Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Bước đầu tìm hiểu kỹ thuật canh tác ruộng nước truyền thống của người thái đen sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐIÊU VĂN PHỨC

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU KỸ THUẬT CANH TÁC
RUỘNG NƢỚC TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐIÊU VĂN PHỨC

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU KỸ THUẬT CANH TÁC
RUỘNG NƢỚC TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN SƠN LA

Chuyên ngành: Lịch Sử Địa Phƣơng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Lực

SƠN LA, NĂM 2015



LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đề tài này, em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.
Phạm Văn Lực. Em xin cảm ơn sự tạo điều kiện của các thầy cô khoa Sử - Địa và sự
ủng hộ động viên của các bạn trong lớp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Trung tâm thông tin thư viện: Thư viện
Tỉnh Sơn La, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã giúp em có nguồn tài liệu để
triển khai thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu và năng lực nghiên cứu nên đề tài
không tránh khỏi thiếu sót kính mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô cùng các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Người thực hiện
Điêu Văn Phức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và đóng góp của đề tài ...............................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
3.3. Mục đích ...................................................................................................................4
3.4. Đóng góp của đề tài...................................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................4
5. Bố cục của đề tài .........................................................................................................4
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA NGƢỜI
THÁI ĐEN Ở SƠN LA .................................................................................................5
1. Khái quát về dân tộc Thái ...........................................................................................5

1.1. Nguồn gốc lịch sử ....................................................................................................5
1.2. Kinh tế - xã hội - văn hóa .......................................................................................9
1.2.1. Về kinh tế ..............................................................................................................9
1.2.2. Về xã hội .............................................................................................................10
1.2.3. Về văn hóa ..........................................................................................................12
Chƣơng 2. MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN VỀ KỸ THUẬT LÀM ĐẤT VÀ
MƢƠNG PHAI CỦA ĐỒNG BÀO THÁI SƠN LA ...............................................23
2.1. Kỹ thuật làm đất .....................................................................................................23
2.2. Kỹ thuật dẫn thủy nhập điền hay hệ thống mương phai, lai lín ...........................29
Chƣơng 3. MỘT SỐ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG, TRỒNG TRỌT, CHĂM
BÓN VÀ THU HOẠCH RUỘNG NƢỚC CỦA ĐỒNG BÀO THÁI SƠN LA ....40
3.1. Kỹ thuật chọn giống, gieo mạ................................................................................40
3.2. Kỹ thuật chăm bón và thu hoạch ruộng nước .....................................................50
3.2.1 Chăm bón ruộng nước .........................................................................................50
3.2.2 Thu hoạch ruộng nước ..........................................................................................54
KẾT LUẬN ..................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước, giữ
nước và không ngừng tiếp thu cái mới để hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam là sự
tổng hòa văn hóa của 54 dân tộc anh em, trong đó có sự góp mặt của đồng bào dân
tộc Thái Tây Bắc, Sơn La.
Người Thái là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở vùng
thung lũng chân núi, lấy kinh tế nông nghiệp trồng trọt làm nguồn sống chính, trong
đó canh tác ruộng nước là chủ đạo. Một trong những giá trị tiêu biểu của đồng bào
dân tộc Thái Tây Bắc đó là kỹ thuật canh tác ruộng nước, nhất là phương thức “Hỏa

canh thủy nậu”, “Dẫn thủy nhập điền”, và cùng với nó là hệ thống mương phai…
phương thức canh tác này không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng dân tộc
Thái mà còn lan truyền trên một địa bàn rộng lớn và nhiều dân tộc Tây Bắc khác
cũng tiếp thu thành tựu văn hóa này.
Đối với đồng bào Thái, kỹ thuật canh tác ruộng nước có vai trò quan trọng hơn hẳn
so với các dân tộc như: H‟mông, Khơ mú, Kháng, Laha…. Đây là kỹ thuật canh tác có
nét độc đáo riêng nhờ đó mà dân tộc Thái phát triển nền kinh tế rực rỡ với những thành
tựu tiêu biểu về các mặt và đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa văn minh Đại Việt.
Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề
nghiên cứu này một cách hoàn chỉnh, hệ thống, nhiều vấn đề khoa học chưa được làm
rõ. Vì thế việc lựa chọn: “Bước đầu tìm hiểu kỹ thuật canh tác ruộng nước truyền
thống của người Thái Đen Sơn La” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn.
Về khoa học:
+ Tái hiện một cách hoàn chỉnh, từ nguồn gốc ra đời đến việc phát triển và lưu giữ
những kỹ thuật canh tác của đồng bào Thái tại khu vực Tây bắc.
+ Làm tài liệu tham khảo để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương trong các
trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Tây Bắc.
+ Vị trí và ý nghĩa của kỹ thuật canh tác ruộng nước với đồng bào dân tộc Thái ở
Sơn La nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

1


Về thực tiễn:
+ Bổ sung thêm nguồn tài liệu về kỹ thuật canh tác ruộng nước của đồng bào Thái
ở Sơn La vào kho tàng văn hóa Việt Nam.
+ Góp phần giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của kỹ thuật canh
tác và phát triển chúng một cách rộng rãi hơn trong cộng đồng cư dân Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay, kỹ thuật canh tác ruộng nước của đồng bào Thái Sơn La cũng đã
được đề cập trong một số công trình, bài báo khoa học, cụ thể là:
+ Sử thi “Táy Pú Xấc” của Nxb Văn hóa Dân tộc (2003). một kiệt tác đóng góp
vào văn hóa văn minh Đại Việt (những bước đường chinh chiến của ông cha). Trong tác
phẩm cũng có đề cập về kỹ thuật canh tác ruộng nước của đồng bào Thái. Tác phẩm đã
phản ánh chân thực cuộc sống của cư dân khu vực Tây Bắc mà cụ thể là đồng bào Thái
với những nét đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội truyền thống. Tuy nhiên tác phẩm
vẫn chưa nêu được cụ thể về nguồn gốc và tầm quan trọng của kỹ thuật canh tác ruộng
nước, phạm vi được đề cập trong tác phẩm còn khá rộng nên vẫn chưa thể đi vào cụ thể
và sâu hơn về kỹ thuật canh tác ruộng nước của đồng bào Thái ở Sơn La [4].
+ Nguyễn Sinh Huy (2003): “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” của Nxb
Giáo dục. Là bức tranh toàn cảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam về đời sống tinh
thần và vật chất trong đó có dân tộc Thái [8].
+ Bài: “Vài nét về luật tục Thái với vấn đề bảo vệ rừng ở Sơn La”. Một số vấn đề
lịch sử và văn hóa Tây Bắc, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội năm 2011 [20].
Bài viết cũng đã đề cập đến những tri thức của đồng bào Thái về sản xuất nông
nghiệp, nhất là vấn đề bảo vệ nguồn nước và rừng đầu nguồn. Những quy định này hết
sức nghiêm ngặt được ghi nhận trong luật tục Thái vùng Tây Bắc và ở từng châu,
mường. Thế nhưng, sự đề cập này còn rất chung chung, thiếu cụ thể, nhất là kỹ thuật
làm mương phai, chọn giống cây trồng. vật nuôi... nhiều vấn đề thuộc về tri thức bản địa
của đồng bào Thái về sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được làm rõ.
+ Bài: “Cây chuối và cây mía trong đời sống văn hoá của người Thái Việt Nam”.
Một số vấn đề lịch sử và văn hóa Tây Bắc, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội [3].
Bài viết cũng đã đề cập đến những tri thức của đồng bào Thái về sản xuất nông
nghiệp, nhất là vấn đề trồng cây ăn quả trong các vườn nhà, ý nghĩa và biểu tượng về văn
hóa của hai loại cây này. Thế nhưng, sự đề cập này còn rất chung chung, thiếu cụ thể, nhất
2


