Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC


I - Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2009- 2010 với chủ đề: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục”. Với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là tiếp tục thực
hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dục”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Phòng giáo dục và Đào tạo
Huyện Đông Triều cũng phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng cho học sinh”.
Hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta cũng đánh
giá cao về giáo dục và đào tạo. Nghị quyết trung ương II khóa VIII có nêu quan
điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Con người” được coi
là mục tiêu, là động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển của toàn xã hội.
Sinh thời Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” theo Bác thì việc “Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết”. Chính vì thế Bác nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”. Trong lĩch vực giáo dục Bác cũng yêu cầu phải
chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa
kỹ thuật lao động và sản xuất, đào tạo thế hệ trẻ thành người thừa kế xây dựng
xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Như vậy, đạo đức và tài năng là cả
hai nội dung không thể thiếu được đối với nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dục trong
đó đạo đức là gốc.
Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức”. Điều 23Luật giáo dục cũng đã nêu rõ:




“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Vậy mà thực tế mấy năm trở lại đây tình trạng xuống cấp trong đạo đức, lối
sống của một bộ phận học sinh, sinh viên (lớp người đang giữ vai trò là chủ
nhân tương lai của thế kỷ XXI) lại đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và
chưa có những dấu hiệu về một sự thay đổi theo hướng tích cực. Vấn đề này đã
được cảnh báo từ lâu và gần đây lại được dư luận quan tâm thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Trong văn kiện hội nghị lần thứ IX Ban chấp
hành TW khóa X cũng đã đánh giá một trong những mặt hạn chế yếu kém
trong lĩnh vực giáo dục như sau: “Trong sự nghiệp giáo dục toàn diện dạy làm
người và dạy nghề là yếu kém nhất, giáo dục về lý tưởng sống, phẩm chất đạo
đức yếu. Học sinh thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc của
Đảng về quyền lợi nghĩa vụ công dân, chất lượng giáo dục còn buông lỏng,
nhất là giáo dục đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên có nhiều biểu hiện rất
đáng lo ngại”.
Qua đó ta thấy rằng vấn đề xuống cấp trong đạo đức của học sinh, sinh viên
đã đến lúc báo động. Nói như tiến sĩ tâm lý học Vũ Kim Thanh: “Nếu không có
sự quan tâm đúng mức chúng ta sẽ mất cả một thế hệ”. Như vậy việc giáo dục
đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề “Nóng” không chỉ
của ngành giáo dục mà còn là của toàn xã hội.
Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp làm công việc “Trồng người”
tôi không thể thờ ơ trước một vấn đề mang tính xã hội như vậy. Chính vì thế
năm học 2009- 2010 này tôi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn”
Một vấn đề không phải là mới trong mục tiêu, phương pháp giáo dục nhưng
nó cũng không bao giờ cũ đối với mỗi người giáo viên dạy văn.



I.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của công tác giáo
dục tình cảm đạo đức học sinh trong nhà trường nói chung. Đề xuất một số biện
pháp phối hợp giáo dục tình cảm đạo đức học sinh trong việc giảng dạy bộ môn
Ngữ Văn ở cấp THCS một cách có hiệu quả giúp thế hệ trẻ các em trở thành
những người công dân có ích trong thế kỷ XXI, đáp ứng được mục tiêu của
ngành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.
Nghiên cứu đề tài này là tôi mong muốn sẽ cùng với các bạn đồng nghiệp
cùng nhau đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần nhỏ bé của mình vào
việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường.
I.3. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài:
- Thời gian: 2 năm (Từ tháng 09/2008 đến tháng 04/2010)
- Đối tượng thực nghiệm là chương trình ngữ văn lớp 8, 9
- Địa điểm thực nghiệm: Học sinh Lớp 8A, 9A- Trường THCS Tràng An.
I.4. Đóng góp mới về phần lý luận và thực tiễn:
I.4.1. Về lý luận:
Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng
nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 8, 9 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THCS
nói chung về thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trong tình trạng hiện
nay. Một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm và đề cập đến rất nhiều những
vấn đề về phạm trù đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học và giáo
dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn văn hóa.
I.4.2. Về thực tiễn:
Trường THCS Tràng An nằm trên địa bàn vùng nông thôn, là một xã thuần
nông. Vì điều kiện cuộc sống nên thường thì gia đình phó mặc việc giáo dục
con em họ cho nhà trường. Trong mấy năm gần đây hành vi đạo đức của học
sinh trong trường đã có những biểu hiện không tốt. Hiện tượng học sinh vô lễ
với thầy cô giáo hoặc gây gổ đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chất của nhà trường



