Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo
vệ môi trường / Trương Đức Cường
Lý do chọn đề tài
Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN - KB) đã được biết đến từ những năm 1920 và đã
được đưa vào danh sách các khu rừng đặc dụng từ năm 1986 (quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng ngày 9/8/1986) và chính thức trở thành VQG vào tháng 5 năm 2000 (Quyết định số 189/2001/QĐTTg ngày 12/12/2001). Với những giá trị nổi bật toàn cầu do tính đại diện cho quá trình lịch sử địa chất, địa
mạo, VQG PN - KB đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (tại phiên họp thứ 27, ngày
3/7/2003).
Không chỉ có giá trị về mặt địa chất, địa mạo mà tồn tại trên đó là các giá trị đa dạng sinh học có tầm
quan trọng toàn cầu. VQG PN - KB nằm trong vùng Trung Trường Sơn có tính đa dạng sinh học rất cao,
được đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới[26]. Sự phong phú của địa chất, địa
mạo đã tạo ra cho PN - KB có 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng. Độ che phủ
của rừng PN - KB đạt 93,57% và diện tích rừng nguyên sinh đạt trên 83,74% nên PN - KB là khu bảo tồn có
độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Đặc biệt, ở đây
còn tồn tại kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao 700m với diện tích 22.500ha là kiểu
rừng độc đáo nhất ở Việt Nam và trên thế giới.
Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên và dân số, công tác bảo vệ ở đây cực kỳ khó khăn, luôn đối mặt với
người dân địa phương. Cộng đồng dân cư các xã ven đồi thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp
không có nghề phụ, trình độ canh tác lúa nước, phong tục tập quán lạc hậu, các nhu cầu cần thiết như gỗ, củi
đều từ VQG. Mặt khác mâu thuẫn giữa người dân địa phương và Ban quản lý VQG PN - KB luôn xảy ra.
Chính vì vậy mà việc quản lý và bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của cộng đồng tại VQG PN - KB là một giải
pháp tối ưu hiện nay mà nó đã được các nước trên thế giới cũng như một số VQG, KBT của Việt Nam áp
dụng có kết quả tốt.
Trong bối cảnh đó, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Làm thế nào để công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH ở VQG PN - KB được hiệu quả.
- Làm thế nào để người dân sống quanh VQG PN - KB hiểu được giá trị của tài nguyên thiên nhiên
và ĐDSH để từ đó họ nhận thức được và tham gia một cách tự giác vào công tác bảo tồn ĐĐSH ở VQG PN
– KB trên cơ sở sinh kế bền vững.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bảo tồn đa dạng sinh học
dựa vào cộng đồng tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng cho việc nghiên cứu xây dựng các mô hình quản
1
lý rừng và ĐDSH cộng đồng ở VQG PN - KB. Cung cấp phương pháp phân tích , lựa chọn, tìm kiếm những
giải pháp thích hợp để nâng cao vai trò của người dân cùng kết hợp với Ban quản lý VQG thực hiện tốt hơn
việc quản lý và bảo vệ ĐDSH.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khu vực nghiên cứu,
nhận thức về bảo tồn ĐDSH trong khu vực sinh sống của mình để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai
trò của người dân trong công tác bảo tồn ĐDSH ở VQG PN - KB.
Mục tiêu nghiên cứu
Đưa nguyên lý bảo vệ TNTN dựa vào cộng đồng vào thực tiễn PN - KB, thông qua các hoạt động
dưới đây:
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng ở VQG PN - KB.
- Đánh giá vai trò của cộng đồng và ban quản lý trong công tác bảo vệ, quản lý và phát triển ĐDSH ở VQG
PN - KB.
- Khuyến khích cộng đồng trong công tác bảo tồn, bảo vệ ĐDSH.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH VQG PN - KB.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Ban quản lý VQG PN - KB và các hộ gia đình của các xã thuộc huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nhưng do hạn chế về thời gian và nguồn lực do vậy đề tài này chỉ tiến hành nghiên
cứu ở 2 xã là xã Tân Trạch, xã Thượng Trạch thuộc huyện Bố Trạch.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa tài liệu.
- Phương pháp điều tra nông thôn PRA và RRA.
Kết cấu luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học, nguyên nhân cụ thể của suy thoái đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là sản phẩm của một quá trình tiến hóa lâu dài. Trong quá trình đó mỗi loài đã tích
lũy cho mình những gen chống chịu được bệnh tật, thích nghi được với các điều kiện sinh thái đặc thù. Mỗi
loài có một vai trò nhất định trong hệ sinh thái, là mắt xích khép kín trong chu trình vật chất của hệ[5].
Thuật ngữ đa dạng sinh học (ĐDSH) dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên.
ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái (HST) trên đất liền, dưới
biển và các HST dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong
loài (đa dạng di truyền), giữa các loài (đa dạng loài) và các HST (đa dạng HST). ĐDSH bao gồm cả các
nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các bộ phận của cơ thể, các quần thể hay các hợp phần sinh học
khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người[1].
Tính ĐDSH bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật và vi sinh vật đang tồn tại và tương tác lẫn
nhau trong HST[25].
Nguyên nhân cụ thể của suy thoái đa dạng sinh học
- Sự thay đổi nơi cư trú của các loài sinh vật và dịch vụ hệ sinh thái do tác động trực tiếp và gián tiếp
của con người.
- Mở rộng đất canh tác nông nghiệp vào đất rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất:
hình thức du canh đã biến 13 triệu ha rừng trước đây thành đất trống, đồi trọc. Vùng ven biển, nhân dân
nhiều nơi phá rừng ngập mặn quai đê lấn biển để trồng lúa, phá rừng làm ao nuôi tôm đã làm nhiều rừng
ngập mặn biến mất.
- Khai thác gỗ trái phép, khai thác củi phục vụ nhu cầu sinh hoạt con người đã làm rừng bị cạn kiệt
nhanh chóng, các loài gỗ quí còn lại không đáng kể. Khai thác các lâm sản ngoài gỗ như song mây, tre nứa,
lá, cây dược liệu để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu, khu hệ động vật hoang dã bị khai thác bừa
bãi làm nghèo tính đa dạng.
- Cháy rừng: hiện tượng cháy rừng ngày càng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, riêng quý
I/1998 đã có 1.116 vụ cháy rừng, huỷ hoại 16.059 ha rừng
- Sự xâm nhập của các loài sinh vật lạ, cạnh tranh nơi ở và thức ăn với loài bản địa dẫn đến sự suy
vong của các loài bản địa này.
- Những nguyên nhân khác như việc xây dựng đường sá, cầu cống, đường dây điện, hồ chứa nước,
đập thuỷ điện...[15].
1.1.2 Khái niệm về bảo tồn đa dạng sinh học
Hiện nay có nhiều phương pháp bảo tồn khác nhau. Có thể phân chia các phương pháp và công cụ
thành các nhóm như sau:
Bảo tồn nguyên vị (in situ):
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng
và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên mà loài đang tồn tại. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn
3
mà các hành động quản lý thay đổi. Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì có 6 loại khu
bảo tồn: Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã), Loại II : Vườn quốc gia, chủ yếu để
bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng vào việc du lịch, giải trí , giáo dục; Loại III: Công trình thiên nhiên, chủ
yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt; Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi
bảo tồn một số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ; Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh
quan biển, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch; Loại VI: Khu bảo
tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích sử dụng một cách bền vững các hệ sinh thái
và tài nguyên thiên nhiên[13].
Bảo tồn chuyển vị ( ex situ):
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi
trường sống thiên nhiên của chúng. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể
nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất
mầm, mô cấy...Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên
chúng bị tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vị với bảo
tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn ĐDSH[13].
1.1.3 Khái niệm về cộng đồng
Cộng đồng được nới tới ở đây là một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã hội bao gồm các cá
nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc sống hàng ngày của một xã hội, một nhóm
người trong một khu vực địa lí xác định, có thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử[16].
