Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.53 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất
nước.Giáo dục (GD) cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế
hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo
dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh(HS), đặc biệt là Giáo
dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn.
Vậy để GD có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần
biết lựa chọn phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp với phương pháp đổi mới, phù hợp với mục
tiêu và nội dung của bài học. Song để đi đến thành công GD đòi hỏi mọi người phải biết và không
ngừng nổ lực phấn đấu, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư thích đáng vào công việc
của mình. Đây là một công việc vừa mang tính GD vừa mang tính nghệ thuật. Do đó Đảng và Nhà
nước ta đã ghi rõ ở Nghị quyết TW II là “Nâng cao chất lượng toàn diện ở Tiểu học”. Bộ GD đã
đề ra yêu cầu của việc dạy học hiện đại là tăng cường hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của
học sinh. Đổi mới về phương pháp dạy học ở tất cả các môn học thông qua việc đổi mới chương
trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 .Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng GD
của nhà trường tiểu học ở trong tình hình hiện nay. A.KO Men Xi đã viết “GD có mục đích đánh
thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách...hãy tìm ra phương pháp cho
gíáo viên dạy ít hơn, học sinh hiểu nhiều hơn”.


II.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
-Trong năm học này, tôi đã làm công tác giảng dạy và tiến hành nghiên cứu 51 em học
sinh các lớp : 4A; 4B; trường Tiểu học Lê Thế Tiết, bên cạnh đó tôi còn học hỏi kinh nghiệm
của một số anh chị em đồng nghiệp.
-Cụ thể tình hình các lớp như sau:
+ Lớp 4A,Tổng số học sinh: 33 em .Trong đó: 13 nữ; 1 học sinh dân tộc; 1 học sinh nữ
dân tộc; 1 học sinh khuyết tật.
+ Lớp 4B,Tổng số học sinh:18 em. Trong đó: 7 nữ; 0 học sinh dân tộc; 0 học sinh nữ


dân tộc; 0 học sinh khuyết tật.
-Phần lớn các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số bố mẹ ít

quan tâm đến

viêc học hành của con cái, đồ dùng sách vở còn thiếu thốn.

III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Với nhu cầu của một xã hội hoá GD đòi hỏi ngành GD phải đổi mới phương pháp dạy
học để tạo ra những thế hệ con người nhận thức sâu sắc, biết tự giác chủ động sáng tạo trong
công việc. Nhìn lại việc học của con em ở địa phương, tôi thấy nhận thức của các em còn nhiều
hạn chế, ý thức tự học, tự rèn luyện rất ít, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn.
Các em chưa xác định được tầm quan trọng của việc học nên không ham học. Là một
người đứng trong ngành nghề dạy học tôi luôn băn khoăn là làm thế nào để phát huy tính tích cực
, chủ động, tự giác của học sinh trong học tập. Đây là một vấn đề nóng bỏng cần phải thực hiện
nhanh và đúng cách để những thế hệ do chúng ta đào tạo là những người làm chủ tương lai, đất
nước, biết xây dựng quê hương và đưa trình độ hiểu biết của toàn dân đi lên sánh được với các
nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt là giáo dục ở các vùng miền nông thôn và miền núi. Qua đổi
mới các phương pháp dạy học sẽ giúp các em học sinh nông thôn, dân tộc mạnh dạn, tự tin hơn


trước đám đông, biết cách tự đánh giá việc học của mình cũng như biết đánh giá kết quả học tập
của các bạn khác. Từ đó các em có tính chủ động hơn trong học tập và biết phấn đấu thi đua nhau
để việc học có kết quả cao hơn.

IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp giúp ta quan sát thái độ, hành vi của học sinh, phát hiện ra những hành
vi, cử chỉ của học sinh trong học tập, sinh hoạt...Để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
2.phương pháp thực nghiệm:

Khi tiến hành nghiên cứu tạo ra một số tình huống, những hoàn cảnh, những điều
kiện rất gần gũi của cuộc sống để đưa đối tượng vào vấn đề, từ đó nghiên cứu thu lại được những
tư liệu cần thiết. Đây là một phương pháp hết sức quan trọng và rất cần thiết trong nghiên cứu
khoa học.
3.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Qua phương pháp này làm cho người giáo viên thấy được những thiếu
sót và những chỗ hổng của học sinh để có phương pháp làm cho hoạt động của mình đạt
chất lượng cao.
4.Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm:
Nhờ phương pháp này mà người nghiên cứu có thể tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm của
giáo viên chỉ đạo về việc phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh qua các mặt hoạt
động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoại khoá, từ đó rút ra bài học và nêu
được những biện pháp khắc phục và đề xuất.


5.Phương pháp đàm thoại:
Với học sinh tiểu học, phương pháp đàm thoại trò chuyện là một hình thức tốt nhất để
giáo viên có thể gần gũi các em, đồng thời thăm hỏi trò chuyện với một số phụ huynh học
sinh.Qua đó chúng ta có thể biết tâm sự, tình cảm, nguyện vọng của các em về việc học ở lớp
cũng như việc học ở nhà của các em như thế nào? Để từ đó, giáo viên có phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm làm cho người dạy đạt kết quả tốt nhất.
6.Phương pháp thống kê, tính toán:
Phương pháp thống kê tính toán, qua những thông tin tài liệu thu thập được, tôi đã vận
dụng phương pháp này để thống kê lại tình hình và tính toán các số liệu cần thiết để biết được chất
lượng học tập của học sinh thời gian sau so với thời gian trước như thế nào?
Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác nữa trong
quá trình nghiên cứu.

V.NỘI DUNG:
1.Tình trạng của vấn đề đặt ra và sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài:

a.Tình trạng chung: Hiện nay trình độ dân trí của nước ta nói chung và dân trí ở các
vùng nông thôn và miền núi nói riêng đang còn rất thấp so với các nước phát triển và đang phát
triển trên thế giới.Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? Để nâng cao trình độ nhận thức của
người dân thì những người đứng trong ngành giáo dục phải có trách nhiệm khá nặng nề, mà muốn
giải quyết được vấn đề thì đòi hỏi phải đổi mới chương trình SGK, đổi mới PPDH cũng như hình
thức tổ chức dạy học để phù hợp với đối tượng, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
b.Tình hình địa phương: Cam Thành là một xã miền núi tuy có các điều kiện khá thuận
tiện so với một số xã khác trong huyện như : Cam Chính, Cam nghĩa, Cam Tuyền...Song trình độ


dân trí ở đây còn thấp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn...Nên sự quan tâm đến việc học
tập của con em trên địa bàn của một số gia đình còn nhiều hạn chế.
c.Tình hình trường, lớp: Lê Thế Tiết là một ngôi trường tuy mới được thành lập được
16 năm .Trường gồm có hai khu vực và nằm trên trục đường giao thông nên khá thuận lợi cho
việc đến trường của các em HS .Tuy được Plans tài trợ về cơ sở vật chất nhưng trường vẫn còn
có nhiều khó khăn .
Mặt khác, Trường đã đón nhận các em HS trong và ngoài địa bàn đến học ,trong đó có
cả HS dân tộc ở huyện ĐaKrông .Nhìn chung tình hình học sinh đầu năm đến trường còn nhiều
khiếm khuyết về mọi mặt: DDHT và sách vở còn nhiều thiếu thốn , thiếu sự quan tâm của phụ
huynh, ý thức học tập chưa cao, một số HS dân tộc còn rụt rè, thiếu tự tin trước đám đông...