có dấu hiệu gia tăng. Đi sâu vào chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh thông
qua giảng dạy bộ môn mình phụ trách là tôi muốn đưa ra một số biện pháp mà
bản thân tôi đã làm, trường THCS Tràng An đã làm để đóng góp một phần nhỏ
bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo các em
trở thành con người toàn diện. Qua việc thực hiện đề tài này tôi nhận thấy có
nhiều kết quả khả quan, vấn đề đạo đức của học sinh trường THCS Tràng An
có những biến chuyển rõ rệt. Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên chúng ta ai cũng có
nhận thức đúng đắn và kết hợp một cách có hiệu quả trong các môn học của
mình và các hoạt động trong nhà trường thì hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh
của trường THCS Tràng An chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều.
II. Phần nội dung:
II.1. Chương I: Tổng quan của vấn đề:
Chúng ta vẫn biết rằng đạo đức là một hình thái xã hội bao gồm những
nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi
cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của mình, sự tiến bộ của xã hội trong mối
quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên. Giáo dục đạo đức là
quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp nhân cách
mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử
đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội. Trong tất cả các mặt
giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng vì Hồ Chủ Tịch
cũng đã nêu “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo
đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng
thì có tài cũng vô dụng”.
Như vậy vấn đề thứ nhất tôi đặt ra trong đề tài này là: giáo viên phải nhận
thức rõ trong nhà trường THCS giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc
biệt coi trọng vì nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng toàn diện sẽ
được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác,
mà để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thì

vai trò của tập thể sư phạm lại giữ một vị trí quan trọng và có tính quyết định.
Thế nhưng điều quan trọng là giáo dục như thế nào bởi vì giáo dục đạo đức
không chỉ là việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là
kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế


của học sinh. Giáo dục đạo đức nó là cả một quá trình lâu dài phức tạp đòi hỏi
phải có công phu kiên trì liên tục. Muốn làm được điều này người giáo viên dạy
văn phải nắm được đặc trưng của bộ môn mình phụ trách. Ai cũng biết rằng
môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực
cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng
Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì việc bồi dưỡng tâm hồn, tình
cảm cho học sinh góp phần hình thành ở học sinh biết thương yêu, quý trọng
gia đình, bạn bè, có lòng yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung, tinh
thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Mà điều này
người giáo viên văn lại có cơ hội hơn các bộ môn khoa học khác.
Chính vì vậy, trong đề tài này tôi muốn đưa ra một số thực nghiệm về vấn
đề kết hợp giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua:
- Giờ đọc hiểu văn bản
- Giờ tập làm văn
- Hoạt động ngoại khóa văn học
II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu:
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm quan hệ giữa con người với
con người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội. Đạo đức
là yếu tố cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người. Để vươn
tới sự hoàn thiện trước hết con người phải vươn lên về đạo đức. Vậy mà trong
xã hội hiện nay lại còn không ít những hiện tượng tiêu cực, những hành vi xấu
thiếu nhân cách đã và đang từng bước làm tổn hại đạo đức truyền thống của thế
hệ trẻ chúng ta. Vì vậy việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học
trong nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách. Người giáo viên lên lớp ngoài

