Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Khi lựa chọn phương pháp dạy học đại học, cần quan tâm những vấn đề gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.79 KB, 8 trang )

Câu 1: Khi lựa chọn phương pháp dạy học đại học, cần quan tâm
những vấn đề gì?
Có rất nhiều phương pháp dạy học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi
mà các phương tiện dạy học ngày càng phát triển và hỗ trợ đắc lực cho hoạt
động giảng dạy của người người giảng viên trên lớp. Việc lựa chọn phương pháp
dạy học và vận dụng nó để mang lại hiệu quả cho từng môn học, bài học, tiết
học là việc không dễ. Mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm và nhược
điểm của nó. Người giảng viên lựa chọn được phương pháp phù hợp cho nội
dung bài giảng của mình, đối tượng và môn học mà mình đảm nhận sẽ đem lại
hiệu quả cao và ngược lại. Giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương
pháp dạy học nó có quan hệ chặt chẽ với nhau và luôn hướng vào cái đích chung
là người học, coi người học là trung tâm.
Một phương pháp hay không có nghĩa là đem nó vào trong tiết dạy là đạt
hiệu quả như mong muốn. Hoặc một tiết dạy không đơn thuần là tập hợp hết các
phương pháp tiên tiến là một tiết dạy thành công. Chúng ta cần phải bỏ ngay
quan niệm coi phương pháp này là cũ, lạc hậu. Phương pháp kia là tiên tiến cần
áp dụng rộng rãi. Công bằng mà nói chẳng có phương pháp nào là hay là dở đối
với bất kỳ tiết học nào, đối tượng nào. Vấn đề là vận dụng nó cho đúng lúc,
đúng cách như thế nào để có hiệu quả mà thôi. Không có phương pháp nào dù
hay đến bao nhiêu, cũng không là chìa khoá vạn năng cả.
Tóm lại lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp tiết học, môn học, đối
tượng người học là một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong khi áp dụng các phương pháp mới không nên phủ nhận sạch trơn các
phương pháp truyền thống. Việc vận dụng các phương pháp tiên tiến và kế thừa
các phương pháp truyền thống là hết sức cần thiết. Không nên có thái độ cực
đoan hay thái quá dẫn đến những hậu quả không tốt cho người học. Do đó, để
phương pháp dạy đại học thật sự hiệu quả, giao viên cần quan tâm một số vấn đề
cần quan tâm như sau:

1



1- Trước hết cần quan niệm việc DẠY CÁCH HỌC, HỌC CÁCH HỌC để
tạo thói quen, niềm say mê và khả năng học suốt đời là tiêu chí bao quát
nhất của việc dạy và học ở đại học. Mọi phương pháp dạy, phương pháp học, nội
dung cần dạy, nội dung cần học đều phải xuất phát từ đó. Chẳng hạn, trong
chương trình đào tạo đại học phải chú trọng kiến thức nền tảng chứ không phải
kiến thức về một quy trình cụ thể, vì kiến thức nền tảng tạo cho người học một
cái nền vững chắc để tiếp tục học tập những thứ cụ thể khác. Cũng vậy, kỹ năng
cơ bản là công cụ suốt đời (chẳng hạn, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng cơ bản về một
ngoại ngữ quan trọng…chứ không phải kỹ năng sử dụng một cái máy cụ thể, kỹ
năng thao tác một quy trình cụ thể). Trong từng lĩnh vực, từng môn học có mênh
mông các nội dung, các vấn đề để học, người giảng viên phải biết chọn nội dung
gi, vấn đề gì mà khi học thì học viên được rèn luyện năng lực tư duy cao cấp,
được học cách học tốt nhất. Ngoài ra, bằng cách khêu gợi sự tò mò, bằng cách
tạo sự hấp dẫn của tri thức và bằng tấm gương học tập của mình, giảng viên cố
gắng tạo nên niềm say mê học tập cho học viên.
2- Tiếp đến, tính CHỦ ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC là tiêu chí về phẩm chất
quan trọng cần tập trung phát huy khi dạy và học ở đại học. Trong những năm
gần đây các nhà sư phạm trên thế giới và ở nước ta thường bàn đến các quan
điểm sư phạm. các cách tiếp cận trong việc dạy và học. Cách tiếp cận lấy người
học làm trung tâm hoặc hướng vào người học được nhiều người tán thưởng. Vì
nó cho thấy mục tiêu cuối cùng, bản chất của quá trình dạy và học, và bởi lẽ việc
học thực chất là có tính cá nhân. Khi nói đến quan điểm lấy người học làm trung
tâm nguyên tắc quan trọng nhất là phát huy tính chủ động của người học.
3- Trong thời đại hiện nay CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG MỚI là tiêu chí về công cụ quan trọng cần triệt để khai thác khi dạy và
học ở đại học.
Sử dụng công nghệ trong dạy và học là chuyện bình thường trước đây, vậy
tại sao ngày nay người ta lại rất nhấn mạnh đến việc sử dụng công nghệ mới?
Trước hết, như đã nêu trước đây, chúng ta đang sống trong thời đại mà khối