là kỹ thuật làm mương phai, chọn giống cây trồng, vật nuôi... nhiều vấn đề thuộc về tri

thức bản địa của đồng bào Thái về sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được làm rõ.
+ Bài: “Tri thức dân gian Thái (Thuận Châu - Sơn La) trong sản xuất nông
nghiệp – Qua tư liệu điền dã tại bản Nà Cài – Chiềng Ly”. Một số vấn đề lịch sử và văn
hóa Tây Bắc. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội năm 2011 [15].
Bài viết này có liên quan nhiều nhất đến đề tài, về cơ bản bài viết này cũng đã đề
cập đến những tri thức của đồng bào Thái về sản xuất nông nghiệp, bao gồm: kỹ thuật
làm đất, thời điểm tiến hành gieo trồng, chăm bón, thu hoạch...Thế nhưng, sự phản ánh
này chỉ ở một địa phương nhỏ hẹp của một bản, do đó tri thức bản địa về sản xuất nông
nghiệp của đồng bào Thái vẫn chưa thể được khái quát chung cho toàn bộ vùng Sơn LaTây Bắc.
+ Cuốn: "Quam chiêm lang (Tục ngữ Thái)" cũng đề cập đến kỹ thuật canh tác
ruộng nước của đồng bào Thái Sơn La. Tuy nhiên, sự đề cập này còn rất vắn tắt và
chung chung, lại chủ yếu dưới góc độ là những câu tục ngữ, ngạn ngữ nói về kinh
nghiệm sản xuất ruộng nước của đồng bào Thái [10].
Ngoài ra còn có các tài liệu dã sử như: “Quam tô mương”,( Lưu trữ Thư viện tỉnh
Sơn La) (kể chuyện bản mường); “Phiết mương”… cũng có nói đến nguồn gốc của dân
tộc Thái ở Tây Bắc và những kinh nghiệm canh tác trồng lúa nước xưa kia được lưu
truyền rộng trong cộng đồng cư dân khu vực này.
Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề
này một cách hoàn chỉnh, hệ thống, giá trị tri thức bản địa về sản xuất nông nghiệp trong
cộng đồng dân tộc Thái vẫn chưa được khơi dậy và bảo tồn. Tuy nhiên, qua các công
trình nghiên cứu, bài báo khoa học cũng đã định hướng và là nguồn tài liệu quí để tôi đi
vào nghiên cứu đề tài này làm rõ những vấn đề khoa học mà các công trình trước chưa
có điều kiện thực hiện.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và đóng góp của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật canh tác ruộng nước truyền thống
của người đen Thái Sơn La
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Tỉnh Sơn La bao gồm các huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Thành
Phố Sơn La, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên,

3


Sông Mã, Sốp Cộp. Trong đó đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là huyện Thuận
Châu -Quỳnh Nhai.
Thời gian: Từ khi hình thành dân tộc Thái đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
3.3. Mục đích
Nhằm tìm hiểu và làm rõ vai trò của kỹ thuật canh tác ruộng nước trong đời sống
của đồng bào Thái ở Sơn La và những ảnh hưởng của nó đối với văn hóa truyền thống
của dân tộc Thái tại khu vực này.
3.4. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm khôi phục lại bức tranh lịch sử của dân tộc Thái xa xưa đã
có nét độc đáo về trình độ canh tác ruộng nước thông qua hệ thống mương phai để
“dẫn thủy nhập điền”, tái hiện một cách hoàn chỉnh từ nguồn gốc ra đời đến việc phát
triển và lưu giữ những kĩ thuật canh tác của đồng bào Thái tại khu vực Sơn la. Đồng
thời góp phần giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong đời sống của đồng bào Thái và bổ
sung thêm nguồn tài liệu về kĩ thuật canh tác ruộng nước của đồng bào Thái vào kho
tàng văn hóa Việt Nam.
Ngoài ra đề tài còn là nguồn tư liệu cung cấp cho công tác giảng dạy trong nhà
trường và là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên có nhu cầu tìm hiểu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng nhiều phương pháp khoa học trong đó
chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chính. Ngoài
ra còn có phương pháp liên ngành như: điền dã, phỏng vấn. Từ đó lấy làm dẫn
chứng sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu, làm cho đề tài thêm phong phú và sinh động
hơn.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài còn được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: khái quát về kinh tế, xã hội, văn hóa của đồng bào Thái đen Sơn

La
Chương 2: Một số đặc trưng cơ bản về kỹ thuật làm đất và mương phai của
đông bào Thái Sơn La
Chương 3: Một số kỹ thuật chọn giống, trồng trọt chăm bón và thu hoạch
ruộng nước của đồng bào Thái Sơn La.
4


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA
CỦA ĐỒNG BÀO THÁI ĐEN Ở SƠN LA
1. Khái quát về dân tộc Thái
1.1. Nguồn gốc lịch sử
Người Thái đen Sơn La là một ngành của dân tộc Thái. Dân tộc Thái là một dân
tộc lớn trong các dân tộc thiểu số Việt Nam, là dân tộc đông nhất của khu vực Tây
Bắc Việt Nam. Theo sự thống kê ở bảng danh mục của thành phần dân tộc Việt Nam,
tổng cục thống kê, Hà Nội tháng 4 – 1999 thì dân tộc Thái đứng thứ ba (sau dân tộc
Kinh và Tày), còn ở Sơn La dân tộc Thái chiếm 54,7% dân số.
Từ xa xưa người Thái đã có mặt trên dải đất Việt Nam, góp công vào sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Sử cũ nước ta ghi, đời nhà Lý có các tù trưởng Ngưu Hống đã về kinh đô dâng
cống vật cho triều đình. Tư liệu lịch sử này đã chứng tỏ vào đời Lý (Thế kỷ XI) và có
thể trước nữa quý tộc Thái đã làm chủ nhiều vùng ở miền Tây Bắc. Một số tác giả
người Pháp cũng đã viết về người Thái Tây Bắc (H.Roux, Sylvestve…) đều có ý cho
rằng người Thái chỉ có mặt ở Tây Bắc sau những cuộc di thiên lớn của họ từ phương
bắc xuống.
Theo David Wyatt trong cuốn sách “ThaiLand a short history”, người Thái
xuất phát từ phía nam Trung Quốc có chung nguồn gốc với các dân tộc thiểu số bây
giờ là người Choang, Tày, Nùng. Trước sức ép của người Hán và người Việt ở phía
Đông và Bắc, người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỷ VII đến thế

kỷ XIII. Trung tâm của họ là Điện Biên Phủ (Mường Thanh), từ đây họ tỏa khắp nơi
ở Đông Nam Á bây giờ như Lào, Theo PGS.TS Hoàng Lương, người Thái đã có mặt
ở nước ta từ thời đại Hùng Vương. Các đợt thiên di của người Thái trong thời gian
cuối thiên niên kỉ thứ nhất sau Công Nguyên (thế kỉ IX – X) và đầu thiên niên kỉ thứ
hai (thế kỉ XI – XII) chỉ làm cho các nhóm Thái được bổ sung, tăng cường thêm chứ
không phải đến thời điểm này người Thái mới bắt đầu thiên di vào sinh sống ở vùng
Tây Bắc.
Theo các tài liệu dã sử của địa phương như: Quam Tô Mương, Táy pú xấc,
Phanh mương, Phiết mương . . . và một số công trình nghiên cứu của GS. Đặng

