Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

Bài giảng điện tử cơ bản nghề điện công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.06 MB, 213 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN LẠNH

MÔ-ĐUN: ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
MÃ SỐ: MĐ13
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Trình độ Trung cấp nghề

Vũng tàu – 2012
Giáo trình lưu hành nội bộ


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN LẠNH

MÔ-ĐUN: ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
MÃ SỐ: MĐ13
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Trình độ Trung cấp nghề

Giáo viên soạn

Khoa Điện – Điện lạnh

Lê Viết Thành

Nguyễn Văn Vụ

Vũng tàu – 2012
Giáo trình lưu hành nội bộ



Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

MỤC LỤC
Contents

Mục lục

Trang 3


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

GIỚI THIỆU MÔ-ĐUN
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
Mô đun này có ý nghĩa bổ trợ các kiển thức cần thiết về lĩnh vực điện tử cho học sinh
ngành điện; làm cơ sơ để tiếp thu các môn học, mô đun khác như: PLC cơ bản, kỹ thuật cảm
biến... Mô đun có thể học song song với môn Mạch điện.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô-đun này, học viên có năng lực:
- Giải thích, phân tích cấu tạo nguyên lý các linh kiện kiện điện tử thông dụng.
- Nhận dạng chính xác ký hiệu của từng linh kiện, đọc chính xác trị số của chúng.
- Phân tích nguyên lý một số mạch ứng dụng cơ bản của tranzito như: mạch khuếch
đại, dao động, mạch xén...
- Xác định chính xác sơ đồ chân linh kiện, lắp ráp, cân chỉnh một số mạch ứng dụng
đạt yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

III. NỘI DUNG TỔNG QUÁT MÔ ĐUN
Thời gian
ST
Tên các bài trong mô đun
Tổng

Thực
Kiểm
T
số
thuyết hành
tra*
1
Các khái niệm cơ bản
03
01
02
0
2
Linh kiện thụ động
10
03
06
1
3
Linh kiện bán dẫn
26
13
11
2

4
Các mạch ứng dụng dùng BJT
31
13
16
2
Cộng:
70
30
35
5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào
giờ thực hành.
IV.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
Vật liệu:
Các sơ đồ cấu tạo, ký hiệu linh kiện và mạch điện, điện tử các loại.
Các linh kiện điện tử tốt và xấu.
Dụng cụ và trang thiết bị:
Máy đo VOM/DVOM.
Các mô-đun thực hành.
Nguồn lực khác:
PC, phần mềm chuyên dùng.
Projector, overhead.
Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội dung trọng tâm
cần kiểm tra là:
Công dụng, cấu tạo, nguyên lý, của các loại linh kiện điện tử.
Vẽ/ phân tích sơ đồ các mạch khuếch đại, mạch ứng dụng BJT.
Nhận dạng, đo kiểm đọc trị số các linh kiện điện tử.

Lắp ráp, cân chỉnh, vận hành, đo đạt thông số các mạch điện tử cơ bản (mạch
khuếch đại, dao động, xén, chỉnh lưu...).
Xác định các hư hỏng, tìm nguyên nhân gây ra hư hỏng và sửa chữa khắc phục.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và
Cao đẳng nghề.
Giới thiệu mô-đun

Trang 4


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị
đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học viên ghi nhớ kỹ hơn.
Nên bố trí thời gian giải bài tập, nhận dạng các loại linh kiện, thao tác lắp ráp, cân
chỉnh, vận hành mạch, hướng dẫn và sửa sai tại chổ cho Học viên.
Cần lưu ý kỹ về các đặc tính kỹ thuật và công dung của các loại linh kiện phôt thông
như: diode, BJT, SCR...
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Cấu tạo, nguyên lý của từng loại linh kiện điện tử.
Đặc tính cơ bản và các thông số kỹ thuật chính.
Tính toán một số mạch chỉnh lưu, mạch khuếch đại, dao động, xén, đơn giản.
Lắp ráp, cân chỉnh, vận hành, đo đạt thông số các mạch điện tử cơ bản (mạch khuếch
đại, dao động, xén, chỉnh lưu...).

Xác định các hư hỏng, tìm nguyên nhân gây ra hư hỏng và sửa chữa khắc phục.
4.Tài liệu cần tham khảo:
Giáo trình linh kiện, mạch điện tử.
Sổ tay tra cứu linh kiện điện tử.
Sổ tay tra cứu tranzito Nhật Bản.
Các loại sổ tay tra cứu Kỹ thuật điện tử.

Giới thiệu mô-đun

Trang 5


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Giới thiệu mô-đun

Nghề: Điện công nghiệp

Trang 6


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
(Lý thuyết: 01h; Thực hành: 02h; kiểm tra: 00h)
Mục tiêu của bài:
- Đánh giá, xác định tính dẫn điện trên mạch điện, linh kiện phù hợp theo yêu cầu kỹ
thuật.

- Phát biểu tính chất, điều kiện làm việc của dòng điện trên các linh kiện điện tử khác
theo nội dung bài đã học.
- Tính toán điện trở, dòng điện, điện áp trên các mạch điện một chiều theo điều kiện
cho trước.
Nội dung của bài:
1.1. VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN VÀ CÁCH ĐIỆN
Các vật liệu dùng trong kỹ thuật điện và điện tử thường được chia làm bốn loại:
- Vật liệu dẫn điện.
- Vật liệu cách điện.
- Vật liệu bán dẫn.
- Vật liệu từ tính.
1.1.1. Vật liệu dẫn điện và cách điện
• Vật liệu dẫn điện
Vật liệu dẫn điện là vật liệu có khả năng cho dòng điện chạy qua một cách dễ dàng và
thường xuyên. Các vật liệu dẫn điện thường là kim loại, chúng được dùng dưới dạng nguyên
chất hay hỗn hợp (hợp kim). Bạc, đồng, nhôm, vàng….là những vật liệu dẫn điện tốt. Các
hợp kim như mangan là hợp kim chứa đồng và mangan; constantan là hợp kim cũng chứa
đồng và mangan nhưng với tỷ lệ khác; Niken – Crôm: Chứa đồng, kền, sắt, crôm và mangan
là những vật liệu dẫn điện được dùng nhiều trong kỹ thuật điện.
Điện trở
Nhiệt độ
Tên vật liệu
suẩt
nóng
Hợp kim
Phạm vi ứng dụng
0
chảy t C
ρ
2