Hay nói cách khác, cộng đồng là tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có
những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục, tập quán, có quan hệ trong
sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này,
“cộng đồng” chính là cộng đồng dân cư thôn bản” (sau đây “thôn bản” được gọi chung là “thôn’ cho phù hợp
với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004)[7].
Theo Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 “cộng đồng dân cư thôn là tập hợp toàn bộ các
hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”.
- Cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH:
Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là
người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hoặc là có tính tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của
các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó.
Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung hoá đã tỏ ra không hiệu quả
trong việc quản lý nguồn tài nguyên theo cách bền vững. Do đó rất nhiều cộng đồng cả cộng đồng ven biển
đã đánh mất ý thức “làm chủ” và trách nhiệm đối với vùng ven biển của họ. Thông qua những tiến trình đa
dạng của mình, quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng hy vọng sẽ khôi phục lại ý thức “làm chủ” và
trách nhiệm này.
4
Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng
được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi và giành được quyền kiểm soát quản lý và tiếp
cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên của họ. Sự vận động nhằm khởi xướng một vấn đề như thế
tốt hơn hết phải được bắt đầu từ bản thân cộng đồng. Tuy nhiên do yếu về quyền lực nên hầu hết các cộng
đồng đều thiếu khả năng tự khởi xướng quá trình thay đổi. Chính điều này là một trong những nhân tố đã dẫn
đến các tổ chức và cơ quan bên ngoài tham gia, làm cho những quá trình liên quan đến Quản lý bảo tồn dựa
vào cộng đồng trở nên dễ dàng hơn, kể cả việc tổ chức cộng đồng.
Hiểu biết về dự án
Đồng thuận về thay đổi
Thiết lập quá trình thay đổi
Mô tả đặc trưng của hệ thống
Xác định mục tiêu của cộng đồng
Đưa ra nhũng phương án về thay đổi
Tuyển chọn các phương án thay thế thích hợp
Ổn định các thay đổi
Duy trì và giám sát
Nguồn: Isobel W. Heathcote, 1998 [32].
Trong lịch sử hình thành và phát triển của loài người, nhất là do nguy cơ tăng dân số và quá trình
công nghiệp hóa, thế giới tự nhiên vốn đa dạng nay đang bị phá hoại, làm nghèo nàn, thậm chí nhiều giống
loài bị tiêu diệt dẫn đến thuyệt chủng. Bởi vậy, một trong các vấn đề lớn của nhân loại trong thế kỷ 21 là
phải bảo tồn và làm giàu trở lại thế giới tự nhiên vốn có.
Do vậy, một bài toán mà chúng ta cần phải giải là tạo nên sự gắn bó vốn đã có và phát huy vai trò và
sự tham gia của mỗi cộng đồng cư dân vào việc bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG. Phải coi việc
phát triển xã hội toàn diện của cộng đồng, nhất là vấn đề bảo tồn và làm giàu bản sắc văn hóa của cộng đồng
như là một bộ phận hữu cơ của việc bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG.
1.1.4 Khái niệm về phí chi trả dịch vụ môi trường
Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và đang nhận
được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính
sách trong toàn khu vực Đông Nam Á bao gồm:
5
- Lồng ghép chi trả dịch vụ môi trường vào Luật đa dạng sinh học do Bộ Tài nguyên và Môi trường dự
thảo.
- Các chính sách hỗ trợ cho chi trả dịch vụ môi trường đã thử nghiệm cơ chế trong nỗ lực trả lời câu hỏi
‘bao nhiêu phần trăm mức chi trả từ người sử dụng điện nên được chi trả cho những người bảo vệ vùng đầu
nguồn?’ Cơ chế này được thực hiện bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB).
Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ họ
mang lại. Nói cách khác, những người cung cấp dịch vụ môi trường cần phải được chi trả hoặc bồi hoàn cho
những gì họ làm để duy trì chức năng của hệ sinh thái, và những người sử dụng dịch vụ môi trường nên chi
trả cho những dịch vụ này. Ở Việt Nam, thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ
dịch vụ môi trường bởi vì dịch vụ môi trường đang được hiểu là theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn
đề ô nhiễm. Thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng trong dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung
chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (MTR) là loại phí nhằm thực hiện xã hội hóa nghề rừng, để bảo
vệ, phát triển rừng cùng các hệ sinh thái. Đặc biệt là bảo vệ nguồn nước cho việc sản xuất điện, nước sinh
hoạt và hoạt động du lịch. Việc tạo ra dịch vụ chi trả môi trường rừng là một điều cần thiết, nhằm nâng cao
công tác bảo vệ và phát triển rừng[27].
Theo Quyết định 380/QĐ-TTg, do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký ngày 10/04/2008 (có hiệu
lực từ ngày ký và có 2 năm thí điểm), phí chi trả dịch vụ MTR sẽ được thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Lâm
Đồng và Sơn La nhưng có ảnh hưởng thi hành đến nhiều tỉnh thành như Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Hoà Bình và thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 2 năm thực hiện thí điểm, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện chính
sách chi trả dịch vụ MTR để áp dụng chung trên phạm vi cả nước. Các loại rừng được dự định áp dụng chi
trả dịch vụ môi trường là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Có 2 hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng là:
Thứ nhất là chi trả dịch vụ môi trường rừng trực tiếp bao gồm các hoạt động giao dịch, trao đổi giữa
người bán và người mua. Người lao động lâm nghiệp (các chủ rừng) tạo được hoặc bảo vệ, giữ gìn được môi
trường, cảnh quan thiên nhiên trong rừng; những người muốn vào rừng để thăm quan, nghỉ dưỡng, nghiên
cứu khoa học... phải trả tiền mua vé.
Thứ hai là chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp, nếu giao dịch giữa người bán và người mua
không thể thực hiện được trực tiếp, cần thông qua một bên trung gian làm đại diện cho cả 2 phía bởi những
chủ rừng không thể đi bán cho từng người hưởng lợi. Với số lượng những người hưởng lợi đông thì Nhà
nước sẽ đại diện để thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa người mua và người bán.
1.2 Trên thế giới
Sau 1930, tiếp theo cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới bước vào giai đoạn mới của phát triển kỹ
nghệ sản xuất. Đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ II, sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và các tiến bộ
khoa học kỹ thuật con người đã có khả năng khuấy động tự nhiên, khai thác nguồn tài nguyên một cách quá
mức, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn ĐDSH, thậm chí
6
hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của mình. Đến nay đã có hơn
40% diện tích rừng nhiệt đới nguyên thuỷ bị phá huỷ, trung bình hàng năm có khoảng 6-7 triệu hecta đất
trồng trọt bị mất khả năng sản xuất do xói mòn. Ước tính 5-10% số loài trên thế giới sẽ biến mất vào khoảng
giữa những năm 1990 đến 2020, và số loài bị tiêu diệt sẽ tăng lên đến 25% vào khoảng năm 2050 (IUCN,
UNEP, WWF, 1996).
Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu về bảo tồn và phát triển môi trường trên quy mô toàn cầu.
Chính phủ các nước trên thế giới đã thông qua 05 Công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn ĐDSH: Công ước
ĐDSH (CBD) đã được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro tháng 6/1992 và có hiệu lực vào cuối
năm 1993, cho đến nay đã được 127 nước phê chuẩn; công ước về đất ngập nước (RAMSAR); công ước
CITES; công ước di sản Thế giới; Công ước bảo tồn các loài di cư (CMS).
1.3 Ở Việt Nam
1.3.1 Cơ sở pháp lý
+ Quyết định số 72-TTg ngày 7/7/1962 của Thủ tướng Chính Phủ về khu rừng cấm Cúc Phương.
+ Quyết định 41/TTg ngày 24/1/1977 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập 10 khu rừng cấm
trong phạm vi toàn quốc.
