Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kết hợp tự luận và thơ trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.63 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Sau 1975, hiện thực đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, đó là thời kỳ
từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ đời sống bất bình thường của ngày có
giặc sang đời sống bình thường. Có những chuyện hôm qua văn học chưa kịp
nói đến, chưa được đề cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều
kiện đề cập, để nhìn lại… Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp
với thời đại, phù hợp với hiện thực mới. Nhưng phải đến những năm 80 văn
xuôi mới thật sự có những bước chuyển đáng kể. So với trước thì bút pháp
của văn học giai đoạn này trở nên trầm tĩnh hơn, tỉnh táo hơn, bớt đi vẻ say
sưa, nồng nhiệt so với những sáng tác trước đây về cách mạng và kháng
chiến, tạo một khoảng cách nhất định với đối tượng miêu tả, do đó bình thản
hơn, trí tụê hơn, thấm đậm hơn giọng điệu phê phán, bình giá, trên cơ sở một
cái nhìn thiên về bề sâu tâm tưởng, ý nghĩa nhân sinh, tuy nhiên không vì thế
mà lạnh lùng khô héo, trái lại nữa, qua giọng điệu lời văn ta vẫn thấy cái hơi
ấm nhân tình. Sự đổi mới của các nhà văn gần như là một tất yếu sống còn
của chính họ. Trong số họ không thể không kể đến một tên tuổi đã mang đến
sự đổi mới rất sớm trong những trang viết của mình, và cũng bằng những
trang viết đầy suy tư của mình đã dự cảm rất sớm những biến đổi của xã hội.
Đó là nhà văn Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, Bức tranh, Bến quê, Mẹ con chị Hằng… rồi Mảnh đất tình yêu,
Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Cỏ lau…
Bên cạnh sự đổi mới của các nhà văn lão thành thì sự xuất hiện của một
loại cây bút trẻ đã làm thay đổi hẳn bộ mặt và diện mạo của văn xuôi mang lại
cho văn xuôi những sắc thái mới mẻ. Trong đó đáng kể nhất là Nguyễn Huy
Thiệp. Điểm đặc biệt ở sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là hầu hết những
truyện ngắn của ông đều chứa đựng một hoặc vài lời triết lý về văn chương.
Điều đó chứng tỏ, Nguyễn Huy Thiệp là người hay trăn trở về văn chương và
1


ý nghĩa của nó. Những triết lý đó, được phát biểu gián tiếp qua các nhân vật,


qua tình huống truyện hoặc đôi khi phát biểu một cách trực tiếp bằng những
lời thơ hoặc những câu văn thấm nhuần sự khái quát. So với cái nhìn đơn giản
và rành mạch như Nam Cao thì cái nhìn của ông về văn chương có gì đó rất
phức tạp - phức tạp như chính cuộc đời, khi là thứ bỉ ổi nhất, khi thì có cái gì
từa tựa lẽ phải, khi thì có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm
sống, có thứ văn chương sửa mình, có thứ văn chương trốn đời, trốn việc. Lại
có thứ văn chương làm loạn. Trong văn xuôi đương đại Việt Nam, chưa có
một tác giả nào vừa xuất hiện mà lại gây tranh luận dữ dội, tóe lửa như
Nguyễn Huy Thiệp. Ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là những câu
chuyện về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha nhếch nhác của con người, sự
bơ vơ lạc loài của cái đẹp. Và nhà văn như treo trước người đọc câu hỏi: Con
người là ai? Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc sẽ bắt
gặp rất nhiều những bài thơ hoặc là sưu tầm, hoặc là tự sáng tác và những câu
bình, những câu trữ tình ngoại đề tưởng chừng không có ăn nhập gì với câu
chuyện nhưng lại góp phần gieo vào lòng người một niềm day dứt không
nguôi về tình trạng cô đơn bé nhỏ cùng sự bơ vơ thiếu vắng điểm tựa của con
người và tạo nên một phong cách mới lạ, độc đáo của tác giả.

2


NỘI DUNG
1.