Ωmm /m
Đồng đỏ hay
0,0175
1080
Chủ yếu dùng làm dây dẫn
đồng kỹ thuật
Đồng Thau
(0,03
- 900
đồng với kẽm - Các lá tiếp xúc
0,06)
- Các đầu nối dây
Nhôm
0,028
660
- Làm dây dẫn điện
- Làm lá nhôm trong tụ xoay
- Làm cánh toả nhiệt
- Dùng làm tụ điện (tụ hoá)
Bạc
960
- Mạ vỏ ngoài dây dẫn để sử
dụng hiệu ứng mặt ngoài
trong lĩnh vực siêu cao tần
Nic ken
0,07
1450
- Mạ vỏ ngoài dây dẫn để sử
dụng hiệu ứng mặt ngoài
trong lĩnh vực siêu cao tần

Thiếc
0,115
230
Hợp chất
- Hàn dây dẫn.
dùng để làm
- Hợp kim thiếc và chì có
chất hàn gồm: nhiệt độ nóng chảy thấp hơn
Bài 1: Các khái niệm cơ bản

Trang 7


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

- Thiếc 60%
- Chì 40%

Chì

0,21

Sắt

0,098

Maganin


0,5

Contantan

0,5

Niken - Crôm

1,1

nhiệt độ nóng chảy của từng
kim loại thiếc và chì..
330
- Cầu chì bảo vệ quá dòng
- Dùng trong ac qui chì
- Vỏ bọc cáp chôn
1520
- Dây săt mạ kem làm dây
dẫn với tải nhẹ
- Dây lưỡng kim gồm lõi sắt
vỏ bọc đồng làm dây dẫn
chịu lực cơ học lớn
1200
Hợp chất gồm: Dây điện trở
- 80% đồng
- 12% mangan
- 2% nic ken
1270
Hợp chất gồm: Dây điện trở nung nóng
- 60% đồng

- # 40% nic
ken
- # 1%
Mangan
1400
Hợp chất gồm: - Dùng làm dây đốt nóng
(nhiệt độ - 67% Nicken (dây mỏ hàn, dây bếp điện,
làm việc: - 16% săt
dây bàn là)
900)
- 15% crôm
- 1,5% mangan
Bảng 1.1: Vật liệu dẫn điện

• Vật liệu cách điện.

Vật liệu cách điện là nhữnh vật liệu có đặt tính không cho dòng điện đi qua, ví dụ như:
sứ, thủy tinh, nhựa, mica, cao su, vẹcni, không khí,…nói ách khác, vật liệu cách điện là
những vật liệu có điện trở rất lớn, không cho dòng điện đi qua. Nhưng nếu điện thế đặt vào
hai đầu vật liệu cách điện tăng quá trị số an toàn, thì dòng điện có thể đi xuyên qua vật liệu
cách điện.
Hằng số
TT
Tên vật liệu
điện môi
Đặc điểm
Phạm vi ứng dụng
1 Mi ca
6-8
Tách được

- Dùng trong tụ điện
thành từng
- Dùng làm vật cách điện trong
mảnh rất mỏng thiết bị nung nóng (VD:bàn là)
2 Sứ
6-7
- Giá đỡ cách điện cho đường dây
dẫn
- Dùng trong tụ điện, đế đèn, cốt
cuộn dây
3 Thuỷ tinh
4-10
4 Gốm
1700- Kích thước
- Dùng trong tụ điện
4500
nhỏ nhưng điện
dung lớn
Bài 2: Linh kiện thụ động

Trang 8


Mô-đun: Điện tử cơ bản

5
6
7
8
9


Nghề: Điện công nghiệp

Bakêlit
Êbônit
Pretspan
Giấy làm tụ điện
Cao su

4-4,6
2,7-3
3-4
3,5
3

Lụa cách điện
Sáp

3,8-4,5
2,5

Paraphin
Nhựa thông

3,5

Êpoxi
Các loại plastic
(polyetylen,
polyclovinin)


3,7-3,9

Dùng làm cốt biến áp
Dùng trong tụ điện
- Làm vỏ bọc dây dẫn
- Làm tấm cách điện
Dùng trong biến áp
Dùng làm chất tẩm sấy biến áp,
động cơ điện để chống ẩm
Dùng làm chất tẩm sấy biến áp,
động cơ điện để chống ẩm
- Dùng làm sạch mối hàn
- Hỗn hợp paraphin và nhựa thông
dùng làm chất tẩm sấy biến áp,
động cơ điện để chống ẩm
Hàn gắn các bộ kiện điện-điện tử
Dùng làm chất cách điện

Bảng 1.2: Vật liệu cách điện
• Vật liệu bán dẫn.

Vật liệu bán dẫn là vật liệu có tính trung gian giữa vật liệu dẫn điện và vật liệu cách
điện. Một vật liệu bán dẫn tinh khiết thì không dẫn điện vì có điện trở rất lớn. Nhưng khi
pha thêm vào một tỷ lệ rất thấp các vật liệu thích hợp thì điện trở của vật liệu bán dẫn giảm
xuống một cách rõ rệt và nó trở thành dẫn điện. Hai chất bán dẫn thông dụng nhất là
Germani(Ge) và Silic (Si).
• Vật liệu từ tính.
Các vật liệu từ tính là các vật liệu có tính chất rất dễ nhiễm từ. Trong kỹ thuật điện tử
người ta thường dùng các vật liệu từ tính như sắt, sắt – silic là sắt có pha thêm silic để tăng

điện trở suất, làm giảm dòng điện Fucô. Sắt silic thường dập thành tấm, dùng làm lõi biến
áp cấp điện và lõi biến áp âm tần. Ferrite, hợp kim anico, pecmaloi là những vật liệu từ tính
được dùng rất nhiều trong kỹ thuật điện tử.
1.1.2. Điện trở cách điện của linh kiện và mạch điện tử.
Điện trở cách điện của mạch điện là điện trở khi có điện áp lớn nhất cho phép đặt vào
giữa mà linh kiện không bị đánh thủng (phóng điện).
Các linh kiện có giá trị điện áp ghi trên thân linh kiện kèm theo các đại lượng đặc
trưng.
Ví dụ: Tụ điện được ghi trên thân như sau: 47µ/25V, có nghĩa là Giá trị là 47µ và
điện áp lớn nhất có thể chịu đựng được không quá 25V.
Các linh kiện không ghi giá trị điện áp trên thân thường có tác dụng cho dòng điện một
chiều (DC) và xoay chiều (AC) đi qua nên điện áp đánh thủng có tương quan với dòng điện
nên thường được ghi bằng công suất.

