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính
sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo
bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.
Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ
Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và
Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản
nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như
là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra
khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng
thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh
cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần
đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là
11


trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là
Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa
Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử
người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để
thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn
người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định
rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn
(1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà
Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm
Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo
sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.
Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai
quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn
lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra
nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến
Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra
quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở
các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố
trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền
Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp
cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa
Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã
yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái

phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại
trạm khí tượng, đài vô tuyến.
Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản
dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46
12


phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần
Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng
định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.
Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ
chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một
huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những
năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên
phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo
Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm
đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã
kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm
đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt
giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp
tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải
quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt
phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền
VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo
do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất

sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập
các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc
quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến
năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo
Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái
phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của
pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để
13


khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng
quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền
chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay
tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực
hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần
đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách
lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa
của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa
chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành
phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao
nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo
Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là
sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi
Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200
hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.
Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên
quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế,

trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ
quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ
quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử
dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị
pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn
để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy
định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện
14


pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển
Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của
những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp
luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.
Cơ sở pháp lí để khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam:

An Nam đại quốc họa đồ và Đại Nam thống nhất toàn đồ
( An Nam Đại quốc họa đồ (1838) của Giám mục Jean Louis Taberd (Pháp) vẽ
và xuất bản trong cuốn từ điển La tinh – An Nam năm 1838. Bản đồ vẽ theo
phương pháp hiện đại, chính xác và được chú thích bằng 3 thứ tiếng (La tinh,
Hán, Quốc ngữ). Dọc theo khu vực duyên hải và ngoài khơi An Nam, bản đồ có
ghi tên các cảng, đảo... và ở khoảng giữa vĩ tuyến 16 và 17 độ Bắc, kinh tuyến
111 độ Đông, bản đồ có vẽ cụm đảo nhỏ với dòng chữ "Paracel seu Cát Vàng"
(Paracel hoặc Cát Vàng)
Đại Nam thống nhất toàn đồ do vua Minh Mạng cho vẽ vào năm 1838, có thể

hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa bằng chữ Hán.).
15


( 19 Châu bản triều Nguyễn là loại văn bản hành chính của vương triều
Nguyễn (1802-1945). Trên các châu bản này còn lưu lại các dấu tích bút phê của
các vua triều Nguyễn bằng son đỏ. Những tờ châu bản này được trích từ kho
tàng châu bản triều Nguyễn, gồm 734 tập với hàng trăm nghìn trang văn bản
gốc.
Nội dung các châu bản trung bày trong triển lãm này phản ánh quá trình thực thi
chủ quyền của triều đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây là những bằng chứng sinh động cho thấy các vua triều Nguyễn luôn quan
tâm đến vấn đề thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này, thông qua việc liên
tục cử người ra hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa để khảo sát, cắm mốc, đo
vẽ bản đồ; thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đối với thuyền bè của Việt Nam
cũng như thuyền bè của các nước khác gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa và
Trường Sa)

16


Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ phương Tây
(Trên những tấm bản đồ Việt Nam hoặc khu vực Đông Nam Á xuất bản tại
phương Tây trong các thế kỷ XVI-XVIII, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
thường được miêu tả như “lưỡi dao” dài, kéo dọc suốt ngoài khơi đối diện với
bờ biển Việt Nam. Tên của các đảo và quần đảo được ghi khá rõ trên các bản đồ
này.)

Bản đồ Trung Quốc do phương Tây và Trung Quốc vẽ không có
Trường Sa, Hoàng Sa

17


( Theo tư liệu của Trung Quốc, triển lãm giới thiệu một số bản đồ và 4 tập atlas
khẳng định ranh giới cực Nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam;
một số tài liệu khác trực tiếp hay gián tiếp xác định các quần đảo giữa biển
Đông không thuộc về Trung Quốc mà thuộc quyền cải quản của An Nam.)
Một số hoạt động bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và
Hoàng Sa:

Đại tướng Lê Đức Anh (lúc này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) ở quần đảo
Trường Sa, Việt Nam năm 1988

Các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam
trên đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa tháng 5-1988
18


Các chiến sĩ đảo Sinh Tồn Đông tuần tra ven đảo

Học sinh ủng hộ Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu – Vì tuyến đầu Tổ Quốc”

19


Thanh niên hưởng ứng Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu – Vì tuyến đầu Tổ Quốc”

20



21


Trẻ em đảo Trường Sa Lớn ngày nay
đang trên đường đến lớp học
Chúng em cần làm những việc sau để góp phần bảo vệ chủ quyền biển
đảo thiêng liêng của Tổ Quốc:
- Học sinh sinh viên cần đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải
đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc
tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý,
bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền
vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm
soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Tích cực tham gia góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc
gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển,
đảo.
22


- Sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc khi được điều động.
- Sẵn sàng lên đường nhập ngũ, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân,
tham gia làm nhiệm vụ vì Trường sa, Hoàng sa- vì chủ quyền biển, đảo, vì sự
toàn vẹn và thống nhất lãnh thổ Việt Nam thân yêu.

23



PHỤ LỤC:

Phố Hàng Bông
24


Phố Hàng ngang

Phố Hàng Đồng

25


×