5


Nghiêm Vạn, Đinh Xuân Lâm, Cầm Trọng…cho thấy: Người Thái thiên di vào nước
ta qua hai con đường.
Đợt thứ nhất: vào khoảng thế kỉ thứ IX – X, do không chịu thần phục chính
sách đồng hóa thôn tính của các triều đại phong kiến Hán tộc nên một bộ phận người
Thái ở thượng nguồn sông Tây Giang đã men theo triền sông Đà và sông Mê Công
thiên di xuống phía Nam vào vùng Bắc nước Lào và Tây Bắc Việt Nam hình thành
nên một số điểm tụ cư của người Thái trắng ở dọc sông Đà như Mường Lay, Mường
Tè, Mường La. Sau một thời kì tranh chấp với các cư dân bản địa (nhóm Nam Á),
người Thái trắng đã định cư trong các thung lũng, đất đai màu mỡ, gần nguồn nước,
giao thông đi lại thuận tiện… đến thế kỉ XIII, thế lực của trung tâm Thái Mường Lay
trở nên cường thịnh, các thủ lĩnh Lôm Lẹc, Lẹc Ma đã bành trướng thế lực ra các
vùng xung quanh… phía Bắc phát triển đến giáp Vân Nam ( Trung Quốc), phía Đông
đến Mường Tè, phía Tây sang đến tận Nậm U ( Thượng Lào), phía Nam phát triển
dọc sông Đà, từ Mường Chiên ( Quỳnh Nhai) đến tận tả ngạn Mường La. Người Thái
có câu:
“Lả te tiếng pua Keo
Hua te tiếng Tạo Lay”

(cuối sông Đà nổi tiếng Vua Kinh
Đầu sông Đà nổi tiếng Tạo Lay) [11; tr 312]
Do đó Mường Lay đã trở thành trung tâm Thái ở vùng Bắc, Tây Bắc.
Cũng trong thời gian này, một bộ phận người Thái trắng từ Mường Đeng
(Mường Đỏ) của Lào theo đường Chiềng Ve thiên di vào vùng Mường Sang, Pa
háng… và nhanh chóng tỏa đi khắp vùng Mộc Châu. Trong quá trình thiên di, để
chiếm cứ đất đai và ổn định địa bàn cư trú, các nhóm Thái cũng đã tranh chấp quyết
liệt với các tộc người Kháng, Mảng, Xinh-mun… Đến cuối thế kỉ XIII, Nhọt Cằm
đã đánh thắng các cư dân bản địa Nam Á làm chủ toàn bộ vùng Mộc Châu rộng lớn,
phía Đông đến Mường Tấc ( Phù Yên), phía Bắc đến Mường Vạt (Yên Châu), phía
Tây, Tây Nam là Mường Ét, Chiềng Cọ (thuộc tỉnh Sầm Nưa của Lào), phía Nam là
Đà Bắc, Mai Châu ( Hòa Bình). Từ đó vùng đất Mường Sang (Mộc Châu) đã trở
thành trung tâm của người Thái trắng. Người Thái ví Nhọt Cằm như “Then” ( trời),
“Phạ” (đất) nổi tiếng khắp vùng.

6


Đợt thứ hai: vào đầu thiên niên kỉ thứ hai sau công nguyên (thế kỉ X – XI):
“một bộ phận của người Thái đen từ Mường Ôm, Mường Ai, miền đất nằm giữa sông
Nậm U và sông Hồng (người Thái gọi là Nậm Tao), thuộc miền Nam tỉnh Vân Nam
do Tạo Ngần (con Tạo Suông) dẫn đầu thiên di xuống chiếm Mường Lò mà cánh
đồng Nghĩa Lộ là trung tâm”. Trong luật tục Thái ở Thuận Châu cũng viết: “người
Thái xưa ở đất Hán kéo nhau xuống ăn Mường Lò…”. Đến đời con là Tạo Lò tiếp
tục phát triển thế lực đến các miền xung quanh như Mường Min (Tú Lệ ), Than
Uyên, Dương Quý, Văn Bàn thuộc ven sông Hồng… Ông đã được các vùng lân cận
vì nể, chịu dâng tiến nhiều của cải châu báu:
“Kim, Than đến dâng bát,
Rặt bát hoa viền vàng”
“Muổi, La đến cống trâu

Rặt trâu đen đuôi hoa” [11; tr 313]
Sau đó từ “vùng đất ba dải, Miền chính lưu cực con sông”, Lạng Chượng (con
út của Tạo Lò ) tiếp tục cầm binh đánh thắng các bộ tộc Nam Á mở rộng thế lực ra
Mường Chiên (nay thuộc Mường La) sang Mai Sơn lên Sơn La, Mường Muổi
(Thuận Châu) đến tận Mường Thanh ( Điện Biên). Để chiếm cứ đất đai, ổn định địa
bàn cư trú, Lạng Chượng đã phải nhiều lần chinh chiến với các cư dân bản địa nhóm
Nam Á.
Theo sử thi Táy pú xấc và Quan tô mương của dân tộc Thái thì: “Lạng Chượng
đã phải chật vật lắm mới thắng nổi quân Nam Hán (bao gồm các tộc người Khơ mú,
La Ha, Xinh mun, Kháng). Truyền thuyết còn kể rằng quân Xá (tức Nam Á) có tên
làm bằng đồng nhọn, quân Thái chỉ có tên tre, Lạng Chượng mới nghĩ cách lập mưu
thách nhau bắn xem tên của ai cắm vào đá là thắng. Quân Xá bắn tên đồng thì đá bật
ra. Quân Thái biết cách làm cục xáp ong vào đầu tên tre nên bắn vào đá thì dính.
Quân Xá chịu thua phải chịu dâng trống đồng, để quân Thái chiếm đất còn quân Xá
phải chạy vào vùng sâu mà ở” [4; tr 12].
Trong quá trình phát triển, các thủ lĩnh của ba trung tâm Thái ở Mộc Châu,
Mường Lay, Mường Muổi, thường xuyên xung đột, lấn chiếm lẫn nhau. Đến thời
Tạo Ngần (cuối thế kỉ XIV), do chăm lo đến phát triển kinh tế, xây dựng bản mường,
khuyên bảo nhân dân dần dần thế lực của Tạo Ngần ở Mường Muổi trở nên cường
thịnh thu phục được hai trung tâm Thái ở Mộc Châu, Mường Lay và các tộc người
7


khác ở Tây Bắc, xóa đi tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất được Tây Bắc. Từ đây
lịch sử xã hội Thái nói chung, văn hóa Thái nói riêng có những bước phát triển quan
trọng.
Qua các cứ liệu khảo cổ học ở Tây Bắc và truyền thuyết của người Thái thì đã
có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của dân tộc này. Có quan điểm cho rằng
người Man Thanh (Thái Thanh) và Tày Mười (Hàng Tổng) ở Thanh Hóa, Nghệ An
hiện nay có nguồn gốc từ Mường Thanh (Điện Biên) và Mường Muối, Huyện Thuận