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

Trang 9


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

Ví dụ: Điện trở được ghi trên thân như sau: 100Ω/ 2W Có nghĩa là giá trị là 100Ω và
công suất chịu đựng trên điện trở là 2W, chính là tỷ số giữa điện áp đặt lên hai đầu điện trở
và dòng điện đi qua nó (U/I). U càng lớn thì I càng nhỏ và ngược lại.
Các linh kiện bán dẫn do các thông số kỹ thuật rất nhiều và kích thước lại nhỏ nên các
thông số kỹ thuật được ghi trong bảng tra mà không ghi trên thân nên muốn xác định điện
trở cách điện cần phải tra bảng.
Điện trở cách điện của mạch điện là điện áp lớn nhất cho phép giữa hai mạch dẫn đặt

gần nhau mà không sảy ra hiện tượng phóng điện, hay dẫn điện. Trong thực tế khi thiết kế
mạch điện có điện áp càng cao thì khoảng cách giữa các mạch điện càng lớn. Trong sửa
chữa thường không quan tâm đến yếu tố này tuy nhiên khi mạch điện bị ẩm ướt, bị bụi ẩm...
thì cần quan tâm đến yếu tố này để tránh tình trạng mạch bị dẫn điện do yếu tố môi trường.
Khi nhiệt độ thay đổi thì điện trở suất của vật dẫn cũng thay đổi theo công thức:
ρ = ρ 0 (1+ at)
Trong đó:
ρ: Điện trở suất ở 00C
a: Hệ số nhiệt
t: Nhiệt độ (0C)
Bảng tập hợp một sốvật liệu dẫn điện và hợp kim có điện trở suất cao:
Điện trở suẩt
Vật liệu
ρ Ωmm2/m
Bạc
0.016
Đồng
0.017
Vàng
0.020
Nhôm
0.026
Kẽm
0.06
Thép
0.10
Chì
0.21
Niken
0.42

Bảng 1-1. Một số vật liệu dẫn điện

Tên

Bảng 1-2. Các loại hợp kim có điện trở suất cao
Tỷ
Điện trở
Hệ số
Nhiệt độ
trọng
suất ρ
nóng chảy
nhiệt: α
d
0
(0C)
(1/ C)
(Ωm)

Mengani (86% đồng, 0, 5
12% mangan, 2% kềm)
Nicrôm (67% kềm, 1,1
16% sắt, 15% crôm,
1,5% mangan)
Bài 2: Linh kiện thụ động

5.10-5

8,4


1200

15.10-5

8,2

1400

Phạm vi sử dụng
Dùng làm dây
điện trở
Dùng làm dây mỏ
hàn, dây bàn là
và bếp điện
Trang 10


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

Côntantan (60% đồng, 0,09
39% kềm, 1% mangan)

5.10-6

8,9

1270


Dùng làm dây
điện trở nung
nóng

1.2. CÁC HẠT MANG ĐIỆN VÀ DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Các hạt mang điện

Hạt mang điện là phần tử cơ bản của vật chất có mang điện, nói cách khác đó là các
hạt cơ sở của vật chất mà có tác dụng với các lực điện trường, từ trường.
Trong kỹ thuật tuỳ vào môi trường mà tồn tại các loại hạt mang điện khác nhau,
Chúng bao gồm các loại hạt mang điện chính sau:
e- (electron) Là các điện tích nằm ở lớp vỏ của nguyên tử cấu tạo nên vật chất, khi
nằm ở lớp vỏ ngoài cùng lực liên kết giữa vỏ và hạt nhân yếu dễ bứt ra khỏi nguyên tử để
tạo thành các hạt mang điện ở trạng thái tự do dễ dàng di chuyển trong môi trường.
Ion+ Là các nguyên tử cấu tạo nên vật chất khi mất điện tử ở lớp ngoài cùng chúng có
xu hướng lấy thêm điện tử để trở về trạng thái trung hoà về điện nên dễ dàng chịu tác dụng
của lực điện, nếu ở trạng thái tự do thì dễ dàng di chuyển trong môi trường.
Ion- Là các nguyên tử cấu tạo nên vật chất khi thừa điện tử ở lớp ngoài cùng chúng có
xu hướng cho bớt điện tử để trở về trạng thái trung hoà về điện nên dễ bị tác dụng của các
lực điện, nếu ở trạng thái tự do thì chúng dễ dàng chuyển động trong môi trường.
1.2.2. Dòng điện trong kim loại.
1.2.2.1. Bản chất dòng điện trong kim loại.
Trong kim loại, các nguyên tử bị mất electron hóa trị trở thành các ion dương. Các ion
dương liên kết với nhau một cách trật tự tạo nên mạng tinh thể kim loại. Chuyển động nhiệt
của các ion (dao động của các ion quanh vị trí cân bằng) có thể phá hủy trật tự này. Nhiệt độ
càng cao, dao động nhiệt càng mạnh, mạng tinh thể càng trở nên mất trật tự.
Các electron hóa trị tách khỏi nguyên tử, trở thành các electron tự do với mật độ n
không đổi (n = hằng số). Chúng chuyển động hỗn loạn tạo thành khí electron tự do choán
toàn bộ thể tích của khối kim loại và không sinh ra dòng điện nào. Điện trường do nguồn
điện ngoài sinh ra, đẩy khí electron trôi ngược chiều điện trường, tạo ra dòng điện.

Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron tự do, là nguyên
nhân gây ra điện trở của kim loại. Các loại mất trật tự thường gặp là chuyển động nhiệt của
các ion trong mạng tinh thể, sự méo mạng tinh thể do biến dạng cơ học và các nguyên tử lạ
lẫn trong kim loại. Điện trở của kim loại rất nhạy cảm với các yếu tố trên. Tính dẫn điện của
kim loại cho thấy hạt tải điện trong kim loại là electron tự do. Mật độ của chúng rất cao nên
kim loại dẫn điện rất tốt được thể hiện trên bảng sau:
Chất
Bạc
Platin
Đồng
Nhôm
Sắt
Silic
Vonfam

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

ρ0 (Ω.m)
1,62.10-8
10,6.10-8
1,69.10-8
2,75.10-8
9,68.10-8
0,25.10-8
5,25.10-8

α(K-1)
4,1.10-3
3,9.10-3
4,3.10-3

4,4.10-3
6,5.10-3
-70.10-3
4,5.10-3

Trang 11


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

Vậy, dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do
dưới tác dụng của điện trường.
Trong kĩ thuật điện người ta qui ước chiều của dòng điện là chiều chuyển động của các
hạt mang điện dương nên dòng điện trong kim loại thực tế ngược với chiều của dòng điện
qui ước.
1.2.2.2. Sự phụ thuộc điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.
Khi nhiệt độ tăng, chuyền động nhiệt của các ion trong mạng tinh thể tăng, làm cho
điện trở của kim loại tăng. Thí nghiệm chứng tỏ điện trở suất ρ của kim loại tăng theo nhiệt
độ gần đúng theo hàm bậc nhất: Ρ = ρ0 [1 + a (t – t0 )]
Trong đó ρ0 là điện trở suất ở t 0oC (thường lấy là 20oC); α là hệ số nhiệt điện trở, đơn
vị đo là K-1. Tuy nhiên, nếu làm thí nghiệm một cách chính xác, ta thấy hệ số nhiệt điện trở
của mỗi kim loại không những phụ thuộc vào nhiệt độ, mà vào cả độ sạch và chế độ gia
công vật liệu đó. Ngày nay, hệ số nhiệt điện trở của bạch kim (platin) đã được nghiêm cứu
rất cẩn thận, vì người ta thường dùng dây bạch kim để làm nhiệt kế dùng trong công nghiệp.
1.2.2.3. Điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn.
Khi nhiệt độ càng giảm, mạng tinh thể càng bớt mất trật tự nên sự cản trở của nó đến
chuyển động của electron càng ít, điện trở suất của kim loại giảm liên tục. Đến gần 0K,
điện trở của các kim loại sạch đều rất bé. Một số kim loại như Hg, Pb...., hoặc một số hợp

kim như Nb3Sn, Nb3Ge...., và một số gốm ôxít kim loại như DyBa 2Cu3O7 , khi nhiệt độ thấp
hơn một nhiệt độ tới hạn Tc thì điện trở suất đột ngột giảm xuống bằng không. Nhiệt độ tới
hạn của một số chất được ghi như sau:
tên vật liệu
Tc (K)
Nhôm
1,19
Thủy ngân
4,15
Chì
7,19
Thiếc
3,72
Kẽm
0,85
Nb3Sn
18
Nb3Al
18,7
Nb3Ge
23
DyBa2Cu3O7
92,5
HgBa2Ca2Cu2O8
134
Nhiều tính chất khác như từ tính, nhiệt dung cũng thay đổi đột ngột ở nhiệt độ này.
Vậy vật liệu ấy đã chuyễn sang trạng thái siêu dẫn. Hiện nay các cuộn dây siêu dẫn được
dùng để tạo ra các từ trường rất mạnh mà các nam châm điện thường không thể tạo ra được.
Cho dòng điện chạy qua các cuộn dây kim loại siêu dẫn rồi bỏ nguồn điện đi, dòng điện vẫn
tiếp tục chạy trong nhiều năm mà không yếu đi. Trong tương lai, người ta dự kiến có thề

dùng dây siêu dẫn để tải điện, và tổn hao năng lượng trên đường dây không còn nữa.
1.2.2.4. Hiện tượng nhiệt điện.
Nếu sợi dây kim loại có một đầu nóng và một đầu lạnh, thì chuyễn động nhiệt của
electron sẽ làm cho một phần electron tự do ở đầu nóng dồn về đầu lạnh. Đầu nóng sẽ tích
điện dương, đầu lạnh tích điện âm.
Giữa đầu nóng và đầu lạnh có một hiệu điện thế nào đó. Nếu lấy hai đầu dây kim loại
khác loại và hàn hai đầu với nhau, một mối hàn giữ ở nhiệt độ cao, một mối hàn ở nhiệt
thấp, thì hiệu điện thế giữa đầu nóng và đầu lạnh của từng dây không giống nhau, khiến
Bài 2: Linh kiện thụ động

Trang 12


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

trong mạch có một suất điện động E . E gọi là suất điện động nhiệt điện, và bộ hai dây dẫn
hàn hai đầu vào nhau gọi là cặp nhiệt điện.
E = αT(T1-T2)
Trong đó: αT: hệ số nhiệt điện động.
T1-T2: hiệu nhiệt độ ở đầu nóng và đầu lạnh.
Đơn vị đo: V.K-1
1.2.3. Dòng điện trong chất lỏng, chất điện phân.
1.2.3.1. Điện li.
Trong dung dịch, các hợp chất hóa học như axit, bazơ và muối bị phân li thành các
nguyên tử tích điện gọi là ion. Ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành
hạt tải điện.
Các ion dương và âm vốn đã tồn tại sẵn trong các phân tử axit, bazo, và muối. Chúng
liên kết chặt với nhau bằng lực hút culong. Khi vào nước hoặc một dung môi khác, lực hút

culong yếu đi, liên kết trở nên lỏng lẻo. Một số phân tử bị chuyển động nhiệt tách thành các
ion tự do. Chuyển đông nhiệt mạnh trong các muối và bazo nóng chảy cũng làm các phân tư
chất này phân li thành các ion tự do như các dung dịch. Ta gọi chung những dung dịch và
chất nóng chảy như trên là chất điện phân.
1.2.3.2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Dòng điện trong lòng chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có
hướng theo hai chiều ngược nhau. Ion dương chạy về phía catốt nên gọi là cation. Ion âm
chạy về phía anốt nên gọi là anion.
Mật độ các ion trong chất điện phân thường nhỏ hơn mật độ electron tự do trong kim
loại. Khối lượng và kích thước của ion lớn hơn khối lượng và kích thước của electron nên
tốc độ của chuyển động có hướng của chúng nhỏ hơn. Môi trường dung dịch lại rất mất trật
tự nên cản trở mạnh chuyển động của các ion. Ví thế, chất điện phân không dẫn điện tốt
bằng kim loại.
Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi
theo.tới điện cực chỉ có electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây
ra hiện tượng điện phân.
Vậy: Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương
và âm dưới tác dụng của điện trường ngoài.
1.2.3.3. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan.
Ta xét bình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng. Khi có dòng điện
chạy qua, nguyên tử đồng ở anot biến thành ion Cu +2 và tan vào dung dịch. Ion Cu+2 ở gần
catot nhận electron của catot, biến thành nguyên tử đồng và bám vào cực này.
Vậy hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anốt kéo các ion kim loại của
điện cực vào trong dung dịch.
1.2.3.4. Các định luật Faraday.
Vì dòng điện trong chất điện phân tải điện lượng cùng với vật chất nên khối lượng chất
đi đến điện cực:
- Tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình điện phân.
- Tỉ lệ thuận với khối lượng của ion.
- Tỉ lệ nghịch với dđiện tích của ion.

