Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

chiến lược phát triển kinh tế tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.56 KB, 5 trang )

Nguyễn Thị Ngọc Diễm-KS14 Thanh Tra 1

BÀI KIỂM TRA
Môn: Kinh tế tri thức và sở hữu trí tuệ
Đề: Hãy chọn một chính sách hay chiến lược phát triển Kinh tế tri thức và triển
khai chính sách đó.

Bài làm

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Nguyên khí thịnh thì thế nước mới mạnh và hưng thịnh.
Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém”.1
Quả đúng như vậy, trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tầng lớp tri
thức với đặc trưng là đội ngũ những người lao động trí óc và có tính sáng tạo luôn giữ vai
trò rất quan trọng trong việc tiếp thu, truyền bá tri thức, sáng tạo ra những giá trị tinh thần
cũng như vật chất của nhân loại. Cho nên, để phát huy được điều đó cũng như trong quá
trình phát triển “nền kinh tế tri thức” thì các nhà quản lý đất nước cần có những chính
sách hay chiến lược phát triển kinh tế tri thức một cách hiệu quả, sau đây em xin đề ra
chính sách “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” để phát triển một nền kinh tế thật sự
là “nền kinh tế tri thức”.
Trên thế giới, khái niệm kinh tế tri thức đã được rất nhiều các tổ chức, quốc gia
trên thế giới xây dựng trong từng thời điểm khác nhau. Nhưng cơ bản theo giáo trình
“kinh tế tri thức và sở hữu trí tuệ” của Học viện Hành Chính thì chúng ta có thể hiểu như
sau: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó việc sáng tạo, chiếm hữu, phân phối và
sử dụng tri thức giữ vai trò nổi trội trong các ngành sản xuất tạo ra của cải phục vụ con
người”.
Hiện nay Việt Nam đang phấn đấu chạm đến một nền kinh tế tri thức, trong đó các
nguyên tắc, cách thức và yếu tố chủ yếu chi phối các hoạt động kinh tế là tri thức con
người, kinh tế được điều hành bởi tri thức, tri thức là vai trò nền tảng và ảnh hưởng của
tri thức trong kinh tế.
Tiến dần đến một tỷ lệ cao các hoạt động kinh tế dựa trên hiểu biết và thành tựu


của khoa học và công nghệ hiện đại, như khoa học về sự sống, công nghệ thông tin và
truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ nano…
1 Văn bia văn miếu Quốc Tự Giám Hà Nội - 1442


Nguyễn Thị Ngọc Diễm-KS14 Thanh Tra 1

Lấy một thí dụ để so sánh hai nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản năm 2007, một là
nền kinh tế thị trường phát triển nhưng đang hướng đến và đã mang nhiều tính chất của
kinh tế tri thức, và một là nền kinh tế hỗn hợp còn mang ít tính chất của kinh tế tri thức.
Sự nhiều ít này được nhìn nhận theo mức độ ảnh hưởng và chi phối của tri thức trong các
hoạt động kinh tế.
Bảng 1. So sánh đóng góp vào GDP của Việt Nam và Nhật Bản theo các
ngành kinh tế (phần trong dấu ngoặc là nội dung và số liệu của một vài lĩnh vực).
Việt Nam
Ngành kinh tế
Nông, lâm
nghiệp, thủy hải sản
Công nghiệp
(chế biến)
Thương mại,
dịch vụ, du lịch

Đóng góp cho GDP
20,34 %
41,48 %
(31,03 %)
38,18%

Nhật bản

Ngành kinh tế
Nông, lâm
nghiệp, thủy hải sản
Công nghiệp
(chế tạo)
Thương mại,
dịch vụ, du lịch

Đóng góp cho GDP
0,9 %
28,9 % (21,0
%)
70,8 %

(Nguồn: Báo economic.vn)
Qua bảng so sánh trên thì cho chúng ta thấy được Việt Nam chủ yếu phát triển các
ngành nông nghiệp, hay công nghiệp chế biến như may mặc quần áo, giày dép xuất
khẩu..., trong khi đó Nhật Bản lại phát triển mạnh công nghiệp chế tạo và dịch vụ.
Từ đây có thể thấy rõ hơn là GDP của ta phần lớn thu được từ các ngành sản xuất
đơn giản ít đòi hỏi hàm lượng tri thức cao, như công nghiệp chế biến hay khai thác tài
nguyên thiên nhiên. Ngược lại, GDP của Nhật Bản phần lớn có được do các hoạt động
kinh tế không liên quan đến việc làm ra hàng hóa, họ gọi là “công nghiệp tri thức”, hoặc
các ngành chế tạo dựa trên công nghệ cao.
Nhóm các nước mới công nghiệp hóa (NIEs) gồm Hàn Quốc, Hong Kong, Đài
Loan và Singapore; nhóm Đông Nam Á 4 gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái
Lan. Việt Nam nằm trong những nước sau cùng.
Xu thế chung của sự dịch chuyển này là mỗi khi các nước ở nhóm đi trước nâng trình độ
sản xuất và dòng sản phẩm tiêu biểu lên một mức, dòng sản phẩm tiêu biểu cũ sẽ được
chuyển dịch tới các nước đi ngay sau. Vì nằm ở nhóm sau cùng trong mối quan hệ này,
Việt Nam hiện đang chủ yếu làm công nghiệp chế biến và gia công, với ít hàm lượng tri

