Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Trần Thị Thảo Trang

TP. Hồ Chí Minh, 2012


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT..............................................2
1.1. Giới thiệu...........................................................................................................2
1.4. Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.......................................................6
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT............................................................................................................ 14
2.1. Ô nhiễm không khí từ ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.....................14
2.2. Kiểm soát ô nhiễm không khí........................................................................17
2.3. Nước thải từ quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật...............................18
2.4. Chất thải rắn từ quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.........................19
2.5. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên con người và động vật............................19
CHƯƠNG 3...........................................................................................................25
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG
NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT........................................25
3.1.Biện pháp quản lý...........................................................................................25
3.2. Biện pháp xử lý..............................................................................................29


CHƯƠNG 4...........................................................................................................40
CASE STUDY – CÔNG TY THUỐC BVTV AN NÔNG..................................40
4.1Tổng quan về công ty.......................................................................................40
4.2 Công thức hóa học của các hóa chất nguyên liệu đầu vào của công ty........43
4.4 Các biện pháp xử lý chất thải trong công ty..................................................50

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-i-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1.1. Giới thiệu
Theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ Thuốc bảo
vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và
các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
Tên thuốc: do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của hãng này với
hãng khác.
Hoạt chất: là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và công dụng của
thuốc. Cùng một hoạt chất có thể có nhiều tên thương mại khác nhau.
Các chất phụ gia: giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính tốt và loang
trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất nhưng hiệu quả thuốc có
thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗi nhà sản xuất khác nhau.
Các vật có hại cho cây trồng là rất lớn, làm thiệt hại khoảng 55-75 tỷ USD mỗi
năm, trong đó thiệt hại mùa màng ở các nước có nền nông nghiệp phát triển chiếm 1520% và ở các nước đang phát triển là 30-50%. Một lượng lớn thuốc diệt côn trùng đã
được sử dụng để bảo vệ cho hơn 3000 loại cây trồng chống lại hơn 10.000 loại vật có
hại cho cây trồng, chủ yếu sử dụng cho bắp, lúa, bông vải và cây ăn trái. Lượng thuốc

trừ sâu sử dụng hàng năm tăng trên 14% và tiếp tục tăng trong tương lai.
Có thể nói, thuốc BVTV là một loại vật tư kỹ thuật quan trọng góp phần hạn
chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, giữ vững và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản.
Hiện nay, sử dụng thuốc BVTV cũng là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Theo thống kê trên thị trường thế giới có đến 70.000 loại thuốc BVTV và mỗi
năm danh mục này lại được bổ sung thêm 1.500 loại thuốc mới để đối phó lại với sự
kháng thuốc của sâu bọ. Tại Pháp, có năm dùng tới 3 triệu tấn thuốc BVTV (1995).

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-2-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Riêng Việt Nam tính đến năm 2007 đã sử dụng 78.500 tấn thuốc, gấp đôi lượng thuốc
sử dụng năm 2000.
Thuốc BVTV đang được sử dụng trên thị trường rất đa dạng về chủng loại,
phong phú về sản phẩm. Tính đến năm 2012, riêng các loại thuốc sử dụng trong nông
nghiệp, theo thống kê:
- Thuốc trừ sâu: 662 hoạt chất với 1549 tên thương phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 468 hoạt chất với 1098 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 195 hoạt chất với 584 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 21 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 49 hoạt chất với 133 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 21 hoạt chất với 120 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm
Việc sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo Thông tư 10/2012/TTBNNPTNT ngày 22/2/2012 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được

phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
1.2. Phân loại BVTV
Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại
theo đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại theo gốc
hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác
nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau:
1.2.1. Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại
- Thuốc trừ bệnh

- Thuốc trừ nhện

- Thuốc trừ sâu

- Thuốc trừ tuyến trùng

- Thuốc trừ cỏ

- Thuốc điều hòa sinh trưởng

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-3-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

- Thuốc trừ ốc

- Thuốc trừ chuột


1.2.2. Phân loại theo gốc hóa học
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi
trường.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,.. nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp
nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên
nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,..độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc
nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn
so với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi
vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân
hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ
bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích
thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn
trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của
côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép buộc
chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): Rất ít độc với
người và các sinh vật không phải là dịch hại.
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ
dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
1.2.3. Phân loại theo tính độc