+ Ngày 9/8/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyết định số 194/CT công nhận tiếp 73 khu rừng
đặc dụng , trong đó gồm 2 VQG, 46 khu dự trữ thiên nhiên, 25 khu di tích lịch sử văn hoá .
+ Ngày 3/12/2004, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua, đã công nhận Cộng
đồng là một chủ thể được giao rừng và các quyền và nghĩa vụ quy định cụ thể tại các Điều 29 và 30.
+ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 29/11/2005, Quốc hội
khóa XI.
+ Quyết định 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến
lượng quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010.
+ Ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội khóa 12 kỳ thứ 4 đã ban hành Luật Đa dạng sinh học số
20/2008.
Như vậy, công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đã hình thành, phát triển trong gần 50
năm qua (kể từ ngày thành lập khu rừng cấm Cúc Phương 7/7/1962) . Trong quá trình phát triển chúng ta đã
từng bước bổ sung, mở rộng, hình thành được một hệ thống khu bảo tồn rừng và đất ngập nước ven biển.
Chúng ta cũng đã xây dựng, bổ sung, các quy định của pháp luật, các văn bản có liên quan đến việc quản lý
tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động bảo tồn.
1.3.2 Tình hình các khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia ở Việt Nam
Ở Việt Nam có khoảng 197 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), trong đó có 30 vườn quốc gia (tính
tới thời điểm hiện nay). Một đặc điểm nổi bật cần phải được chú ý về bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam là công
tác bảo tồn thiên nhiên phát triển rất chậm so với khai thác rừng. Do ra đời trong những hoàn cảnh như vậy,
nên các KBTTN có những đặc điểm cơ bản sau:
7
+ Hầu hết các KBTTN đều nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, có địa hình hiểm trở, thuộc lãnh thổ của
nhiều tỉnh hoặc tiếp giáp với nhiều biên giới quốc gia.
+ Gần 100% số cư dân sống trong KBTTN hoặc trên vùng đệm của KBTTN là đồng bào thuộc dân
tộc ít người, có mức sống thấp, còn tồn tại một số tập quán lạc hậu.
+ Cuộc sống của người dân sống trên vùng đệm của khu bảo tồn còn phụ thuộc nhiều vào cấc
KBTTN[14].
Nhận xét: Hiện nay cho thấy hình thức quản lý bảo vệ bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên
nhiên có sự tham gia của cộng động còn gặp nhiều khó khăn về chính sách giao đất, giao rừng, về chế độ
khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới. Đa số người dân sống gần rừng bám vào rừng để kiếm
sống bằng các hành vi vi phạm và bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến làm mất đa dạng sinh học, tàn
phá tài nguyên thiên nhiên.
1.4 Tại khu vực nghiên cứu
+ Theo luật đất đai của nước Cộng hòa XHCNVN được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ
họp thứ tư, Quốc hội khóa XI, Chính phủ Việt Nam sở hữu toàn bộ đất đai quốc gia. Ban quản lý VQG PN KB trực thuộc UBND tỉnh, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ vùng lõi VQG (86.754ha). UBND các huyện và
các xã chịu trách nhiệm quản lý vùng đệm (203.245ha trên cơ sở ranh giới VQG với các xã).
+ Quyết định 2236 VH/QĐ ngày 12/12/1993 của UBND tỉnh Quảng Bình thành lập khu BTTN
Phong Nha.
+ Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg ngày 12/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng
khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
+ Quyết định số 24/2002/QĐ-UB ngày 20/3/2002 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thành lập Ban
quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
+ Quyết đinh số 65/2003/QĐ-UB ngày 28/11/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tổ chức lại
bộ máy quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Lịch sử và quá trình phát triển VQG PN - Kẻ Bàng:
+ Sau năm 1920 nó được biết đến nhưng chỉ mang ý nghĩa là nơi có động Phong Nha nổi tiếng và
bắt đầu có những khách du lịch đến viếng thăm.
+ Sau năm 1975 chính quyền địa phương đã nhận thức được vai trò quan trọng của Phong Nha - Kẻ
Bàng và tổ chức nhiều hình thức bảo vệ khu di sản có giá trị này.
+ Năm 1986 đã hình thành khu rừng cấm quốc gia với diện tích là 5.000ha.
+ Từ năm 1990 các hoạt động du lịch phục hồi trở lại và đã có một nhà đón khách 2 tầng xây tại bến
phà Xuân Sơn cách động Phong Nha 1 giờ đi thuyền.
+ Năm 1994 khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha chính thức thành lập. Tháng 5/2000 Chính phủ Việt
Nam đã có quyết định chính thức nâng hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành VQG PN - KB. Đến
tháng 7/2003 VQG PN - KB được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (tại phiên họp thứ 27, ngày
3/7/2003)[23].
8
CHƯƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới
VQG PN - KB có tọa độ địa lý:
17021’12” đến 17039’44” vĩ độ Bắc.
105057’53’’ đến 106024’19’’ kinh độ Đông.
Thuộc trung tâm Trung Trung Bộ của Việt Nam, phía Tây Nam sông Gianh, cách thị xã Đồng Hới
40Km theo hướng Tây Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 500Km về phía Nam. Phía Tây và Tây Nam giáp với
nước CHDCND Lào, phía Bắc giáp xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp xã
Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.
Diện tích:
Tổng diện tích tự nhiên của VQG PN - KB là 288.999 ha trong đó tổng diện tích vùng lõi là 85.754
ha, diện tích vùng đệm được xác định là 203.245 ha.
2.1.2 Địa hình, địa chất
a. Địa hình phi đá vôi: đồi núi thấp, đỉnh tròn, các bề mặt san bằng, các thềm mài mòn - tích tụ dọc
thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven rìa khối đá vôi trung tâm.
b. Địa hình chuyển tiếp, có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục địa.
c. Địa hình đá vôi đặc trưng cho đá vôi cổ nhiệt đới được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Kainozoi
chiếm khoảng 90% diện tích vùng di sản tạo nên một hoang mạc đá vôi lớn nhất thế giới (Pierre G. 1966).
Cấu trúc địa chất tương ứng với 5 giai đoạn tiến hóa địa chất của thế giới:
- Giai đoạn Ordovic muộn - Silur (463.9 - 430 triệu năm).
- Giai đoạn từ Devon giữa đến Devon muộn (386 - 362,5 triệu năm).
- Giai đoạn Carbon – Permi (362,5 - 245 triệu năm).
- Giai đoạn tạo núi Mezozoi (Trias, Jura, Creta).
- Giai đoạn Kainozoi.
2.1.3 Thổ nhưỡng
Kết quả của quá trình vận động địa chất đã hình thành sự đa dạng của các loại đất ở VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng, trong đó các loại đất chủ yếu như sau:
- Đất đen Macgalit - Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv)
- Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi (Fv)
- Đất Ferralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs)
- Đất Ferralit vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa)
- Đất Ferralit vàng đỏ trên đá Sa thạch (Fq)
- Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv) và trong thung lũng hay máng trũng (T1, T2)
- Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có quá trình đá vôi (Karst)
- Đất khác.
9
2.1.4 Khí hậu thủy văn
2.1.4.1 Khí hậu
Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm ở PN - KB khá cao (230C - 250C). Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến 5 70C trong tháng 1. Tháng nóng nhất là tháng 7 > 400C.
Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12, 1, 2. Các tháng nóng nhất trong năm là các tháng 6,
7, 8, với nhiệt độ trung bình trên 280C. Nhiệt độ cao tuyệt đối nhiều lần đạt trên 400C. Đặc biệt vào những
ngày hè nóng bức, biên độ thường trên 100C. Mùa đông sự giao động nhiệt vẫn trên 80C.
Chế độ mưa ẩm:
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2.000 - 2.500mm/năm.
Khu vực núi cao giáp biên giới Việt Lào lượng mưa còn lên đến 3.000mm/năm (Minh Hóa). Tổng lượng
mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa trong năm. Số ngày
mưa vùng ven biển chỉ là 135 ngày, ở miền núi số ngày mưa tăng dần hơn là 160 ngày.
