SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề Tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO
TRẺ MẪU GIÁO
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục Mầm Non là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam. Chỉ thị 153/CP của Hội đồng chính phủ ngày 12/8/1966 về: “
Công tác giáo dục mẫu giáo” đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng của bậc
học mầm non. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát
triển công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước để hoà nhập với khu vực và thế
giới buộc chúng ta phải xác định những mục tiêu giáo dục nói chung, giáo
dục MN nói riêng để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nhằm đảm bảo
cho trẻ phát triển toàn diện đồng thời góp phần hình thành ở trẻ những cơ sở
đầu tiên của nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này.
Để thực hiện tốt các mục tiêu của ngành, chúng ta phải tiến hành các
nhiệm vụ như giáo dục thể lực( Giáo dục thể chất), trí tuệ, đạo đức, lao động,
thẩm mỹ.
Giáo dục thể chất bao gồm nhiều nội dung như: Đội hình đội ngũ, bài tập
phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động. Những nội dung này rất
đa dạng đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp phù hợp nhằm đạt
hiệu quả cao nhất trong các tiết dạy. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tôi
chỉ đề cập đến vấn đề “ Biện pháp dạy vận động cơ bản ( VĐCB) cho trẻ 4 –
5 tuổi” nhằm giúp cho giáo viên có những biện pháp phù hợp, chủ động, linh
hoạt, giúp trẻ hứng thú khi dạy VĐCB cho trẻ từ đó giúp trẻ có kỹ năng kỹ
xảo vận động đồng thời phát triển các tố chất thể lực cho trẻ. Đây là mục tiêu
đầu tiên khi dạy VĐCB cho trẻ.
Trên thực tế những biện pháp dạy VĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi của GV đã
được quan tâm một cách thích đáng nhưng do một số GV chưa dành thời gian
hợp lí cho giờ dậy, chưa đi sâu nghiên cứu đề ra những biện pháp phù hợp mà
chỉ dạy đúng phương pháp bộ môn và chưa nhận thức hết tầm quan trọng của
việc dạy VĐCB trẻ 4 – 5 tuổi… nên hiệu quả chưa cao.
2
Là một giáo viên tôi nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của việc
đề ra những biện pháp phù hợp khi dạy VĐCB cho trẻ đạt hiệu quả cao nên
tôi đã tìm hiểu thực trạng vấn đề này ở một số lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong
trường MN Mai Dịch. Từ thực trạng tôi đã điều tra được hy vọng sẽ đóng góp
một phần nhỏ bé kinh nghiệm của bản thân trong việc hạn chế được những
tồn tại khi dạy VĐCB cho trẻ đồng thời giúp cho giáo viên trong trường nắm
được một số biện pháp dạy VĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi mà tôi đã áp dụng đạt
hiệu quả trong quá trình điều tra.
Xuất phát từ lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Điều tra thực trạng
biện pháp dạy vận động cơ bản cho trẻ từ 4 – 5 tuổi”.
3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Vài nét về thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện:
a. Thuận lợi:
- Trường tuy mới thành lập với bộn bề công việc nhưng Ban giám hiệu luôn
quan tâm, chỉ đạo sâu sát, tạo điều kiện cho tôi được tiến hành điều tra trong
suốt quá trình nghiên cứu.
- Giáo viên phụ trách các lớp mẫu giáo nhỡ trong trường đều có trình độ Cao
đẳng - Đại học, nắm vững phương pháp bộ môn, một số giáo viên là chiến sĩ
thi đua cấp cơ sở, giáo viên giỏi cấp quận, có kinh nghiệm giảng dạy đồng
thời cũng rất tích cực phối hợp cùng tôi trong quá trình tôi điều tra.
- Bản thân là một tổ trưởng chuyên môn, giáo viên lớp MGN, luôn không
ngừng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong công tác.
b. Khó khăn:
- CSVC cũng như dụng cụ thể dục phục vụ cho trẻ thực hiện các bài tập vận
động cơ bản còn thiếu, chưa hợp lý, đồng bộ.
- Giáo viên và phụ huynh chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình dạy
trẻ.
- Giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn, chưa dành nhiều thời
gian trong việc lựa chọn đề tài cho phù hợp chủ điểm.