Châu (Sơn La) di cư từ lâu đời.
Để giải thích nguồn gốc xuất hiện con người của dân tộc mình, người Thái đã
xây dựng lên các câu chuyện bản Mường, các truyền thuyết thần bí. Tiêu biểu là
truyền thuyết “Ải Lậc Cậc” người có công khai phá bốn cánh đồng lớn vùng Tây
Bắc: Mường Thanh, Mường Lò, Mường Tấc, Mường Than. Cùng với nó là truyền
thuyết “Năm Tẩu Púng” ở Tuần Giáo – Điện Biên kể về sự ra đời của các dân tộc ở
Tây Bắc.
Các sách kể chuyện của người Thái, cũng như những truyền thuyết dân gian đã
nói về quê hương xa xưa của người Thái là vùng có ba dải đất lớn, được tưới nước
bởi 9 con sông và là nơi Sông Đà gặp Sông Hồng (Hin Xam Xẩu, Nậm Cẩu Que, Pá
Te Tao) tựu chung lại.
Trong sử thi kể chuyện bản Mường “Quam Tô Mương” của người Thái đen còn
kể rằng họ trực tiếp là con cháu của Ải Ngu Háu (Chúng Hổ Mang). Sở dĩ người
Thái đen lấy rắn hổ mang làm ông tổ là do bắt đầu từ mối tình Tạo Qua (đời thứ 10
của tù trưởng Thái đen Lạng Chượng) với nàng Xo người Khơ Mú dòng dõi Khum
Quàng, Ămpoi làm vợ hai. Hai người sinh được một con trai khôi ngô tuấn tú đó
chính là Hổ Mang. Do ghen ghét, vợ cả của Tao Qua tìm cách giết chàng trai bằng
cách bắt chàng trèo lên hốc cây có rắn Hổ Mang, chàng đã bắt được con rắn độc to
lớn này. Từ đó chàng mang tên rắn Hổ Mang “Ải Ngu Hán” và trở thành ông Tổ của
người Thái đen hiện nay.
Theo cuốn Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam – Ban dân tộc học Tây Bắc xuất
bản 1975 đã có đoạn ghi „Từ lâu quê hương của người Thái, cũng như một số bộ tộc
anh em nằm trong một khu vực rộng lớn với những khu trung tâm nổi tiếng Xip –
Xoong – Pănna (Vân Nam), khu vực Mường Ôm, Mường Ai (thuộc các châu Tung
Lăng, Hoàng Nham), khu vực Bơ Te (thuộc miền Tây Nam Vân Nam). Họ đến Tây
8


Bắc từ rất lâu rồi, tổ tiên của họ có thể là một thành phần trong nhóm cư dân bản địa
của các ngành người Việt cổ”.

Về sự có mặt của dân tộc Thái Tây Bắc, cho đến nay tuy vẫn còn nhiều ý kiến
khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: cư dân
thuộc nhóm tiếng Tày – Thái vốn sinh sống ở vùng cao nguyên Thanh Tạng (Tây
Tạng – Trung Quốc), do không chịu thần phục chính sách đồng hóa thôn tính của các
triều đại phong kiến Hán tộc nên vào thời điểm cuối thiên niên kỉ II Sau Công
Nguyên họ đã ồ ạt tìm đường thiên di xuống phía nam theo đường sông Mê Công và
sông Hồng (người Thái gọi là Năm Tạo) đổ bộ lên Myanma, Lào và vào vùng Tây
Bắc Việt Nam. Đến cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XV ở Tây Bắc Việt Nam xuất hiện ba
trung tâm Thái: điểm cực Nam và Tây Nam là Mộc Châu (trung tâm của người Thái
Trắng), điểm cực Bắc và Tây Bắc là Mường La, vùng giữa là Mường Muối (trung
tâm của người Thái đen hiện nay).
Về tên gọi, người Thái tự gọi mình là Phủ Tay hay Côn Tay đều có nghĩa là
người, có hai ngành Thái đó là: Thái đen (Tay Đăm) và Thái Trắng (Tay Đon) hay
Tay Khao.
Tóm lại người Thái đã có nguồn gốc lâu đời ở nước ta, họ đã đoàn kết cùng
nhau xây dựng bản mường. góp phần vào công cuộc dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta. Hiện nay đồng bào Thái ở Sơn La chiếm 54,7% dân số trong đó 2/3 là người
Thái đen, họ sống, cư trú rải rác trong 8/11 huyện thành: Thành Phố Sơn La, Thuận
Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp [11; tr 307].
1.2. kinh tế - xã hội- Văn hóa
1.2.1. Về kinh tế
Nền kinh tế nông nghiệp đã trở thành nguồn sống chủ yếu của đồng bào Thái
Sơn La. Trong trồng trọt cây lúa được coi là trung tâm giữ vai trò chủ đạo, bên cạnh
việc trồng trọt người Thái vẫn còn bảo lưu hình thái kinh tế chiếm đoạt cổ xưa: săn
bắn, hái lượm, đánh bắt cá với các mức tương đối quan trọng. Bởi vậy đồng bào Thái
có câu tục ngữ:
“ Được mùa thì quay lưng vào rừng
Đói kém thì cúi mặt xuống hố mài”
Ngoài lúa ra cây trồng chính trong trồng trọt của người Thái, thì còn có cây
ngô, khoai, sắn… cũng đóng vai trò quan trọng.

9


Nguồn thực phẩm cũng có từ việc chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan…) đặc biệt
là gia súc lớn vừa là nguồn cung cấp thực phẩm trong sinh hoạt và cũng là nguồn
cung cấp sức kéo để làm ruộng, nương, kéo ngô, làm nhà cửa… nguồn thực phẩm tự
nhiên cũng là nơi cung cấp cho đồng bào như: hái lượm rau, măng, củ, quả, săn thú
rừng, đánh bắt cá ở sông suối… người Thái đen đã đúc kết đặc điểm kinh tế của
mình qua câu ngạn ngữ:
“miếng cơm ở đất
Thức ăn ở rừng”
Nền kinh tế của đồng bào Thái Sơn La chưa có sự phân công lao động lớn như
chăn nuôi vẫn chưa tách ra khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông
nghiệp nên chưa xuất hiện các thị trường tập trung. Phần lớn nền kinh tế của đồng
bào Thái vẫn là tự cung tự cấp, họ có thể tự cung cấp lương thực, thực phẩm cho đến
công cụ lao động như cuốc, xẻng, các đồ dùng sinh hoạt, vật dụng gia đình bằng các
nghề thủ công truyền thống.
Ngày nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới các vùng xa xôi hẻo
lánh, vùng sâu vùng xa và tới đồng bào các dân tộc thì cơ cấu kinh tế của đồng bào
Thái cũng có bước phát triển hơn. Giao lưu kinh tế trở nên phát triển và ngày càng
mở rộng, cuộc sống được cải thiện dần, kinh tế gia đình ngày càng khá giả hơn trước
và đồng bào Thái đã tham gia làm chủ xây dựng quê hương, bản mường.
Đồng bào Thái có các nghề phụ gia như: dệt vải, đan lát, làm mộc… Phụ nữ
Thái thì giỏi dệt vải, thêu thùa. Đàn ông thì đan lát, làm mộc tạo ra những sản phẩm
phong phú và mang tính thẩm mĩ cao.
1.2.2. Về xã hội
Người Thái ở Sơn La nói riêng, ở Tây Bắc nói chung thì cơ sở chủ yếu của nền
kinh tế còn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp, tự nhiên. Vì vậy tổ chức xã hội của
họ cũng có những nét đặc thù vừa thể hiện tính chất cát cứ địa phương, vừa thể hiện
tính chất thống nhất của cả nước.

Tính chất cát cứ địa phương thể hiện rõ ràng với từng đơn vị châu mường, mỗi
châu mường là một lãnh đạo đảm bảo quyền lợi theo tục lệ của một dòng hay một
dòng quý tộc đặt dưới sự thống trị của châu mường (chủ mường). Lịch sử phát triển
của châu mường gắn với sự phát triển của các dòng quý tộc Thái, mà trong nhiều đời

10


đã được triều đình phong kiến trung ương công nhận quyền thống trị ở địa phương
với tính cách “thế tập”. Người Thái có câu:
"Sích bẩu châu căm"
(Dòng họ nhà trời làm chủ đất vàng)
Đã nói lên quyền làm chủ của các quý tộc Thái với vùng đất đai của họ là các
châu mường.
Những châu mường trung tâm được gọi là châu mường lớn (mường luông). Như
đời nhà Lý có mường lò luông, đời nhà Trần có mường Muổi luông, tuy nhiên mường
luông không có tính chất như một cấp tỉnh mà chủ yếu làm nhiệm vụ truyền đạt và đôn
đốc châu Mường thực hiện chiếu chỉ của triều đình.
Về hình thức trong bộ máy hành chính của cả nước các châu mường chỉ có vị trí
như cấp huyện, xong về thực chất mỗi châu Mường có tính cách như một “triều đình
nhỏ” được triều đình phong kiến trung ương công nhận quyền “Thế tập” của quý tộc
cũng như quyền tổ chức bộ máy hành chính và cai quản địa phương theo tập quán và
luật lệ riêng. Trong từng đơn vị châu mường có nhiều người cư trú cho nên quý tộc Thái
cùng với bộ máy hành chính của họ không những thống trị nhân dân lao động Thái mà
cả những tộc người khác nữa.
Sơ đồ chức các đơn vị châu mƣờng:
Châu Mường