Tự luận-thơ trong văn xuôi Việt Nam
1.1. Tự luận trong văn xuôi Việt Nam
Tự luận là những lời bình hoặc những yếu tố trữ tình ngoại đề mang tính
chất triết lí như hài hước, chua chát, bi quan... Đó có thể là giọng điệu của
người kể chuyện, là lời độc thoại nội tâm của các nhân vật. Đó cũng có thể là
những câu trữ tình có kèm theo đánh giá, bình luận của người kể chuyện hoặc

nhưng câu nói triết lí. Điều này chúng ta cũng từng gặp trong các sáng tác của
Nam Cao, Nguyễn Khải…
Ví như trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, trong
những trang viết của mình, tác giả hay đưa ra những lời bình có tính chất triết
lí. Đó là những câu nói như một lời ngẫm nghĩ như sống khổ đến đâu cũng
còn hơn chết hay Chao ôi! Cái chết còn hung bạo hơn những thằng hung bạo.
Những kẻ hung bạo chết cũng đáng lòng thương hại. Những kẻ hung bạo chết
cũng là người chết, nạn nhân của một sức mạnh mù quáng và khốc liệt. (Điếu
văn). Hay trong Mua nhà, ông viết Trước sau gì cũng chết. Ai cũng chết. Mà
ai cũng chỉ chết một lần mà thôi! Sống sên so làm gì?. Đó là những điều rất
đúng, là những điều tưởng giản đơn mà khi người ta đang sống thì có mấy ai
nghĩ đến. Đó là những lời tự luận về vấn đề sống chết của Nam Cao. Bên
cạnh đó, ông còn tự luận về vấn đề kiếp người và đời, về sự sung sướng và
nỗi khổ đau, về cái lương thiện và cái ác, về miếng ăn và lòng kính trọng ở
đời, về tình yêu và hạnh phúc,…
Bất kì một tác phẩm có giá trị nào cũng gửi gắm đến cho người đọc
những thông điệp về cuộc sống. Để thể hiện điều đó, nhà văn buộc phải có sự
từng trải, chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời đồng thời thể hiện qua trang viết
của mình bằng nhiều hình thức. Bên cạnh việc lồng ghép vào các hình tượng
nghệ thuật là những câu tự luận, nhiều khi có tính chất trữ tình ngoại đề như
là những lời tâm sự với bạn đọc. Điều đó tạo nên sự gần gũi và truyền cảm
3


sâu sắc hơn. Dường như chuyện văn chương cũng là chuyện đời của tác giả
và cũng là một cảnh đời của người đọc.
1.2.

Thơ trong văn xuôi Việt Nam


Việc đưa thơ vào văn xuôi không phải là vấn đề mới nhưng chưa bao giờ
là cũ. Đó có thể là những bài thơ do các nhân vật ngâm vịnh, xướng họa, và ở
trường hợp này thì thơ mang chức năng cá biệt hóa nhân vật hoặc bộc lộ tư
tưởng của nhân vật. Đó cũng có thể là những bài thơ nằm trong bình luận
ngoại đề của người kể chuyện, và vì thế, chúng có giá trị như một sự định giá,
một tổng kết, hoặc một bài học được đúc rút. Hiện tượng này đã từng diễn ra
trong văn xuôi nghệ thuật chữ Hán thời trung đại mà Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ là một ví dụ tiêu biểu.
Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách
bỏ ùn cả lại thường bị quan trên quở trách. Từ bèn trả ấn tín, bỏ quan mà về.
Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, một hôm Từ Thức dậy sớm
trông ra bể Thần Phù ở phía ngoài xa vài chục dặm, thấy có đám mây ngũ sắc
ùn ùn kết lại như một đóa hoa sen mọc lên, vội chèo thuyền ra thì thấy một
trái núi rất đẹp. Chàng buộc thuyền lên bờ thì thấy những vách đá cao vút
nghìn trượng, sừng sững đứng thẳng, nếu không có cánh thì vị tất đã trèo lên
thăm cảnh đó được. Nhân đề một luật thơ rằng:
Thiên chương bích thụ quải triêu đôn
Hoa thảo nghênh nhân nhập động môn.
Nhiễu giản dĩ vô tăng thái dược,
Duyên lưu thặng hữu khách tầm nguyên.
Lữ du tư vị cầm tam lộng,
Điếu đĩnh sinh nhai tửu nhất tôn.
Nghĩ hướng Vũ Lăng ngư tử vấn,
Tiền lai viễn cận chủng đào thôn.
(Triêu dương bóng rải khắp ngày xanh,
Hoa cỏ cười tươi đón rước mình.
4