2.Tính thuyết phục của đề tài:
Trong tình hình hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm nó đòi hỏi ở học sinh
một yêu cầu cao là học sinh phải độc lập, tự giác,sáng tạo trong học tập. Qúa trình dạy học này
gồm hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học
sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ
chức. Điều cần chú ý trong học tập là phải hoạt động một cách tích cực chủ động có nhận thức sâu
sắc. Bằng hoạt động học tập học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không ai có
thể làm thay được.
Như vậy, dạy học phải xây dựng trên nhu cầu hứng thú, thói quen, năng lực của học

sinh ở các trình độ khác nhau nhằm làm cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo, thái độ giá trị cần thiết, phát huy được đầy đủ năng lực của các em.Vai trò của giáo viên là
truyền đạt tri thức, là người hướng dẫn, người cố vấn cho học sinh trong việc học tập. Chỉ có sự
phối hợp hữu cơ và sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa những tác động bên ngoài của giáo viên, biểu
lộ trong việc trình bày tài liệu chương trình và tổ chức công tác học tập của học sinh với sự căng
thẳng trí tuệ “bên trong” của các em mới tạo được cơ sở của sự học tập có hiệu quả. Tính tích cực


nhận thức của bản thân các em càng cao thì sự cân bằng năng lượng sinh hoá cơ sở tư duy sẽ càng
phong phú và những kiến thức được lĩnh hội càng sâu sắc, đầy đủ hơn và vững chắc hơn.
3.Các giải pháp:
Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú
học tập cho học sinh thì đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều.Trước hết đòi hỏi người
giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ tức là phải có năng lực sư
phạm.
Vậy thế nào được gọi là năng lực sư phạm? Năng lực sư phạm là những đặc điểm tâm lí
mà nó giúp cho giáo viên hoạt động có hiệu quả, năng lực sư phạm gồm:
*Năng lực khoa học
*Năng lực hiểu học sinh
*Năng lực ngôn ngữ
*Năng lực tổ chức
*Năng lực phân phối chú ý
*Năng lực trình bày bài giảng
*Óc tưởng tượng sư phạm
Ngoài ra GV muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh thì cần phải biết
lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Hiện nay, để tiến kịp với thời đại thì cần
thay đổi một số phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh để phù hợp với từng nội dung
môn học, từng đối tượng và trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng linh hoạt các phương pháp sau
để phát huy tính tích cực, tự giác,độc lập của học sinh trong học tập,cụ thể là:



1.Phương pháp thuyết minh.

9.Phương pháp trò chơi học tập.

2.Phương pháp đàm thoại.

10.Phương pháp quan sát.

3.Phương pháp thảo luận.

11.Phương pháp thí nghiệm.

4.Phương pháp hỏi đáp.

12.Phương pháp nêu vấn đề.

5.Phương pháp tìm tòi.

13.Phương pháp giải quyết vấn đề.

6.Phương pháp kể chuyện.

14.Phương pháp khảo sát điều tra.

7.Phương pháp động não.

15.Phương pháp thực hành luyện tập.

8.Phương pháp đóng vai.


16.Phương pháp lập luận đề án.

Việc đổi mới PPDH tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học để tạo một sự tương
ứng cần thiết. Sự đa dạng của phương pháp dạy học trong sự phối hợp của chúng, đòi hỏi phải có
một số hình thức tổ chức dạy học thích hợp.Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích
cực phát triển học sinh một khía cạnh nào đó. Vì vậy, chúng ta cần phải biết kết hợp nhiều hình
thức tổ chức để phát huy thế mạnh của mỗi hình thức tổ chức dạy học. Phương pháp dạy học mới,
đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ lam việc, trao đổi thảo
luận với nhau nhiều hơn, cụ thể là sử dụng các hình thức dạy học sau:
*Dạy học cá nhân: Là chú ý phát triển năng lực riêng của từng học sinh. Đồng thời rèn
cho các em có thói quen tự học, tự làm việc, hình thức dạy học cá nhân rất đa dạng, có thể làm
việc với phiếu học tập, ngoài ra còn có một số hình thức khác như: Làm bài tập trong sách, làm
các trò chơi, tiến hành các thí nghiệm, sự thể hiện tài năng, các hoạt động độc lập như: Sưu tầm
tranh ảnh, thu tập tài liệu, khảo sát thực tế nơi mình ở.
*Dạy học theo nhóm: Tác dụng của việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò tự hợp tác
trách nhiệm cá nhân với tập thể. Đồng thời dạy học theo nhóm rèn luyện cho học sinh những kĩ
năng: Biết lắng nghe lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của



×