Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Mạng xã hội ngày càng đi sâu vào cuộc sống của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 24 trang )

A. KHÁI NIỆM MẠNG XÃ HỘI
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng anh : social network) là dịch vụ nối
kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn
được gọi là cư dân mạng.

Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận.
Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày
cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên
tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá
nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách
báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau , tiêu biểu là các ông
lớn Facebook , Google+, Twitter… và tại Việt Nam cũng xuất hiện rất nhiều các mạng
xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay...

B. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN MẠNG XÃ HỘI
I.

Lịch sử ra đời mạng xã hội

Mạng xã hội ngày càng đi sâu vào cuộc sống của con người. Có thể nói, đây là mô hình
mới nhất trong quá trình phát triển đương đại, đơn giản hoá các phương thức tương tác và
kết nối giữa con người với nhau suốt chiều dài lịch sử.


Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù mới ra mắt gần đây khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện
nền tảng cơ sở nhưng thực chất "tổ tiên" của mạng xã hội đã xuất hiện từ khá lâu.
Những năm 70 của thế kỷ XX:
Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay diễn ra vào những năm 70


thế kỉ trước. Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được gửi đi giữa hai chiếc máy tính… nằm
cạnh nhau với thông điệp ngắn gọn gồm dãy kí tự hàng đầu từ phía trái trên bàn phím
chuẩn hiện nay QWERTYUIOP.
Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng. Hệ thống trao đổi thông tin dữ
liệu BBS điện thoại đường dài hoạt động. Ngoài ra, những trình duyệt sơ khai thời đầu
cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua Usenet, một trong số những nền tảng BBS đầu
tiên.
Tuy nhiên, cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới bắt đầu hình thành những mạng
xã hội đầu tiên. Tên tuổi tiên phong làm nên cuộc hành trình mạng xã hội đầu tiên trong
gần 20 năm nay trước khi rơi vào quên lãng là Geocites.
1994 - 1998
Năm 1994, Geocities được thành lập. Người dùng có thể khởi tạo và phát triển những địa
chỉ, website cá nhân tại đây. Yahoo đã mua lại Geocities và biến trang này thành một địa
chỉ quen thuộc với người dùng Yahoo. Tuy nhiên, do công nghệ lạc hậu và thiếu linh
hoạt trong chiến lược phát triển, Geocities đã buộc phải đóng cửa cách đây không lâu,
nhường bước cho Facebook, Linkedin, Twitter hay MySpace.
Một năm sau khi Geocites ra đời, mạng xã hội đáng chú ý thứ hai trong giai đoạn này
là Theblobe.com hình thành. Trang web cho phép người dùng cơ hội được trải nghiệm và
xuất bản nội dung bất kì theo ý mình, đồng thời dễ dàng tương tác với bạn bè có cùng sở
thích.
Tuy nhiên, TheGlobe đã nhanh chóng tụt dốc thê thảm do thiếu các điều kiện thiên thời
địa lợi như hiện nay. Chỉ trong 3 năm, mạng xã hội này đã “đánh mất” gần như toàn bộ
số tiền 850 triệu USD, thu được từ lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, còn đúng 4 triệu
USD. Hiện nay, TheGlobe chỉ còn lại một trang chủ đơn giản
Cùng thời điểm này, trình ứng dụng AOL Instant Messenger ra mắt, đồng
thời Sixdegrees.com cũng xuất hiện, cho phép người dùng tạo profile và thêm bạn bè vào
danh sách.
1999-2002
Cách đây gần 15 năm, trang mạng xã hội nổi tiếng Friendsterxuất hiện. Đây được coi là
tên tuổi tiên phong hỗ trợ kết nối và chia sẻ trực tuyến giữa những người thân sống ở đời



thực. Friendster hoạt động dựa vào chính người dùng và có tới 3 triệu người tham gia sau
3 tháng đầu ra mắt. Trung bình cứ 126 người dùng Internet có một người có mặt ở đây.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau thì bản sao MySpace ra mắt và nhanh chóng thu hút được
người dùng Internet. Phiên bản đầu tiên của MySpace chỉ được thiết kế trong vòng đúng
10 ngày
2002-2007.
Hai mạng xã hội phát triển nhanh nhất hiện nay có mặt khá muộn. Năm
2004, Facebook ra mắt. Ban đầu đây là địa chỉ dành cho sinh viên đại học kết nối và chia
sẻ. Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường đại học danh tiếng Harvard, Facebook đã có tới
19.500 sinh viên đăng kí trong tháng đầu tiên.