Hái thuốc nào đâu sư kẽ suối,

Tìm nguồn duy có khách bên ghềnh.
Lang thang đất lạ đàn ba khúc,
Nênh nổi thuyền câu rượu một bình.
Bến Vũ chàng ngư, tìm thử hỏi,
Thôn Đào chỉ hộ lối loanh quanh.)
Từ Thức thi hứng tràn trề, trong truyện có tới mười bài, bài nào cũng tả
cảnh tiên nguy nga, lộng lẫy nhưng lòng người vẫn luôn nhớ quê ở cõi trần.
Ví như bài thơ đề trên bức bình phong của nàng Giáng Hương:
Tứ diện ba đào nhất kế sơn,
Dạ lai hà xứ mộng hương quan.
Mang mang trần giới hồi đầu viễn,
Thân tại hồng vân bích thủy gian.
(Sóng nước bao quanh núi một vùng,
Mộng về quê cũ lối không thông.
Mây vàng nước biếc thân nương đậu,
Trần giới xa coi ngút mịt mùng.)
Hiện tượng này được phục sinh trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam cuối
thế kỷ XX, đặc biệt mạnh mẽ trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp.Trong 37 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã có đến 26 truyện tác
giả có đưa thơ vào với mức độ đậm nhạt khác nhau. Điều này cho thấy, việc
đưa thơ vào văn xuôi có thể được xem là một đặc trưng phong cách của ông.
2. Biểu hiện của sự kết hợp tự luận-thơ trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp
1.1.Tự luận trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện rất nhiều những lời trữ
tình ngoại đề, giọng của người kể chuyện, giọng nói bên trong của các nhân
vật, những câu trữ tình có kèm theo đánh giá, bình luận của người kể chuyện
hoăc nhưng câu nói triết lí. Những lời trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn của
5



Nguyễn Huy Thiệp trước hết nó được thể hiện qua những lời bình luận của
người kể chuyện. Trong khi kể chuyện, người kể chuyện trực tiếp bộc lộ
những tư tưởng, quan niệm của mình về cuộc sống, về nhân vật trong
truyệnĐiều này được thể hiện trong một số tác phẩm của ông như: Những
bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê, Huyền thoại phố phường, Mưa
Nhã Nam, Những người thợ xẻ…
Chẳng hạn trong Huyền thoại phố phường, với một người xuất thân
nghèo khổ, có khát vọng làm giàu bằng mọi hình thức như Hạnh, giọng văn
bình luận của Nguyễn Huy Thiệp mỉa mai, chua xót Chao ôi, nếu y có một
căn nhà với đủ tiện nghi! Nếu y co tiền! Y không phải lo đến chuyện sinh
hoạt. Y sẽ làm việc, sẽ sáng tạo, có thể y thành một người xuất chúng.
Hoặc có khi Nguyễn Huy Thiệp không trực tiếp bày tỏ cách đánh giá
của mình về hiện tượng, con người trong tác phẩm mà thông qua nhân vật.
Nhân vật sẽ là người thay mặt tác giả tự bộc lộ, lên tiếng đánh giá về các vấn
đề, hiện tượng trong cuộc sống. Ví như đặt cái nhìn vào nhân vật Bường trong
Những người thợ xẻ, tác giả hay có những câu tưởng chừng không ăn nhập
gì với diễn biến của câu chuyện. Khi đám thợ xẻ xuống khỏi chiếc xe đưa
mình lên Tây Bắc, đứng trước cảnh núi rừng bạt ngàn hoa ban trắng, tự dưng
một câu hỏi được đặt ra tưởng chừng không hề ăn nhập: Này hoa ban, một
nghìn năm trước thì mày có trắng thế không? Hay đó là những lời bình. Nói
về cách nhìn nhận con người của chị Thục khi nói về lão Thuyết keo kiệt,
gian xảo như sau: Gì thì gì, cái đất cằn nó làm ti tiện con người đến sợ. Hay
đó là lời than, lời bình của nhân vật tôi khi nghĩ về người yêu: Người dưng ơi
người dưng, một triệu người tôi gặp trong đời có ai là máu của máu tôi? Là
thịt của thịt tôi? Có aị sẽ sống vì tôi và chết vì tôi? Có ai không? Có ai là
hoàng đế của tôi? Cũng là thần tử của tôi? Ai là tâm phúc với tôi? Là hy
vọng của tôi? Cũng là địa ngục của tôi? Hay Bường nghĩ về đàn bà: Đàn bà
lạ lắm. Cái gì thuộc về họ thì họ hành hạ đến nơi đến chốn, họ chỉ quý thứ
tình gió đưa thôi. Có lẽ, chỉ có một tâm hồn quá cô đơn, quá thiếu thốn thì