Mường Phìa ngoài


Tu
thống
quán
tế

Các
giáo

Xổng

Các
bản

Mường Phìa trong

Lộng
Quan

Xổng

Xổng

11

Cang y chủa tố


Sau khi đất nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào Thái
Sơn La đã quy tụ và sống ổn định dưới các đơn vị hành chính bản Mường. Mỗi bản
gồm khoảng 40- 50 nóc nhà cùng nhau sinh sống, đều có người đứng đầu là trưởng

bản.
1.2.3. Về Văn hóa
Văn hóa là kết quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh dựng nước
và giữ nước của dân tộc. Quá trình sinh sống, hòa huyết đồng bào Thái Tây Bắc đã
sáng tạo ra nền văn hóa nghệ thuật dân gian đa dạng, phong phú đậm đà bản sắc dân
tộc đúng như người Thái đã nói:
“Ăn cơm nếp, uống rượu cần
ở nhà sàn, mặc “xửa cỏm”” ` [ 11; tr 308]
Hoặc câu:
“Đi ăn cá về nhà uống rượu
ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm” [11; tr 309].
Một trong những sản phẩm độc đáo của nền văn hóa vật chất của đồng bào Thái
Sơn La là hình ảnh ngôi nhà sàn cổ được dựng lên trên cơ sở sự phát triển kinh tế xã hội. Người Thái thường có câu thành ngữ để nói về ngôn ngữ nhà sàn của họ
“Hươn mi hản quản mi xấu” có nghĩa là “nhà có gác, sàn có cột”. Nhà sàn của người
Thái đen thường mang một vẻ rất riêng, không lẫn vào đâu được. Nhà thường được
cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và các loại cây như tre, nứa… và được lợp bằng cỏ
gianh, khi làm nhà để nối các cột kèo, người Thái sử dụng các đòn đâm qua lỗ đục
của các cột, kiểu kiến trúc có vẻ rất đơn sơ nhưng lại rất chắc chắn. Nhà của người
Thái đen bao giờ cũng làm số gian lẻ hai đầu hồi “tạp cống”, khúm núm như mai rùa
và có khâu cút trọc trời.
Tuy nhiên cũng là dân tộc Thái sinh sống ở Sơn La nhưng nhà sàn của người
Thái đen có điểm khác so với nhà sàn của người Thái trắng. Nhà sàn của người Thái
đen: người Thái đen làm nhà sàn từ 3 đến 5 gian, trước kia còn 7 gian, cột chôn
chính khúm núm, mai rùa, hai đầu nóc hồi được trang trí “khau cút” một biểu tượng
mang ý nghĩa chỉ vai trò, địa vị của các tầng lớp trong xã hội. “khau cút” là hai tấm
ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc. Ngược lại nhà sàn của người Thái
trắng: có mái phẳng, có các lan can bằng gỗ ở phía trước hoặc bao quanh nhà, hai
đầu hồi không có “khau cút”.
12



Trải qua nhiều thế kỉ sinh tồn và phát triển hình dáng ngôi nhà sàn của người
Thái đã đa dạng lại càng thêm phong phú. Qua sử sách, đặc biệt là các tác phẩm văn
học dân gian, hình dáng nhà sàn được nghệ nhân dân giải thích dựa theo những quan
niệm và tư tưởng khác nhau. Một số truyện cho rằng hình dáng ngôi nhà sàn Thái
đen giống mai rùa, nhà sàn Thái trắng giống mai cua là vì ngày xưa con người được
Then dạy cho cách làm nhà nhưng họ quên mất cách làm mái. Họ định lên trời hỏi
Then thì có một con rùa từ dưới suối bò lên nói rằng: các ông cứ làm nhà theo thân
hình của tôi, ngôi nhà sẽ bền và chắc, không lo bị mưa gió làm đổ. Nói ròi rùa dựng
4 chân lên và thụt đầu vào mai. Từ đó người Thái đen làm nhà có hai cửa ở hai đầu
hồi, mái giống hình mai rùa, nhà có hệ thống cột vững chắc.
Người Thái trắng làm nhà gần bờ sông đang uốn cây để buộc mái thì một
người bị cây bật phải ngã xuống đất chết tươi. Họ dừng lại không làm nữa lúc đó con
cua dưới bờ sông ngoi lên bảo với con người: “các ông cứ làm mái như mai của tôi,
nhà sẽ đẹp và con người không bị chết”. Từ đó người Thái đen làm nhà có hình mai
rùa còn nhà của người Thái trắng có hình mai cua [9; tr 35].
Hình dáng và tín ngưỡng về khau cút trên nóc nhà sàn của người Thái đen
cũng vô cùng phong phú và độc đáo. Khau cút được làm từ tre hoặc gỗ theo các hình
thù khác nhau. Nhà sàn của người Thái đen có nhiều dạng khau cút, dạng đơn giản
nhất là hai thanh tre bắt chéo vào nhau là dấu hiệu của nhà phụ nữ góa bụa (me mải)
nên gọi là khau cút mải. Tiếp đến là Khau quai ( sừng trâu), khau bẻ ( sừng dê), cút
chim may (cút trăng khuyết), cút nêm (cút lá tre) là dấu hiệu của nhà bình thường,
khau cút pua (khu cút chùm) dấu hiệu của nhà có nhiều thế hệ sinh sống, có nơi dành
cho quý tộc. Khau cút căm (khau cút vàng) dưới có thanh gươm là dấu hiệu của nhà
quý tộc giữ chức vụ quân sự. Khau cút pua (khau cút hoa sen) là dấu hiệu của gia
đình quý tộc lớn [6; tr 111].
Ngày nay, chiếc khau cút không còn vai trò chắn giữ mái gianh nữa mà chỉ có
vai trò trang trí cho ngôi nhà của mình vì vậy hình dáng chiếc khau cút có thêm
nhiều họa tiết mới mang hơi thở của phong cách kiến trúc hiện đại đẹp và phong phú
về kiểu cách nhưng mối liên hệ giữa các kiểu dáng của chiếc khau cút này với văn

hóa của dân tộc Thái mờ nhạt hơn so với các kiểu dáng khau cút cổ truyền ( khau bẻ,
khau cút pua…).

