Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.29 KB, 2 trang )
So ạn bài k ểchuy ện theo ngôi k ểk ết h ợp v ới
miêu t ảvà bi ểu c ảm
I. Chuẩn bị ở nhà
1.Ôn tập về ngôi kể.
a.Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi
loại ngôi kể.
-Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp
kể ra những gì mình đã nghe, đã thấy, đã trải qua, những suy nghĩ, tình cảm của mình.
Kiểu kể này tăng tính chân thực, thuyết phục như là sự việc có thật.
-Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể
này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì đã diễn ra với nhân vật.
b.Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
-Kể theo ngôi thứ nhất:
“Tôi đi chơi cùng với anh Tuấn. Hai an hem đang tung tăng nhảy như sáo trên con đường làng thì nghe
thấy tiếng kêu cứu ở ngoài bờ sông:
-Bà con ơi, có người chết đuối:
Anh Tuấn bảo tôi:
-Chúng mình ra xem sao đi.
Ra đếnn nơi thì có một cậu bé trạc 10 tuổi đang đứng kêu khóc ầm ĩ vì có đứa em ngã xuống sông.
Anh tôi liền cởi áo nhảy xuống cứu em bé”.
-Kể theo ngôi kể thứ ba:
“Anh Tuấn và cậu Tú cùng đi chơi với nhau. Hai anh em đang tung tăng vừa đi vừa nhảy như sáo trên
con đường làng. Bỗng có tiếng người kêu cứu ngoài bờ sông:
-Bà con ơi, có người chết đuổi.
Ngay lúc đó anh Tuấn và cậu Tú cùng ra bờ sông xem sao.
Ra đến bờ sông, thấy một em bé đang kiệt sức không bơi được. Anh Tuấn liền cởi áo nhảy xuống sông
bơi ra cứu đứa bé”.
c.Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
Tùy theo một cốt truyện cụ thể, với những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho thích
hợp. Có thể trong một truyện người viết dùng ngôi kể khác nhau để soi chiếu vào sự việc, hoặc nhân vật
bằng các điểm nhìn khác nhau nhằm tăng thêm tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự việc và con