Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.39 KB, 7 trang )

Đề: Tâm tr ạng c ủa em sau khi để x ảy ra m ột
chuy ện có l ỗi đối v ới b ạn.
Dàn ý chung:
MB:
Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm
ở trong đề bài)
TB:
Đơn giản là kể chuyện:
+Lỗi như thế nào? có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn(ko phải
trong lúc làm bài kiểm tra nhé), cái nhau và gây tổn thương cho bạn,…
+Tâm trạng khi phạm lỗi: nên chuyển biến tâm trạng
VD ở lỗi cãi nhau và gây tổn thương : tức giận -> khó chịu -> muốn phá vỡ tình bạn vĩnh viễn,…
+Tác nhân khiến bạn suy nghĩ: những yếu tố bất chợt đến khiến cho mình cảm thấy hối hận
+Tâm trạng hối hận như thế nào (miêu tả): ray rứt,…
+Quyết định của bạn -> thành công, thất bại,…(kết quả)?
+Kết chuyện
KB: Bài học rút ra cho chính bản thân
Bài làm 1
Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được thầy cô dạy rằng: “Nhà trường, lớp học là mái
nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình”. Câu nói đó đã ghi
sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến tận bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp 2. Năm học này của tôi có
điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu tạo cho tôi một cảm giác thật khó hiểu,
bởi lẽ trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn
một ít buồn bã, cậu có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, cậu ngồi cùng một bàn với
tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu, nhưng có vẻ mọi
cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi
cảm thấy chán cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là
những suy nghĩ không mấy hay ho về cậu.Và rồi một ngày nọ, thầy đã trao cho chúng tôi một nhiệm vụ,
đó là làm một bài thuyết trình về môn Hóa, một môn mà tôi dở nhất, còn cậu ta thì đứng trong top đầu
của trường. Tôi đành phải đến nhà cậu ta để cùng làm bài thuyết trình, và việc này đã vô tình giúp tôi và
cậu ta trở thành những người bạn thân thiết, hoặc hơn cả thế.Tôi đến nhà cậu, trong một buổi chiều thu,


khi những chiếc lá mang sắc vàng đang dần dần rơi xuống và che phủ lấy con đường đi. Theo sự hướng
dẫn của cậu, tôi đã tìm ra địa điểm mà mình cần đến, nó nằm trên một con phố nhỏ hẹp, vắng vẻ và thật
yên tĩnh. Nhà của cậu ta khá to, mang nét cổ kính. Xung quanh nhà cậu là những hàng cây kiểng, với đủ
loại, được tạo dáng rất đẹp, tôi chắc là nó phải do một bàn tay tài hoa làm nên. Tôi bước đến bậc thềm
và gõ nhẹ vài tiếng lên cánh cửa bằng gỗ, cậu bước ra, vẫn với một vẻ mặt vẫn lạnh lùng như mọi khi.
Cậu lịch sự mời tôi bước vào nhà. Tôi lặng lẽ bước theo. Tôi nhận ra căn nhà hoàn toàn không có người
thứ ba, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm bằng cách bày trí trong nhà cậu. Nó được bày trí hoàn toàn
theo phong cách của quý tộc phương Tây, tôi thầm nghĩ có lẽ cha mẹ cậu ta phải là những người rất tinh
tế và lãng mạn. Vào phòng cậu, tôi lại càng bất ngờ hơn khi căn phòng rất bình thường, không hề có gì
khác biệt mấy so với những cậu bạn mà tôi từng biết đến. Và chúng tôi bắt đầu làm bài, với sự hướng
dẫn của cậu, tôi nhận ra cậu thật sự thông minh, ít ra là hơn tôi rất nhiều trong môn học này. Khi chúng


tôi hoàn thành được khoảng 1/3 bài viết, thì có tiếng chuông điện thoại reo, cậu tất tả chạy xuống nhà, và
nhanh chóng quay lại. Cậu ta bảo rằng, cậu ta có chuyện gấp cần phải ra ngoài, nếu muốn, tôi có thể ở
lại, khi ra về hãy nhớ khóa cửa lại giùm cậu, và tôi đã ở lại, một mình trong phòng cậu.Trong phòng cậu,
không có quá nhiều thứ khiến tôi để tâm đến, chỉ trừ một thứ, đó là một cuốn sổ nhỏ, màu đen, được xếp
cẩn thận ở trên bàn, tôi đoán nó là một cuốn nhật ký. Tôi tự nhủ là không xem, vì điều đó là xâm phạm
đến sự riêng tư của cậu ta. Nhưng sự đời mấy ai có thể cưỡng lại trí tò mò của chính bản thân, tôi đã lật
ra những trang giấy đầu tiên của cuốn nhật ký, và những gì được ghi trong đó đã khiến tôi hết sức kinh
ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang của mình.Những trang nhật ký đầu tiên cùng với
những hàng chữ nhỏ nhắn, ngay hàng hiện lên trước mắt tôi. Ngày…tháng…năm…Hôm nay, lần đầu
tiên mình viết nhật ký, và cũng có lẽ, cuốn nhật ký này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng
thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, mẹ đã
ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà mẹ không phải là người có lỗi.