Biến trình mưa năm có hai cực đại: chính vào tháng 10 (500 - 600mm) và phụ vào tháng 5 hoặc tháng 6
(trên 100mm); một cực tiểu vào tháng 2 hoặc 3 (30 - 40mm).
Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình quân tháng tối thiểu là
10 ngày (mưa tiểu mãn).
Lượng bóc hơi khá cao, bình quân khoảng 1.000 - 1.300mm/năm. Lượng bốc hơi lớn nhất vào các
tháng 5, 6, 7, 8 vì thời gian này chịu ảnh hưởng của gió “Lào” khô nóng.
Độ ẩm tương đối của không khí ở mức trung bình khoảng từ 83 - 84%, chênh lệch độ ẩm giữa các
tháng không nhiều. Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66 - 68%, cá biệt có ngày xuống tới
28%.
Chế độ gió:
Có hai mùa gió chính là mùa đông và mùa hè:
Gió mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thịnh hành là hướng gió Đông Bắc xen giữa các
đợt gió Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam.
Gió mùa hè: Các ngọn núi cao trong vùng đã ngăn hướng gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây
Bắc từ tháng 5 đến tháng 8.
Ngoài ra còn có gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau,
thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp giông
bão, sức gió mạnh nhất có thể lên đến cấp 10, 11.
2.1.4.2 Thủy văn
VQG bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến. Trên bản đồ
không thấy các song, suối lớn. Trên xã chỉ có một số khe suối nhỏ đổ vào suối Rào Thương, chảy lộ thiên
nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các hang động, sau khi quy tụ lại chảy về sông Chày, sông Troóc và
hợp lưu vào sông Son và đổ vào thượng nguồn sông Gianh. Mùa mưa, các suối cạn có nước dâng cao, tạo dòng
chảy lớn, gây ra lũ cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút rất nhanh qua các “mắt hút”. Mùa lũ từ tháng 9 đến
tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn nhất. Lũ lớn cũng thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10.
10
Ngoài mùa mưa lũ chính, sông Son còn chịu ảnh hưởng của đợt mưa phụ (mưa tiểu mãn) vào tháng
5, 6. Mưa tiểu mãn đôi khi gây lũ lụt lớn. Khi lũ lụt nước sông Son mang nhiều phù sa, bồi đắp cho các dải
đất ven bờ và làm biến dạng dòng sông do hiện tượng “bồi, lở”.
Mùa nước cạn vào tháng 1 - 7, trong khu vực Phong Nha, các khe suối nhỏ trở thành “khe suối chết”.
Sông Chày và sông Son có mực nước rất thấp và dòng chảy tối thiểu[23].
2.1.5 Tài nguyên rừng
2.1.5.1 Thảm thực vật và sinh cảnh
93,57% diện tích khu vực được che phủ bởi rừng kín thường xanh, trong đó rừng nguyên sinh ít bị
tác động chiếm 83,74% tổng diện tích VQG. Trong khi đó rừng nguyên sinh ít bị tác động của toàn quốc ước
tính chỉ khoảng 10% diện tích rừng tự nhiên (kế hoạch hành động đa dạng sinh học 1995).
Phần lớn địa hình núi đá vôi của VQG đều được phủ kín bằng kiểu rừng kín thường xanh, với 90%
tổng diện tích của VQG. Loại đất ở đây chủ yếu là dạng núi đá vôi uốn nếp có địa hình Karst và các thực vật
bám trên các đỉnh núi, vách đá dựng đứng và phát triển tốt ở các thung lũng là đất Feralit màu đỏ phát triển
trên các sườn núi đá vôi thoải, đất Macglit - Feralit phong hóa trong các hốc đá trên sườn và đỉnh núi đá vôi
và đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi.
Các yếu tố khí hậu mang tính nhiệt đới rõ nét với lượng mưa lớn trên 2.000mm/năm và độ ẩm không
khí cao trung bình trên 80%. Đặc điểm này đẫn đến hiệu quả là thành phần thực vật chủ yếu ở đây là các họ
nhiệt đới.
Đặc biệt, ở đây tồn tại kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao trên 700m với
diện tích 21.500ha là kiểu rừng độc nhất đáo nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Điều kiện lập địa ở đây là sinh
cảnh quan trọng cho các loài cây có giá trị cao về kinh tế và khoa học đang bị đe dọa. Trong khu vực có tới
116 loài thực vật bị đe dọa được ghi trong sách đỏ Việt Nam phần thực vật[3] và danh mục đỏ IUCN
2000[34].
2.1.5.2 Khu hệ thực vật rừng
Hệ thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã thống kê được 195 họ, 857 chi, 2.702 loài thực vật bậc cao.
2.1.5.3 Khu hệ động vật
Kết quả khảo sát của các nhà khoa học từ năm 1991 đến nay đã thống kê được 736 loài động vật có
xương sống.
2.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2009 để thu thập số liệu
và phỏng vấn hộ dân.
2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu, điều tra các hoạt động sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phụ thuộc của người dân vào các
hệ sinh thái sẽ cho ta các thông tin đầy đủ để từ đó có các biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng
đồng vào quá trình bảo tồn ĐDSH.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp kế thừa tài liệu
+ Phương pháp điều tra nông thôn PRA và RRA.
11
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tầm quan trọng của các loại đất và rừng
3.1.1 Tầm quan trọng của các loại đất
Tầm quan trọng mà người dân gắn cho rừng được lý giải bởi các sản phẩm được bán ra, và bởi sự
đóng góp mà nó mang lại đối với sinh kế của địa phương. Rừng trong tương lai cũng sẽ hỗ trợ cho sinh kế
của người dân. Ruộng lúa mang lại ít giá trị sử dụng, chỉ được xem là một trong những nguồn lương thực
cho người và gia súc. Gia súc được thả trên đồng ruộng khi hoạt động thu hoạch đã kết thúc.
Cả rừng tự nhiên cũng như rừng trồng đều quan trọng đối với người dân do chúng mang lại rất nhiều
sản phẩm phục vụ sinh kế của người dân như: nhựa mủ, gỗ, mây, củi, thuốc men, thức ăn,… Rừng tự nhiên
cũng có vai trò bảo vệ làng xã khỏi lũ lụt và xói mòn.
Vườn và rừng đều quan trọng cho tương lai bởi vì chúng có thể mang lại nguồn thu nhập tất yếu. Đất
trống được xếp ở vị trí thứ 3 cho giá trị sử dụng trong tương lai. Đất trống là loại đất quan trọng trong việc
cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, trong khi đó đất vườn là quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm.
Vườn và khu vực ven sông đều có tầm quan trọng ngang nhau trong vai trò là địa điểm săn bắn, và là nơi
người dân đầu tư nhiều thời gian ở đó.
3.1.2. Tầm quan trọng của rừng
Căn cứ vào mục đích sử dụng, người dân chia đất rừng thành 3 loại: rừng cây lớn (rừng nguyên
sinh), rừng cây nhỏ (tái sinh trẻ, thứ sinh), và rừng trồng. Nam giới và nữ giới có quan điểm khác nhau về
tầm quan trọng của những loại đất rừng. Nam giới xem rừng trồng là loại rừng quan trọng nhất (52%, Biểu
đồ/ hình 3.2) vì họ cho rằng trong tương lai, việc trồng rừng sẽ mang lại nguồn thu tiền mặt ổn định hơn. Nữ
giới cho rằng rừng cây lớn là loại rừng quan trọng nhất (48%). Họ giải thích rằng rừng cây lớn cung cấp
nhiều sản phẩm có giá trị. Công dụng của những sản phẩm này bao gồm lương thực thuốc men, đan lát,… và
những thứ có thể đem bán.