Faraday đã tổng quát hóa các nhận xét trên, và mở rộng cho cả trường hợp các chất
được giải phóng ở điện cực là do các phản ứng phụ sinh ra, thành hai định luật Faraday.

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

Trang 13


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

* Định luật 1: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ
thuận với điện lượng chạy qua bình đó.
m = kq , trong đó k là đương lượng điện hóa của chất giải phóng ở điện cực.
* Định luật 2: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam
A/n của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là 1/F, trong đó F là số Faraday.
k = (1/F). (A/n), F = 96494 C/mol chọn F = 96500 C/mol.
Kết hợp hai định luật Faraday, ta có:
Trong đó, m là khối lượng của chất được giải phóng ở điện cực, tính bằng gam.
1.2.3.5. Ứng dụng hiện tượng điện phân.
Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống như luyện
nhôm, tinh luyện đồng, điều chế clo, xút, mạ điện, đúc điện,....ta chỉ nói qua về công nghệ
luyện nhôm và mạ điện.
* Luyện nhôm: Quặng nhôm phổ biến lá boxit giàu nhôm oxit Al 2O3 . Nhiệt độ nóng
chảy của Al2O3 rất dcao, tc = 20500C. Người ta pha thêm vào quặng nhôm một lượng quặng
cryolit Na3AlF6 để hạ nhiệt độ nóng chảy xuống còn khoảng 950 0C. Bể điện phân có điện
cực bằng than, dòng điện chạy qua khoảng 10 4A. Năng lượng điện tỏa ra trong bể điện phân
giữ cho hỗn hợp quặng luôn luôn nóng chảy. Công nghệ luyện nhôm tiêu thụ một điện năng
lớn nên giá thành của nhôm cao.

* Mạ điện: Để tăng vẽ đẹp và chống rỉ cho các đồ dùng thường ngày bằng kim loại,
người ta thường mạ lên chúng một lớp kim loại trơ. Đối với các vật dụng lớn bằng thép thì
thường mạ niken, còn với đồ mĩ nghệ thì mạ bạc, vàng. Công nghệ mạ thường dùng là công
nghệ điện phân. Bể điện phân lúc này gọi là bể mạ có anot là một tấm kim loại để mạ, catot
là vật cần mạ. Chất điện phân thường là dung dịch muối kim loại để mạ trong đó có thêm
một số chất phụ gia để làm cho lớp mạ bám vào bề mặt được chắc, bền và bóng đẹp. Dòng
điện qua bể mạ được chọn một cách thích hợp để đảm bảo chất lượng của lớp mạ. Khi mạ
các vật dụng phức tạp, người ta còn phải quay vật trong lúc mạ để lớp mạ được đều.
1.2.4. Dòng điện trong chân không.
1.2.4.1. Cách tạo ra dòng điện trong chân không.
Chân không là môi trường đã được lấy đi tất cả các phần tử khí. Nó không chứa hạt tải
điện nên không dẫn điện. muốn tạo ra dòng điện chạy giữa hai điện cực đặt trong chân
không, ta phải đưa hạt tải điện lá các electron vào trong đó. Vậy, dòng điện trong chân
không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.
Vậy: Dòng điện trong môI trường chân không là dòng chuyển dời có hường của các e dưới tác dụng của điện trường ngoài.
1.2.4.2. Tia catot.
* Tính chất của catốt:
- Nó phát ra từ catốt, theo phương vuông góc với bề mặt catốt. Gặp một vật cản, nó bị
chặn lại và làm vất đó tích điện âm.
- Nó mang năng lượng lớn: Nó có thể làm đen phim ảnh, làm huỳnh quang một số tinh
thể, làm kim loại phát ra tia X , làm nóng các vật mà nó rọi vào tác dụng lực lên các vật đó.
- Từ trường làm tia catốt lệch theo hướng vuông góc với phương lan truyền và
phương của từ trường, còn điện trường làm tia catốt lệch theo chiều ngược với chiều của
điện trường.
* Bản chất của tia catốt.

Bài 2: Linh kiện thụ động

Trang 14



Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

Tia catốt là một dòng các electron phát ra từ catốt, do có năng lượng lớn và bay tự do
trong không gian, do áp suất của khí thấp, chỉ một tỉ lệ rất nhỏ của các electron này va chạm
với phân tử khí và làm ion hóa chúng. Các ion dương nhận năng lượng của điện trường, đập
vào catốt, sinh ra các electron mới để duy trì quá trình phóng điện. Đại bộ phận các electron
còn lại, không bị va chạm với các phần tử khí. Chúng chuyển động như các electron tự do
trong chân không. Như vậy, tia catốt thực chất là dòng electron phát ra từ catốt và bay gần
như tự do trong ống.tuy nhiên trong vẫn còn khí, nhưng tia catốt không khác gí một dòng
electron trong chân không.
* Ứng dụng.
Tia catốt có nhiều tính chất có thể áp dụng váo thực tế. Ứng dụng phổ biến nhất là để
làm ống phóng điện tử và đèn hình. Để tạo được tia catốt mạnh và đáp ứng được các yêu
cầu của kỹ thuật, người ta không dùng phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp như đã mô tả
ở trên, mà dùng một didoe chân không với catốt được nung nóng và anot có lỗ thủng để cho
dòng electron bay ra. Súng electron được sử dụng trong ống phóng điện tử và đèn hình.
1.2.5. Dòng điện trong chất khí.
- Chất khí vốn không dẫn điện. Chất khí chỉ dẫn điện khi có hạt tải điện (electron và
ion) do tác nhân ion hóa sinh ra. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
electron và các ion trong điện trường.
- Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí xảy ra khi ta phải dùng tác nhân ion hóa
từ bên ngoài để tạo ra hạt tải điện trong chất khí.
- Khi dùng nguồn điện áp lớn để tạo ra sự phóng điện qua chất khí, ta thấy có hiện
tượng nhân số hạt tải điện.
- Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí là quá trình phóng điện vẫn tiếp tục giữ
được khi không còn tác nhân ion hóa tác động từ bên ngoài.
- Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành trong chất khí khi có điện

