Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

bài tìm hiểu về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 23 trang )

Chào mừng cô giáo cùng các bạn học sinh

Năm học : 2016 – 2017


BÀI TÌM HIỂU VỀ Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông


I, Khái quát tình hình liên quan đến việc chấp hành đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển,
người ngồi trên mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
- Theo thống kê của Cục CSGT đường bộ, đường sắt, trong 5 năm trở lại đây (2009 - 2013), cả nước đã xảy ra 61.192 vụ TNGT,
làm chết 53.778 người, bị thương 42.899 người. Trong 6 tháng đầu năm 2013, theo báo cáo phân tích số liệu xử lý vi phạm đường
bộ của Cục CSGT đường bộ, đường sắt, trong 401.001 trường hợp vi phạm có 231.402 trường hợp do người điều khiển xe mô tô
không đội mũ bảo hiểm (chiếm 38,84%). Ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông của người điều khiển
phương tiện khi tham gia giao thông tuy đã có chuyển biến do tác động tích cực từ công tác tuyên truyền giáo dục Luật giao thông
đường bộ kết hợp với những biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, do vẫn còn một bộ phận người điều khiển xe mô tô khi tham gia giao
thông chưa thực sự tự giác chấp hành các quy tắc an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là ý thức chấp hành quy định đội mũ bảo
hiểm còn kém đã dẫn đến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.


Học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.


Học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.


Học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.


II , Các quy định của pháp luật về việc chấp


hành đội mũ bảo hiểm đối với người điều
khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh, xe gắn máy.

• a. Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã
quy định rõ:
• Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô


tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai
đúng quy cách.
b. Theo Thông tư liên tịch số: 06/2013/Thông tư Liên Tịch
quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ
bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
(quy định cụ thể trong Điều 8. Trách nhiệm của người điều




c. Theo Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt người điều khiển,
người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể: Phạt tiền từ 100.000
đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:






- Điểm i Khoản 3 điều 6: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho

người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai
đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;



- Điểm k Khoản 3 điều 6: Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô,
xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ
trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm
pháp luật


Đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai


Đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai


III, Quy định của pháp luật về việc xử lí khi đội mũ bảo hiểm
không đúng chất lượng




Trong đợt kiểm tra thí điểm mũ bảo hiểm xe máy tại Hà Nội, Cục Quản lý thị trường nhận
thấy tới 100% điểm kinh doanh mũ bảo hiểm có vi phạm. Trong tổng số hơn 3.330 chiếc
mũ được kiểm tra thì có tới 59,89% số mũ là không có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc.
Người đi đường khi đội mũ không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị xử phạt như đối với
hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách. Và
theo dự thảo Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt của Bộ Giao thông, mức phạt cho hành vi trên là 100.000-200.000

đồng.


Mũ bảo hiểm kém chất lượng


Mũ bảo hiểm kém chất lượng được bày bán đầy lề đường.


IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN GIẢM THIẾU TAI NẠN GIAO THÔNG LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC CHẤP HÀNH ĐỘI MŨ BẢO HIỂM



Một là, lực lượng CSGT cần kết hợp với chính quyền địa phương, lãnh đạo cơ quan xí nghiệp, Ban giám đốc,
hiệu trưởng các trường, tổ trưởng tổ dân phố tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao
thông cho người tham gia giao thông, đặc biệt là chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ về đội mũ
bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và phải có
cài quai theo đúng quy cách.


IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN GIẢM THIẾU TAI NẠN GIAO THÔNG LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC CHẤP HÀNH ĐỘI MŨ BẢO HIỂM



Hai là, các cơ quan địa phương cần quyết liệt trong kiểm tra, giám sát, quản lý vi phạm về điều kiện sản xuất,
kinh doanh mũ bảo hiểm, thủ tục cấp phép và quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.




Ba là, thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ công tác chứng nhận đảm bảo việc kinh doanh, buôn bán, lưu
hành mũ bảo hiểm trên thị trường.



Bốn là, lực lượng Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông phải xử lý quyết liệt hơn nữa đối với những hành vi
điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.


IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN GIẢM THIẾU TAI NẠN GIAO THÔNG LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC CHẤP HÀNH ĐỘI MŨ BẢO HIỂM



Năm là, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật lệ, quy định của pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm
khi tham gia giao thông từ đó thấy được lợi ích và tác hại của việc đội mũ bảo hiểm





BÀI TÌM HIỂU CỦA CHÚNG EM ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT
THÚC.



×