HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Vận dụng các kiến thức Giáo dục học đã học, phân tích quan
điểm được nêu trong Nghị quyết số 29 của BCH TW Đảng:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Với tư cách là một giảng viên, hãy nêu cách thức vận dụng quan điểm
nói trên vào thực tiễn công tác đào tạo tại Học viện Tòa án.
Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay,
không chỉ Việt Nam, mà các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung
và phương pháp Giáo dục - đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau
nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn
diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại
thói quen học tập thụ động.
Nghị quyết số 29 của BCH TW Đảng đã đưa ra quan điểm về phát triển
giáo dục:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Mục tiêu chính của quan điểm này là nhằm chuyển từ giáo dục chủ yếu
nhằm trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người
học. Cụ thể:
a) Xác định mục tiêu giáo dục con người vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa
phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. Phát triển năng lực và phẩm chất
người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọng trang bị kiến thức; kết
hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề;
b) Nội dung giáo dục đổi mới theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, giảm
tính hàn lâm, tăng tính thực hành và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Thiết kế nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tích hợp cao các môn học ở
các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc;
tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục dành cho học sinh tự chọn. Đa
dạng hóa nội dung giáo dục nghề nghiệp theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ
năng, thái độ, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Đổi mới nội
dung giáo dục đại học theo hướng cơ bản, tích hợp các lĩnh vực kiến thức, kỹ
1
năng và hiểu biết xã hội, tiếp cận thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trên
thế giới. Đổi mới chương trình giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng tập trung vào
những giá trị cơ bản của đạo lý dân tộc, đạo đức xã hội, trách nhiệm cộng đồng,
những giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin; giảm tải phù hợp
với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề đào tạo. Dạy học ngoại ngữ và tin học theo
hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng thực tế của người học.
Chú trọng dạy tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số. Phát triển đa dạng nội
dung, tài liệu học tập đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người;
c) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung dạy cách học,
cách nghĩ và tự học, theo phương châm “giảng ít, học nhiều”. Chuyển quá trình đào
tạo thành quá trình tự đào tạo. Bồi dưỡng khát vọng học tập suốt đời.
Chuyển từ chủ yếu thực hiện chương trình giáo dục trên lớp học sang tổ
chức đa dạng các hình thức thực hiện chương trình giáo dục; tăng cường các
hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học của người học. Coi trọng sự phối hợp
chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; tăng cường áp
dụng hình thức giáo dục từ xa có chất lượng.
d) Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá
chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu
phát triển năng lực, phẩm chất người học nhằm xây dựng hệ thống đánh giá kết
quả giáo dục một cách khoa học, hiệu quả, góp phần tạo ra một nền giáo dục
thực chất, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Cụ thể:
- Nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục phải chú
trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các
vấn đề trong học tập và thực tiễn; hạn chế yêu cầu ghi nhớ máy móc, “học tủ”;
đánh giá được sự tiến bộ về phẩm chất và năng lực của người học; phối hợp sử
dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học;
đánh giá của người dạy và tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường
và đánh giá của gia đình, của xã hội;
- Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông
theo hướng kiểm tra năng lực học sinh, thiết thực, hiệu quả, tin cậy, sử dụng
được kết quả công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ cho tuyển
sinh của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học;
2
- Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp đối với giáo dục
kỹ thuật và đào tạo nghề trên cơ sở đánh giá năng lực thực hiện, kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp, có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc đại diện sử
dụng lao động;
- Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học theo hướng kết hợp kết quả
giáo dục phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo; đánh giá kết quả đào tạo đại
học theo hướng chú trọng đánh giá năng lực phân tích, phê phán, sáng tạo, giải
quyết vấn đề và thái độ nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học
và công nghệ, năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, năng lực
thích nghi với môi trường làm việc;
- Ngoài việc đánh giá kết quả học tập của người học, cần tiến hành các
hình thức đánh giá chất lượng giáo dục cả nước, từng địa phương, từng cơ sở
giáo dục; thực hiện các kỳ đánh giá quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông và
tham gia đánh giá quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục;
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục của Nhà
nước, của xã hội. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và
các chương trình đào tạo, công khai kết quả kiểm định trước xã hội.
Như vậy, trong đổi mới, công việc của người thầy sẽ khó hơn, yêu cầu lớn
hơn, và từ đó cần cải cách sư phạm, chuẩn bị cho người thầy cách dạy phát triển
năng lực học sinh thay vì truyền thụ kiến thức như lâu nay.
Với tư cách là một giảng viên, hãy nêu cách thức vận dụng quan điểm
nói trên vào thực tiễn công tác đào tạo tại Học viện Tòa án.
Là một giảng viên của Học viện Tòa án thì vận dụng quan điểm trên vào
Học Viên Tòa án cần có những cách thức sau:
Tích cực áp dụng và phát triển các mô hình giáo dục mới trong Học viện
Tòa án nhằm tạo điều kiện và tăng cường thực hiện tốt giáo dục nhân cách, đạo
đức, lối sống, tri thức, pháp luật, ý thức công dân, phát triển năng lực, năng
khiếu, sở trường cho học sinh, sinh viên.