6


mới có những cách nhìn nhận về con người và tình người trong xã hội. Nhưng
hiện thực qua những lời bình ấy quả thực càng ngày càng trở nên phổ biến,
đáng buồn thay!
Dù Nguyễn Huy Thiệp không đưa vào truyện ngắn của mình nhiều diễn
ngôn ngoại đề mang tính bình luận, nhưng đọc truyện ngắn của ông, người
đọc lại cảm nhận được chiều sâu của triết lí về cuộc đời của tác giả ẩn đằng
sau những lời bình luận ngoại đề dưới lớp diễn ngôn kể. Lời bình luận ngoại
đề được các nhà văn trau chuốt bằng lớp ngôn từ đầy hình ảnh, mang ý nghĩa
xã hội sâu sắc. Nhân vật nào của Nguyễn Huy Thiệp dường như cũng thích
khái quát triết lý. Đấy cũng là một nét hấp dẫn riêng của Nguyễn Huy Thiệp.
Lời triết lý thường được đặt vào miệng các nhân vật và gắn liền cá tính của
mỗi vai truyện. Vì thế bên cạnh những lời lẽ có vẻ cao siêu, uyên bác có
những câu triết lí rất du côn, có những câu rất tục tĩu, rất đời. Nhiều câu rắc
rối, tối nghĩa, đúng là tù mù về hình thức như nhận xét của Nguyễn Huy
Thiệp. Nhưng mỗi câu đều chứa đựng một cái gì đó khiến ta phải ngẫm nghĩ.
Trong truyện Thiên văn, khi kể về cảnh tượng con đò lắc lư theo dòng
nước trong mua gió chở Khách sang sông, người kể chuyện đã bàn thêm: Ai
đã xem trò chơi lướt song hẳn sẽ ngạc nhiên trước tài nghệ phi thường của
người điều khiển mảnh ván trên đầu sóng. Có điều ở đây mảnh ván là cả con
đò cồng kềnh, thô lậu? Đồng thời kết thúc mạch kể là những bình luận ngoại
đề: Cũng có thể qua sông hôm ấy là một thi sĩ. Thi sĩ bao giờ cũng làm những
việc lạ thường, đuổi theo những vẻ đẹp kì ảo, những vẻ đẹp huyền bí…Những
lời văn rất giàu hình ảnh và cảm xúc tạo nên nhịp điệu trầm lắng cho những
trang văn Nguyễn Huy Thiệp.
Ngoài ra, Nguyễn Huy Thiệp có nhiều câu thơ ang tính chất tự luận về
văn chương. Trong Những người thợ xẻ, tác giả hay nhắc đến vấn đề có liên
quan đến văn chương. Ví như để diễn tả cảnh chia ly mẹ con sụt sùi nước mắt,

