Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phong trào dân tộc dân chủ việt nam 1925 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.91 KB, 3 trang )

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ VIỆT NAM 1925 – 1930

I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG
1. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
a. Sự thành lập
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc)
mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ, lập Cộng sản đoàn.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
b. Hoạt động
Năm 1925, ra Báo Thanh niên
Năm 1927, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh
Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa”
c. Ý nghĩa
Tạo điều kiện cho phong trào công nhân phát triển mạnh.
Đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin vào Việt Nam.
Là bước chuẩn bị cho sự ra đời Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

2. Việt Nam Quốc dân đảng
a. Sự thành lập

25/12/1927: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… thành lập Việt Nam Quốc
dân đảng
 Thành phần tham gia: chủ yếu là binh lính người Việt trong quân đội Pháp
 Địa bàn: chủ yếu ở Bắc kì
 Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
 Chủ trương: cách mạng bạo lực
b. Hoạt động chủ yếu: Khởi nghĩa Yên Bái
Tháng 2/1929, tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, bị thực dân Pháp
khủng bố.
Tháng 2/1930, quyết định khởi nghĩa ở Yên Bái, Phú Thọ… sau đó là ở Hải
Dương, Thái Bình. Ở Hà Nội có ném bom phối hợp.


Kết quả: thất bại chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng trong
phong trào dân tộc.
c. Ý nghĩa
Cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam
Nối tiếp truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc


II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929
a. Hoàn cảnh
Năm 1929: phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh.
Tháng 3/1929: hội viên tiên tiến của Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì
lập Chi bộ cộng sản đầu tiên.
Tháng 5/1929: tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập
đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, nên bỏ Đại hội về nước.
17/6/1929: đại biểu Bắc Kì quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng,
thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa Liềm …
Tháng 8/1929: những cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Trung
Quốc và Nam Kì đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ.
Tháng 9/1929: một số đảng viên Đảng Tân Việt lập Đông Dương Cộng sản
liên đoàn.
b. Ý nghĩa:
Là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản

2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Hoàn cảnh:
Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng
làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ bị chia rẽ
Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm sang Trung Quốc triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức

cộng sản.
6/1/1930: tại Cửu Long (Hương Cảng), Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất
với sự tham dự của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
b. Nội dung:
Nguyễn Ái Quốc phê phán quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản.
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Thông qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Thành lập Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng.
c. Ý nghĩa:
Hội nghị có giá trị như một đại hội thành lập Đảng.
24/2/1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
Đường lối chiến lược: tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng
ruộng đất để tiến tới xã hội cộng sản.
Nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
Mục tiêu: làm cho Việt Nam độc lập, lập chính phủ và quân đội công nông.
Lực lượng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung tiểu
địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc tập trung.
Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Kết luận: Cương lĩnh chính trị là cương lĩnh cách mạng sáng tạo, kết hợp đúng đắn
vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
Ý nghĩa lịch sử sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, là sự sàng lọc nghiêm khắc
của lịch sử.
Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước.

Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt
Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển nhảy vọt
trong lịch sử Việt Nam.



×