Mất đi mẹ, mình cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, rồi đây, sẽ còn ai đánh thức mình dậy vào
những buổi sớm mai, sẽ còn ai làm những bữa ăn ngon dành riêng cho mình, và còn ai cho mình ôm vào
lòng mỗi khi cảm thấy yếu đuối…Mất mẹ, mình như mất tất cả, bởi vì người cha chưa từng một lần bế
đứa con, cũng như chưa từng một lần ôm hôn đứa con này, ông chỉ biết làm một việc duy nhất, đó là gửi

tiền về cho mẹ con mình. Có lẽ đối với ông như thế là đã hoàn thành trách nhiệm một người cha.…Đọc
đến đây, bất giác đôi hàng mi của tôi lại hơi ươn ướt, bởi tôi là một đứa con gái đa cảm nên dễ bị rung
động vì những chuyện như thế này. Tôi lại tiếp tục lật sang những trang nhật ký khác, những dòng chữ
tâm sự chân thật của cậu ta ghi sâu vào tâm trí tôi.”Hôm nay buồn thật, những việc xảy ra trong cuộc
sống tại sao lại cứ ngoài ý muốn của mình? Giờ đây, mình chỉ ước ao có một người có thể ngồi bên cạnh
và nghe mình tâm sự, có một bàn tay để mình nắm lấy để có mình thêm chỗ dựa…Nhưng có lẽ tất cả sẽ
không bao giờ trở thành hiện thực”.Tôi vẫn tiếp tục, trong sự tò mò và thương hại người bạn của
mình.”Thật đáng sợ, mình dần nhận ra mình không còn là chính mình, không biết từ bao giờ, mình đã trở
nên xa lánh với bạn bè, trở nên là một kẻ ít nói, vô cảm với mọi thứ xung quanh, nụ cười và nước mắt đã
bắt đầu rời xa khỏi gương mặt mình… Có những lúc, mình chỉ muốn được khóc thật to nhưng lại không
thể, liệu trên đời có gì đau khổ hơn thế không?”Và đến những trang cuối cùng của cuốn nhật ký, tôi như
òa khóc, vì đã hiểu nhầm người bạn của mình.”Ngôi trường mới, lớp học mới, bạn bè mới,… tất cả


dường như đều muốn trở nên thân thiện với mình, nhưng chẳng hiểu sao mình không thể cười đùa và
hòa đồng với tất cả, có lẽ bởi vì từ lâu mình đã quên cười như thế nào rồi. Đặc biệt là đối với cô bạn
cùng bàn, đôi khi, mình cảm thấy thật không phải khi đã vô hình từ chối mọi cô gắng của cô ta, nhưng
chẳng biết làm thế nào nữa đây…”Những dòng nhật ký này, như những lời tâm tình của một người bạn
thân, nó thật tha thiết, chân thành và đầy những suy nghĩ của cậu ta, hình ảnh về cậu ta trong tâm trí tôi
dần thay đổi theo từng trang nhật ký. Đọc xong, tôi lặng lẽ khóa cửa lại, và bước về nhà trong một tâm
trạng khó tả. Kể từ lúc đó, tôi đã nỗ lực hơn rất nhiều để có thể trở thành người chia sẻ với cậu ta mọi
điều, và dường như cậu ta cũng nhận ra điều đó, thế là một tình bạn ra đời, và có thể còn hơn thế nữa.
Giờ thì còn ai bảo đọc trộm nhật ký người khác là xấu nào, bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó mà
thôi.
Bài làm 2
Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường
thì gặp thằng Quy-đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt
nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: “A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn
tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi “mạnh mẽ, dũng cảm” nhất
mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một

hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa
hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật
ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần
nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: “Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho
anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rữa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh
thôi mà”. Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại “xe tăng, xe tăng”. Còn tôi đứng nép vào
góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.
Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi
đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể… hic… tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy
nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẽ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố
gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.
Nguyễn Hữu Đức-Lớp 9A2
Trường THCSTT Càng Long-Trà Vinh
Bài làm 3:
Trời đầu đông.Không khí se se lạnh ,đủ làm cho tui vừa học vừa học vừa chùm trong cái áo rét.Những
cơn gió luồn qua khe cửa sổ rùi luồn vào cổ,làm tui ho sù sụ cả.Tui đã học xong rùi nhưng vẫn cứ ngồi ở
bàn , không làm gì cả.Tui đang nghe đài, hôm nay có bài hát mà tôi thích.Nưng kì lạ chưa,tôi chẳng còn
chút tâm trí nào để ý tới những nốt nhạc ấy nữa.Có lẽ cái cảm giác tội lỗi từ sáng nay vẫn đang gặm
nhấm tim gan tui. Sáng nay , tôi vừa làm một điều có lỗi với người bạn thân nhất của tôi .Tôi đăm đăm
nhìn ra cửa sổ ,cái khung cảnh lúc sáng như hiện ra trước mắt :
– Ê! Bài này làm thế nào đấy?Khó quá trời! Cho tớ chép đi !
– Dễ thui mà ! Tự động não chút đi !
– Không cho chép thì thôi kiết thế ! Nghỉ chơi với nhau luôn đi đồ kiêu ngạo !
Tôi tuôn liền một tràng dài nhũng từ khó nghe về phía bạn ấy mà chẳng mảy may nghĩ ngợi gì.Thế
nhưng, nhanh thôi,cái cảm giác kia đã xuất hiện cắn xé trái tim tui. Len lén nhìn sang, một cảm giác buồn
vô tận xuất hiện lên trên nét mặt cậu ấy. Trời ơi ! Chính tôi là người gây ra việc ấy ư? Không,chắc không
phải đâu …Thế nhưng,càng ngĩ , tôi càng cảm thấy mình tội lỗi. Cái cảm giác ấy cứ lẽo đẽo theo tôi từ


trường cho đến khi về đén nhà.

Đi ngủ thui..Tôi nghĩ thế có thể quên đi cái cảm giác kia . Nhưng không , càng cố ngủ thì tôi càng thấy
xấu hổ hơn. Tôi suy nghĩ , suy nghĩ…À ! cuối cùng thì tôi cũng nghĩ ra việc mình phải làm rùi . Đó chính
là xin lỗi . Nhưng xin lỗi thế nào nhỉ? Làm thế nào để cậu ấy chấp nhận nhỉ? Làm thế nào đây ? ….Thật
nhiều , thật nhiều những câu hỏi hiện lên trong đầu tui làm tôi thiếp đi lúc nào không hay- giấc ngủ trong
sự bình thản và hạnh phúc.Cuối cùng tì tôi cũng tự mình tìm được một lời giải cho một bài toán khó , bài
toán về tình bạn
Bài làm 4:
Ngày hôm ấy, là sinh nhật bạn. Bữa tiệc ấy có lẽ sẽ rất vui nếu như không có chuy ện đó x ảy ra. Tr ước
khi buổi tiệc bắt đầu, tôi là người đến sớm nhất để giúp bạn trang hoàng tiệc. Sau khi trang trí xong, tôi
lên phòng Trân nghỉ xả hơi và bật nhạc nghe. Khi nằm lên giường, cảm thấy có gì c ồm cộm d ưới g ối, tôi
liền lấy ra xem thì ra đó là nhật kí của Tran tranh th ủ lúc Trân còn đang ở d ưới l ầu tôi đọc l ướt qua cu ốn
sổ. Tôi giở ra từng trang thích thú đọc những dòng chữ hiện ra trước mắt. Quá chăm chú đọc nên tôi
không biết rằng Trân đã đứng đó từ lúc nào, gói bánh trên tay bạn r ơi xuống. N ụ c ười trên môi v ụt t ắt, đôi
môi bạn mím chặt lại, mắt mở to. Khuôn mặt hồng hào của bạn gi ờ đây trắng bệch.Trân hét th ất thanh:
-Cậu thật quá đáng!
Tiếng hét của Trân làm tôi chợt tỉnh, tôi vô cùng sợ hãi và bất ng ờ, tay t ổiun lên, quy ển nh ật kí r ơi xu ống
đất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh làm tôi không thể tưởng tượng được. Đôi mắt Trân nhìn tôi tr ở nên đầy
lạnh lẽo và xa cách.Tôi im lặng không noi lời nào khi thấy trên khuôn mặt bạn là hai hàng n ước m ắt.
-Thôi! Cậu xuống lầu nhập tiệc đi! Vừa nói Trân vừa nhặt cuốn nh ật kí lên và chạy v ội vào phòng, tôi
sững sờ chưa kịp nói lời xin lỗi. Bữa tiệc hôm ấy đã diễn ra nhưng không ai th ấy s ự xa cách c ủa tôi và
Trân.
Về nhà tôi suy nghĩ về hành động của mình, tôi tự trách mình ” tại sao mày lại to mò đến v ậy ? Mày có
biết là đã đánh mất đi niêm tin của người bạn thân iu không”Trong tôi luôn mu ốn nói l ời xin l ỗi nh ưng sao
khó quá!
Cũng chính sự ngang bướng của tôi đã làm mất đi tình bạn của mình Tôi gi ận mình quá lòng ray r ứt vì
đã xúc phạm bạn. Tôi thật sự không muốn mất bạn. Trân ơi minh ân hận quá, hãy tha lỗi cho mih. Ngày
mai deén lớp tôi sẽ mua cho bạn 1 gói o mai và nói lời xin lỗi v ới bạn, Tôi mong b ạn tha thú cho mình và
thạt sự tôi dã là được tôi đã laýy hết can đảm để noi lời xin lỗi với Trân. Ngoài s ự mong đợi Trân m ỉm
cười và chấp nhận tha thứ cho tôi. Bạn nói:
-Trong cuộc sống không ai không mắc lỗi lầm nhưng người biết sữa ch ũa và nói lời xin l ỗi là ng ười tôt và