trường đủ mạnh để làm ion hóa chất khí.
- Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành khi dòng điện qua chất khí
có thể giữ được nhiệt độ cao của catốt để nó phát được electron bằng hiện tượng phát xạ
nhiệt electron.
Vậy: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, âm và
các điện tử tự do, dưới tác dụng của điện trường ngoài.
1.2.6. Dòng điện trong chất bán dẫn.
Chất bán dẫn là chất nằm giữa chất cách điện và chất dẫn điện, cấu trúc nguyên tử có
bốn điện tử ở lớp ngoài cùng nên dễ liên kết với nhau tạo thành cấu trúc bền vững. Đồng
thời cũng dễ phá vỡ dưới tác dụng nhiệt để tạo thành các hạt mang điện.
Khi bị phá vỡ các mối liên kết, chúng trở thành các hạt mang điện dương do thiếu điện
tử ở lớp ngoài cùng gọi là lỗ trống. Các điện tử ở lớp vỏ dễ dàng bứt khỏi nguyên tử để trở
thành các điện tử tự do.
Khi đặt điện trường ngoài lên chất bán dẫn các e- chuyển động ngược chiều điện
trường, Các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường để tạo thành dòng điện trong chất
bán dẫn.
Vậy: dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hường của các e- và các lỗ
trống dưới tác dụng của điện trường ngoài.
Chất bán dẫn được trình bày ở trên được gọi là chất bán dẫn thuần không được ứng
dụng trong kĩ thuật vì phải có các điều kiện kèm theo như nhiệt độ điện áp... khi chế tạo linh

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

Trang 15


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp


kiện. Trong thực tế để chế tạo linh kiện bán dẫn người ta dùng chất bán dẫn pha thêm các
chất khác gọi là tạp chất để tạo thành chất bán dẫn loại P và loại N
Chất bán dẫn loại P là chất bán dẫn mà dòng điện chủ yếu trong chất bán dẫn là các lỗ
trống nhờ chúng được pha thêm vào các chất có 3 e- ở lớp ngoài cùng nên chúng thiếu điện
tử trong mối liên kết hoá trị tạo thành lỗ trống trong cấu trúc tinh thể.
Chất bán dẫn loại N là chất bán dẫn mà dòng điện chủ yếu là các e- nhờ được pha
thêm các tạp chất có 5 e- ở lớp ngoài cùng nên chúng thừa điện tử trong mối liên kết hoá trị
trong cấu trúc tinh thể để tạo thành chất bán dẫn loại N có dòng điện đi qua là các e- .
Linh kiện bán dẫn trong kĩ thuật được cấu tạo từ các mối liên kết P, N. Từ các mối nối
P, N này mà người ta có thể chế tạo được rất nhiều loại linh kiện khác nhau. Tuyệt đại đa số
các mạch điện tử hiện nay đều được cấu tạo từ linh kiện bán dẫn, các linh kiện được chế tạo
có chức năng độc lập như Diót, tran zitor… được gọi là các linh kiện đơn hay linh kiện rời
rạc, các linh kiện bán dẫn được chế tạo kết hợp với nhau và với các linh kiện khác để thực
hiện hoàn chỉnh một chức năng nào đó và được đóng kín thành một khối được gọi là mạch
tổ hợp (IC: Integrated Circuits). Các IC được sử dụng trong các mạch tín hiệu biến đổi liên
tục gọi là IC tương tự, các IC sử dụng trong các mạch điện tử số được gọi là IC số. Trong kĩ
thuật hiện nay ngoài cách phân chia IC tương tự và IC số người ta còn phân chia IC theo hai
nhóm chính là IC hàn xuyên lỗ và IC hàn bề mặt SMD: Surface Mount Device, Chúng khác
nhau về kích thước và nhiệt độ chịu đựng trên linh kiện. Xu hướng phát triển của kỹ thuật
điện tử là không ngừng chế tạo ra các linh kiện mới, mạch điện mới trong đó chủ yếu là
công nghệ chế tạo linh kiện mà nền tảng là công nghệ bán dẫn.

Bài 2: Linh kiện thụ động

Trang 16


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp


CÂU HỎI ÔN TẬP
Hãy lựa chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu
tick hoặc khoanh tròn vào đáp án thích hợp:
tt
a.
b.
c.
d.

a.
b.
c.

a.
b.

a.

a.

a.
b.

Nội dung câu hỏi
Thế nào là vật dẫn điện?
Vật có khả năng cho dòng điện đi qua.
Vật có các hạt mang điện tự do.
Vật có cấu trúc mạng tinh thể
Cả a,b.

Thế nào là vật cách điện?
Vật không có hạt mang điện tử do.
Vật không cho dòng điện đi qua.
Vật ở trạng thái trung hoà về điện.
d. Cả ba yếu tố trên
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính dẫn điện của vật
chất?
Cấu tạo
c. Điện trường ngoài
Nhiệt độ
d. Cả ba yếu tố trên
Dựa vào tính chất cấu tạo cho biết chất nào có khả năng
dẫn điện tốt nhất?
Nhôm
c. Bạc Vàng
b. Đồng
d. Sắt
Dựa vào tính chất cấu tạo cho biết chất nào có khả năng
cách điện tốt nhất?
Không khí.
c. Gốm.
b. Thuỷ tinh.
d. Mi ca
Các hạt nào là hạt mang điện?
ion+ I
c. Ion-e-d. Cả ba hạt nêu trên

Dòng điện trong chất điện phân là dòng của loại hạt
măng điện nào?
a. e-c. ionion+

d. Gồm b và c.
Dòng điện trong chất khí là dòng của các hạt mang điện
nào?
Bài 1: Các khái niệm cơ bản

a

b

c

d

□ □ □ □

□ □ □ □
□ □ □ □
□ □ □ □
□ □ □ □
□ □ □ □
□ □ □ □
Trang 17


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

e-c. ion b. ion+
d. Cả a,b,c.

Dòng điện trong kim loại là dòng của hạt mang điện nào?
a. ec. ionb. ion+
d. Gồm a,b,c
a.

1.10.

Trong chất bán dẫn dòng điện di chuyển là dòng của hạt
mang điện nào?
a. e-c. on-b. ion+
d. lỗ trống
1.11.