2008 đến nay :
Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên 3.283 thông điệp. Đây
cũng là năm Facebook vượt mặt MySpace để trở thành mạng xã hội số một thế giới. Cả
hai đều trở nên phổ biến hơn hẳn vượt mặt người tiền nhiệm Friendster.
Thống kê cho thấy, hiện nay Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng
người dùng đông nhất, vào khoảng 600 triệu, trong khi cả Friendster và Myspace đều có
dấu hiệu chững lại. Twitter đang yếu thế trước Facebook, nhưng cũng đã đã vượt qua
Friendster từ lâu và vẫn đang tiếp tục chinh phục Myspace.

II.

Sự phát triển của mạng xã hội

1. Trên Thế giới
Nghiên cứu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường eMarketer cho biết, năm
2013 hiện đang có khoảng 1,6 tỷ người trên thế giới sử dụng mạng xã hội, tăng 14,2% so



với thời điểm 1 năm trước. Dự báo, đến năm 2017, lượng người truy cập mạng xã hội
hàng tháng sẽ tăng lên 2,33 tỷ người.
Nghiên cứu do eMarketer tiến hành cho biết thêm, Hà Lan là quốc gia có số người
sử dụng mạng xã hội cao nhất trong năm nay với tỷ lệ 63,5% dân số. Đứng thứ 2 là Na
Uy với 63,3%, tiếp theo là Thụy Điển (56,4%), Hàn Quốc (54,4%), Đan Mạch (53,3%),
Mỹ (51,7%) và Phần Lan (51,3%). Canada vởi tỷ lệ người dùng mạng xã hội là 51,2% và
ở Anh là 50,2% cũng nằm trong danh sách những quốc gia có người dùng mạng xã hội
nhiều nhất.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng số tài khoản sử sụng 1 số mạng xã hội tiêu biểu trên Thế giới
từ 2004 đến 2013


2. Tại Việt Nam
Mạng xã hội Việt Nam đã phát triển qua nhiều giai đoạn nhưng được đánh giá là tiến
chậm và chưa tạo ra được sự khác biệt so với các mạng xã hội phổ biến trên thế giới như
Facebook, Twitter, Linkined, CyWorld hay MySpace…
Trên thế giới bắt đầu hình thành từ năm 2002 khi Friendster ra đời tại Mỹ. Ba năm
sau, Mạng xã hội Việt Nam mới manh nha hình thành, đa số chỉ cung cấp nội dung thông
tin đơn giản dưới dạng blog và hình ảnh với một vài tên tuổi như Tamtay, Yobanbe,
Clipvn, Sannhac, Anhso.net, CyVee… Những Mạng xã hội này chủ yếu đi vào những
phân khúc nhỏ, phục vụ cho một số đối tượng người sử dụng nhất định.
Đến năm 2009, mô hình Mạng xã hội có tính tương tác cao, cập nhật thông tin theo thời
gian thực và mở rộng đối tượng tham gia ra đời với đại diện tiêu biểu là Zing Me do
Công ty cổ phần Truyền thông VNG phát triển. Và đến giữa năm 2010, Mạng xã
hội Go.vn của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC ra đời. Hai mạng này
đang được giới trẻ ưa chuộng và phát triển bùng nổ cả về số lượng người sử dụng cũng
như thời lượng sử dụng. Đến nay, Zing Me thu hút khoảng 6,8 triệu thành viên và Go.vn
có khoảng 2 triệu thành viên.

Nhận định về sự phát triển của Mạng xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng Mạng
xã hội Việt Nam phát triển chậm so với con số người dùng Internet và cũng phát triển
chậm hơn so với các nước trong khu vực.

C. Các mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam
Bảng xếp hạng 5 mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam dựa trên kết quả của
vietnamsurvey được công bố vào tháng 2/2014.

I

Youtube

Mặc dù xếp sau Facebook ở vị trí mạng xã hội phổ biến nhất thế giới nhưng Youtube lại
thống trị hoàn toàn ở Việt Nam. Có thể nói khả năng đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin
liên quan đến các vấn đề giải trí, kinh tế, xã hội, thời sự, … toàn cầu thông qua video
chính là thế mạnh của mạng chia sẻ video trực tuyến này.

III.

Facebook

Vượt ngưỡng hơn 1 tỉ người sử dụng vào đầu tháng 10/2013, Facebook xứng đáng là
mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay. Dù mới cập bến Việt Nam chưa lâu, nhưng
Facebook đã nhanh chóng lan nhanh khắp các tỉnh và thành phố với tốc độ chóng mặt.
Điều hấp dẫn người sử dụng ở mạng xã hội này chính là khả năng liên kết và chia sẻ
thông tin nhanh chóng, giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Nhờ vậy mà chúng ta có thể dễ
dàng tìm kiếm, theo sát và cập nhật sự kiện, tình hình xung quanh cuộc sống của mình.