2


lượng thông tin và tri thức tăng nhanh theo hàm mũ, đó là hệ quả của sự tiến bộ
nhảy vọt của CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG MỚI. Trong
khung cảnh đó, cũng chính CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
MỚI có thể giúp con người chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để biến
thành tri thức. Ngoài ra, công nghệ mới là một khía cạnh văn hóa của thế giới
mới, và như mọi thứ văn hóa, nó sẽ được tiếp nhận tốt nhất ở tuổi trẻ, nó giúp
cho người học định hướng tư duy và thái độ của mình trong thời kỳ mới. Từ đó
cần qua dạy và học làm cho thế hệ trẻ nhanh chóng làm quen và sử dụng công
nghệ mới một cách đúng đắn, để hình thành phong cách văn hóa mới.
Tóm lại, trong bối cảnh của thời kỳ mới và trong giai đoạn mới của sự phát
triển giáo dục đại học, giáo viên cần quan tâm 3 tiêu chí quan trọng để dựa vào
khi chọn phương pháp dạy và học cho từng trường hợp cụ thể:
-

Nội dung cần thể hiện bao quát là CÁCH HỌC;

-

Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính CHỦ ĐỘNG của người học;

-

Công cụ cần khai thác triệt để là CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG MỚI.

Để thực hiện được 3 tiêu chí trên, sinh viên cần trang bị hành trang chủ yếu
là Anh văn, vi tính kiến thức và các kỷ năng nghiên cứu học tập cơ bản để chủ

động phát huy học tập suốt đời. Đó là yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của các nhà
giáo dục hiện nay.

3


Câu 2: Làm thế nào để phương pháp thuyết trình thực sự hiệu quả?
Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình
bày, giải thích nội dung bài học một cách có hệ thống, logic cho học sinh tiếp
thu. Thuyết trình bao gồm các dạng: Kể chuyện, giải thích, diễn giảng.
1. Đặc điểm của phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình - bao gồm các dạng của nó là giảng thuật (trần
thuật), giảng giải và giảng diễn (diễn giải)- là phương pháp dạy học mà phương
tiện cơ bản dùng để thực hiện là lời nói sinh động của giáo viên.
Ở trong nhà trường, một dạng được sử dụng thông thường nhất và phổ biến
nhất là phương pháp thuyết trình thông báo- tái hiện. Đặc điểm cơ bản nổi bật
của phương pháp này là tính chất thông báo của lời giảng của thầy và tính chất
tái hiện sau khi lĩnh hội của trò. Những kiến thức đến với học sinh theo phương
pháp này như đã được thầy chuẩn bị sẵn để trò thu nhận. Họ chỉ nghe, nhìn,
cùng tư duy theo lời giảng của thầy trò, hiểu, ghi chép và ghi nhớ.
2. Cấu trúc logic của phương pháp thuyết trình
Đối với mỗi vấn đề trọn vẹn, thông thường sự thông báo phải trải qua 4
bước: đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận về vấn đề nêu
ra. Mỗi bước có một nhiệm vụ nhất định.
Bước 1. Đặt vấn đề
Vấn đề được thông báo dưới dạng chung nhất, có một phạm vi rộng, nhằm
gây ra sự chú ý ban đầu của học sinh, tạo ra tâm thế bắt đầu làm việc và định
hướng nghiên cứu.
Bước 2. Phát biểu vấn đề
Ngay sau khi thông báo đề tài nghiên cứu, giáo viên nêu ra những câu hỏi

cụ thể hơn, thu hẹp phạm vi nghiên cứu, chỉ ra trọng điểm cần xem xét cụ thể
nhằm tạo ra nhu cầu của học sinh đối với kiến thức, gây hứng thú và động cơ
học tập; đồng thời cũng vạch ra nội dung và dàn ý cần nghiên cứu.
4