Tích cực xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường, giáo
dục địa phương và sử dụng di sản trong dạy học; tái cấu trúc nội dung, chương
trình đào tạo; thực hiện phương pháp đánh giá năng lực của người học theo
chuẩn khu vực và quốc tế.
Thực hiện hiệu quả các giải pháp đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên; các
hoạt động chuyên đề, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn nhằm đổi mới mạnh mẽ
3
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Thực hiện học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Ðẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo ở Học Viện Tòa án; công khai
mục tiêu, chuẩn đầu ra; coi đó là cam kết và căn cứ giám sát, đánh giá chất
lượng giáo dục, đào tạo.
Chú trọng đa dạng hóa các hoạt động, phương thức giáo dục đào tạo; đẩy
mạnh liên thông, liên kết trong giáo dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập
thường xuyên, suốt đời của mọi người dân.
4
HỌC PHẦN: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Câu 2: Phân tích những yêu cầu đối với một giảng viên hiện nay; từ đó
cho biết thực trạng khả năng và hướng phấn đấu của đồng chí trong việc
đáp ứng các yêu cầu đó.
Khái niệm: Giảng viên là người làm công tác giảng dạy (lý thuyết và thực
hành) được hiệu trưởng công nhận chức vụ và phân công công tác giảng dạy
hoặc những cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong hay ngoài trường, tham gia
giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm.
Đối với giảng viên hiện nay phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
a) Năng lực nghiên cứu khoa học
Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên là khả năng thực hiện có
kết quả các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm đạt được các mục tiêu đã đề
ra.
Năng lực nghiên cứu khoa học gồm nhiều thành tố tạo thành như: Năng
lực xác định vấn đề nghiên cứu, năng lực xây dựng kế hoạch, lập đề cương
nghiên cứu; năng lực tổ chức nghiên cứu; năng lực tổng kết quá trình nghiên
cứu, thông tin các kết quả nghiên cứu…
Các tiêu chuẩn về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Sư phạm
cần đạt được như sau:
Tiêu chuẩn 1: Năng lực xác định vấn đề nghiên cứu
Với năng lực này, giảng viên cần biết phân tích hiện thực khách quan,
hình thành ý tưởng nghiên cứu: Có kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp thực
tiễn, phát hiện các vấn đề cần quan tâm giải quyết, chọn lựa vấn đề cấp thiết cần
giải quyết, hình thành ý tưởng nghiên cứu.
Đồng thời triển khai ý tưởng nghiên cứu thành một đề tài nghiên cứu: Có
kĩ năng thực hiện ý tưởng bằng một quy trình cụ thể, trước hết là biến ý tưởng
thành một vấn đề cần giải quyết, một câu hỏi cụ thể cần phải trả lời.
Tiêu chuẩn 2: Năng lực lập kế hoạch nghiên cứu.
Với tiêu chuẩn này, giảng viên sư phạm cần biết xây dựng đề cương
nghiên cứu: Có kiến thức và kĩ năng xây dựng đề cương sơ bộ và đề cương chi
tiết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (bao gồm cả đề cương nội dung, dự
toán kinh phí và kế hoạch nghiên cứu cụ thể).
5
Và phải biết lập kế hoạch nghiên cứu: Có kĩ năng lập kế hoạch tổng thể và
từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu.
Tiêu chuẩn 3: Năng lực tổ chức nghiên cứu
Tổ chức hoạt động nghiên cứu tức là có kiểu biết kĩ năng tập hợp lực
lượng liên ngành trong nghiên cứu, phát huy tổng hợp các nguồn lực chủ quan
và khách quan trong nghiên cứu.
Đồng thời biết vận dụng các cơ sở khoa học hợp lý. Có kiến thức vững
vàng về các cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc nghiên cứu, có kĩ năng cập nhật
và vận dụng các kiến thức hiện đại vào quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra cần biết sử dụng các phương pháp và phương tiện nghiên cứu.
Có kĩ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của đề tài, tích cực sử
dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến, kết hợp các phương pháp nghiên
cứu truyền thống và hiện đại một cách có hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả các
thiết bị kĩ thuật và phương tiện nghiên cứu hiện đại.
Mặt khác phải có phương pháp, kỹ năngquản lý hồ sơ nghiên cứu và
thông tin khoa học. Tức là có hiểu biết và kĩ năng quản lý và thông tin từng phần
kết quả trong quá trình nghiên cứu; quản lý khoa học và đúng quy định hồ sơ
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổng kết kết quả nghiên cứu và thông tin khoa học
Tổng kết kết quả nghiên cứu tức là có kiến thức và kĩ năng tổng hợp kết
quả nghiên cứu, tự đánh giá kết quả nghiên cứu, viết báo cáo tổng kết và báo cáo
tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học.