Khó có thể cưỡng lại việc truy cập Facebook thông qua các thiết bị di động mỗi khi rảnh

rỗi là một thói quen và phản xạ thường gặp ở rất nhiều người Việt Nam hiện nay.
Facebook đã và đang chiếm vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện tại? Câu
trả lời mỗi người chúng ta hẳn đều đã biết rất rõ.

IV.

ZingMe

ZingMe là mạng xã hội của Việt Nam ra đời từ tháng 8 năm 2009, là sản phẩm của công
tyVNG. Hiện tại có khoảng 10 triệu người đắng ký sử dụng. Nhìn thoáng qua thì chúng ta
sẽ rất dễ nhầm giao diện của ZingMe so với Facebook vì cả hai có khá nhiều nét tương
đồng.
Tuy nhiên, điểm mạnh của ZingMe đó là sự liên kết của nó với nhiều trang mạng được ưa
chuộng khác trong hệ thống của Zing như Zing News, Zing MP3,… trong đó Zing Mp3
còn được đánh giá là trang nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Nhờ vậy, các thông
tin và chia sẻ liên quan đến các ca sĩ được ưa thích trong nước được cập nhật tới người sử
dụng vô cùng dễ dàng trên ZingMe, họ được theo sát thần tượng của mình mọi lúc mọi
nơi trong một môi trường mạng xã hội không hề thua kém gì Facebook.

V.

Google Plus

Mạng xã hội này dần trở nên phổ biến ở Việt Nam nhờ có sự liên kết với các dịch vụ
được cung cấp từ Google khác như Gmail, Youtube,… Giao diện và cách sử dụng trên
Google Plus khá đơn giản và gần gũi nhưng vẫn rất đa dạng.
Chỉ cần người sử dụng đăng nhập qua tài khoản Gmail của mình hay truy cập vào
Youtube thì các thông báo của họ ở Google Plus cũng có thể được cập nhật thông qua đó.
Với Google Plus, việc đăng tải thông tin cá nhân, các bản tin thời sự đọc được trên
Google News hay đoạn phim từ Youtube đều được thực hiện một cách trực tiếp và đơn

giản. Các địa chỉ trong danh sách liên lạc của bạn đến từ Gmail cũng dễ dàng tìm thấy
vào thêm vào trên Google Plus.

VI.

Go.vn

Được cung cấp bởi Tổng công ty truyền thông Đa phương tiện VTC, Go.vn là một trang
mạng xã hội thuần Việt kiểu mới với thế mạnh về truyền hình và viễn thông. Nhờ vậy mà
lần đầu tiên người sử dụng có thể đồng loạt truy cập các dịch vụ thông qua Tivi, máy tính
và các thiết bị di động cầm tay.
Bên cạnh đó, mọi nhu cầu trong cuộc sống của khách hàng cũng được đáp ứng thông qua
các ứng dụng như Go News, Go Edu, Go Music, Go Play,… Go.vn đã được VTC tập
trung phát triển đều trên các mảng dịch vụ, giải trí dành cho người sử dụng. Vì vậy,
không quá bất ngờ khi chúng ta thấy Go.vn nhanh chóng trở thành một trong năm mạng
xã hội phổ biến nhất Việt Nam chỉ sau hơn 2 năm xuất hiện.


Tuy nhiên tính đến tháng 3/2016, trang Lodovo.com công bố bảng xếp hạng Top 100 các
trang mạng xã hội và website được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam, thứ tự 5 vị trí đầu ít
nhiều đã có sự thay đổi:
1. YOUTUBE (CHIA SẺ VIDEO)
2. FACEBOOK (MẠNG XÃ HỘI)
3. ZINGME (MẠNG XÃ HỘI)
4. GOOGLE PLUS ( MẠNG XÃ HỘI)
5. TINHTE.VN ( CỘNG ĐỒNG CÔNG NGHỆ)

D. Ưu thế của mạng xã hội
Mạng xã hội vẫn tiếp tục được sử dụng ngày càng rộng rãi và nguyên nhân là vì những
lợi ích tuyệt vời do xu thế này đang mang lại mà chúng ta không thể phủ nhận. Tất cả

những gì bạn cần làm là sắm một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng, máy
tính cá nhân có cài đặt sẵn tính năng sử dụng social network bạn muốn tham gia, tạo lập
một tài khoản hay đăng ký một số điện thoại là bạn sẽ có được những lợi ích rõ ràng cho
cuộc sống như sau:

I

Cập nhật tin tức, kiến thức, xu thế:

Facebook với tính năng like trang, người đọc sẽ nhận được ngay những thông tin cập
nhật của trang mạng mình yêu thích hoặc quan tâm về đủ các thể loại và nhà cung cấp
hay nhà quảng cáo cũng có thể nhanh chóng cập nhật xu thế mới nhất của lĩnh vực mình
yêu thích. Bạn cũng có thể xem tin tức hay cập nhật những bộ phim, những video clip
nhạc mới nhất trên youtube, facebook hay các trang social network khác rất nhanh chóng.
Ta có thể cập nhật tin tức, phim ảnh, những video clip nhạc mới nhất trên youtube,
facebook hay các trang social network khác rất nhanh chóng.

VII.

Cải thiện chất lượng và tốc độ của báo chí và dịch vụ công:

Do tính năng cập nhật và lan rộng nhanh của social network mà các cơ quan báo chí và
thông tin đại chúng đang tích cực đăng tải cùng một lúc trên báo giấy, trên báo điện tử và
trang mạng của mình để theo kịp xu thế của thời đại và giữ số lượng độc giả của mình.
Các cơ quan pháp luật hay dịch vụ công cũng đang dần “lên sóng” social network để cập
nhật những tin tức và quy định mới của mình hoặc lắng nghe ý kiến phê bình góp ý của
người dân nhằm giúp giảm thiểu sự quan liêu, phức tạp hay sai sót trong dịch vụ công, để
tiến tới một bộ máy hành chính công thông minh và giản tiện hơn.

VIII.


Kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng:

Dù bạn ở đâu, gần ngay ngõ hay cách xa cả đại dương, một người thân hay bạn bè cập
nhật thông tin, hình ảnh, trạng thái, cảm xúc… bạn sẽ nhận được ngay mà không cần phải


nghe kể lại hay đồn đại từ người khác. Chắc chắn bạn sẽ vui mừng khôn tả khi liên lạc lại
được với người bạn học cũ nhiều năm trước, một người đồng hương, đồng nghiệp hay
thậm chí là hàng xóm nơi ở cũ thông qua mạng xã hội, để gặp mặt, ôn lại kỷ niệm cũ hay
giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Sẽ dễ dàng hơn biết bao khi là người mới của một công sở,
trường học hay nơi ở, khi mọi người còn e ngại kết thân với bạn, việc chia sẻ thông tin cá
nhân trên social network có thể giúp bạn tự giới thiệu về mình và tìm hiểu những người
bạn mới nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều so với những cuộc gặp gỡ thông thường.
Chẳng phải đó là một lợi ích rất thiết thực hay sao?
.

Kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng.

IX.

Kết nối yêu thương và hòa nhập quốc tế:

Bạn đang đi học hay công tác xa nhà? Đang tìm hiểu một người không cùng một thành
phố hay một quốc gia, mạng xã hội là công cụ tuyệt vời để các bạn xích lại gần nhau hơn,
hiểu nhau hơn và bớt nhớ thương hay cô đơn. Chỉ cần một cuộc gọi hình ở Skype, một
bức ảnh “tự sướng” trên facebook, một tin nhắn trên viber hay dòng cập nhật trạng thái
hay tin tức là bạn sẽ chợt mỉm cười hay ít nhất bớt lo lắng hay suy nghĩ vẫn vơ khi biết
người thân vẫn còn đó khỏe mạnh và luôn nghĩ về bạn..



Kết nối yêu thương và hòa nhập quốc tế.

X.

Cải thiện kỹ năng sống, kiến thức:

Hiện nay trên các mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều các trang dạy ngoại ngữ, nấu
ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao để bạn có thể xem tham khảo, tự học mà không
cần đến lớp hay đóng lệ phí. Chính nhờ tham gia cộng đồng mạng này, chúng ta đang
ngày càng trở nên hoàn thiện hơn với những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống
hiện đại như sử dụng ngoại ngữ, cách giao tiếp văn minh hay có một thể hình khỏe đẹp.
.

Nhờ mạng xã hội, bạn có thể cải thiện một số kỹ năng sống


XI.

Kinh doanh, quảng cáo miễn phí:

Ước mơ sở hữu một shop thời trang, điện tử hay sách báo đã không còn quá xa vời nhờ
vào tốc độ truyền hình ảnh và thông tin qua Twitter, Zalo, Viber hay Facebook. Bạn chỉ
cần tạo một trang miễn phí, mời gia đình, bạn bè tham gia và ghé thăm online là bạn đã
có thể thường xuyên cập nhật và quảng cáo các sản phẩm của mình và chăm sóc khách
hàng qua mạng rồi.
.