Bường đã buông ra một câu vừa buồn cười, vừa chua chát: Đủ rồi đấy, các
nhà tình cảm chủ nghĩa ạ. Cứ thế này văn học nước ta chảy nước ra mất hay
7


khi suy luận về vùng đất mang tên Bình Minh, Bường nghĩ Văn học nước
mình rôm rả thật. Có thể thấy, hầu hết những truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp đều chứa đựng một hoặc vài lời triết lý của ông về văn chương. Điều đó
chứng tỏ, Nguyễn Huy Thiệp là người hay trăn trở về văn chương và ý nghĩa
của nó. Những triết lý đó, được phát biểu gián tiếp qua các nhân vật, qua tình
huống truyện hoặc đôi khi phát biểu một cách trực tiếp. Trước đây, Nam Cao
cũng thường thể hiện những quan niệm của mình trên trang viết của mình.
Nhưng với Nguyễn Huy Thiệp, văn chương không đơn giản và rành mạch
như Nam Cao. Cái nhìn của ông về văn chương có gì đó rất phức tạp - phức
tạp như chính cuộc đời, khi thì văn chương là thứ bỉ ổi nhất (Chút thoáng
Xuân Hương), khi thì văn chương có cái gì từa tựa lẽ phải (Giọt máu), khi
thì: văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống,
có thứ văn chương sửa mình, có thứ văn chương trốn đời, trốn việc. Lại có
thứ văn chương làm loạn (Giọt máu).
Trương Chi chỉ là cách thể hiện gián tiếp quan niệm của chính trị về văn
chương. Có lúc Nguyễn Huy Thiệp đã để cho chính các nhà chính trị phát
biểu quan niệm của mình một cách rất thẳng thắn. Trước hết là lời của tri
huyện Thặng trong Chút thoáng Xuân Hương: Hách chứ, Thặng giơ ngón tay
như quả chuối nắm ra trước Ấm Huy. Không hách để văn chương các chú
làm loạn à? Văn chương là miếng đất nghịch…Văn chương làm loạn - Nó
làm loạn trong tiềm thức của con người - một cuộc nổi loạn mà không có một
thế lực nào có thể dập tắt được. Chính Thặng đã khẳng định: Dân quen nô lệ,
luật cứ ngặt nghèo, nghiêm khắc là xong. Không có bàn bạc gì cả. Nhưng
Thặng lại phải hách với văn chương – tức là Thặng sợ!
Đó cũng là tâm sự của Nguyễn Phúc Ánh trong Kiếm sắc: Ta ghét bọn

chữ nghĩa thôi. Chữ nghĩa chúng nó thối lắm, ngụy biện, xảo trá, tinh vi…
Hành tung chúng ta chẳng lo. Toàn lũ ấm o như dòi chò, hèn mọn cả. Chúng
nó quen tỉ tê với chữ nghĩa sẽ coi ta là vô đạo, không có tâm thế. Rửa đầu óc
chúng nó, ta mệt lắm. Nói là ta chẳng lo nhưng lại muốn rửa đầu óc chúng
8


nó, tức là Ánh cũng sợ. Dẫu Ánh muốn cũng không thể nào làm được. Ánh đã
sai Lân đi chiêu mộ các danh sĩ Bắc Hà. Nhưng trớ trêu thay, chính Lân lại
được văn chương chiêu mộ: Thâm tâm Lân cũng không biết nên vui hay buồn,
chỉ thấy trong lòng cảm động. Đó cũng là sức mạnh phi thường của văn
chương. Lân đã phải chịu tội, chết dưới lưỡi gươm gia truyền. Hay là văn
chương đã hoá kiếp cho Lân?… Để từ đây và mãi mãi bàn tay của Lân sẽ
không hề dính máu. Lân chết khi trong lòng đang cảm động - cái chết ấy có ý
nghĩa hơn vạn lần kiếp sống vô tâm. Có thể, đó là ý nghĩa mà Nguyễn Huy
Thiệp gởi gắm trong hình thức một câu chuyện lịch sử.
Có thể nói yếu tố tự luận xuất hiện rất nhiều trong những truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp. Những lời trữ tình ngoại đề có tính bình luận, đánh
giá, những câu văn đậm chất triết lí dù được đặt dưới hình thức nào thì cũng
góp phần làm nên nét riêng, độc đáo cho truyện ngắn của ông.
1.2. Thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nói về việc đưa thơ vào truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Đăng Mạnh có lời nhận xét: Từ những trang văn xuôi ngổn ngang bề bộn,
thậm chí còn xô bồ, tục tĩu và đầy khinh bạc của Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi
thấy vút lên những tứ thơ thật trong trẻo, nhưng âm điệu thật thiết tha. Và
bao giờ cũng mênh mang buồn. Buồn thương xót xa vẫn là âm hưởng bao
trùm lên mọi trang viết của Nguyễn Huy Thiệp. Yếu tố thơ trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp như là một thủ pháp nghệ thuật mà ông có chủ ý xây dựng
hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Rõ ràng, Nguyễn Huy Thiệp
có ý thức rất rõ về sức mạnh của ngôn từ, chúng có chức năng tạo nghĩa và