nhiệm vụ là hướng dẫn các em tiếp nhận kiến thức văn hóa mà còn phải hình
thành cho các em những khái niệm về nhân cách đạo đức. Vì xưa nay trong
việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc
hiệu. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây
dựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trò xã hội- nhân văn của nó. Nếu
nói người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn thì điều đó đúng nhất đối với các
thầy cô giáo dạy văn. Vì văn học chính là bộ môn dễ gây xúc động vui buồn,


tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Hơn nữa việc bồi đắp
tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng cần thiết trong xu thế hội nhập thế giới
hiện nay để họ không tự đánh mất mình mà phát huy đầy đủ năng lực nội sinh
của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy vậy trên thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên còn coi nhẹ điều này mà họ
cho rằng dạy đạo đức trong nhà trường là việc của giáo viên chủ nhiệm và giáo
viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân. Trong mục tiêu bài dạy có mục giáo
dục tình cảm, thái độ cho học sinh thế nhưng khi lên lớp giáo viên lại chỉ lo làm
sao truyền thụ được hết được đầy đủ kiến thức sách giáo khoa là tốt lắm rồi, mà
không chú ý đến việc giáo dục tình cảm thái độ cho học sinh. Nói về sự xuống
cấp của đạo đức học sinh có nhiều nguyên nhân, gia đình thì chỉ quan tâm đến
việc con học được mấy điểm chứ đâu có quan tâm đến việc con chơi thế nào?
chơi với ai? còn nhà trường thì chú trọng nhiều đến dạy kiến thức hơn là dạy
đạo đức. Chính vì vậy mới dẫn đến tình trạng học sinh thiếu tinh thần ý thức
trong học tập, lười học các giờ học nói tự do, nói leo cô giáo, về nói dối cha
mẹ. Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp hạn chế, tình trạng học sinh nói trống
không với thầy cô, với bố mẹ không phải là ít. Trong cuộc sống thì tỏ ra ích kỷ,
không biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, ham chơi đua đòi...
Như vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì người giáo viên phải
có những nhận thức đúng đắn và đưa vấn đề giáo dục đạo đức vào trong giảng
dạy của mình. Đó là nội dung mà tôi muốn đặt ra trong bài viết này.

* Nội dung và biện pháp thực hiện:
Môn Văn là một môn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường, thế
nhưng dạy văn không giống như bất kỳ môn học nào khác. Giáo viên dạy Lịch
sử thì quan tâm đến sự kiện, giáo viên Địa lý quan tâm đến các yếu tố tự nhiên
và xã hội, dạy Toán chú ý đến các con số lạnh lùng. Dạy văn không chỉ cần đến
kiến thức là đủ mà thêm vào đó là cảm xúc, tình cảm sự rung động của con tim,
cái xuất thần của tâm hồn, cần đến cái không khí văn, chất văn trong lớp học
trong mỗi cá nhân thầy và trò. Trong bài viết này tôi chỉ xin nêu nội dung và
biện pháp thực hiện trong ba hoạt động của quá trình dạy học môn Ngữ Văn.
Thứ nhất: Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua giờ đọc- hiểu văn
bản