Kinh doanh, quảng cáo miễn phí.


XII.

Tiết kiệm kinh phí, thời gian, sức lao động và thân thiện với môi
trường:

Cái thời làm nhân viên kinh doanh điện thoại, cứ nhấc điện thoại lên là bị từ chối nghe,
hay cái thời đi phát tờ rơi làm vương vãi trong nhà dân hay đường phố đang dần lùi xa
nhường chỗ cho quảng cáo online. Đấy, nhờ social network mà công ty, tổ chức hay hộ
gia đình của bạn đã tiết kiệm được chi phí giấy, mực in, nhân công, phí điện thoại, tin
nhắn. Mạng xã hội thật thân thiên với môi trường và cuộc sống của chúng ta biết bao.

XIII.

Giải trí:

“Gi gỉ gì gi, cái gì cũng có” trên social network, nào là nghe nhạc miễn phí, xem phim
online, chơi trò chơi điện tử trực tuyến, quá nhiều thứ để giải trí đang luôn sẵn sàng chờ
bạn đăng ký làm thành viên và tham gia chơi trong mạng lưới rộng thậm chí trên toàn
quốc hay toàn thế giới như trò chơi Võ lâm truyền kỳ, trò chơi Angry Brids, hay phim và
clip nhạc đều có phụ đề các loại ngôn ngữ khác nhau cho bạn lựa chọn. Chắc chắn trong
lịch sử văn minh loài người, chưa bao giờ có cái thời đại nào bạn lại được giải trí dễ
dàng, thuận tiện và thoải mái như hiện nay.
.


Dĩ nhiên, chuyên mục giải trí là một con ngỗng đẻ trứng vàng của social network.

XIV.

Khuyến khích, phát huy tài năng:


Bạn yêu thích viết lách mà chỉ viết nhật ký thôi thì cũng hơi buồn vì chả ai đọc, hãy viết
ngay lên tường facebook của bạn hay thậm chí tạo một trang blog riêng bạn có thể sẽ có
rất nhiều fan theo dõi hoặc có thể được các cơ quan báo chí phát hiện ra tài năng của
mình. Bạn yêu thích chụp ảnh, mà in ra rồi tạo album rồi bỏ vào góc tủ không ai xem,
hãy post ngay lên facebook, twitter hay instagram, nếu ảnh đẹp và độc đáo bạn có thể trở
nên nổi tiếng còn không thì ít nhất gia đình, bạn bè cũng có vài lời khen hay động viên,
an ủi. Bạn yêu thích nấu ăn, làm đồ thủ công may vá, vẽ tranh, chơi thể thao hay sửa
chữa máy móc, hát hò, tất cả bạn đều có thể chụp ảnh, quay video và đăng lên trang mạng
xã hội của bạn để chia sẻ. Thật là một thời đại của tự do, công bằng và bình đẳng về cơ
hội, nhờ có social network.
.


XV.

Bày tỏ và kiểm soát cảm xúc:

Khi bạn vui hay buồn, giận dữ, đau khổ, hay cô đơn mất phương hướng, bạn cần một
nguồn động viên an ủi liên tục, có những mất mát sẽ khiến bạn khổ đau rất nhiều tháng,
nhiều năm như mất người thân, mất sự nghiệp, li hôn hay chỉ đơn giản là bạn rất cô đơn
khi chuyển đến sinh sống ở một nơi hoàn toàn mới và gặp những khó khăn trong quá
trình tìm hiểu và hòa nhập.

E. Hạn chế của mạng xã hội
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đã mang đến cho con người
hiện nay như giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan
hệ cá nhân hay giải trí… Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có
thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống của người sử dụng.
1 Giảm tương tác giữa người với người:

Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật ở
quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” từ những mối
quan hệ ảo hơn những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng
ai còn muốn gặp mặt bạn nữa.
3. Lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân:
Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc
sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kỹ
năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi
tiếng trên mạng. Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhầm câu like không
còn là chuyện xa lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường
xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để
tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn.


4. Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm:
Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm
thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với
những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước. Vì thế, nếu bạn phát hiện mình
thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt “facebook” trong một
thời gian.