1.12.

1.13.

1.14.

1.15.

□ □ □ □
□ □ □ □
□ □ □ □

Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. Giảm đi.
B. Không thay đổi.
C. Tăng lên.
D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:
A. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va
chạm.
B. Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.
C. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va
chạm.
D. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+)
khi va chạm.
Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:
A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
C. Do sự va chạm của các electron với nhau.
D. Cả B và C đúng.
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do:
A. Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.
B. Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.
C. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.
D. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.
Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở 500 C, có điện trở suất ỏ = 4,1.10-3K-1. Điện trở
của sợi dây đó ở 1000 C là:
A. 86,6Ω
B. 89,2Ω
C. 95Ω

Bài 2: Linh kiện thụ động

Trang 18


Mô-đun: Điện tử cơ bản


Nghề: Điện công nghiệp

D. 82Ω
1.16. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt tải điện trong kim loại là electron.
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được
giữ không đổi
C. Hạt tải điện trong kim loại là iôn dương và iôn âm.
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
1.17. Một sợi dây bằng nhôm có điện trở 120Ω ở nhiệt độ 200C, điện trở của sợi dây đó ở
1790C là 204Ω. Điện trở suất của nhôm là:
A. 4,8.10-3K-1
B. 4,4.10-3K-1
C. 4,3.10-3K-1
D. 4,1.10-3K-1
1.18. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì:
A. Có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron
hơn.
B. Có sự khuếch tán iôn từ kim loại này sang kim loại kia.
C. Có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ
electron nhỏ hơn.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
1.19. Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ:
A. Ôm kế và đồng hồ đo thời gian.
B. Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.
C. Vôn kê, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian.
D. Vôn kê, ampe kế, đồng hồ đo thời gian.
18. Hiện tượng siêu dẫn

1.20. Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín,
hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:
A. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
C. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng
nhau.
D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác
nhau.
1.21. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:
A. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
B. Hệ số nở dài vì nhiệt ỏ.
C. Khoảng cách giữa hai mối hàn.
Bài 1: Các khái niệm cơ bản

Trang 19


Mô-đun: Điện tử cơ bản

1.22.

1.23.

1.24.

1.25.

1.26.

Nghề: Điện công nghiệp


D. Điện trở của các mối hàn.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành
một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt
tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T 1 – T2) giữa hai đầu mối
hàn của cặp nhiệt điện.
D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T 1 – T2) giữa hai đầu mối
hàn của cặp nhiệt điện.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một
hiệu điện thế trong mạch.
B. Điện trở của vật siêu dẫn bằng không.
C. Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt
bỏ nguồn điện.
D. Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không.
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số ỏT = 65 (µV/K) được đặt trong không
khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động
nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là
A. E = 13,00mV.
B. E = 13,58mV.
C. E = 13,98mV.
D. E = 13,78mV.
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số ỏT = 48 (µV/K) được đặt trong không
khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t0C, suất điện động nhiệt
điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là:
A. 1250C.
B. 3980K.

C. 1450C.
D. 4180K.
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số ỏT được đặt trong không khí ở 200C,
còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 5000C, suất điện động nhiệt điện của
cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Hệ số ỏT khi đó là:
A. 1,25.10-4 (V/K)
B. 12,5 (µV/K)
C. 1,25 (µV/K)
D. 1,25(mV/K)
19. Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây

Bài 2: Linh kiện thụ động

Trang 20


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm,
electron đi về anốt và iôn dương đi về catốt.
B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi
về anốt và các iôn dương đi về catốt.
C. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về
anốt và các iôn dương đi về catốt.
D. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi
về từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.
1.28. Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?

1.27.

m=F

A
I .t
n

A.
B. m = D.V
C.

1.29.

1.30.

1.31.

1.32.

I=

m.F .n
t. A

t=

m.n
A.I .F


D.
Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện
phân là I = 1 (A). Cho AAg=108 (đvc), nAg= 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời
gian 16 phút 5 giây là:
A. 1,08 (mg).
B. 1,08 (g).
C. 0,54 (g).
D. 1,08 (kg).
Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện
phân R = 8 (Ω), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9 (V), điện trở trong r =1
(Ω). Khối lượng Cu bám vào catốt trong thời gian 5 h có giá trị là:
A. 5 (g).
B. 10,5 (g).
C. 5,97 (g).
D. 11,94 (g).
Đặt một hiệu điện thế U không đổi vào hai cực của bình điện phân. Xét trong cùng
một khoảng thời gian, nếu kéo hai cực của bình ra xa sao cho khoảng cách giữa
chúng tăng gấp 2 lần thì khối lượng chất được giải phóng ở điện cực so với lúc trước
sẽ:
A. tăng lên 2 lần.
B. giảm đi 2 lần.
C. tăng lên 4 lần.
D. giảm đi 4 lần.
Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do:

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

Trang 21



Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

A. Chuyển động nhiệt của các phân tử tăng và khả năng phân li thành iôn tăng.
B. Độ nhớt của dung dịch giảm làm cho các iôn chuyển động được dễ dàng hơn.
C. Số va chạm của các iôn trong dung dịch giảm.
D. Cả A và B đúng.
1.33. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi hoà tan axit, bazơ hặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị
phân li thành các iôn.
B. Số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.
C. Bất kỳ bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
D. Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định
luật ôm.
1.34. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
A. Dùng muối AgNO3.
B. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.
C. Dùng anốt bằng bạc.
D. Dùng huy chương làm catốt.
20. Bài tập về dòng điện trong kim loại và chất điện phân
1.35. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối của niken, có anôt làm
bằng niken, biết nguyên tử khối và hóa trị của niken lần lượt bằng 58,71 và 2. Trong
thời gian 1h dòng điện 10A đã sản ra một khối lượng niken bằng:
A. 8.10-3kg
B. 10,95 (g).
C. 12,35 (g).
D. 15,27 (g).
1.36. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, có anôt bằng Cu.
k=


1 A
. = 3,3.10 −7
F n
kg/C. Để trên catôt xuất hiện

Biết rằng đương lượng hóa của đồng
0,33 kg đồng, thì điện tích chuyển qua bình phải bằng:
A. 105 (C).
B. 106 (C).
C. 5.106 (C).
D. 107 (C).
1.37. Đặt một hiệu điện thế U = 50 (V) vào hai cực bình điện phân để điện phân một dung
dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hiđrô vào một bình có thể tích V = 1
(lít), áp suất của khí hiđrô trong bình bằng p = 1,3 (at) và nhiệt độ của khí hiđrô là t =
270C. Công của dòng điện khi điện phân là:
A. 50,9.105 J
B. 0,509 MJ
C. 10,18.105 J

Bài 2: Linh kiện thụ động

Trang 22


Mô-đun: Điện tử cơ bản

1.38.