thức. Cho nên trên thực tế thì kinh tế Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế tri thức.
Có thể do Việt Nam bị chiến tranh tàn phá nặng nề, mặc khác nền kinh tế mở cửa
chỉ mới đây (1986), xuất phát điểm thấp, chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, công tác


Nguyễn Thị Ngọc Diễm-KS14 Thanh Tra 1

nghiên cứu còn hạn chế, ngoài ra ngân sách nhà nước còn thấp cho việc đầu tư ngành
công nghiệp mũi nhọn, môi trường trong nước không thu hút được nhân tài.
Hay một nguyên nhân nữa là bắt nguồn từ “chất lượng nguồn nhân lực”, các
trường đại học không tạo ra được các nguồn nhân lực thật sự chất lượng.
Cho nên để phát triển nền kinh tế tri thức, thì mấu chốt bắt nguồn từ con người. Từ
đó em xin đưa ra một giải pháp “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực cũng như để phát triển nền kinh tế tri thức.
Thứ nhất thành lập một trường đại học chuyên đào tạo các ngành mũi nhọn, đột
phá về khoa học-công nghệ bao gồm các ngành như: chế tạo máy và linh kiện lắp ráp,
chế tạo vi mạch2, công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, công nghệ cao…
Như chúng ta đã biết, Việt Nam hiện nay chưa thể chế tạo ra các linh kiện lắp ráp,
mà phải tiến hành nhập khẩu linh kiện của một số nước như Nhật, Mỹ, Trung Quốc về để
lăp ráp, điển hình như ngành ô tô.
Nhưng đặc biệt đối với ngôi trường này, sẽ có một lớp đào tạo dành riêng cho “các
nhà phát minh, nhà nghiên cứu” tự do,là dành cho các cá nhân có các sáng tạo hay phát
minh ra các sáng chế khoa học. Tiêu biểu như các nhà sáng tạo ra Trần Quang Phụ (Thừa
Thiên Huế) chế tạo ra máy xúc, hay ông Nguyễn Bùi Hiển (Bình Dương) sáng tạo ra trực
thăng…nhằm mục đích phát huy tinh thần khoa học của các nhân cũng như tạo ra và phát
huy hơn nữa chất lượng và công dụng của các phát minh.3
Thứ hai là tiến hành đầu tư tập trung và có chọn lọc đối với chương trình giảng
dạy và cơ sở vật chất cho trường đại học này. Hạn chế việc đầu tư dàn trải, đầu tư không
mang lại hiệu quả.
Đặc biệt trường Đại học này phải được xây dựng theo những quy định hết sức bài

bản, làm roc chức năng, nhiệm vụ của các viện, khoa, phòng và chức năng nhiệm vụ của
từng cấp độ giáo viên.
2 Vi mạch, hay vi mạch tích hợp, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật
ngữ tiếng Anh) là tập cácmạch điện chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ
động (như điện trở) được kết nối với nhau, để thực hiện được một chức năng xác định. Tức là mạch tích hợp được
thiết kế để đảm nhiệm một chức năng như một linh kiện phức hợp. Các linh kiện kích thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ
hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon.