5. Giết chết sự sáng tạo:
Mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo.
Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem


tivi trong vô thức. Nếu hôm nay bạn có kế hoạch làm việc thì hãy tuyệt đối tránh xa các
trang mạng xã hội.
6. Không trung thực và bạo lực trên mạng:
“Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Người ta cảm

thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát
biểu hoặc không có thực. Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài
đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn.
7. Thường xuyên so sánh bản thân với người khác:
Những gì người ta khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật của họ, và việc
thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh hưởng rất
tiêu cực đến tinh thần của bạn. Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh,
điểm yếu của riêng mình. Từ những hành động thực tế để có thể làm tăng giá trị của bản
thân là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta.
8. Mất ngủ:
Ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn làm bạn
khó ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam mê các
game online. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần.
9. Thiếu riêng tư:
Đã có nhiều thông tin cho rằng các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử
dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus. Những điều này đều cảnh báo rằng sự
riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển.

F. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG MẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM
I

Đối tượng sử dụng


Theo thống kê của Facebook tháng 5/2015, lượng người trung bình sử dụng Facebook
hàng tháng ở Việt Nam là 30 triệu thành viên, so với 41 triệu người sử dụng internet thì
thật là một con số đáng sợ. Theo báo cáo từ WeAresocial thì người Việt Nam online(trực
tuyến) 5 giờ đồng hồ bằng các thiết bị vi tính để bàng, và gần 3 tiếng đối với các thiết bị
di động. Trung bình việc truy cập và sử dụng các trang mạng xã hội chiếm 2 giờ thời gian
sử dụng.(cập nhật tháng 3/2015).

Lưu ý: Facebook không thống kê những người dưới < 18 tuổi vì đối tượng này sử dụng
Facebook chủ yếu để kết bạn, giải trí hay trao đổi thông tin nhiều hơn là tìm kiếm và mua
sản phẩm/dịch vụ (tức là ít có hành vi mua sắm trên Facebook hơn các đối tượng còn lại).
Cho nên bài phân tích này chỉ áp dụng đối tượng từ 18 đến 65 tuổi
1 Thống kê theo giới tính và độ tuổi


Trong đó có 45% nữ tham gia Facebook. và 55% là Nam. Bạn thấy đó, đa số là người
dùng ở độ tuổi 18-34, rất phù hợp với việc kinh doanh trên mạng.
10. Tình trang quan hệ trên Facebook và trình độ học vấn

Điều này chỉ mang tính chất tham khảo vì ít người công khai mối quan hệ riêng tư của
mình trên Facebook. Và lượng truy cập vào facebook tập trung những người đang là học
sinh cấp 3 và đại học. Điều này cũng dễ hiểu vì dưới 18 tuổi Facebook không thống kê
vào đây.


11. Thống kê về nghề nghiệp

12. Vị trí địa điểm thường xuyên truy cập


13. Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu

XVI.

Cách tiếp cận

Tỉ lệ các thiết bị được sử dụng để vào Facebook



XVII.

Mục đích sử dụng

Mỗi ngày, có đến 20 triệu người Việt dùng Facebook và 17 triệu người lướt Facebook
trên di động. Trung bình mỗi người dành đến 2,5 giờ cho các hoạt động chủ yếu gồm trò
chuyện với bạn bè, truy cập vào các trang thương hiệu, cửa hàng trên Facebook. Tăng so
với thời gian trung bình 2,4 giờ sử dụng mạng xã hội vào đầu năm 2014 do WeAreSocial
công bố.


Facebook là một nền tảng kết nối rất mạnh tại Việt Nam cho cả vấn đề liên lạc, giao tiếp
lẫn khám phá các thông tin. Cứ 5 người trực tuyến trên Facebook thì có 2 người tiếp cận
đến những thương hiệu và sản phẩm về thời trang, làm đẹp, ẩm thực và du lịch thông qua
nền tảng Facebook.

G. Đặc điểm tâm lý người dùng mạng xã hội
I

Đặc điểm tâm lý

Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có người dùng truy cập mạng xã hội Facebook trên
thế giới, theo khảo sát mới vừa công bố của GlobalWebIndex trên tạp chí Economist đầu
tháng 11/2014. Tại sao với một quốc gia mà mọi thông tin trên internet chưa hoàn toàn
được mở cửa với người dùng như Việt Nam, thì nhu cầu sử dụng mạng xã hội lại cao như
vậy? Cụ thể, người dân làm gì ở trên mạng xã hội?
Câu trả lời, nếu đơn giản nhất sẽ là: chia sẻ thông tin, đời sống cá nhân và kết nối cộng
đồng. Nhưng sâu xa, nhìn vào thực tế của khí hậu truyền thông và văn hóa, thì vấn đề
không dừng lại ở đó. Nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ trí thức bắt đầu biết