tạo hình, thể hiện qua yếu tố thanh điệu, vần, nhịp điệu…góp phần tạo ra tiết
tấu của cuộc sống, biểu đạt quan niệm, cách nhìn của tác giả.
Việc sử dụng dạng thức thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là hết
sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc mượn thơ của các nhà thơ khác, có
những truyện có thơ do chính ông sáng tác; ngoài ra còn có các câu ca dân

9


gian được nhà văn sử dụng nguyên văn hoặc được chỉnh sửa lại theo cách của
mình.
Thơ của các nhà thơ khác, tiêu biểu ở các truyện: Nguyễn Thị Lộ (mượn
thơ Nguyễn Trãi), các truyện Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (mượn thơ
Nguyễn Du), Sang sông (mượn thơ Nguyễn Gia Thiều), Chút thoáng Xuân
Hương (mượn thơ Hồ Xuân Hương), Giọt máu (mượn thơ Trần Tế Xương),
Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt (mượn thơ Nguyễn Bính), Thương nhớ
đồng quê (mượn thơ Bùi Văn Ngọc), Đưa sáo sang sông (mượn thơ Đồng
Đức Bốn, Nguyễn Bảo Sinh, Vũ Toàn)…
Thơ của chính tác giả sáng tác, tiêu biểu là ở các truyện: Huyền thoại
phố phường, Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê, Tướng về
hưu, Chảy đi sông ơi, Thiên văn, Mưa ở Nhã Nam, Trương Chi, Truyện
tình kể trong đêm mưa, Chăn trâu cắt cỏ, Không khóc ở California, Sống
dễ lắm… Tần số xuất hiện của thơ trong truyện Nguyễn Huy Thiệp khiến
người đọc phải ngạc nhiên. Đỗ Đức Hiểu viết: Truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp có nhiều bài thơ, còn Filimonova nhận xét: Một trong những đặc điểm
nổi bật của văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp là việc thường xuyên sử dụng thơ
trong đó. Mức độ dày đặc của những bài thơ trong truyện có thể tập hợp, sắp
xếp để in thành một tập thơ đầy đặn. Những câu thơ không vần ấy vừa gợi mở
vừa đóng kín, nó bí ẩn và tiên tri, người đọc nghĩ đến những chân trời khác.
a)


Thơ được dùng làm đề từ
Lời đề từ có chức năng dẫn dắt, định hướng cho người đọc, nó còn có tác
dụng tạo ra sự gián cách giữa văn bản và người đọc, nhắc nhở người đọc, báo
trước cho họ rằng đây là câu chuyện được viết ra, được kể bởi tác giả và
người kể chuyện. Sự gián cách này được tính bằng khoảng cách thời gian,
thời gian của lời đề từ (văn bản trích) và thời gian của câu chuyện, thời gian
của tác giả - người kể chuyện và thời gian của người đọc. Trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, việc sử dụng thơ làm đề từ không nhiều, một số có thể kể
đến như: Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Nguyễn Thị Lộ, Cánh
buồm nâu thuở ấy, Phẩm tiết, Kiếm sắc… nhưng nó gợi cho ta nhiều suy
10