Trong bối cảnh quản lý VQG PN - KB cần những nguồn thu nhập khác để thay thế cho sự thiếu hụt
những sản phẩm mà rừng đã mang lại cho họ trước đây (những thứ có thể đem bán, vật liệu xây dựng, dụng
cụ,…). Nên có một sự đồng thuận về khả năng tiếp cận rừng trong suốt các thời điểm khắc nghiệt (như hạn
hán và lũ lụt). Nhận thức về rừng nên được xem xét ở diện rộng và có chiều sâu, tuy nhiên tầm quan trọng
của rừng đối với người dân địa phương có thể thay đổi theo thời gian.
3.2. Hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng của Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
hiện nay
3.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
3.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
Chức năng:
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm
quản lý, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan VQG với diện tích
85.754ha; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi
12
trường; giáo dục môi trường xây dựng và khai thác khu VQG theo Luật Di sản văn hóa và theo “Quy chế
quản lý rừng” được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8
năm 2006[23].
Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu; phục hồi tài nguyên
và cảnh quan thiên nhiên.
2. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
3. Tổ chức dịch vụ môi trường
4. Trình các cấp trên các chương trình, dự án đầu tư, là chủ đầu tư các dự án theo quy định hiện hành
của Nhà nước.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về
quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn trong Vườn và vùng đệm.
6. Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của
Nhà nước.
7. Quản lý bộ máy tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương; khen thưởng, kỷ luật
theo phân cấp của Cục Kiểm lâm, UBND tỉnh và các quy định hiện hành của Nhà nước.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Cục Kiểm lâm, UBND tỉnh Quảng
Bình.
3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức và cán bộ
- Ban quản lý VQG trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình gồm tổng số cán bộ công nhân viên trong
biên chế: 202 người.
- Ban lãnh đạo: 3 người 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
- Hạt Kiểm lâm gồm 10 trạm bảo vệ và 1 đội cơ động, gồm 93 cán bộ.
- Trung tâm Du lịch Sinh thái và Nhân văn: 54 cán bộ.
- Phòng Tổ chức Hành chính bao gồm 17 cán bộ.
- Phòng Kế hoạch Tài vụ: 8 cán bộ.
3.2.1.3 Nguồn chuyên môn và huấn luyện
- Kỹ sư Lâm nghiệp: được đào tạo ở trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Huế.
- Cử nhân sinh học: được đào tạo ở trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đại học tổng hợp Huế.
- Trung cấp kỹ thuật: các chuyên ngành Lâm nghiệp, Kinh tế, Kế toán, Nông nghiệp, Du Lịch,…
- Cán bộ Kiểm lâm: được đào tạo từ trường đại học Lâm nghiệp, trường Nông lâm Huế, trường
Trung cấp Nông lâm và các khóa huấn luyện của Cục Kiểm lâm.
- Hướng dẫn viên du lịch: được đào tạo từ các trường Đại học Văn hóa, Khoa du lịch của trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Huế,…
3.2.1.4 Nhiệm vụ của Vườn Quốc gia về vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học
13
a) Thực hiện các nhiệm vụ xã hội: Hỗ trợ các dự án vùng đệm nhằm giúp nhân dân vùng đệm tham
gia sản xuất lâm nghiệp, cải thiện đời sống; Thu hút cộng đồng địa phương tham gia trong các hoạt động là
một trong những biệp pháp hữu hiệu và bền vững trong công tác bảo tồn ĐDSH…
b) Tăng cường năng lực quản lý cho Ban quản lý VQG: Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ; Quy hoạch và xây dựng các tuyến, điểm, khu vực hoạt động du lịch trong VQG; Tiến
hành các hoạt động ngăn chặn các tụ điểm buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã trong vùng…
3.2.2 Tình trạng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học hiện nay của Vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng
3.2.2.1 Tình trạng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học hiện nay
Các tác động tiêu cực của con người lên VQG đã và đang giảm tới mức tối thiểu để không làm ảnh
hưởng tới tính nguyên sơ của VQG.
Đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng và các hang động trong VQG và vùng đệm hiện trong tình trạng tương
đối nguyên vẹn, chưa bị tác động.
Độ che phủ của rừng tăng từ 84,27% (năm 1998) lên 93% (năm 2006). Mục tiêu của VQG sẽ khôi
phục lại toàn bộ diện tích rừng đã mất do phát nương làm rẫy và khai thác rừng trước đây (theo Kế hoạch
hoạt động của VQG). Hầu hết các loài động thực vật quý hiếm có xu hướng giảm về quần thể trong giai đoạn
cuối thế kỷ 20.
Để đẩy mạnh công tác bảo vệ trong VQG cần phải định kỳ theo dõi chất lượng không khí, nguồn
nước trong vùng nhất là các vùng lòng hang động và các sông suối đầu nguồn. Việc theo dõi này sẽ cung cấp
những số liệu cần thiết và cập nhật để đẩy mạnh công tác đánh giá môi trường của VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng.
3.2.2.2 Quản lý tài nguyên rừng của các xã vùng đệm
Cho đến nay tổng diện tích rừng đã được VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giao khoán cho người dân ở
các xã trong vùng lõi và vùng đệm của vườn quản lý, bảo vệ là 25.000ha (trong hơn 85.000ha của vườn) cho
60 hộ dân và 170 cá nhân (trong đó có 1/3 số hộ và cá nhân là đồng vào dân tộc ít người).
Biện pháp này tỏ ra hữu hiệu trong việc bảo vệ rừng và ĐDSH cho VQG. Nhờ đó mà trong năm
những năm gần đây số vụ vi phạm luật trong VQG giảm rõ rệt, đặc biệt là năm 2005 số vụ vi phạm chỉ xảy
ra 167 vụ, so với 213 vụ năm 2004.
2.2.2.3 Công tác quản lý đa dạng sinh học
Quản lý hệ động vật: những kết quả khảo sát của các nhà khoa học từ năm 1991 đến nay đã thống
kê được 736 loài động vật có xương sống, với 127 loài bị đe dọa, trong đó có 91 loài ghi trong sách Đỏ Việt
Nam, 46 loài ghi trong sách Đỏ IUCN 2000[34], trong số 38 loài động vật đặc hữu cho dãy Trường Sơn có
28 loài đặc hữu hẹp cho Việt Nam.
Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật có xương sống ở PN - KB khá cao, tới 34 loài. Đó là nét đặc
trưng nổi bật của VQG PN - KB, và có giá trị toàn cầu không thể có trường hợp thứ hai như thế.
14
Trong số các loài đã thống kê có 91 loài đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1994), 46 loài cần được ưu
tiên bảo vệ với mức độ toàn cầu và ghi trong Sách đỏ các loài động vật có nguy cơ bị đe dọa của IUCN,
1997.
* Ngày 10/9/2007, Trung Tâm khoa học VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã thành lập một Khu nuôi thả
linh trưởng bán hoang dã với diện tích 18ha do Hiệp hội bảo tồn động vật Frankfurt (Đức) tài trợ. Mục đích
của việc thành lập khu nuôi thả linh trưởng này là nhằm tạo một môi trường hoang dã để bảo tồn các loại
linh trưởng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Đây cũng đồng thời là khu sinh thái, nghiên cứu khoa học,
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc bảo vệ động vật quý hiếm.
Ngay sau khi thành lập, khu nuôi thả này đã tiếp nhận 8 cá thể Voọc Hà Tĩnh từ Trung tâm Cứu hộ
linh trưởng của VQG Cúc Phương. Bên cạnh đó một số loài quý hiếm cũng được VQG PN - KB bảo tồn
như: Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vượn đen má trắng (Hylobates leucogonis), Cu ly lớn
(Nycticebus coucang),…
* Bên cạnh đó, VQG cũng đã thành lập một Trạm cứu hộ động vật hoang dã, thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học và Cứu hộ, VQG. Đây là một dự án hợp tác giữa Vườn thú Cologne và VQG PN –
KB. Mục đích của Trung tâm là cứu hộ các cá thể động vật hoang dã được tịch thu từ việc bắt bẫy.