cậu đã làm được đấy thôi! Vì thé mình sẽ tha thứ cho cậu.
Tính hiếu kì đôi lúc làm con người khám phá ra những điều mới lạ nhưng cũng co lúc làm cho con ng ười
trở nên xấu xa hơn khi nó biến thành sự tò mò tọc mạch. Mỗi con người đều có 1 góc riêng t ư không th ể
bày tỏ cùng ai và điều đó cần được tôn trọng. Vì vậy lén xem trộm nhật kí của bạn là một hành vi không
đúng. Tôi đã xúc phạm bạn và nếu như không được tha thứ thì có lẽ tôi sẽ dánh mất tình b ạn thiêng liêng
nay và hạ thấp con người của mình. Xin mọi người hãy tôn trọng những riêng tư c ủa nhau, đừng bao gi ờ
to mò như tôi
Bài làm 5:
Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về tr ường Marie Curie, nh ớ v ề nh ững
năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỷ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và c ũng là duy nh ất
nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ.[Chu Dương Minh].
Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 8 ngốc nghếch, dại dột. Hằng ngày tôi đạp xe t ới tr ường và nh ận t ừ
tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé s ẽ bị ghi tên vào s ổ “ đen”.
Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ng ớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó ch ẳng qua
chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ng ỡ đó là sổ đen ghi tên h ọc sinh cá bi ệt và n ếu b ị ghi


tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường.
Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi th ứ trong c ặp sách ra nh ưng v ẫn
không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần th ứ hai tôi làm m ất vé xe mà
lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần n ữa nhưng thay vì tìm th ấy t ấm vé xe hôm
đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý ngh ĩ v ụt lóe lên trong đầu… tôi có th ể
dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.
– Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn h ạt máu. – Cháu đem xe
lại kia, lát nữa nói chuyện.
Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng th ế k ỷ v ới bao n ỗi s ợ hãi, h ối h ận
mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không
dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý h ọc sinh đi lại hỏi:
– Có chuyện gì thế?
– Học sinh này dùng vé giả! – Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình r ồi đưa t ấm vé cho cô Th ơ

xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Th ơ nhìn tôi, tôi không dám ng ẩng m ặt
nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da th ịt nóng ran.
– Đây là em Phương Thu, lớp 8I của cô Liên – Cô bảo chú Thành, gi ọng bu ồn bu ồn. – Tôi b ảo lãnh cho
em ấy. Rồi cô bảo tôi:
– Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái ph ạm nữa. Dối trá là x ấu l ắm. – Cô
nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:
– Vâng ạ.
Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nh ắm m ắt nh ưng
không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuy ện này s ẽ được nêu ra tr ước
toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi bi ết mình sinh ra m ột đứa con
dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải x ấu hổ vì “dây d ưa” v ới m ột đứa h ư
hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi r ồi nh ưng không được làm
ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một g ửi cô Th ơ, m ột g ửi cô
chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ s ự vi ệc. Tôi nh ận l ỗi nh ưng không
xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm… Tôi chỉ xin đừng nêu vi ệc này tr ước toàn tr ường để
cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể l ớp đứng đầu kh ối
không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án k ỷ luật cao nh ất: bu ộc thôi h ọc.
Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm ch ờ đợi cái án k ỷ luật nh ưng mãi không th ấy.
Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay v ới chúng tôi, cô Th ơ
nói:
– Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nh ưng cô nhận th ấy s ự đoàn k ết yêu th ương
nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân.
Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành
đã tha thứ cho tôi rồi.
Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có s ự bao dung, r ộng l ượng c ủa cô
Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có th ể tôi chỉ phải ch ịu m ột án k ỷ lu ật nh ẹ, có
thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối v ới m ột h ọc sinh
ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi h ọc… án kỷ lu ật n ặng nhẹ khác nhau nh ưng đều
làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ng ăn không cho tôi t ự
coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu tr ở thành con người

trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất c ủa tôi.
Bài làm 6:


Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nh ưng nó s ẽ là
ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ h ại đến như vậy, hậu quả c ủa vi ệc không ch ịu
ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi bu ồn và lo vô cùng, nh ất là khi g ặp
mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”. Mẹ đâu bi ết khi m ẹ lên nhà ông bà,
ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ng ồi vào bàn học, b ởi tôi đinh ninh r ằng cô s ẽ
không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười l ăm phút. Ch ả l ẽ
bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Ngh ĩ nh ư vậy, tôi m ở c ửa b ước
vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào m ẹ”. Nh ư đoán bi ết được ph ần
nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra v ẻ ấm ức: Con b ị đau tay, không t ập
trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh h ướng khác. B ỗng mẹ th ở dài! “Con
thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi t ưởng chuy ện
như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi c ứ như người m ất h ồn, có lúc m ẹ r ửa bát
chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào m ẹ
cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ng ủ được. Bỗng d ưng,
tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nh ưng tôi vẫn ch ưa đủ can đảm để xin
lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng m ột hôm, tôi d ậy r ất s ớm, s ớm
đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say.
Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con ng ười” ch ưa đọc, mình
đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi l ấy
cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi l ầm c ủa m ọi
người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con ng ười th ường
không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm c ủa mình sao?”. Tôi ngh ĩ r ất lâu,
bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng

tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào
phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do m ẹ làm. Và th ật
lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và
cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận l ời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu m ẹ vô cùng, và
tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn bi ết xin l ỗi b ố
mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình th ương.
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử trao con ấm áp tựa nắng chiều”.
Bài làm 7:
Em và Quân cùng ngồi chung một bàn, Quân học rất giỏi được các b ạn trong l ớp yêu m ến. Không hi ểu
sao em lại rất bực bội về điều đó, bởi cảm giác cái gì mình cũng thua cậu ta. Trong m ột l ần ra ch ơi, tr ời
vừa mưa xong, sân trường còn mấy vũng nước. Một ý nghĩa lóe lên trong đầu em, cho Quân ngã m ột
bữa. Em rủ Quân chơi đuổi bắt, hai đứa chạy vòng vèo quanh sân trường. Em ch ạy nhanh h ơn Quân r ồi
đột ngột dừng lại. Em nghĩ rằng Quân sẽ té xuống đất, ai dè cả ng ười Quân đâm s ầm vào t ường bên
cạnh, máu chảy lênh láng. Em hốt hoảng la toáng lên, mọi người đến giúp và cùng đưa Quân vào phòng
y tế của trường. Nhìn Quân đau đớn mà lòng em xót xa quá chừng. Em t ự mắng mình th ật là đồ t ồi t ệ,
“Tại sao mình lại có ý nghĩ độc ác như thế? Bạn ấy học giỏi hơn mình thì phải cố gắng hơn mới đúng
chứ. Kẻ đáng bị đau là mình chứ không phải Quân”. Lúc ấy em chỉ có một mong ước duy nhất, mong sao
mọi việc chưa xảy ra. Cô y tá băng lại vết thương cho Quân. Em đến bên Quân, c ầm tay Quân ngh ẹn


ngào thú nhận với Quân tất cả: “Hãy tha lỗi cho mình Quân nhé!”. T ừ đấy tr ở đi không bao gi ờ em có y
định chơi xấu với bạn bè nữa.
Bài làm 8:
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành đuợc giải khuyến khích. Nhiều
bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!”.Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi
đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi
chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm
trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất
hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc

trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa
học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn
“cai – nha” khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v…
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các
bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm
đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im
lặng và tỉnh bơ…”. Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ”Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “ Ai
làm đứt dây đàn?” Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố
ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong
đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi,
đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại
sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: “Mọi chuyện rồi sẽ
trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt…”
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin
nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn…
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên
tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu
mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi
được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc
một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm… làm tôi cứ nao nao lòng.



×