nghĩ về nghĩa của văn bản và tính liên văn bản trong cấu trúc truyện. Trước
hết, thơ đề từ luôn gắn với một tâm sự mà nhà văn gửi vào truyện, nó gieo
vào lòng người những bâng khuâng. Tác giả thường mượn lời của câu hát cổ,
bài đồng dao, thơ Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Maiacopxki…để làm lời tựa.
Thông thường lời tựa thể hiện chủ đề và cảm hứng của tác phẩm. Chẳng hạn
lời tựa trong truyện Con gái thủy thần:
Cái tình chi
Mượn màu son phấn ra đi
Nhân vật Chương trong suốt hành trình của mình đã tin vào tình yêu bất
di bất dịch của mình với mẹ Cả. Câu hát cổ ngân nga thâu tóm phần hồn của
tác phẩm. Đó chính là nỗ đau thường trực trong tâm hồn Chương: Con gái
thủy thần! Nàng ở đâu?...Để tôi mượn màu son phấn ra đi.
Trong truyện Mưa, Nguyễn Huy Thiệp đã mượn ý thơ của Nguyễn Du:
Phong vận kì oan ngã tự cư làm lời đề từ. Qua đó nhà thơ bày tỏ sự thông
cảm với những ray rứt, băn khoăn của cô gái trong câu chuyện. Trong tình
yêu, người phụ nữ luôn chịu nhiều thua thiệt, đau khổ. Họ có thể làm bất cứ

điều gì để độc chiếm tình yêu. Ý thơ của Nguyễn Du đã tác động mạnh tới
mạch truyện mà Nguyễn Huy Thiệp xây dựng.
b)

Thơ được dùng làm lời hát của các nhân vật điển hình

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thơ được dùng làm lời hát của
các nhân vật điển hình, thể hiện trong một số truyện như Tướng về hưu,
Trương Chi, Phẩm tiết, Thương nhớ đồng quê, Những người thợ xẻ… Có
thể nói các bài ca đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu thành cốt truyện ,
tư tưởng,…trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong Thương nhớ đồng
quê khi Quyên bảo: Cánh đồng rộng quá…anh có biết cánh đồng bắt đầu từ
đâu không? Nguyễn Huy Thiệp đã để cho nhân vật Nhâm trả lời bằng một
đoạn thơ:
Cánh đồng bắt đầu từ nơi rất sâu trong lòng tôi
Trong máu thịt tôi đã có cánh đồng
11


Đứng bên ni đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng bát ngát mênh mông…
Với cách trả lời ngắn gọn giàu tình cảm đem lại hiệu quả cao hơn là khi
trả lời bình thường.
Hay như trong Những người thợ xẻ, mở đầu truyện là một bài hát như
một bài đồng dao có tên là Hát dỗ em:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì về cơm vua
Ông thợ nào thua
Thì về bú tí...

Hay khi đám thợ xẻ gặp một cặp vợ chồng đang đẩy một xe củi, người
vợ cầm càng xe, còn anh chồng đẩy phía đằng sau. Anh chồng đeo kính, ra
dáng trí thức, cô vợ thon thả, trắng trẻo, trông rất dễ mến. Bường liền ngỏ lời:
Thạch Sanh đốn củi trên rừng.
Để nàng công chúa kéo càng lệch vai.
Cô vợ đáo để, dừng xe lại ngay: Có thương thì đẩy giúp, chứ làm thơ thì
công chúa chẳng cần!
Những câu thơ như thế vừa có tác dụng gợi cảm cho truyện, vừa tăng
tính hài hước mà cũng đầy tình tứ, ý vị ở mỗi hình ảnh, mỗi dòng thơ. Ví như
trên là cái nhìn hóm hỉnh về nghề thợ xẻ gỗ, về quan hệ vợ chồng và quan
niệm về tình yêu nhưng lại rất đúng, rất đời.
Các bài ca đóng vai trò quan trọng cả trong truyện lịch sử của Nguyễn
Huy Thiệp như Kiếm sắc, Phẩm tiết… Trong Kiếm sắc hai bài do nàng Vinh
Hoa hát, còn một bài do cô gái chủ quán hát. Đồng thời , bài thứ nhất của
Vinh Hoa lại đồng vọng về nội dung, đôi chỗ còn trùng về văn bản, với bài
của cô gái con chủ quán. Theo lời cô gái , bài ca đó là Nguyễn Du soạn cho
cô, điều này hoàn toàn có vẻ đúng thật, bởi vì đề tài của bài ca cũng là đề tài

12


Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du – nói về số phận bất hạnh của người
có tài.
Trong Truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trong bài ca con gai chủ quán:
Kìa trăm năm
Tài mệnh là gì
Chỉ thấy đớn đau.