Nhiệm vụ của Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã:
- Thu giữ động vật: Động vật bị bắt bẫy sẽ được tịch thu và được mang đến Trung tâm Cứu hộ.
- Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã: Động vật sẽ ở đây một vài tuần trong thời gian kiểm định để
chắc chắn rằng chúng không bị nhiễm bệnh tật nào. Trong khoảng thời gian động vật ở lại Trung tâm, chúng
sẽ được chăm sóc, cung cấp đầy đủ thức ăn thích hợp và được điều trị y tế nếu cần thiết vì thông thường các
động vật đều bị thương bởi việc bắt bẩy.
- Thả động vật: Sau một vài tuần khi đã chắc chắn rằng các cá thể động vật đã được chữa trị bệnh tật,
các cá thể động vật này sẽ được thả vào khu vực thuộc VQG PN- KB.
Quản lý hệ thực vật:
Hiện nay VQG PN - KB đã thống kê được 195 họ, 857 chi, 2.702 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó
có 116 loài thực vật được ghi trong danh sách đỏ, trong đó có 62 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 79 loài có
mức độ đe dọa toàn cầu được ghi trong Sách đỏ của thế giới IUCN.
3.2.3 Các mối đe dọa đối với bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và biệp pháp
3.2.3.1 Các mối đe dọa đối với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Dân cư sinh sống và mưu sống bằng cách khai thác lâm sản.
- Sinh cảnh bị chi cắt
- Hiện tượng săn bắt và khai thác lâm sản ngoài gỗ
- Khai thác gỗ trái phép
- Xói mòn đầu nguồn và bồi lấp lòng hang động
- Nhiễu loạn hang động dơi
- Chăn thả gia súc
15
- Du lịch.
3.2.3.2 Các biện pháp bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Xác định ranh giới
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Phục hồi rừng
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
- Quản lý đầu nguồn
- Phối hợp bảo tồn
- Tổ chức du lịch sinh thái
- Phát triển ổn định kinh tế xã hội trong vùng.
3.3 Đời sống và hoạt động của cộng đồng trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
3.3.1 Cộng đồng dân cư sống trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
3.3.1.1 Dân số và dân tộc trong vùng nghiên cứu
Trong vùng trung tâm khu di sản có một bản định cư là Bản 39 (hay Bản Arem) thuộc xã Tân Trạch
huyện Bố Trạch. Dân số của Bản gồm 46 hộ, 202 khẩu, toàn bộ là người Arem.
Tổng dân số trên toàn vùng là 51.865 khẩu, 10.752 hộ sinh sống trên diện tích của 10 xã nằm xung
quanh VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong đó huyện Bố Trạch có 40.211 khẩu, 8.423 hộ.
Bảng: diện tích, dân số của các xã trong vùng lõi VQG PN – KB
TT
Xã
Diện tích (ha)
Toàn xã
1
Hưng Trạch
9.512
2
Phúc Trạch
6.010
3
Sơn Trạch
4
5
Số hộ
Số khẩu
Trong
Toàn
Trong
Toàn
Trong
VQG
xã
VQG
xã
VQG
Mật độ
người/km2
2287
10.917
115
1.147
2.065
9767
163
10.120
4.005
2.026
9.833
97
Tân Trạch
36.281
25.986
46
Thượng
72.571
51.471
358
1.818
3
3.145
1.058
5.033
28
583
2.641
17
46
202
202
1
Trạch
6
Xuân Trạch
17.697
7
Phú Định
15.358
Tổng
167.549
85.754
8.423
46
40.211
202
18
Nguồn: niên giám thống kê huyện. 2005
Đặc điểm dân tộc
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ nổi tiếng về tính đa dạng sinh học cao và những giá trị cảnh
quan hang động; về mặt dân tộc ở Phong Nha cũng có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Đây là vùng nhiều tộc
người khác nhau cùng sinh sống, điển hình có 2 dân tộc chính là dân tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều.
16
3.3.1.2 Dân sinh kinh tế
a) Đời sống người dân trong vùng nghiên cứu
Hoạt động chủ yếu của người dân trong vùng đệm là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và một số
ngành nghề khác. Mức sống của người dân có ảnh hưởng rât lớn đến công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và đa dạng sinh học. Đây cũng là cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp trong việc phát triển kinh tế vùng
đệm.
b) Tình hình giáo dục, y tế, giao thông vận tải
Ngành giáo dục đào tạo các xã trong khu vực vùng đệm đã và đang được Nhà nước, tỉnh, huyện
quan tâm, chú trọng đầu tư cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao trình độ
văn hóa cho nhân dân. Đặc biệt là các dân tộc thiểu số, các bản vùng sâu vùng xa. Như bản Ban, Bản Arem,
Bản Cà Roòng vẫn duy trì các lớp học cho học sinh, mỗi lớp có 15 đến 25 học sinh.
3.3.2 Sự phụ thuộc của người dân vào rừng
3.3.2.1 Đối tượng thu hái lâm sản
Đối tượng tham gia thu hái lâm sản được phân chia thành:
- Các thành phần lứa tuổi, giới tính.
- Tính chất của lao động nông nghiệp - nông thôn: lao động theo thời vụ không có chuyên môn, có
thể tận dụng được nguồn lao động phụ (người già, trẻ em) vào sản xuất.
- Sự phân công lao động trong gia đình theo truyền thống.
3.3.2.2 Săn bắt động vật rừng
Động vật rừng được người dân khai thác cho hai mục đích chính: cải thiện chất lượng cuộc sống và
ngăn chặn sự xâm hại đến sản xuất nương rẫy. Trong đó, để cải thiện chất lượng lượng cuộc sống gồm ăn và
bán.
Mức độ săn bắn không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các dân tộc ít người, vì người dân ở đây sống
chủ yếu dựa vào rừng. Đặc biệt là bản Ban số lượng mà họ đánh bắt lên đến 32 loài, trong đó có 23 loài thú,
5 loài chim và 4 loài bò sát.
Việc sử dụng nguồn động vật săn bắt được ở các làng xã, đặc biệt là các bản cũng khác nhau. ở bản
Ban số lượng cac loài được đem bán là 18 loài chiếm 56,25% tổng số loài săn bắt, bản Cà Roòng là 11 loài
chiếm 34,3%, bản Arem là 4 loài chiếm 12,5%.
3.3.2.3 Khai thác gỗ
Hiện nay các hoạt động này đang ở mức đe dọa thấp đối với tài nguyên rừng, việc chặt phá rừng chỉ
xảy ra ở một số nơi, và số lượng không đáng kể, việc giao khoán rừng cho hộ dân, cá nhân quản lý nên hoạt
động khai thác gỗ giảm đáng kể. Chỉ còn một số Lâm tặc vẫn khai thác trái phép, việc khai thác thường diễn
ra ở trong các bản, vùng rừng núi hiểm trở, đi lại khó khăn nơi mà nhưng người quản lý, kiểm lâm và người
dân khó phát hiện.
3.3.2.4 Lâm sản khác
a) Củi
b) Song mây
17
c) Sa nhân
d) Cây thuốc
e) Sản phẩm rau củ quả
Các kết quả trên cho thấy cuộc sống của người dân địa phương vẫn còn lệ thuộc nhiều vào khai thác
lâm sản từ rừng. Đây là vấn đề cần được quan tâm để có chính sách hổ trợ phát triển lâm nghiệp vùng đệm.
Mặt khác, cần phải nghiên cứu các hình thức quản lý tại VQG, cần có thêm hình thức cộng đồng tham gia
quản lý Vườn. Nên có phân khu tổng hợp để người dân thu hái các sản phẩm phụ trong rừng phục vụ cho
cuộc sống của chính họ.