13


Bên cạnh nếp nhà sàn đặc biệt đó thì người Thái đen còn có trang phục truyền
thống riêng biệt mà ta không thể nhầm lẫn với dân tộc khác. Trang phục nữ của
người Thái đen vừa đẹp vừa gọn và đặc biệt làm nổi rõ những đường nét trên cơ thể
của họ, họ mặc áo cánh ngắn (xứa cỏm) khuy cắt bằng bạc và hình bướm, ve ôm sát
lấy thân người váy màu đen không trang trí hoa văn. Trang phục của người Thái
trắng khác ở điểm là cổ chữ V, áo gam màu sáng còn người Thái đen thì cổ áo hình
tròn hoặc thường có màu tối. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, phụ nữ có chồng
búi tóc trên đỉnh đầu (tẳng cẩu), Phụ nữ Thái trắng khi có chồng vẫn không búi tóc
lên trên đỉnh đầu. Trong dịp tết, lễ phụ nữ thường mặc áo dài, với các loại xẻ nách,
chui đầu trang trí hoa văn. Đặc biệt trong tang ma, con dâu trưởng phải mặc áo dài có
tên là “xửa trai” đặc trưng của phụ nữ thái đen là đầu đội khăn Piêu, phụ nữ Thái
trắng là đội nón rộng vành và đan bằng nan tre.
Trang phục nữ Thái đen còn có khăn Piêu màu đen, hai đầu có thêu những
hoa văn hình kỉ hà bằng chỉ nhiều màu sắc. Cùng với áo, váy, chiếc khăn này đã
được nhiều người ca ngợi bằng văn, hội họa, âm nhạc… Song một chi tiết có liên
quan tới lịch sử tộc người mà chưa ai để ý miêu tả đến là những hoa cuộn và thêu chỉ
màu gọi là cút đính thành chùm ở mép đường viên hai đầu. Số lẻ ( kị) cút piêu là
tượng trưng cho sự chung thủy và số chẵn ( đối ) tượng trưng cho sự lừa dối. Số cút
piêu theo đúng tiêu chí truyền thống thì phải lẻ 3;5 để biểu thị sự chung thủy của
người vợ với người chồng và để đặt tên cho khăn người ta cũng căn cứ vào số lượng
cút trong một chùm, nếu chùm 3 thì gọi là piêu cút Xam, tức khăn 3 cút, chùm 5 là
piêu cút hả tức khăn 5 cút. Hai số lẻ 3;5 là phổ biến không thấy hiện tượng 1; 7; 9
[14; tr 158].
Trang phục nam giới: Ngày thường mặc áo màu đen, cổ tròn, xẻ ngực, cài cúc

vải có hai cúc dưới vạt trước, quần kiểu chân quê màu chàm đen. Dịp lễ tết họ mặc
áo dài, xẻ nách màu chàm đầu cuốn khăn, chân đi guốc. Trong tang ma họ mặc nhiều
loại áo, tương phản màu sắc với ngày thường, có nối cắt may dài, thụng không lượn
nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách…
Người Thái rất nổi tiếng về nghệ thuật thêu, dệt vải, nguyên liệu chính để dệt và
thêu là sợi bông và sợi tơ tằm do vậy nghề trồng bông nuôi tằm rất phát triển.
Dệt vải, theo phân công tự nhiên thì việc làm ra vải là lao động chủ yếu của nữ
giới, nam giới là người hỗ trợ trong việc chế tác các công cụ để cho nữ giới sản xuất
14


ra sản phẩm này. Trong tập quán truyền thống, xã hội Thái đã rèn luyện cho phái nữ
một tay nghề làm vải thành thạo. Điều đó ngay từ khi lọt lòng mẹ được một tháng
tuổi, bé gái mặc dù chưa biết gì, nhưng cũng đã được tiếp xúc với tục làm nghi thức
xác định nghề nghiệp. Hôm đó bà mẹ đem đọt bông cuốn vào tay cháu bé, rồi lấp
một ống bương dỗ xuống sàn nhà và xướng to những câu sau:
Dậy!
Dậy lớn, Dậy khôn!
Dậy đi nương theo cô!
Dậy đi ruộng theo cha!
Dậy nhặt bông theo mẹ!
Dậy lớn dạy khôn mau!
(Tứn!
Tứn nháu, tứn sung!
Tứn pay hay đom a!
Tứn pay na đòm ải!
Tứn kếp phải đom êm!
Tứn nháu tứn sung văn dơ!) [18; tr 130].
Sau đó, người mẹ thay mặt con gái của mình đáp lời: “vâng” ! chắc cháu sẽ lớn
khôn và chăm chỉ vải vóc rồi ! ( ờ ! co chi nháu chi xung xắc mắn phải huk lỏ). Qua

đó chúng ta thấy được ngay từ khi còn nhỏ các cháu bé gái đã được dạy việc dệt vải
, trải qua năm tháng bé gái lớn dần thì bắt đầu đi nhặt bông và sau đó có thể tự dệt
ra những tấm vải và cắt may chiếc áo cho phù hợp với mình.
Nói về việc cắt may áo trong thiên tình ca Sống chụ son sao đã miêu tả:
“Mười tuổi nhuộm răng đen học làm gái
biết cắt áo che đôi vú
biết gom tóc làm độn
biết sửa dáng hình xuống “Khuống” thành gái tơ!” [18; tr 132].
Người Thái rất nổi tiếng về dệt vải, là con gái Thái thì không được phép
ngừng tay làm vải mà phải đạt tới trình độ dệt vải tinh xảo như câu tục ngữ sau:
"Khuổm mư pên lai, hai mư pên bók "
(Sấp đôi tay đã thành hoa văn, ngửa bàn tay đã thành hoa
lá) [18; tr 132].
15


Theo người Thái những người đàn bà nào sành nghề làm vải thì được bản
mường tặng danh hiệu “đàn bà tám cạnh sắc nét” ( me pa pét liêm). Như vậy: ngay từ
xa xưa nghề trồng bông và nuôi tằm đã rất phát triển điều đó khẳng định đó là một
nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái.
Bên cạnh nghệ thuật thêu dệt vải thì ẩm thực cũng là một nét nghệ thuật độc
đáo của đồng bào Thái nói chung và Thái đen Sơn La nói riêng. Ẩm thực là một nét
nghệ thuật đặc biệt của người Thái (Sơn La), lương thực chính của người Thái là gạo
nếp, gạo nếp đồ thành xôi và người Thái chỉ ăn xôi nếp đồ cách thủy. Chỉ cần quan
sát bữa ăn chúng ta cũng có thể biết được sự khác biệt giữa văn hóa của dân tộc Thái
với các dân tộc khác. Chẳng hạn trong khi người Kinh coi xôi là quà ăn lót dạ buổi
sáng, ăn chơi cho vui miệng hoặc dùng trong các nghi thức tập quán như cỗ cưới, ma
chay, tết cổ truyền và thường không thể thiếu món xôi gấc trong cúng lễ của nhà
chùa thì có xôi oản… Thì ngược lại người Thái coi xôi là cơm. Mặc dù hiện nay
người Thái đã có thói quen ăn cơm tẻ nhưng họ vẫn coi cơm nếp là thứ lương thực lí

tưởng đồng thời vẫn là vật đặc trừng cho văn hóa tộc người.
Ngoài ra người Thái còn rất nổi tiếng với cơm lam (Khẩu lam) bỏ gạo nếp vào
ống nứa, trong ống nứa có luồn lá rong sau đó đổ nước lã vào rồi nướng trên ngọn lửa.
Khi gạo chín rồi tước vỏ tre nứa lấy cơm mà ăn. Nếu ống bằng tre pheo, khi đốt chín,
tước vỏ ta sẽ được thỏi cơm lam bọc một lớp giấy. Nếu là ống nứa hoặc tre mỏng thì
lót thêm lá dong để khi đốt không bị cháy. Thỏi cơm lam được bọc bởi lớp giấy của tre
hoặc lá dong ấy làm cho cơm nếp lan tỏa hương sắc đặc biệt gợi lên một cảm giác mấy
ai được dịp thưởng thức hết vị ngon của thiên nhiên hoang dã ban cho mình!
Trong phong tục tập quán, cơm lam còn là thứ dành cho bà mẹ mới sinh nở ở
thời gian đầu của “tháng kiêng” (bươn căm) hay còn gọi “tháng lửa” (bươn phay),
“tháng tốt” (bươn dì) vào thời gian đó chỉ được ăn một thứ là cơm lam nếp, không
được ăn cùng mâm và thức ăn như người bình thường. Sau khi rút các thỏi cơm lam
để ăn, vỏ ống được bó lại đem treo ở các trạc cây ven rừng. Đây là “dấu hiệu” để báo
cho Then trên trời biết, đứa trẻ đã ra đời và tiếp tục sống. Ngược lại nếu không thấy
những vỏ ống nếp lam, Then xóa sổ sống thì bé chết.
Như vậy chúng ta có thể thấy được cơm lam không chỉ là một thứ cơm truyền
thống mà nó có ảnh hưởng quan trọng trong phong tục tập quán của đồng bào Thái
trước kia cũng như vậy và bây giờ cũng thế, văn hóa đó vẫn tiếp tục được duy trì.
16