Qua những truyện ngắn trên ta thấy viêc đưa thơ vào văn xuôi của
Nguyễn Huy Thiệp hai phương diện: thơ được mô típ hóa và thơ như những
đoạn trữ tình ngoại đề đúng như Filimonova đã nhận xét. Theo Filimonova, ở
phương diện thứ nhất, việc mô típ hóa thơ nương theo cốt truyện trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã được thực hiện một cách vừa tự nhiên, vừa đúng
logic sự vật. Ở phương diện thứ hai,theo quan điểm của Filimonova “… trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn có những truyện mà ở đó việc vận dụng
các đoạn thơ có thể gọi là không mô típ hóa, ước lệ, phi tự nhiên hiểu theo
nghĩa là các bài hát hay bài thơ trong chúng không phải phát ra từ miệng các
nhân vật, được họ “ngâm ngợi” theo đúng nghĩa đen, mà như những đoạn
trữ tình ngoại đề, hoặc như giọng nói bên trong của nhân vật, hoặc như
giọng của người kể chuyện, mà thường là các giọng này hòa quyện với nhau”.
Có thể thấy việc sử dụng thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là
một kĩ thuật viết rất riêng của ông. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Huy
Thiệp muốn đặt thơ ca bên cạnh văn xuôi để gửi một tâm sự thông điệp, rằng
phải biết quý cái hữu hạn nhưng cũng phải biết nghĩ đến cái vô hạn. Và tác
giả đã xác định cho mình một con đường và tin tưởng trên con đường mà
mình đã chọn:
Tôi đã đúng
13


Tôi đã an lòng bởi sự lựa chọn hình thức biểu đạt này
Hình thức khó khăn, tầm thường, vô nghĩa, phù phiếm
Để sáng danh giá trị thiện tri thức
Trên cánh đồng hoang này
Cánh đồng hoang của mê muội và cái ác nhởn nhơ
(Thương nhớ đồng quê)
Thơ trong văn xuôi nó vẫn luôn chứa đựng những khả năng mở rộng
hình thức diễn đạt của văn học. Sự xích lại này làm cho văn xuôi chúng ta

thêm nồng nàn, cô đọng hơn, làm cho văn xuôi trở nên dễ hiểu hơn, sâu sắc
hơn. Nó giúp cho truyện có thể ngắn gọn mà vẫn xúc tích. Với sự kết hợp thơ
trong truyện, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không những có sự đa phong
cách, lôi cuốn hấp dẫn mà còn là cách thể hiện toàn vẹn và đầy đủ những ý
niệm của nhà văn khi viết về cuộc đời và viết cho cuộc đời.

14


KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng sự kết hợp yếu tố tự luận – thơ trong truyện ngắn là
một thủ pháp cũng là một đặc điểm sáng tạo có tính mới lạ và độc đáo trong
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Thật không khó để có thể bắt gặp hiện tượng
này trong hầu hết các truyện của ông. Đây không phải là một nét quá mới
nhưng biến nó trở thành công cụ đắc lực để thể hiện cảm xúc và quan niệm
thẩm mĩ khi xây dựng hình tượng nhân vật là một điều chưa từng thấy. Hơn
nữa, dù đó là sự vận dụng linh hoạt vốn văn hóa từ trong kho tàng văn học cổ
Việt Nam hoặc đơn thuần là nhà thơ nghĩ ra nhưng đều có cái nhìn lúc hài
hước lúc chua chát, xót xa. Nó không chỉ mang đến một hình thức nghệ thuật
cũ mà mới mà còn mang đến nhiều cung bậc cho người đọc. Lúc chiêm
nghiệm trầm tư, lúc bất ngờ ngộ nghĩnh, lúc bật lên tiếng cười khoái trá, lúc ai
oán, giận hờn,… Có nhiều yếu tố để sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn
người đọc nhưng một trong những yếu tố góp phần làm nên phong cách tác
giả và tạo nên hơi thở mới cho văn học hiện đại Việt Nam chính là có thêm
hình thức tự luận – thơ trong truyện ngắn của ông.

15




×