2. Thực trạng:
2.1. Thực trạng về biện pháp dạy vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi trong
các loại chương trình chăm sóc và giáo dục.
a. Trong chương trình cải cách:
* Ưu điểm: Trong chương trình cải cách thì các bài tập dạy vận động
cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi đã được sắp xếp theo một chương trình khung, theo
từng bài, từng giai đoạn cụ thể. Trên các nội dung đó giáo viên chỉ việc lựa
chọn các biện pháp sao cho phù hợp với nội dung từng bài, giáo viên thực
hiện được rõ các bước khi dạy trẻ các kỹ năng động tác. Giáo viên vẫn là
người hướng dẫn, là trung tâm của quá tình giáo dục. Nội dung chăm sóc giáo
4
dục đã bám sát mục tiêu kế hoạch đào tạo theo quyết định 55/QĐ của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ký ngày 3/2/1990.
- Nội dung chương trình được đưa vào từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, phù hợp với sự phát triển của trẻ. Nội dung giáo dục ngoài yêu cầu
và nội dung chung còn có phân phối chương trình cụ thể theo từng giai đoạn,
từng tháng và phần hướng dẫn thực hiện trình bày rõ ràng. Giáo viên dễ dàng
lựa chọn biện pháp. Giáo viên ít phải thay đổi điều kiện, khi dạy còn mang
tính hình thức nên tiết học đó đơn giản, ít tạo được sự hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Biện pháp dạy trẻ phối hợp với âm nhạc, giáo viên chỉ cần chọn
bất kỳ bài hát nào và chọn tốc độ nhanh hay chậm mà không cần theo một chủ
điểm nào.
Bài: Bò thấp – chui qua cổng.
Giáo viên chỉ cần chọn nhạc và điều chỉnh nhanh hay chậm theo nhạc
to – nhỏ rồi cho trẻ thi đua vận động theo nhạc. Khi dừng 1 đoạn nhạc bạn
nào về trước không làm đổ cổng là thắng…
* Khó khăn trong việc thực hiện theo chương trình cải cách:
- Giáo viên vẫn thường sử dụng những biện pháp để dạy trẻ theo kiểu
truyền thống với đặc trưng chủ yếu coi cô giáo là trung tâm của quá trình
giáo dục, cô chủ yếu hướng dẫn sau đó lần lượt trẻ làm, trẻ làm theo mẫu,
mang tính đồng loạt, chưa phát huy được tính tích cực của cá nhân từng trẻ,
trẻ còn thụ động, cá nhân trẻ ít được vận động, không được rèn ở mọi lúc mọi
nơi mà chủ yếu trên tiết học thể dục. Cô giáo phụ thuộc nhiều vào tài liệu
hướng dẫn và các bài soạn có sẵn, các động tác mang tính áp đặt cho trẻ, hình
thức biện pháp cô đưa ra còn đơn điệu, nghèo nàn chủ yếu nặng về tiết học,
trẻ ít có điều kiện vận động.
- Nội dung giáo dục chưa chú trọng đến những nội dung nhằm hình
thành những cơ sở ban đầu các phẩm chất mới của nhân cách con người Việt
Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
5
- Nội dung giáo dục chưa tạo nên sự tác động sư phạm mang tính tổng
hợp, các mặt giáo dục chưa được tích hợp hài hoà trong từng môn học, từng
hoạt động còn rời rạc, không gắn với cuộc sống thật của trẻ. Kỹ năng động tác
còn mang tính áp đặt, chưa chú ý tới vốn kinh nghiệm và nhu cầu của trẻ.
b. Trong chương trình đổi mới
* Ưu điểm: Nội dung chương trình đổi mới được phân ra theo các chủ
điểm rõ ràng, nội dung phong phú nên giáo viên dễ dàng lựa chọn các biện
pháp phù hợp với từng chủ điểm, nội dung từng bài. Ngoài ra giáo viên có thể
tự sưu tầm hoặc sáng tác thêm bài hát mới lạ giúp trẻ hào hứng sao cho phù
hợp với chủ điểm, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào vận động một cách chủ
động, hứng thú để trẻ phát triển theo đúng khả năng và nhu cầu của bản thân
trẻ. Nội dung chương trình được lồng ghép tích hợp, nhiều hình thức phong
phú giúp cho trẻ được chủ động sáng tạo và tích cực tham gia vận động. Giáo
viên linh hoạt phối hợp sử dụng các biện pháp dạy VĐCB cho trẻ, thay đổi
điều hình thức học tập của trẻ, có thể chia trẻ học theo nhóm nhỏ giúp cho trẻ
tập luyện kỹ năng, động tác chính xác hơn, chú ý đến nhiều cá nhân trẻ tham
gia vận động, trẻ được bộc lộ khả năng cá nhân, được tự lựa chọn giải pháp,
trong khi vận động trẻ trở nên năng động hơn, tự tin hơn.