cách sử dụng mạng xã hội như một phương tiện truyền thông riêng để chia sẻ hình ảnh,
góc nhìn đời sống, truyền tải thông tin và đưa ra thông điệp xã hội với tư cách những
công dân thực thụ. Nhiều người sử dụng mạng xã hội như một phương tiện quảng bá
trong kinh doanh hay xây dựng hình ảnh cá nhân, từ đó, tác động đến đại chúng một cách
hiệu quả. Nhiều dự án từ thiện cộng đồng, tiếng nói xã hội dân sự được tập hợp, bắt đầu
từ trên mạng xã hội.
Ở đây, ảnh hưởng của truyền thông mạng xã hội vào thực tế đời sống khá rõ ràng, mạnh
mẽ và trực tiếp. Trong thời gian qua, nhiều thông tin, sự kiện thời sự được khởi đầu từ
mạng xã hội chứ không phải trên những tờ báo chính thống, đã làm thay đổi cả chiều
hướng thông tin được “phân luồng” trên báo chí chính thống. Mạng xã hội đã trở thành
một diễn đàn rộng rãi để những tiếng nói độc lập, đa dạng có thể lan tỏa và cọ xát với
nhau một cách sòng phẳng, tự do. Trong đời sống chính trị, mạng xã hội như một hàn thử
biểu phản ánh đầy đủ và chính xác tâm thế xã hội trước phương thức vận hành chung.
Chỉ cần một phát biểu thiếu trách nhiệm hoặc thiếu hiểu biết của một vị đại biểu tại nghị
trường, trong vài phút sau đã có những cuộc tranh luận nổ ra trên Facebook; chỉ cần một
quyết định, chính sách nào đó lạm quyền, phi lý, thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm
được ban hành thì vài phút sau trên mạng đã xuất hiện những ý kiến phản biện, phản ứng
thẳng thắn. Đã có những phản ứng như thế tạo nên sự bùng phát lớn khiến cục diện tình
hình thay đổi, ngăn chặn những “chính sách trên trời”, làm ảnh hưởng xấu đến tương lai
cộng đồng.
Theo xu thế chung của báo chí thế giới, báo chí Việt Nam bắt đầu quen với tâm lý coi
mạng xã hội là một kênh tham khảo, kênh bổ sung hay chất liệu, nguồn thông tin thô thay
vì dè bỉu, chê bai hay đẩy nó về phía bên kia chiến tuyến. Đã có những người làm báo chí


chính thống đứng vào trung tâm dòng chảy của mạng xã hội để tiếng nói xã hội của mình
được “thử lửa” và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.
Mức độ người Việt “nghiện Facebook” có lẽ nhiều hơn dữ liệu mà GlobalWebIndex thu
thập được. Điều đó phản ánh một nhu cầu truyền thông, nhu cầu về tiếng nói cá nhân
trong xã hội. Ngay trong mục đích chia sẻ sở thích, đời sống như xem phim, đọc sách, ăn

uống, nuôi con, du lịch… trên mạng xã hội, cũng đã cho thấy người dùng mong muốn
xác lập sự hiện hữu của họ trong cái thế giới mà vai trò, vị thế và tiếng nói cá nhân không
phải bao giờ cũng được thừa nhận một cách đầy đủ.
Nếu nhìn ở góc độ giá trị, thì thấy vẫn còn đó những lao xao hỗn loạn, thậm chí tính bầy
đàn – như cách không ít học giả vẫn quy kết cho những lối hành xử cảm tính, đám đông
trên mạng xã hội. Tuy nhiên, cũng như trong đời sống văn minh, với một không gian văn
hóa mà mỗi người tìm thấy sự chủ động, tự do và biết tôn trọng những tiếng nói khác
biệt, thì nên lạc quan và hiểu rằng, văn hóa hành xử hay chất lượng những chia sẻ rồi sẽ
được hình thành nơi mỗi người sống trên mạng xã hội qua thời gian.
Cần nhìn về đời sống mạng xã hội ở Việt Nam theo góc nhìn rộng, lạc quan hơn là xét
nét và định kiến

XVIII.