Bước 3. Giải quyết vấn đề
Giáo viên có thể tiến hành giải quyết vấn đề theo 2 logic phổ biến: quy nạp
hoặc diễn dịch.
Theo logic quy nạp, giáo viên có thể áp dụng 3 cách trình bày khác nhau
tuỳ đặc điểm của nội dung:
a. Quy nạp phân tích từng phần: Nếu nội dung các vấn đề đặt ra (ở bước 2)
tương đối độc lập với nhau, ta có thể giải quyết dứt điểm từng vấn đề, rồi sơ bộ
kết luận về vấn đề đó. Giải quyết xong vấn đề thứ nhất rồi chuyển sang vấn đề
thứ 2,...
b. Quy nạp phát triển: Các vấn đề cụ thể được giải quyết theo lối “móc
xích”. Nói chung đáp số của vấn đề trước là tiền đề giải quyết vấn đề sau.
c. Quy nạp so sánh (hay song song- đối chiếu): Nếu nội dung của tài liệu
giáo khoa chứa đựng những mặt tương phản đối lập chẳng hạn tính kim loại và
tính phi kim, tính axit và tính bazơ… giáo viên có thể so sánh những thuộc tính
này ở 2 đối tượng tương phản (magie và lưu huỳnh, Mg(OH) 2 và H2SO4…) để
rút ra kết luận cho từng điểm so sánh.
Theo logic diễn dịch, giáo viên đưa ra kết luận sơ bộ, khái quát. Sau đó
tiến hành giải quyết vấn đề theo 3 chác vừa nói trên (phân tích từng phần, phát
triển, so sánh- đối chiếu). Ba cách giải quyết này giữ vai trò minh hoạ cho kết
luận sơ bộ nói trên.
Bước 4. Kết luận
Kết luận phải là sự kết tinh dưới dạng cô đọng, chính xác, đầy đủ những
khái quát bản chất nhất của vấn đề đưa ra xem xét. Kết luận chính là câu trả lời
cô đọng cho những câu hỏi đã được nêu lên ở bước 1, 2. Kết luận có giá trị đức

dục quan trọng đối với học sinh chính vì tính khái quát cao của nó.
3. Những yêu cầu sư phạm đối với phương pháp thuyết trình
a. Những yêu cầu sư phạm đối với phương pháp thuyết trình đã được trình
bày trong các tài liệu Giáo dục học. Đó là:
5


- Bảo đảm tính giáo dục, tính khoa học, tính thực tiễn của nội dung thuyết
trình;
- Bảo đảm sự trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu của việc trình bày tài liệu;
- Bảo đảm tính hình tượng và tính diễn cảm của việc trình bày tài liệu.
- Bảo đảm thu hút sự chú ý và phát huy tính tích cực tư duy của học sinh;
- Bảo đảm cho học sinh ghi chép được và biết cách ghi chép. Trong một số
tài liệu khác còn nhấn mạnh yêu cầu về tính chặt chẽ về mặt logic, tính thuyết
phục và thái độ cử chỉ đúng mực của giáo viên.
b. Những yêu cầu về nghệ thuật của lời nói của giáo viên
Để tăng sức truyền cảm và hiệu quả của lời nói giáo viên trong phương
pháp thuyết trình cũng như trong các phương pháp dạy học khác, người giáo
viên phải rèn luyện và phấn đấu đạt được các yêu cầu sau đây khi trình bày bằng
lời:
- Lời nói của giáo viên phải chính xác, được chọn lọc chuẩn xác và có nội
dung phong phú.
- Lời nói giáo viên phải trong sáng, dễ hiểu, súc tích, gọn, đúng ngữ pháp.
Không nói ngọng, nói lăp.
- Khi trình bày phải thể hiện tình cảm. Có những đoạn bài giảng, lời nói
của giáo viên phải xúc cảm. Học sinh thường thích nghe giọng nói bình tĩnh, êm
dịu, nhưng nhiệt tình sôi nổi đúng mức. Học sinh thường rất có thiện cảm trước
những tình cảm chân thành nhưng dễ chán ghét đối với tính cảm giả tạo, phô
trương. Giọng nói gắt gỏng sẽ làm học sinh phật ý, nhưng giọng nói đều đều
hoặc quá nhỏ cũng gây căng thẳng không cần thiết. Phải biết luyện giọng, điều

chỉnh âm sắc.
- Điệu bộ và nét mặt là một phương tiện quan trọng nâng cao sức truyền
cảm của lời nói nếu được phối hợp nhịp nhàng với nội dung trình bày, nhưng
không nên lạm dụng.