Ví dụ: Vẫn là bài bò thấp – chui qua cổng
Chủ điểm: Thế giới thực vật
Giáo viên sử dụng các biện pháp như: dạy trẻ vận động kết hợp với âm
nhạc, thay đổi điều kiện học tập như giáo viên cho trẻ học dưới hình thức vào
“Vườn cổ tích” hái nhiều hoa thơm trái ngọt trong vườn cổ tích, cổng cô cuộn
những chiếc lá và tạo ra tình huống nếu bạn nào bò khéo, không làm đổ cổng
thì không những hái được nhiều quả mà lại tìm được cô công chúa nữa, còn
bạn nào chạm vào cổng làm đổ sẽ không tìm được gì mà còn bị lá che vào
người nữa. Trẻ rất tò mò hào hứng bò cho khéo, thi đua. Trong lúc trẻ bò cô
đánh đàn bài hát: “Vườn cổ tích”, “Quả” các bài hát có nội dung về thế giới
thực vật. Trẻ vừa bò rèn kỹ năng khéo lại vừa nghe nhạc, giáo dục tích hợp cả
6
“ Hái được quả gì” trẻ học một cách nhẹ nhàng, vận động thấy thoải mái,
không mệt mỏi hay đối với những bài tập tổng hợp bao gồm từ 2 – 3 động tác
mà yêu cầu kỹ năng đòi hỏi phối hợp nhiều, trẻ phải thực hiện liên hoàn các
động tác mà không bị gián đoạn giáo viên sử dụng hình thức biện pháp tổ
chức hội thi “Bé nhanh trí”, “ Bé khoẻ – Bé ngoan”, “ Hội khoẻ măng non”
theo một chủ điểm Thế giới động vật chẳng hạn.
Ví dụ: Bài ném xa – chạy nhanh, giáo viên cho trẻ ném – chạy nhanh
lấy con vật theo yêu cầu của cô. Trong khi trẻ thực hiện các VĐCB cô kết hợp
bật nhạc các bài hát về thế giới động vật, trẻ rất hứng thú và chủ động chạy
nhanh để lên gắn được nhiều con vật theo yêu cầu của cô trong thời gian 1
bản nhạc. Khi giáo viên biết phối hợp nhiều biện pháp, linh hoạt, gợi mở một
cách nhẹ nhàng làm trẻ hào hứng, vận động không nhàm chán. Nội dung
phong phú được đan quyện chặt chẽ trong một thể thống nhất, giúp cho quá
trình giáo dục phù hợp với quá trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ cảm thấy thực sự học bằng chơi – chơi mà học.
* Khó khăn trong việc thực hiện theo chương trình đổi mới :
- Một số đồ dùng, dụng cụ thể dục để dạy theo chủ điểm còn thiếu do
trường mới thành lập.
- GV phải dành nhiều thời gian, phải luôn sáng tạo, tìm tòi, sưu tầm các
nội dung, hình thức, biện pháp phong phú để thu hút trẻ. GV phải lựa chọn đề
tài, đưa ra yêu cầu phù hợp điều kiện riêng của lớp, phù hợp với trẻ của mình.
GV phải thiết kế đồ dùng, dụng cụ giảng dạy đảm bảo kiến thức, kỹ năng vận
động của trẻ.
- Sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh chưa được chặt chẽ làm cho
một số bài tập VĐCB khi trẻ thực hiện chưa đạt như mong muốn của giáo
viên.
2.2. Nhận thức của giáo viên về biện pháp dạy vận động cơ bản cho
trẻ MG nhỡ 4 – 5 tuổi.
7