Bài học rút ra

Từ những con só khổng lồ trên có thể thấy tầm quan trọng của Facebook hay rộng hơn là
mạng xã hội ảo đối với cuộc sống con người Việt Nam. Như một nhu cầu thiết yếu được
đa số người dân tin tưởng lựa chọn làm chỗ dựa tinh thần. Nó đem lại rất nhiều tiện ích,
nhất là sự kết nối thông tin và những ứng dụng giải trí thú vị (chơi game, nghe nhạc, xem
phim…). Nếu sử dụng đúng mục đích và ở chừng mực phù hợp, mạng xã hội này sẽ là
công cụ hữu hiệu cho những công dân hiện đại ưa chuộng công nghệ.Tuy nhiên chính vì
sự dựa dẫm quá lớn đối với mạng xã hội mà xu thế “ nghiện Facebook “ , “ nghiện mạng
xã hội “ đã trở thành cụm từ quen thuộc trong cộng đồng người sử dụng internet hiện nay,
điển hình trong đó là giới trẻ.Kéo theo đó là những hệ lụy, những căn bệnh tinh thần
thâm căn cố đế khó chữa khỏi.
Đừng để mạng xã hội là sợi dây kéo bạn đi, hãy là người dùng thông minh
Và hơn hết, hãy dùng mạng xã hội có văn hóa
Những công dụng của mạng xã hội là không thể chối bỏ nhưng những “mảng tối” của nó
cần phải xóa bỏ. Chúng ta không thể cấm giới trẻ sử dụng mạng xã hội, nhưng phải quan

tâm và định hướng phát triển cho con em sử dụng có văn hóa. Thay vì những clip nữ sinh
đánh hội đồng bạn học, bạn nữ chụp hình gợi cảm đưa lên mạng, hoặc “rao” tình trên
Facebook… người dùng nên chia sẻ những tấm gương, kinh nghiệm trong học tập và
cuộc sống để người khác noi gương.


Để quản lý các mạng xã hội nói riêng và hoạt động internet nói chung, thời gian qua, Bộ
Thông tin – Truyền thông đã ban hành nhiều văn bản. Nhìn chung, các văn bản này nhằm
mục đích tạo điều kiện cho việc quản lý của các cơ quan chức năng chứ chưa quan tâm
đến lợi ích và khuyến khích, hướng dẫn những người sử dụng mạng xã hội phát triển theo
hướng lành mạnh. Bởi vậy, bên cạnh việc ban hành những văn bản quản lý hành chính,
quan trọng hơn cả là xây dựng một thế giới mạng lành mạnh. Trong môi trường mạng xã
hội, việc giáo dục từ phía gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có tác dụng tích cực hơn cho
giới trẻ khi xây dựng phong cách ứng xử có văn hóa giữa người với người. Mỗi cá nhân,
mỗi nhóm phải tự xây dựng hình ảnh đẹp cho riêng mình và nhắc nhau ý thức sử dụng
mạng mạng xã hội có văn hóa!

H. TỔNG KẾT :
Mạng xã hội, bản chất của nó chưa bao giờ là xấu. Thế nhưng, qua tay người dùng, mỗi
tài khoản mang một sắc màu, cá tính khác nhau. Khai thác và sử dụng mạng xã hội như
thế nào để nó thực sự là công cụ hữu ích và làm cho con người nâng tầm về văn hóa là
điều cần bàn.Hãy tỉnh táo để sử dụng nó như một công cụ phục vụ lợi ích và hiệu quả cao
cho chính chúng ta.
Mạng xã hội tại Việt Nam đã , đang và sẽ hội nhập để bắt kịp với xu hướng toàn cầu. Hy
vọng trong tương lai sẽ luôn nhìn thấy một hình ảnh đẹp đẽ về mạng xã hội Việt Nam và
người sử dụng Việt.


Tài liệu tham khảo
1. wikipedia.org – Mạng xã hội : />2.

3.

4.

5.
6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.
13.

14.

%C3%A3_h%E1%BB%99i
thongtincongnghe.com – Mạng xã hội và chặng đường phát triển:
/>Báo điện tử VTV.vn – 1,6 tỷ người sử sụng mạng xã hội trên toàn cầu :
/>Luat247.vn – Định hướng phát triển mạng xã hội tại Việt Nam :
/>NXB Bách Khoa Hà Nội – Top 5 mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay :
/>Elle.vn – 10 lợi ích khi sử dụng mạng xã hội : />kgtec.edu.vn – Tác động của mạng xã hội đến học sinh sinh viên :
/>Hanoimoi.com.vn – Việt Nam đứng thứ 22 Thế giới về số người sử dụng mạng xã
hội : />Tuổi trẻ online – 30 triệu người Việt làm gì trên Facebook :
/>Xahoithongtin.com.vn – Những bất ngờ từ thống kê từ Facebook và người Việt :

/>Kenh14.vn – những con số đáng sợ về người dùng Facebook tại Việt Nam :
/>Baohatinh.vn – Nghiện facebook : thói quen nguy hiểm : />Baohatinh.vn –Hãy sử dụng mạng xã hội một cách khôn ngoan :
/>phattriencanhanvn.com – Cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả :
/>



×