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-4-



Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các
loại thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau: Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc trung bình),
III (ít độc), và IV ( rất ít độc).
Ở nước ta, tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là
LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 4 nhóm độc là nhóm I (rất độc, gồm cả Ia và
Ib), nhóm II (độc trung bình), nhóm III (ít độc) và nhóm IV (rất ít độc).
Phân nhóm

Ký hiệu

Nhóm I: Rất độc

Biểu tượng

Chữ đen trên dải đỏ

Đầu lâu xương chéo
trên nền trắng

Nhóm II: Độc trung bình

Chữ đen trên dải Chữ thập đen trên nền
vàng

Nhóm III: ít độc

trắng


Chữ đen trên dải Vạch đen không liên
xanh nước biển

Nhóm IV: Rất ít độc

tục trên nền trắng

Chữ đen trên dải
xanh lá cây

1.3. Các dạng thuốc BVTV
Dạng

Chữ viết

thuốc

tắt

Nhũ dầu

ND, EC

Thí dụ
Tilt

250

Basudin


Ghi chú
ND,

Thuốc ở thể lỏng, trong

40

EC, suốt.

DC-Trons Plus 98.8 EC
Dung dịch DD, SL, L, Bonanza
AS

Baythroid

Dễ bắt lửa cháy nổ

100

DD,

Hòa tan đều trong nước,

5

SL,

không chứa chất hóa sữa

Glyphadex 360 AS

Bột

hòa BTN,

Viappla

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

10

BTN, Dạng bột mịn, phân tán

-5-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

nước

BHN, WP, Vialphos

80

DF, WDG, Copper-zinc
SP
Huyền phù HP,

Hạt

85


BHN, trong nước thành dung
WP, dịch huyền phù

Padan 95 SP
FL, Appencarb super 50 FL, Lắc đều trước khi sử dụng

SC

Carban 50 SC

H, G, GR

Basudin

10

H, Chủ yếu rãi vào đất

Regent 0.3 G
Viên

P

Thuốc

BR, D

Orthene


97

Pellet, Chủ yếu rãi vào đất, làm

Deadline 4% Pellet

bả mồi.

Karphos 2 D

Dạng bột mịn, không tan

phun bột

trong nước, rắc trực tiếp

1.4. Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Quy trình sản xuất có thể dựa trên quy trình sản xuất cơ bản và công thức pha
chế. Quy trình sản xuất cơ bản tạo ra những thành phần hoạt động, đây là một công
đoạn tổng hợp hữu cơ phức tạp đòi hỏi nhiều thiết bị đắt tiền. Mục đích của công thức
pha chế là cho ra các sản phẩm thuốc diệt côn trùng phù hợp với thực tế. Các phản ứng
hóa học quan trọng sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật là:
• Quá trình alkyl hóa
• Quá trình carboxyl hóa
• Acetyl hóa
• Quá trình ngưng tụ
• Cyclization
• Quá trình khử nước

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải


-6-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

• Halogen hóa
• Quá trình oxy hóa
• Quá trình sulfur hóa
• Nitrat hóa
• Quá trình tạo nhóm amin
Các công đoạn pha chế quan trọng:
• Phương pháp chiết lỏng-lỏng
• Phương pháp tách lỏng-lỏng
• Phương pháp tách lỏng-rắn
• Phương pháp tách khí-rắn
• Quá trình chưng cất
• Quá trình kết tinh
• Quá trình hấp thụ Khí
• Sấy
• Nghiền
• Khuấy trộn
Trong mỗi phản ứng sản xuất hóa chất thuốc BVTV, một số hóa chất thô có thể
chưa tham gia phản ứng, đồng thời một số sản phẩm cũng được sinh ra trong quá trình
sản xuất. Các sản phẩm chính được thu hồi trong mỗi công đoạn sản xuất và đóng gói
cẩn thận. Các chất thải sẽ được loại bỏ, tuy nhiên chúng vẫn bị rò rỉ do sự bất cẩn hoặc
thiếu ý thức của nhà sản xuất. Các hóa chất này tồn tại trong nước thải và chất thải rắn,
một số thất thoát vào không khí. Mặc dù trong vài trường hợp chúng được thu hồi lại
hệ thống, nhưng cũng có thể phản ứng với chất khác và tạo váng, bọt, nhựa đường,
hoặc đơn giản nhất là những nguyên liệu thô không phản ứng. Bảng dưới đây mô tả

tổng hợp các hóa chất BVTV, chất thải rắn và nước thải.