1.39.


1.40.

1.41.

1.42.

Nghề: Điện công nghiệp

D. 1018 kJ
Để giải phóng lượng clo và hiđrô từ 7,6g axit clohiđric bằng dòng điện 5A, thì phải
cần thời gian điện phân là bao lâu? Biết rằng đương lượng điện hóa của hiđrô và clo
lần lượt là: k1 = 0,1045.10-7kg/C và k2 = 3,67.10-7kg/C
A. 1,5 h
B. 1,3 h
C. 1,1 h
D. 1,0 h
Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05(mm) sau khi điện
phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm2. Cho biết Niken có
khối lượng riêng là ρ = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường
độ dòng điện qua bình điện phân là:
A. I = 2,5 (ỡA).
B. I = 2,5 (mA).
C. I = 250 (A).
D. I = 2,5 (A).
Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song
song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (Ù). Bình điện phân
dung dịch CuSO4 có điện trở 205 Ω mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian
50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:
A. 0,013 g

B. 0,13 g
C. 1,3 g
D. 13 g
3.31 Khi hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U1 = 20mV thì cường độ dòng điện
chạy qua đèn là I1 = 8mA, nhiệt độ dây tóc bóng đèn là t1 = 250 C. Khi sáng bình
thường, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U2 = 240V thì cường độ dòng điện
chạy qua đèn là I2 = 8A. Biết hệ số nhiệt điện trở ỏ = 4,2.10-3 K-1. Nhiệt độ t2 của dây
tóc đèn khi sáng bình thường là:
A. 2600 (0C)
B. 3649 (0C)
C. 2644 (0K)
D. 2917 (0C)
Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình
điện phân là R= 2 (Ω). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và
n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là:
A. 40,3g
B. 40,3 kg
C. 8,04 g
D. 8,04.10-2 kg

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

Trang 23


Mô-đun: Điện tử cơ bản
1.43.

1.44.


1.45.

1.46.

1.47.

1.48.

Nghề: Điện công nghiệp

Khi điện phân dung dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hiđrô tại catốt.
Khí thu được có thể tích V= 1 (lít) ở nhiệt độ t = 27 (0C), áp suất p = 1 (atm). Điện
lượng đã chuyển qua bình điện phân là:
A. 6420 (C).
B. 4010 (C).
C. 8020 (C).
D. 7842 (C).
21. Dòng điện trong chân không
Câu nào dưới đây nói về chân không vật lý là không đúng?
A. Chân không vật lý là một môi trường trong đó không có bất kỳ phân tử khí nào.
B. Chân không vật lý là một môi trường trong đó các hạt chuyển động không bị va
chạm với các hạt khác.
C. Có thể coi bên trong một bình là chân không nếu áp suất trong bình ở dưới khoảng
0,0001mmHg.
D. Chân không vật lý là một môi trường không chứa sẵn các hạt tải điện nên bình
thường nó không dẫn điện.
Bản chất của dòng điện trong chân không là
A. Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trường và của các
iôn âm ngược chiều điện trường
B. Dòng dịch chuyển có hướng của các electron ngược chiều điện trường

C. Dòng chuyển dời có hướng ngược chiều điện trường của các electron bứt ra khỏi
catốt khi bị nung nóng
D. Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trường, của các iôn
âm và electron ngược chiều điện trường
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia catốt có khả năng đâm xuyên qua các lá kim loại mỏng.
B. Tia catốt không bị lệch trong điện trường và từ trường.
C. Tia catốt có mang năng lượng.
D. Tia catốt phát ra vuông góc với mặt catốt.
Cường độ dòng điện bão hoà trong chân không tăng khi nhiệt độ catôt tăng là do:
A. Số hạt tải điện do bị iôn hoá tăng lên.
B. Sức cản của môi trường lên các hạt tải điện giảm đi.
C. Số electron bật ra khỏi catốt nhiều hơn.
D. Số eletron bật ra khỏi catốt trong một giây tăng lên.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong chân không tuân theo định luật Ôm.
B. Khi hiệu điện thế đặt vào điốt chân không tăng thì cường độ dòng điện tăng.
C. Dòng điện trong điốt chân không chỉ theo một chiều từ anốt đến catốt.
D. Quỹ đạo của electron trong tia catốt không phải là một đường thẳng.

Bài 2: Linh kiện thụ động

Trang 24


Mô-đun: Điện tử cơ bản

Nghề: Điện công nghiệp

Cường độ dòng điện bão hoà trong điốt chân không bằng 1mA, trong thời gian 1s số

electron bứt ra khỏi mặt catốt là:
A. 6,6.1015 electron.
B. 6,1.1015 electron.
C. 6,25.1015 electron.
D. 6.0.1015 electron.
1.50. Trong các đường đặc tuyến vôn-ampe sau, đường nào là của dòng điện trong chân
không?
1.49.

I(A)

O

1.51.

I(A)

U(V)
A

O

I(A)

I(A)

U(V)
B

O


U(V)
C

O

U(V)
D

Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất khí trong ống phóng điện tử có áp suất thấp hơn áp suất bên ngoài khí quyển
một chút.
B. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống phóng điện tử phải rất lớn, cỡ hàng nghìn
vôn.
C. Ống phóng điện tử được ứng dụng trong Tivi, mặt trước của ống là màn huỳnh
quang được phủ chất huỳnh quang.
D. Trong ống phóng điện tử có các cặp bản cực giống như của tụ điện để lái tia điện tử
tạo thành hình ảnh trên màn huỳnh quang.

22. Dòng điện trong chất khí
1.52. Bản chất dòng điện trong chất khí là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn
âm, electron ngược chiều điện trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm
ngược chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các
electron ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo ngược chiều điện trường.
1.53. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hạt tải điện trong chất khí chỉ có các các iôn dương và ion âm.

B. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.
C. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là electron, iôn dương và iôn âm.
D. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tỉ lệ thuận với hiệu điện
thế.
1.54. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

Trang 25


×