Một trong những nét độc đáo của văn hóa ẩm thực phải kể đến đó là mời rượu
"Phi" (Ma). Tục lệ này có từ lâu đời, người Thái xưa cho rằng thế giới có 3 bộ phận cấu
thành: Cõi trời - cõi người - trái đất. Trong cõi trời phải có các "Phi" theo con người
mang đến điều tốt lành hoặc ám ảnh gay tai họa cho con người. Khi nâng chén rượu đầu
tiên, chủ và khách chúc nhau những lời tốt lành chính là lúc gia chủ mời "Phi" phù hộ
độ trì cho gia đình, dòng họ mình và khách, nếu gia chủ và khách cụm ly nhau là tỏ thái
độ tôn trọng và đoàn kết, thì cách thể hiện sự tôn trọng đối với "Phi" đó là gia chủ hoặc
khách ngồi gần đổ một chút rượu từ chén của mình vào 2 chén rượu Phi, còn nếu ngồi
xa thì đổ một chút rượu xuống sàn nhà. Người Thái tin rằng hành động như vậy sẽ khiến

các "Phi" vui, âm dương hòa hợp mọi sự sẽ tốt lành. . .
Các món ăn chủ yếu của người Thái là đồ nướng như cá nướng, thịt nướng, thịt
vùi do… Trong các dịp lễ, tết thường làm bánh trưng, trong cưới xin, vào nhà mới
thường uống rượu cần, rượu sắn cất từ ngô hoặc gạo.
Ngoài ra thì người Thái là một trong bốn nhóm tộc người có chữ viết riêng,
điều này có ý nghĩa lớn đối với dân tộc Thái nói chung và người Thái đen Sơn La nói
riêng trong việc ghi chép lại những giá trị văn hóa, thiết chế xã hội,… mà đến ngày
nay còn lưu giữ lại là nguồn tài sản vô giá cho tộc người, cùng các ngành nghiên cứu
khoa học.
Trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của dân tộc Thái, chúng ta không thể
không nói đến “xên mo”(làm cúng), “Khắp một lao”(hát cúng), “Khắp sư”(hát thái),
“thiên trường ca”, “Sống chụ xôn xao” (tiễn dặm người yêu), Sử Thi “Táy pú xấc”
(những bước đường chinh chiến của ông cha); tục ngữ Thái “Quan chiêm lang” và
bên cạnh đó là một kho tàng giá trị văn hóa sâu sắc chưa được biên soạn và vẫn đang
tồn tại trong dân gian: Bài cúng tổ tiên, bài cúng ồn
Trong sản xuất, đời sống sinh hoạt, hát (người Thái gọi là khắp) đối với họ
không thể thiếu được. Người ta tự hát một mình hoặc hát cho mọi người nghe một
cách say xưa. Trước đây đã có những cuộc hát kéo dài đến 2, 3 ngày đêm. Qua hát
người ta không những thưởng thức được thi vị của ý thơ mà còn gửi gắm tâm tư, tình
cảm vào những âm thanh trầm bổng của giọng hát hay. Hễ có thơ là người ta có thể
hát ngay theo một lối hát cho hợp với thể loại. Đó chính là các làn điệu dân ca biểu
hiên bằng lối hát thơ thích hợp của từng vùng. Cũng là truyện thơ, nhưng khi hát làn
điệu khác nhau hoàn toàn. Không bao giờ hát sử thi Táy Pú Xấc như hát tập thơ Anh
17


hùng ca Chương han, người ta cũng không hát Phanh mương (Kể chuyện dựng bản
mường) như hát chuyện thơ chàng Lú, Nàng Ủa. Lại cũng có thể có hai lối hát cho
cùng một tác phẩm thơ. Chuyện thơ Sống Chụ xon xao khi nhà dỗi ngân nga thì phải
theo làn điệu “khắp sư”, khi hát ở các bữa tiệc cưới thì phải theo làn điệu “khắp báo

sao”. Hát có kèm theo nhạc khí, chiêng trống tăng thêm không khí rạo rực, sôi nổi
hoặc lâm ly thấm thiết. Có thể nói, những giá trị văn hóa tinh thần phong phú đa
dạng của dân tộc Thái tràn đầy sức sống.
Cùng với những tinh hoa văn hóa độc đáo thể hiện đời sống tình cảm đằm thắm
thiết tha của cộng đồng dân tộc, đồng bào Thái còn có nhiều phong tục tập quán tốt
đẹp như: Lễ mừng thọ, lễ mừng cơm mới, mừng nhà mới, hội ném còn, Hạn Khuốn.
Trong đó tiểu biểu phải kể đến phong tục như là: lễ mừng cơm mới.
Người dân tộc Thái nơi đây quan niệm, để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù
hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng. Vì vậy, trước khi thu hoạch lúa, các gia đình
đều làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất. Anh
Đường Văn Liên cho biết: "Từng nhà tổ chức một. Nhà em có làm nhưng em đã làm
cách đây 2 hôm rồi. Em cũng làm mâm cỗ như này. Đặc trưng của người Thái có thịt
gà, chuẩn bị đủ thức ăn cho mọi người. Còn cúng thì dành một con gà trống để thờ tổ
tiên mình. Người Thái phải sắm đầy đủ từ các loại củ như sắn, khoai, hoa quả như
bưởi, mía… mình mời tổ tiên về mừng cơm mới. Mời tổ tiên, họ hàng đến mừng
cơm mới đến nhà, họ sẽ biết và đến cùng nhau".
Lễ cơm mới các thành viên quây quần bên nhau. Đây sẽ là dịp để ông bà, cha
mẹ dạy bảo con cháu biết quý trọng sức lao động, đạo lý, lối sống đúng mực ở đời.
Vì thế, dù công việc bận rộn đến đâu, con cháu vẫn cố gắng sắp xếp thời gian về xum
vầy cùng gia đình trong ngày cơm mới. Anh Lò văn Dũng, cháu của ông Tun, cho biết:
"Cũng như mọi gia đình trên đất Mường Phăng, năm nào đến vụ mùa cũng làm lễ tổ
chức ăn cơm mới. Thời ông thời cụ cứ truyền lại như vậy và chúng tôi phát huy nên
giờ làm vẫn không có gì khác. Phong tục này rất vui và hay, một phần là để người dân
gìn giữ và phát huy truyền thống, một phần để người dân tổ chức ăn cơm mới là họ
thấy mình được mùa. Ai không tổ chức là không được mùa. Mường Phăng nghề chính
là nông nghiệp lúa nước nên việc làm ruộng làm nương hết sức quan trọng".
Cái cách người Thái bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên cũng rất đặc biệt.
Ngoài những lễ vật như lợn, gà, các loại hoa quả, trên mâm lễ dâng lên tổ tiên còn có
18