3.3.3 Nhận thức và các hình thức tham gia của người dân về vấn đề bảo tồn
Đối với người dân ở cả phần cao và phần thấp của bản, việc thành lập VQG bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên và ĐDSH hàm ý sẽ mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh
hơn, hệ thống cây trồng vật nuôi phong phú hơn, và đặc biệt là có nhiều cơ hội việc làm cho họ để kiếm
nguồn thu nhập (làm công nhân nuôi trồng và bảo vệ rừng).
Người dân địa phương hy vọng rằng họ sẽ được tham gia vào việc quản lý và bảo vệ khu vực bảo tồn
thiên nhiên và ĐDSH ở VQG. Hơn thế họ còn hy vọng được đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với
cán bộ của Ban quản lý VQG phụ trách việc quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ĐDSH.
Nhận thức
Người dân ở phần thấp
Người dân ở phần cao
Định nghĩa về
- Rừng được bảo vệ: tất cả các hoạt động săn bắn
- Rừng và các tài nguyên thiên
bảo tồn
động vật quý hiếm, khai thác gỗ, đốt rừng, khai thác
nhiên được bảo vệ.
vàng, và đặt bẫy thú rừng đều phải cấm.
- Nghiêm cấm các hoạt động săn
- Công tác bảo tồn phải được xem là công việc chung
bắn, đốt rừng, khai thác gỗ,...
của tất cả mọi người. Cần thiết phải có một đội bảo vệ
- Bảo tồn là công việc hết sức
chuyên nghiệp để giải quyết những trường hợp khẩn
quan trọng, là công việc của cả
cấp.
Nhà nước lẫn người dân địa
- Cần phải phân định ranh giới rõ ràng giữa khu vực
phương.
bảo tồn và khu vực sản xuất, trồng rừng.
- Người dân địa phương sẽ có
- Để công tác bảo tồn được thực hiện tốt, cần thiết
được việc làm từ hoạt động bảo
phải có một kế hoạch, chương trình, dự án, tổ chức rõ
tồn.
ràng ở tất cả các cấp.
Cuộc sống khi
- Tự do tiếp cận rừng, đốt phá rừng để dò tìm phế liệu
- Tự do tiếp cận rừng
không có sự
chiến tranh, canh tác, khai thác gỗ và săn bắt.
- Cuộc sống vất vã và đói nghèo.
quản lý của
- Tự do du canh du cư.
- Hàng năm người dân phai di dời
VQG
- Tự do thả gia súc gia cầm.
chổ ở thường xuyên.
- Ý thức của người dân về thiên tai thấp
- Nỗ lực hơn trong công tác trồng
- Cuộc sống của người dân phụ thuộc vào rừng.
rừng để mang lợi ích cho thế hệ
tương lai.
18
Cuộc sống khi
- Sẽ ổn định cuộc sống của người dân
- Công tác bảo tồn sẽ mang lại cho
có sự quản lý
- Cấm tất cả mọi người không được vào rừng và cấm
người dân một tương lai tốt hơn,
của VQG
các hoạt động phát rừng làm nông nghiệp. Tập trung
đồng thời tạo cơ hội việc làm cho
nhiều hơn vào rừng trồng, có thu nhâph cao hơn khi
họ.
thu hoạch rừng sản xuất.
- tập trung vào trồng rừng và phát
- Sẽ gia tăng hoạt động chăn nuôi.
triển chăn nuôi.
- Có nhiều kiến thức hơn về rừng và cải thiện tình
- Có được nhiều dự án do Nhà
trạng mù chữ.
nước tài trợ; hệ thống cơ sở hạ
- Cơ sở hạ tầng tốt hơn.
tầng tốt hơn (đường, trường học, y
tế,…).
Vai trò đối với
- Có được quyền quản lý, bảo vệ khu bảo tồn và nhận
- Tất cả mọi người dân phải bảo vệ
công tác quản
được thù lao.
rừng (bao gồm cả động thực vật
lý VQG PN -
- Nói chung, công tác quản lý nên dựa trên sự hợp tác
trong rừng).
KB
giữa cán bộ bảo vệ và người dân địa phương tạo nên
- Người dân địa phương mong
một đội ngũ bảo vệ thường trực.
muốn trở thành nhân viên bảo vệ
- Người dân địa phương có thể khai thác một số
VQG.
nguồn lợi từ gỗ, các sản phẩm từ gỗ,…
3.3.4 Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư với Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng
Trong những năm gần đây, Ban quản lý VQG PN - KB đã chủ động đề ra mọi biện pháp bảo vệ, bảo
tồn ĐDSH, trong đó có sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác bảo tồn; đồng thời đã phối hợp với
các cấp chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng một cách thường xuyên hơn, có sự bàn bạc, nhất quán.
Các hoạt động, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương đều có sự phối hợp chặt chẽ.
Bên cạnh đó VQG cũng đã thành lập 10 trạm kiểm lâm chốt giữ tại các vị trí xung yếu để tăng cường
công tác bảo vệ rừng, ĐDSH. Cán bộ, nhân viên VQG còn gắn việc tuyên truyền công tác quản lý, bảo tồn
Di sản với việc hướng dẫn bà con nhân dân địa phương phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập để hạn chế
tình trạng người dân vào rừng khai thác tài nguyên như trước đây.
Các cán bộ VQG thường xuyên thăm hỏi ân cần tới những gia đình chính sách, thương binh liệt sỹ,
người già. Sau 2 năm thực hiện Chương trình 134, toàn huyện Bố Trạch đã có 488 nhà ở cho đồng bào dân
tộc thiểu số được xây dựng mới
Nhờ đó mà người dân địa phương đã có mối quan hệ tốt với cán bộ chính quyền, quản lý rừng nhiều
hơn, và họ xem rừng như là nhà của mình. Việc săn bắt thú rừng, chặt cây lấy gỗ không còn xảy ra. Đặc biệt
hơn là 4.700 người dân vùng đệm VQG đã cam kết bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, ĐDSH và hàng
ngàn người tham gia nhận giao khoán bảo vệ rừng PN - KB.
3.4 Đề xuất các giải pháp thu hút cộng đồng cùng tham gia bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
19
3.4.1 Hoàn chỉnh các chính sách liên quan đến quyền lợi của cộng đồng
Đảm bảo cho người dân được hưởng các dịch vụ, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội; sự an toàn về quyền
sử dụng đất đai; tạo cho họ các cơ hội thu nhập và có được những thực phẩm thay thế khác cho sản phẩm
rừng; sắp xếp ổn định dân cư bằng cách ngăn chặn triệt để việc di dân tự do.
Tăng cường công tác pháp chế cho công tác bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH. Nhà nước phải ban hành
pháp quy riêng nhằm nâng cao giá trị pháp lý trong việc bảo vệ quản lý VQG.
3.4.2 Chính sách đối với cộng đồng và hoạt động của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
VQG cần phải tăng cường phối hợp chính quyền địa phương thường xuyên hơn, phải liên kết bảo vệ
ĐDSH cho cộng đồng dân cư trong VQG. Kết hợp với chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra,
kiểm soát và phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn các vụ vi phạm rừng. phải có sự phối hợp chặt chẽ, có sự bàn
bạc, nhất quán trong các hoạt động, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Thường xuyên tuyên truyền qua các thông tin đại chúng để người dân hiểu và tham gia vào công tác
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH.
Bên cạnh công tác chính sách chế độ đối với cộng đồng cần phải quan tâm đến đời sống của người
quản lý bảo vệ.
100% lãnh đạo các xã cho rằng cần phải thực hiện việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý
bảo vệ tại VQG tại các khu rừng sản xuất và rừng phòng hộ.
Cần phải có những quy ước bảo vệ rừng giữa VQG và cộng đồng, trong đó phải có sự nhất quán và
thống nhất giữa hai bên.
3.4.3 Chính sách phát triển kinh tế xã hội
Triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đệm VQG, trong đó tập
trung vào cơ sở hạ tầng như điện, đường, thủy lợi, trường học, y tế,… tạo điều kiện cho người dân ổn định
đời sống để có điều kiện phát triển kinh tế, cũng như bảo vệ, bảo tồn tài nguyên ĐDSH.