6


- Nhịp điệu lời nói vừa phải, những chỗ khó được trình bày chậm hơn, chỗ
dễ được trình bày nhanh hơn. Trong khi đang trình bày, giáo viên không nên đi
lại ở trong lớp mà nên đứng cạnh bảng đen, nhưng vào lúc chuyển sang vấn đề
mới thì có thể đi lại ở trong lớp.
Thay đổi nhịp điệu giọng nói hoặc ngắt quãng lâu hơn khi nhấn mạnh
những thuật ngữ mới, định nghĩa, công thức hoá học mới…
- Khi trình bày, có thể viết lên bảng các tiểu mục, các thuật ngữ mới, công
thức, phương trình phản ứng và vẽ một số sơ đồ tóm tắt.
4. Đánh giá phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thuyết trình có nhiều ưu điểm:
+ Phương pháp thuyết trình cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung
lí thuyết tương đối khó, phức tạp mà học sinh không dễ dàng tự mình tìm hiểu
lấy được.
+ Nội dung học tập được trình bày có logic và lập luận chặt chẽ. Phương
pháp cho phép giáo viên trình bày một mô hình mẫu của tư duy logic, của cách
đề cập và lí giải một vấn đề khoa học. Do đó phương pháp này giúp học sinh mô
hình mẫu của tư duy khoa học, qua đó sẽ giúp trò phát triển trí tuệ.
+ Lời giảng của giáo viên có thể gây cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng sâu
sắc. Sức truyền cảm mạnh của lời nói giáo viên cùng với toàn bộ nhân cách của
giáo viên khi tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp học sinh hình thành những tư tưởng và
tình cảm lành mạnh, cao đẹp, những niềm tin và hoài bão.
+ Tiết kiệm thời gian nhất. Có thể truyền đạt một lượng thông tin lớn cùng

một lúc cho nhiều học sinh trong một khoảng thời gian hạn chế.
- Phương pháp thuyết trình thông báo- tái hiện có một số nhược điểm lớn
là: chỉ đòi hỏi một quá trình nhận thức thụ động ở học sinh; không giúp trò phát
triển ngôn ngữ nói vì học sinh chỉ nghe; chỉ cho phép học sinh đạt tới trình độ
tái hiện sự lĩnh hội; học sinh dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi.

7


Tóm lại, phải thừa nhận rằng, nếu chúng ta không khéo léo khi sử dụng
phương pháp này sẽ dẫn đến những hạn chế lớn làm cho nó trở thành tiêu cực,
nhàm chán… Vì vậy, cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, muốn thuyết trình một vấn đề nào đó giáo viên cần phải nghiên
cứu thật kĩ để từ đó làm chủ kiến thức trong bài giảng, không gặp phải những
“tình huống khó xử” trong dạy học.
Thứ hai, lựa chọn những vấn đề có khả năng thuyết trình mà học sinh cảm
thấy hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, tâm trạng của người học. Đi sâu
vào đời sống tâm lí, lứa tuổi học sinh.
Thứ ba, luôn luôn làm chủ cảm xúc và biết điều chỉnh cảm xúc của giáo viên
theo những tình huống sư phạm, điều này tạo nên sự cân bằng tâm lí, không rơi vào
sự sa đà, tản mạn kiến thức, thái độ tiêu cực nửa vời trong quá trình giảng bài.
Thứ tư, biết sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cú pháp chính xác, trình bày
mạch lạc, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nghe, nhịp độ và âm lượng vừa phải (khoảng
80-120 từ/phút) và được minh họa bằng thực tiễn sinh động.
Thứ năm, khả năng quan sát đối tượng làm sao có thể bao quát được toàn bộ
lớp và từng cá nhân để từ đó điều chỉnh nội dung cũng như cá biệt hóa trong dạy
học.
Như vậy, muốn phương pháp thuyết trình mang lại hiệu quả cao, giáo viên
bằng sức mạnh tổng hợp, phải biết kết hợp những ưu điểm của phương pháp
khác để khắc phục các hạn chế của phương pháp này. Thuyết trình vẫn là

phương pháp có nhiều ưu điểm lớn trong dạy học.
Tài liệu tham khảo:
Trong quá trình làm bài tập, ngoài việc nghiên cứu giáo trình, bài giảng của
Giảng viên, học viên còn tham khảo thêm một số bài viết liên quan đến lĩnh vực
này trên mạng Internet./.

________________________________
8



×