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-7-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-8-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

* Ví dụ: quy trình sản xuất Cypermethrin
- Công thức phân tử: C22H19C19NO3Cl2.
- Các dạng thành phẩm: Cypermethrin được chế biến thành các dạng thuốc
thành phẩm: nhũ dầu, bột thấm nước….
- Công thức hóa học như sau:

- Tính chất khác: Cypermethrin là hoạt chất thuộc nhóm thuốc Pyrethroid được
sử dụng để diệt côn trùng. Cypermethrin cũng được sử dụng khử trùng các kho bãi,
nhà kho, tàu thuyền,… Cypermethrin là hỗn hợp 8 đồng phân khác nhau, mỗi đồng
phân có tính chất hóa học, sinh học riêng. Cypermethrin khá bền trong môi trường
trung tính và acid yếu (tốt nhất ở pH =4). Thủy phân trong môi trường kiềm. Thời gian
bán hủy DT50 1,8 ngày trong môi trường pH = 9 ở 25oC
Quy trình sản xuất như sau:


GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-9-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Ví dụ 2: Quy trình sản xuất Dimethoate
- Công thức hóa học: C5H12NO3PS2.
- Dạng chế phẩm: 20 BTN; 3 BR; 40, 50 ND.
- Khối lượng phân tử: 229,257441 g/mol.
- Cấu trúc hóa học:

- Tính chất khác: dạng tinh khiết là những tinh thể màu trắng, dạng kỹ nghệ là
một chất dễ tan trong dung môi hữu cơ, tan khá nhiều trong nước 39 g/lít. Độ bay hơi
không đáng kể. Khá bền trong môi trường acid, phân hủy nhanh trong môi trường

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

- 10 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

kiềm, bị nhiệt phân thành đồng phân khác có độ độc cao hơn. Trong tế bào thực vật
thuốc bị chuyển hóa cuối cùng tạo thành H3PO4.
Quy trình sản xuất như sau:

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải


- 11 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

- 12 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay, do sự hạn chế về mặt kỹ thuật cao và chi phí đắt đỏ, ngành sản xuất
thuốc BVTV tại Việt Nam chỉ dừng ở việc nhập các hóa chất, phối trộn, đóng gói và
phân phối. Vì vậy công thức pha chế phổ biến đến ngày nay là dạng huyền phù hoặc
dạng lỏng.
Thuốc trừ sâu dạng huyền phù:

Nguyên liệu

Phối trộn

Bồn chứa
trung gian

Thành phẩm

Phối chế với hỗn
hợp chất làm đặc


Đóng gói

Thuốc trừ sâu dạng lỏng:
Nguyên liệu

Khuấy trộn

Bồn chứa
trung gian

Thành phẩm

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

Vào chai

Đóng gói

- 13 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

CHƯƠNG 2.
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT
Ngành sản xuất Thuốc BVTV làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các môi trường
thành phần, điển hình như:
• Khí thải
• Nước thải

• Chất thải rắn
2.1. Ô nhiễm không khí từ ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Về tổng thể, quá trình phát thải khí có thể được chia thành 2 dạng, phát thải
theo dòng hoặc phát thải theo mảng vô định. Phát thải theo dòng là sự phát thải tại một
nguồn điểm từ quá trình sản xuất, còn phát thải theo mảng là những khí thải không
kiểm soát bị thất thoát từ bể chứa, hoặc bị rò rỉ, chảy tràn v.v. Chính vì thế mà các cơ
quan chức năng đã mở ra các cuộc điều tra thông tin bằng câu hỏi hoặc nghiên cứu đào
sâu về ngành sản xuất thuốc BVTV nhằm đề ra hướng quản lý thích hợp cho ngành
công nghiệp này.
Quá trình sản xuất thuốc BVTV là sự kết hợp của rất nhiều quy trình sản xuất
khác nhau. Cân bằng vật liệu của chất phản ứng và sản phẩm tạo nên lưu lượng và đặc
thù riêng của mỗi loại khí thải. Tuy nhiên, lượng khí thải phát ra tùy thuộc vào hiệu
suất của quy trình vận hành hệ thống. Khí thải từ sản xuất bị ô nhiễm bởi hơi hóa chất,
chất hòa tan (dung môi) đôi khi cũng được sinh ra trong quá trình này. Rất khó để tính
toán chính xác lưu lượng khí thải và chất thải thất thoát. Thường thì nước thải và chất
thải rắn được tách riêng biệt, trong khi khí ô nhiễm được thải trực tiếp từ quá trình
phản ứng. Rất khó nhận biết hay so sánh chất thải từ mỗi quá trình sản xuất, tuy nhiên,
chất thải từ mỗi nhóm thuốc thực vật đều có vài điểm chung như chúng đều thải ra clo
hữu cơ hay phopho hữu cơ v.v