Theo các nhà tâm lý học thì lứa tuổi học sinh cơ sở là lứa tuổi nằm trong
những năm tháng mà con người đang mở ra cho mình những cảm xúc và hứng
thú mới mẻ. Đây là lứa tuổi giàu cảm xúc nhất trong một đời người. Thế giới
nội tâm và quan hệ xã hội xung quanh của lứa tuổi này rất phức tạp về hành vi.
Các em còn mang tính trẻ con nhưng ý thức lại cho mình là người lớn. Các em
thường mâu thuẫn giữa hành động bên ngoài và nội tâm bên trong. Các em đã
có hứng thú và cảm xúc mới mẻ, phương pháp hiếu động, các em ngồi học
không yên, hay nói chuyện riêng, thiếu tập trung trong giờ học. Để ổn định do
làn sóng này là điều rất khó. Nhưng chính cái hiếu động cảm xúc ấy bản thân
nó lại bao hàm một năng lực sáng tạo to lớn, cụ thể là năng khiếu sáng tạo biểu
hiện rõ trong văn học. Các em dễ dàng đồng cảm với nhân vật, nhập cuộc sống
với tác giả, lứa tuổi các em đã xuất hiện một chuyển biến đáng kể về năng lực
cảm thụ văn học. Sự đánh giá nhìn nhận của các em đã có ý thức. Dựa vào đặc
điểm tâm lý này mà người giáo viên văn phải biết tạo hứng thú học, học sinh có
thích học bộ môn thì mới nói đến chuyện bồi dưỡng cho các em tình cảm, thái
độ sau giờ học được. Vì thế trong giờ hiểu văn bản bước đầu tiên tôi muốn tạo
hứng thú cho giờ học văn bằng cách dẫn dắt vào bài một cách hấp dẫn. Vào bài

mới là tạo tâm thế ban đầu, tạo không khí cho một giờ học văn, học sinh có
cảm giác tò mò muốn khám phá trước khi đến với một tác phẩm văn học. Việc
làm này có thể có giáo viên còn coi nhẹ, vào giờ văn sau khâu kiểm tra bài cũ,
giáo viên bị ức chế do học sinh không học bài, không soạn bài rồi thầy cô quát
mắng học sinh. Sau đó vào bài mới bằng một nhan đề trên bảng, như vậy thì
làm sao tâm hồn các em có thể rung động với cái hay, cái đẹp của văn chương.
Cho nên khâu kiểm tra bài cũ trong môn văn cũng nên nhẹ nhàng, thoải mái
không nên lạm dụng, ôm đồm bắt học sinh phải trả lời những câu hỏi quá khó
hoặc quá vụn vặt. Lời giới thiệu bài nhẹ nhàng, hấp dẫn của giáo viên ngay từ
giây phút đầu tiên đã đưa các em vào không khí văn chương.
Ví dụ: Dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải- Ngữ văn 9 tập II. Tôi
vào bài như sau:
“ Mùa xuân- khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp khởi đầu một năm. Mùa
xuân đã từng là đề tài khơi nguồn cảm xúc biết bao thi nhân, chúng ta đã từng
được chiêm ngưỡng một bức tranh xuân tuyệt đẹp qua ngôn ngữ thơ ca của thi


hào Nguyễn Du, xuân của đất trời- xuân của lòng người. Mỗi người có một
cảm xúc riêng khi mùa xuân về. Vậy nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận như thế
nào về mùa xuân qua nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” ấy. Hôm nay cô cùng các
em sẽ tìm hiểu...”
Hay khi dạy bài “Mây và sóng” tôi giới thiệu như sau:
“Tình cảm gia đình và đặc biệt là tình mẫu tử có lẽ là một trong những tình
cảm thiêng liêng nhất và đó cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không
bao giờ vơi cạn của các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ. Giờ học hôm nay các em sẽ
được tìm hiểu nguồn cảm xúc thiêng liêng đó qua một tác phẩm văn học nước
ngoài...”.
Không những thế trong giờ đọc hiểu văn bản người giáo viên biết kết hợp
khéo léo với việc giáo dục tình cảm học sinh qua phương pháp đọc sáng tạo.
Bởi đọc là một trong những hình thức hoạt động nhận thức của con người. Nó