20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một khu bảo tồn thiên nhiên có một nền văn hóa lịch sử lâu
đời và chứa đựng nhiều giá trị tiềm năng mang ý nghĩa khoa học. Có một hệ thống động thực vật phong phú,
có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và trên thế giới.
Trong những năm trở lại đây Ban quản lý VQG PN - KB đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác bảo
vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH. Đã thực hiện các chủ trương và chính sách giao khoán đất lâm
nghiệp, giao khoán và bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư. Cho nên đời sống của người dân từng bước đã
được cải thiện, người dân có công ăn việc làm, có thu nhập từ việc trồng rừng. Chính vì vậy mà việc khai
thác, đốt nương làm rẫy, việc di cư ngày càng giảm, và đặc biệt là các hoạt động săn bắn động thực vật đã
giảm đi rất nhiều. Điều đó chứng tỏ cộng đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề bảo vệ, phát
triển rừng và bảo tồn ĐDSH của VQG.
Tuy nhiên trong công tác quản lý, giao khoán đất rừng cho người dân vẫn còn nhiều bất cập. Các
hoạt động chặt phá rừng, săn bắn động thực vật của cộng đồng dân cũng như của các lâm tặc vẫn xảy ra.
Kiến nghị
Về kinh tế, trước mắt phải gần như bao cấp, cấp vốn, cho vay vốn, tạo dựng hạ tầng, tạo tiền đề lâu
dài cho dân cư. Phải đảm bảo mức sống cho dân cư và bồi dưỡng, hướng dẫn, giáo dục cho cộng đồng dân
cư làm theo chủ trương chính sách đã vạch ra.
Tăng cường công tác pháp chế cho công tác bảo tồn ĐDSH. Nhà nước phải ban hành pháp quy riêng
nhằm nâng cao giá trị pháp lý trong việc bảo vệ quản lý VQG.
Cần phải triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đệm VQG nhiều
hơn nữa, trong đó tập trung vào cơ sở hạ tầng như điện, đường, thủy lợi, trường học, y tế,…
Ban quản lý VQG cần phải biết làm tốt công tác dân vận, để tuyên truyền, vận động thường xuyên,
liên tục hơn nữa trong những năm tiếp theo, làm cho mọi người có trách nhiệm và nghĩa vụ, tham gia thực
hiện trực tiếp hoặc gián tiếp những nội dung bảo vệ và phát triển rừng, gắn bó bền vững với diện tích rừng
tại địa phương, để gìn giữ một màu xanh tươi mãi mãi cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Bộ Khoa học và công nghệ (2001), Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội .
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Danh lục đỏ Việt Nam 2003, Phần động vật.
3. Bộ KHCN & MT (1996), Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Lê Xuân Cảnh, Trương Văn Lã và cộng sự (1996), Báo cáo kết quả khảo sát thực địa tại khu rừng Phong
Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình. Dự án Ras/93/102.
5. Lê Trọng Cúc (2007), Giáo trình Sinh thái nhân văn.
6. Lê Trọng Cúc, A.Tery Rambo (2001), Phân tích so sánh các điều kiện môi trường, Xã hội và xu hướng
phát triển ở năm cộng đồng ở Miền núi phía Bắc Việt Nam. Trung tâm Đông Tây, nhóm công tác vùng cao,
CRES, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Lê Diên Dực (2000), Các phương pháp tham gia trong Quản lý Tài nguyên ven biển dựa vào Cộng đồng.
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Nông nghiệp.
8. Nguyễn Quốc Dựng (1998), Báo cáo tình hình dân sinh kinh tế khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Viện điều
tra quy hoạch rừng, Thanh Trì, Hà Nội.
9. Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2002) Điều tra đánh giá tình hình quản lý rừng cộng đồng thôn bản ở
các Vườn Quốc gia và các Khu Bảo tồn thiên nhiên.
10. Nguyễn Huy Dũng (2007), Cộng đồng và vấn đề quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
11. FFI (2004), Dự án “vườn rừng” vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
12. Dự án PARC/UNDP (2006) Tóm tắt chính sách: Xây dựng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam Những yêu cầu đổi mới và thể chế.
13. Trương Quang Học (2008), Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn. 59 trang.
14. Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam - Phân Hội các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên
nhiên (1997), Tuyển tập báo cáo Hội thảo Quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý
các Khu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Lê Thanh Long, 2009. Suy thoái ĐDSH ở Việt Nam. WWW.my.opera.com/200
16. Matarasso M., Maueits Servaas và Irma Allen (2004), Giáo dục Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng.
WWF Chương trình Đông Dương. NXB Lao động Xã hội (bản dịch).
17. Nguyễn Văn Sản và D.A Gilmour (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam. IUCN - Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế, Cục Kiểm Lâm Việt Nam.
18. Đỗ Xuân Trang (1998), Người Rục ở Việt Nam. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
19. Đinh Trọng Thu. Nghiên cứu kinh tế xã hội về sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng. FFI Hà
Nội.
20. Nguyễn Bá Thụ (1999), Quản lý vùng đệm Việt Nam.
21. Nguyễn Thủy (2007), Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng đồng và khả năng ứng dụng
trong việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Viện điều tra quy hoạch rừng, Thanh Trì, Hà Nội.
22
22. Bùi Đình Toái, Nguyễn Bá Ngãi (1998), Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA)
trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (2007), Hồ sơ đăng ký Di sản thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng - tỉnh Quảng Bình - Việt Nam. Bộ Văn hóa Thông Tin Việt Nam, Ủy ban Quốc gia
Việt Nam về UNESCO.
24. Võ Quý (2005), Giáo trình Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm. Trung tâm Nhiên cứu Tài
nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Phạm Bình Quyền (2003). Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
26. WWF (1999), Nghiên cứu về việc sử dụng tài nguyên rừng và mối quan hệ giữa một số lâm trường và
cộng đồng dân cư trong khu vực tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
27. />Tài liệu nước ngoài
28. Angelsen, Arild and Sven Wunder. Exploring the Poverty – Forest Link. CiFOR, N0 40, Bogor,
Indonesia.
29. Farkas, B. & T. Ziegler(2002), A note on the distribution of Amyda cartilaginea (Boddaert, 1770) in
Vietnam. Hamadryad, Tamil Nadu 27(1): 149 - 154.
30. FAO, 2003. State of the World’s Forest. Rome.
31. IRC (2001), Keep It Working – A Field manual to support community management of rural water
supply. Netherland.
32. Isobel W. Heathcote, 1998. Integrated Watershed Management - Principle and Practice. School of
Ingineering University of Guelph.
33. IUCN, 2000. Tordoff, A.W. (ed.) et al., 2002: Directory of Important Bird Areas (IBA) in Vietnam. Key
Sites for Conservation. BirdLife International in Indochina and IEBR.
34. IUCN, 2000: IUCN Red List of Threatened Species. Gland and Cambridge.
35. RECOFTC (2002), Forest Management Learning Group – A Facilitator’s Field Manual. Bangkok.
36. Rudolf Batliner (2002), SFSP Teaching Methodology Handbook. NXB Nông nghiệp. Hà nội.
37. Sousa, David (2001), How the Brain Learns. Corwin Press, Califonia.
38. Le Thai Tu et al,. (2004), Unique of Phong Nha – Ke Bang Limestone Moutains Ichthyofauna. Vietnam
Ecological Association – National Workshop. Ha Noi, 20 December 2004.
39. Nguyen Nghia thin (1997). The vegetation of Cuc PhuongNational Park, Vietnam. SIDA.
40. UNESCO (2002), Education for Sustainability from Rio to Johannesburg: Lessons learnt from a decade
of commitment. Báo cáo gửi WSSD. Paris.
23
20,1,18,3, 16,5,14,7,12,9
2,19,4,17,6,15,8,13,10,11
24