Tiếp đến là công bố kết quả nghiên cứu: Viết được các bài báo khoa học
để đăng Tạp chí hoặc tham dự hội nghị khoa học; sử dụng được nhiều hình thức
hợp lý khác nhau để công bố kết quả nghiên cứu, triển khai thực hiện kết quả đề
tài.
Đối với giảng viên đại học cần coi trọng năng lực nghiên cứu khoa học
giáo dục và năng lực nghiên cứu khoa học cơ bản.
b) Năng lực sử dụng tiếng Anh, tiếng nước ngoài và hội nhập quốc tế
Tiêu chuẩn 1: Năng lực sử dụng tiếng Anh
Cụ thể, giảng viên phải đạt trình độ tiếng Anh theo các quy định hiện
hành. Trong đó, quy định mức đạt được về trình độ ngoại ngữ đối với các loại
hình giảng viên như sau: Giảng viên cao cấp (hạng I): Có trình độ ngoại ngữ bậc
6
4 (B2); Giảng viên chính (hạng II): Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1); Giảng
viên (hạng III): Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2).
Tiêu chuẩn 2: Năng lực hội nhập quốc tế.
Giảng viên cần đạt được các yếu tố sau:
- Khai thác mạng thông tin toàn cầu để tiếp cận và cập nhật tri thức: Phân
tích các mô hình đào tạo giáo viên trên thế giới, so sánh với Việt Nam, nghiên
cứu ứng dụng những kinh nghiệm tiên tiến. Tiếp cận các chương trình đào tạo
tiên tiến, các tri thức hiện đại.
- Hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài: Nâng cao chất lượng các chương
trình đào tạo và nghiên cứu khoa học thu hút sự tham gia của các đồng nghiệp
hoặc người học ngoài nước.
- Hoạt động quốc tế: Tổ chức, tham gia các hoạt động quốc tế trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học và đào tạo giáo viên.
c) Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
Có trình độ tin học đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin theo
quy định. Cụ thể là, đối với cả 3 loại hình giảng viên: cao cấp, giảng viên chính,
giảng viên đều cần có 6 môđun: (1) Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản; (2)
Sử dụng máy tính cơ bản; (3) Xử lý văn bản cơ bản; (4) Sử dụng bảng tính cơ
bản; (5) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (6) Sử dụng Internet cơ bản.
Do đặc thù của hoạt động nghề nghiệp, giảng viên trước hết phải có phẩm
chất, năng lực của một nhà giáo với các tiêu chuẩn nổi bật về tận tụy, tâm huyết
với nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn sâu và rộng, ham hiểu biết tri thức
mới và không ngừng nâng cao trình độ, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng và ảnh
hưởng mạnh mẽ tới người học.
Các tiêu chuẩn và tiêu chí nêu trên có thể tham khảo làm cơ sở xây dựng
các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể hơn dùng trong đánh giá giảng viên sư phạm ở
mỗi cơ sở đào tạo, góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả bồi
dưỡng giảng viên sư phạm trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo hiện nay.
Thực trạng khả năng và hướng phấn đấu của đồng chí trong việc đáp
ứng các yêu cầu đó
Nhìn chung, hiện nay phần “năng lực chuyên môn” là phần giảng viên của
chúng ta chú trọng nhiều nhất; phần “năng lực giảng dạy” chúng ta mới bắt đầu
và cần được tiếp tục phát triển thông qua việc học tập và phát triển của bản thân:
7
thực hành, và tìm tòi trong việc ứng dụng vào giảng dạy; phần “nghiên cứu”
đang là năng lực thiếu hụt nhất của đội ngũ giảng viên trẻ chúng ta.
Hầu hết các giảng viên đại học hiện nay nói chung và cá nhân giang viên
nói riêng đều không được đào tạo và hỗ trợ tốt về năng lực giảng dạy. Để phát
triển năng lực giảng dạy, giảng viên cần xác định (1) những đặc điểm chuyên
môn do mình phụ trách; (2) các phương pháp phù hợp với chuyên môn đó; (3)
các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với những phương pháp giảng
dạy khác nhau; (4) những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển; (5)
công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo...
Vì vậy, hướng phát triển các năng lực giảng dạy của cá nhân giảng viên
trong thời gian tới sẽ chú trọng đến các năng lực sau:
Xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học (viết một chương
trình môn học): (1) Xác định mục tiêu học tập của môn học và từng đơn vị học
tập của sinh viên; (2) Xác định những nội dung phù hợp để đạt tới các mục tiêu
đã đề ra; (3) Xác định các phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp nhằm
chuyển tải được nội dung và đạt tới mục tiêu; và (4) Xác định các phương pháp
đánh giá phù hợp để động viên người học, đánh giá đúng trình độ của người học.
Các năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với
chuyên môn của mình (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá,
mô phỏng, dự án...)
Năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu
hỏi, lắng nghe, và phản hồi)
Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định
Năng lực quản lý xung đột và đàm phán
Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính, web,
các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...)
Năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân thông qua hoạt động
nghiên cứu khoa học.
8