bát cơm mới mang đặc trưng của của người Thái. Ông Lò Văn Hanh, anh họ của ông
Tun cho hay: "Lễ cúng vừa có cơm mới, cơm cũ và cơm nhuộm màu. Cơm để cúng
lúa mới gặt khi còn non, mới chín 2/3 thôi mình gặt về, tuốt ra cho vào chõ hấp chín
cả thóc. Đem ra phơi nắng để cho khô lúc đó mới đem đi sát. Về vo qua để ráo nước
mới cho vào đồ. Cho nên nó vừa dẻo, vừa thơm".
Rồi ngày chọn làm cơm mới cũng không ấn định. Tùy từng gia đình, từng
dòng họ nên mỗi gia đình làm một ngày khác nhau. Nhưng có một điểm chung là
người Thái chọn ngày làm cơm mới là đều hướng về ông bà tổ tiên của mình. Lò Văn
Biên, bí thư xã Mường Phăng, cho biết: "Người Thái 10 ngày cúng 1 lần. Nhà nào họ
to thì 5 ngày cúng 1 lần. Ăn cơm mới thì trong tháng 30 ngày thì có 3 ngày thì mình
chọn ngày nào cũng được. Thường thường dân tộc Thái một năm chỉ làm một lần.
Chuẩn bị thu hoạch làm lễ cơm mới, lấy lúa hơi non để làm cơm cúng. Làm thế này
để tổ tiên được ăn cơm mới trước mình" [ 16 ].
Lễ cơm mới được người Thái coi trọng và gìn giữ từ này sang đời khác bởi nó
vừa phản ánh tín ngưỡng tâm linh, vừa biểu hiện nét văn hóa truyền thống đặc trưng,
mang tính nhân văn sâu sắc và khắc sâu ý nghĩa xã hội. Bởi lẽ, đây cũng là dịp để
anh em trong gia đình, thông gia, làng xóm hội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau công
việc làm ăn, xây dựng gia đình và thắt chặt thêm tình đoàn kết thôn bản hướng về
một cuộc sống đủ đầy.
Trong tất cả các lễ hội, ngày Tết của người Thái ở Tây Bắc, bên cạnh phần lễ là các
nghi thức, nghi lễ thuộc về tâm linh thì phần hội không thể thiếu trò chơi ném còn.
Để chuẩn bị cho ngày hội ném còn, các cô gái Thái đã chuẩn bị khâu quả còn
trước vài tháng. Quả còn được bàn tay khéo léo của các cô thôn nữ Thái khâu bằng
vải, hình trái còn to bằng quả cam lớn, bên trong có nhồi bông, cỏ mềm, vải vụn,
hoặc hạt của cây bông. Bên ngoài còn được trang điểm bằng rua ngũ sắc trông sặc sỡ
rất đẹp.
Sân ném còn được tổ chức trên khoảng đất rộng tương đối bằng phẳng và
dựng một cây tre dài từ 15-20m. Trên ngọn cột tre, ngoài lá cờ ngũ sắc phấp phới
biểu hiện của hội Xuân còn có một vòng tre đường kính ước khoảng hai gang tay, có

quấn giấy đỏ. Vòng tròn dán giấy đỏ này coi như là tâm điểm để các đội thi nhau
ném. Đội nào ném thủy tâm đó, coi như dành phần thắng.

19


Trong tâm thức của người Thái, trò chơi ném còn có ý nghĩa rất đặc biệt. Nhà
nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái Lò Văn Ín ở Điện Biên cho biết: “Quả còn trong
quan niệm của người Thái tượng trưng cho dương còn vòng tròn dán giấy đỏ trên cây
tre tượng trưng cho âm. Người Thái chơi ném còn thể hiện âm-dương hòa hợp và
mang ý nghĩa phồn thực. Chính vì thế, những gia đình hiếm muộn con cái rất hào
hứng tham gia ném còn để cầu tự” [16].
Ngoài ra, khi tổ chức hội thi ném còn, quả còn ném thường hướng về đầu
nguồn sông hay suối, chính là hướng về các bản làng người Thái vì người Thái thường
sinh sống bên đầu nguồn con nước. Có lẽ vì thế, trò chơi ném còn vẫn trường tồn, trở
thành trò chơi dân gian vui nhộn và thu hút nhiều người hào hứng tham gia nhất.
Cách chơi ném còn rất đơn giản, chỉ cần người chơi chia làm hai đội, đứng hai
đầu cây tre và dùng quả còn xoay tròn ném lên vòng tròn treo trên đầu cây tre. Nếu
đội nào ném trúng thủng vòng tròn thì thắng cuộc.
Hội ném còn của người Thái không phân biệt lứa tuổi, ai cũng có thể tham
gia. Thậm chí, du khách miền xuôi lên vui hội, sẽ được các cô giái Thái duyên dáng
trong váy cóm hướng dẫn bạn cách chơi. Nếu bạn là người thắng cuộc sẽ được các
già làng thưởng cho chum rượu ngô hay chính quả còn bạn ném làm kỷ niệm.
Ngoài ra, đồng bào Thái còn có các tập tục truyền thống lâu đời như: Ma
chay, cưới xin, cúng bản, cấm mường… Trong "Táy Pú Xấc" có ghi nhắc đến:
"Đến Tạo Chuông làm lễ
Tạo Chuông làm lễ
Tạo chuông mới lại theo tục xưa
Mỗi suối mỗi trâu mổ
Một ngày dùng hai Mo" [4; tr 208].

Với những phong tục có từ ngày xưa này, đời đời con cháu nhớ ơn và luôn ghi nhớ
những nét đẹp văn hóa các thế hệ đi trước sáng tạo ra và để lại một nét tâm linh văn
hóa nhằm tạo dựng một bản mường. một cuộc sống tốt đẹp hơn.
"Mo bản cày cấy ruộng bản Pán
Thạo xen giấy của Tạo gần xưa
Cả đời gửi bào cúng tế ngày xưa truyền lại
Không bỏ bản từ thời cha ông . . ." [4; tr 277].

20


Hay:
"Cả đời thạo bài tư xưa cúng tế
Bản cha ông truyền lại không buông" [4;tr 301]
Cúng, bái đã trở thành truyền thống phong tục không thể thiếu của một người
dân Thái, trong các gia đình, dòng họ, bản mường
"Bản Pán để Mo Mương
Dõi họ Lường từ xưa cúng tế" [4; tr 288]
Trong khi hành lễ thì có rất nhiều thủ tục, cũng như chuẩn bị đầy đủ về vật
chất, các hiện vật phục vụ trong công việc hành lễ. Những lễ cúng lớn của mường
hay riêng chủ mường ngoài các lễ vật khác ra còn phải có lễ vật muông thú rừng
như: Cá, gà rừng, gà lôi, các loại chim, chuột, sóc . . Song những thứ đó không thể
kiểm ngay một lúc được nên phải có người chuyên kiếm mà sấy khô dần cho đủ.
"Ngày cúng tế gọi bản dân vui Đảng
ầm ầm sôi động nhà to . . ." [4; tr 287]
Ngoài ra còn rất nhiều phong tục đặc sắc khác, chúng tôi xin đưa ra một số
phong tục tiêu biểu như: Dân tộc Thái Tây Bắc có rất nhiều phong tục trong việc kết
hôn, trong đó có bước "Pán khẩu sống sứa Pha" (Bữa cơm xin đệm chăn) đây là bước
đánh dấu hết thời gian ở rể. Nhà trai chuẩn bị các loại lễ vật đón dâu:
"Gối kề cùng cụ Ta Kăm

Có bà nàng Lạn trẻ xinh
Ở sông to Mường huak
Gói cá to cụ mới đi dạn . . ." [4; tr 235]
Vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, hễ trời hạn thì người Thái lại tổ chức lễ cầu
mưa, hội cầu mưa tổ chức theo từng bản vào những đêm trăng có quầng đỏ, quầng
vàng - điềm báo trời đại hạn kéo dài. Vào dịp tổ chức hội cầu mưa hầu như mọi sinh
hoạt của người Thái đều hướng vào việc cầu mưa. Trai gái yêu nhau cũng tạm gác
những lời hát tỏ tình, giao duyên giành lời giao ước cho hạt mưa rơi.
Hay vào hàng năm khi mùa xuân đến cũng là lúc người Thái làm lễ "Xên
Bản". Tiếng trống hòa với tiếng chiêng, tạo ra một thứ âm thanh rộn rã và rất riêng
của vùng Tây Bắc, như chào mọi người cùng tham gia lễ hội với nhân dân trong bản,
trong mường.

21


×