phản
ánh năng lực tư duy bằng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ. Riêng đối với văn
học, đọc phản ánh những tình cảm, những ý chí, những ước vọng, những động
lực của tâm hồn và cùng với tiếng lòng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
Đọc là tiếng đồng vọng của con người trước thời đại và lịch sử. Đọc nó giống
như một hoạt động tinh thần, một hoạt động nhận thức. Đọc cũng giúp con
người có ý thức khám phá những giá trị chân, thiện, mỹ.
Chính vì thế dạy văn không thể không hướng dẫn học sinh đọc văn phải
hướng dẫn các em đọc chuẩn văn bản có nghĩa là phải đọc đúng, đọc rõ, đọc
diễn cảm, đọc hay, đọc như là một sự tự biểu hiện, như là sự tự cảm nhận nên
khi đọc phải hướng dẫn các em dựa trên đặc điểm thể loại của văn bản, tính
cách của nhân vật, phong cách của tác giả để điều chỉnh giọng đọc cho phù
hợp. Người giáo viên văn phải coi phương pháp đọc sáng tạo là phương pháp
đặc biệt đối với môn văn mà trong đó đọc diễn cảm chỉ là một phần của đọc
sáng tạo. Giáo viên phải biết vận dụng phương pháp này trong suốt giờ học cho
đến khi bài học kết thúc, chứ không phải chỉ là đọc gây không khí đầu giờ học
như một số người thường nghĩ.
Tóm lại “đọc” là một hoạt động quan trọng hàng đầu cho sự cảm nhận và
hiểu biết, trong hoạt động “đọc” thì phần đọc mẫu của giáo viên vô cùng quan


trọng trong một giờ dạy văn. Cô giáo có giọng đọc truyền cảm, hấp dẫn tự
nhiên sẽ làm cho học sinh chú ý, háo hức theo dõi. Vì đối với nghệ thuật của
văn chương, sự tồn tại của âm thanh ngôn từ vô cùng quan trọng. Ví dụ khi dạy
một bài thơ trữ tình nếu giáo viên luyện cho học sinh đọc ngân vang lên bằng
âm điệu tiết tấu, bằng cái vỏ âm thanh của ngôn từ thì sẽ góp phần tạo nên
những rung động sâu xa, những cảm xúc thẩm mỹ trong tâm hồn học sinh. Như
vậy là chúng ta đã góp phần giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn, tình cảm học sinh
qua giờ văn học.
Nhìn chung thì việc dạy học văn ở trường phổ thông có hai mục đích chính.

+ Thứ nhất: Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức văn chương như tất cả
các môn học khác.
+ Thứ hai: Nhằm giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương tạo điều kiện
giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho các em. Giúp các em hiểu một cách sâu
sắc những giá trị phong phú của văn chương quá khứ và hiện tại.
Chính vì vậy mà vấn đề thứ ba là phải kết hợp giáo dục tình cảm, thái độ
cho học sinh thông qua hoạt động tìm hiểu văn bản. Nói đến văn chương là nói
đến cái đẹp, cái đẹp của văn chương không chỉ thể hiện ở mặt ngôn từ mà nó
còn chìm sâu vào những tầng lớp của văn bản, của thế giới hình tượng. Chính
vì vậy người giáo viên dạy văn phải biết gợi mở ra những điều bí ẩn đằng sau
những câu chữ lặng yên trên trang giấy để chúng lên tiếng đối thoại với từng
học sinh. Người giáo viên phải làm sao cho học sinh cảm thụ cái đẹp văn
chương và cái chất văn ấy thấm dần, thấm sâu vào cuộc đời học sinh để các em
cùng phô diễn cái đẹp ấy trên những bài văn viết và trong lời nói thường ngày.
Muốn làm được điều này người giáo viên phải biết thiết kế trong trang giáo án
của mình một hệ thống câu hỏi phù hợp. Hệ thống câu hỏi trong một bài học
văn rất đa dạng và phong phú, nhưng có thể quy thành 2 loại như sau:
- Các câu hỏi nhằm tìm hiểu tác phẩm có tính chất nghiên cứu văn học
- Các câu hỏi nhằm khơi ngợi hoạt động tự bộc lộ và đồng sáng tạo của học
sinh.
Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực sáng tạo của học trò để
đúng đặc trưng phương pháp bộ môn khiến cho người học văn thật nhẹ nhàng



×