3 Theo Báo Thanh Niên.


Nguyễn Thị Ngọc Diễm-KS14 Thanh Tra 1

Đối với việc thay đổi chương trình giảng dạy thì cần theo hướng “đi tắt, đón đầu”,
nhanh chóng nắm bắt được xu thế của thế giới trong sản xuất và công vụ, nghiên cứu
phải được ứng dụng phải được đặt lên hàng đầu.
Tại Việt Nam nhiều người cứ quan niệm là bất cứ khoa học nào cũng phải đi từ
nghiên cứu ứng dụng. Về vấn đề này chỉ đúng với khoa học xã hội, khoa học lý luận
chính trị, còn với khoa học công nghệ thì phải tùy theo sản phẩm mà áp dụng nghiên cứu
cơ bản hay nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng cho phù hợp.4
Chương trình giảng dạy trọng tâm về khoa học công nghệ, có sự kết hợp thực tiễn
và lý thuyết, chứ không đơn thuần học tập trên lý thuyết xuông.
Tiếp theo là đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, ngang tầm quốc tế như hệ thống máy
tính, máy chiếu, cơ sở hạ tầng…, phát triển hệ thống thư viện, cơ sở để nghiên cứu, hay
các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thực nghiệm phân tích bậc cao, đầy đủ các dụng
cụ, máy móc phục vụ cho thí nghiệm, cho ứng dụng.
Thứ ba là việc tuyển dụng đội ngũ giảng viên và tuyển chọn sinh viên phải tuyệt
đối nghiêm ngặt, qua nhiều vòng tuyển, ai thật sự có năng lực, tố chất để vượt qua thì
tuyển vào giảng dạy và đào tạo, ai không đạt thì loại ngay từ vòng đầu.
Đối với giảng viên thì ai làm tốt chức năng, nhiệm vụ thì được tuyên dương, khen

thưởng bằng danh dự và tài chính, ai làm kém sẽ bị đào thải ngay tức khắc, tránh tình
trạng tùy tiện, nể nang, cảm tình cá nhân. Đối với sinh viên cũng như thế, mặc dù được
tuyển chọn nghiêm ngặt, nhưng nếu lơ là việc nghiên cứu học tập thì cũng bị cảnh cáo và
cho thôi học để hạn chế sự tốn kém của nhà nước.
Chúng ta có thể mời các giáo sư, giảng viên từ một số trường như Đại học Harvard
(Mỹ), hay ở trường Đại học Oxford (Anh) về để giảng dạy.
Ngoài ra về đội ngũ giảng viên trong nước, Nhà nước cần tuyển chọn để đưa đi
đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ ở các quốc gia trên thế giới: Mỹ, Anh, Đức, về các
ngành như chế tạo máy, công nghiệp điện tử.
Thứ tư Việt Nam cần có biện pháp liên kết với các doanh nghiệp để tạo đầu ra
cho các công nghệ nghiên cứu, phát minh sáng chế, mặc khác sinh viên vừa học vừa
nghiên cứu, sáng tạo ra các máy móc, thiết bị khoa học công nghệ dựa theo đơn đặc hàng
của các doanh nghiệp. Với chiến lược này, ngoài việc ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn,
ngoài ra còn kêu gọi được vốn đầu tư có thể rất lớn từ các doanh nghiệp, để phần nào làm
nhẹ đi gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
4 Một số vấn đề về tri thức và nhân tài, PGS.TS Đức Vượng, trang 107.


Nguyễn Thị Ngọc Diễm-KS14 Thanh Tra 1

Thứ năm đó là phải thật sự có chính sách đãi ngộ tương xứng với năng lực người
giảng dạy và người nghiên cứu cũng như đối với sinh viên.
Vì tuyển chọn nghiêm ngặt cho nên số lượng sinh viên chắc chắn sẽ rất ít, cho nên
khi sinh viên tốt nghiệp thì cần duy trì một môi trường tốt nhất để họ được tiếp tục
nghiên cứu và cống hiến, có thể chúng ta sẽ tạo ra một đội ngũ khoa học dành riêng cho
việc phát minh của Việt Nam.
Mặc khác nhà nước đầu tư mua các bằng phát minh sáng chế nước ngoài để phục
vụ cho đất nước nói chung và để đội ngũ giảng viên và sinh viên có thể tiếp xúc với các
phát minh mang tầm quốc tế, từ đó họ có thể học hỏi kinh nghiệm và có thể làm tốt hơn
như vậy. Đặc biệt cần đầu tư cho việc đi tham quan các nước có các phát minh bậc cao

cũng như các nước phát triển mạnh về khoa học công nghệ.
Với chiến lược mở trường đại học duy nhất đào tạo về khoa học công nghệ có thể
“sản sinh” ra nguồn nhân lực chất cao, phát minh ngày càng nhiều các sáng chế khoa học
công nghệ về chế tạo máy móc, công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử phục vụ cho
việc sản xuất của nước nhà cũng như vươn tầm ra thế giới về một nền kinh tế thật sự là
“kinh tế tri thức”, hy vọng rằng với chiến lược này thì trong thời gian gần nhất sẽ xuất
hiện thành công ở Việt Nam, và sẽ có thật nhiều nhà khoa học như GS.Nguyễn Sơn Bình,
GS.Nguyễn Thục Quyên… nhưng được đào tạo ngay trên mãnh đất quê nhà.
Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung Ương khóa X cũng đã
xác định: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong
tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng
kinh tế tri thức…”, cho nên nhà nước cần đề ra các chính sách phù hợp và học hỏi kinh
nghiệm của các nước trên thế giới trong công cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức của Việt
Nam.



×