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

- 14 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Chất tan (dung môi)
Ngoài những chất ô nhiễm không khí được liệt kê trong bảng trên, quá trình sản
xuất thuốc BVTV sử dụng rất nhiều loại dung môi nhằm tách chiết các sản phẩm cần

thiết. Danh sách liệt kê các dung môi thải ra từ nhiều quy trình sản xuất hóa chất được
trình bày trong bảng dưới đây.

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

- 15 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Phương pháp xử lý dung môi thường là đốt ở nhiệt độ cao, tuy vậy, sự thất
thoát dung môi là rất lớn.

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

- 16 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

2.2. Kiểm soát ô nhiễm không khí
Dựa vào mối nguy cơ và tác động đến sức khỏe con người cũng như môi
trường, ta thiết lập một sơ đồ ưu tiên, nhằm xác định các dòng thải tác động nhiều nhất
và ưu tiên xử lý, thu hồi hoặc có biện pháp kiểm soát kịp thời
Danh sách các khí thải ô nhiễm được xếp theo thứ tự ưu tiên cần xử lý:
• Ammonia (NH3)
• Chlorine (Cl2)
• Hydrogen Bromide (HBr)
• Hydro Chloric Acid (HCl)
• Hydrogne Sulphide (H2S)

• Methanol (CH3OH)
• Methyl Chloride (CH3Cl)
• Phosphorous Pentoxide (P2O5 as H3PO4 mist)
• Sulphur Dioxie (SO2)
 Độc tính và ảnh hưởng đến sức khỏe con người của các chất ô nhiễm ưu tiên
STT

Tên chất

Tác động sức khỏe
Phơi nhiễm có thể gây cho công nhân các triệu

1

Ammonia

chứng ho, đau ngực, khó thở. Tiếp xúc lâu ngày

(NH3)

có thể gây hủy hoại chức năng phổi, phù và xuất
huyết nội tạng, đồng thời gây hại cho mắt.

2

3

Chlorine

Gây ngứa, cay mắt, mũi và cổ họng, ở nồng độ


(Cl2)

cao chất này có thể gây độc cấp tính

Hydrogen Bromide
(HBr)

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

Gây bỏng nặng

- 17 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Hydro Chloric Acid

4

(HCl)
Hydrogne Sulphide

5

(H2S)
Sulphur Dioxie

6


(SO2)

7

Gây hại nếu hít vào, tac độnghệ thần kinh gây
phản ứng gay gắt, độc cho hệ hô hấp, tiêu hóa
hoặc tiếp xúc qua da
Gây Phỏng và có hại cho hệ hô hấp, gây ngạt

Gây độc nếu tích lũy trong thời gian dài

Ethyl Mercaptan

Là chất độc mạnh, làm hủy hoại hệ thần kinh

(C2H5SH)

trung ương

2.3. Nước thải từ quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Nước thải từ quá trình sản xuất thuốc BVTV bao gồm:
- Các hợp chất hữu cơ phân hủy sinh học như dung môi oxy hóa hữu cơ
(methanol, ethanol, acetone, isopropanol, phenol, acid hữu cơ, ester).
- Hợp chất hữu cơ bền (dẫn xuất clo, flor).
- Chất rắn lơ lửng, các nguyên liệu vô cơ (bao gồm acid vô cơ, ammonia,
cyanide).
Các chỉ tiêu Nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) và tổng
chất rắn lơ lửng (TSS), pH là những chỉ tiêu sử dụng chính trong công tác đánh giá
chất lượng nước từ ngành sản xuất thuốc BVTV. Trung bình nước thải ngành thuốc

BVTV thường là:
• COD = 13.000 mg/l với tầm dao động là 0.4 đến 73.000 mg/l.
• Dầu mỡ = 800mg/l với tầm dao động từ 1đến 13.000mg/l.
• Tổng chất rắn lơ lửng = 2.800mg/l với tầm dao động từ 4 đến 43.000 mg/l.
Nguồn: World Bank Group tháng 7/1998
Nước thải từ ngành công nghiệp này chủ yếu từ các công đoạn:

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

- 18 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

• Nước từ quá trình phản ứng hóa học
• Nước từ vệ sinh sản phẩm, dây chuyền
• Nước hóa tan các acid ăn mòn
• Nước trong quá trình ngưng tụ, khử trùng
• Nước từ quá trình làm lắng hơi dung môi trong môi trường sản xuất và các thiết
bị giặt tẩy
Ngoài ra, công đoạn nước lên men của quá trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
cũng làm cho nước thải có thành phần sau: Đường, tinh bột, protein, nitơ, Phosphate,
muối khoáng, và các chất dinh dưỡng khác làm cho nồng độ BOD, COD, TSS trong
nước thải của ngành này trở nên rất cao.
2.4. Chất thải rắn từ quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Quá trình sản xuất thuốc BVTV sinh ra cả chất thải rắn nguy hại và chất thải
rắn không nguy hại. Chất thải rắn là những phần còn lại và phần chiết lọc từ quá trình
tổng hợp hóa chất, chúng có thể tồn tại hoặc nhiễm acid, bazơ, dung môi, các hoạt chất
diệt côn trùng, cyanide, kim loại nặng, sợi lọc hoặc hoạt chất carbon đã qua sử dụng,
bùn sau xử lý đã sấy khô, các chất thải từ phòng thí nghiệm, bánh lọc từ quá trình lên

men trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, muối vô cơ, sản phẩm phụ hữu cơ, sản
phẩm phụ các hợp chất kim loại nặng, các chất dinh dưỡng…..
Theo số liệu từ World Bank Group, khối lượng chất thải rắn từ quá trình sản
xuất thuốc BVTV khoảng 200kg/tấn nguyên liệu.
2.5. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên con người và động vật

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

- 19 -


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Triệu
chứng


dấu
hiệu
nhận
biết của
việc
phơi
nhiễm
ngộ độc
cấp tính

đối

với

thuốc
BVTV

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

t

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-


Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải

-



Quản lý chất thải nguy hại trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Cơ chế gây độc cấp tính và mãn tính lên động vật
Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu sau khi xâm nhập vào cơ thể sâu có thể diệt sâu bằng
nhiều cách:
• Tác động lên hệ thần kinh: Là cơ chế tác động của các thuốc trừ sâu nhóm clo hữu
cơ, lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid.
Nhóm lân hữu cơ và carbamate: ức chế hoạt tính của men ChE, làm tê liệt quá
trình dẫn truyền kích thích thần kinh. Với lân hữu cơ là quá trình Phosphorin hoá,
với carbamat là quá trình cabamil hoá men ChE. Khi dẫn chuyền kích thích thần
kinh, ở đầu mút dây thần kinh sản sinh ra chất acetin cholin để dẫn truyền kích
thích. Sau khi làm xong nhiệm vụ dẫn truyền qua các đầu mút thần kinh, acetin
cholin được phân thuỷ phân nhờ men ChE. Men này lại dễ bị ức chế bởi thuốc lân
hữu cơ và carbamate. Khi ChE bị ức chế, acetin cholin không bị thuỷ phân sẽ tích
luỹ lại với lượng lớn làm cho dây thần kinh bị tổn thương và đứt đoạn, sự kích
thích thần kinh bị rối loạn và tê liệt.
Chất Cartap không ức chế men ChE. Trong tế bào thần kinh Cartap chuyển thành
Nereistoxin có ái lực yếu với ChE nhưng lại ức chế hoạt tính màng sau xinap của
tế bào thần kinh trung ương làm tê liệt sự dẫn truyền kích thích thần kinh. Cơ chế
này cũng là cơ chế gây độc của thuốc Nicotin (thảo mộc)
Các nhóm Clo hữu cơ, Pyrethroid và Oxyhydro Carbon (Trebon) là những chất độc
với tế bào thần kinh. Các chất này liên kết với các chất thành phần của màng sợi
trục thần kinh (là Protein và Lipid), cản trở sự vận chuyển của Ion (chủ yếu là Na+
và K+) qua màng, làm mất điện thế tạo nên sự dẫn truyền xung động thần kinh,
dẫn đến thần kinh bị tê liệt.
Các hợp chất Clo hữu cơ còn ức chế hoạt tính của men ATP aze và một số men
khác, làm các tế bào thần kinh bị nhiễm độc. Thuốc còn ức chế phân chia tế bào ở
trung kỳ, dẫn đến hiện tượng đa bội thể, làm xuất hiện những tế bào nhiều nhân
GVHD: PGS. TS. Lê Thanh Hải


- 24


×