Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phong trào dân tộc dân chủ việt nam 1919 1925

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.43 KB, 4 trang )

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ VIỆT NAM 1919 - 1925
I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI NHẤT.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp
a. Hoàn cảnh
Sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, tình hình thế giới có những chuyển biến mới:
 Trật tự thế giới mới hình thành (Vecxai – Oasinhton)
 Pháp bị thiệt hại nặng nề do hậu quả chiến tranh
 Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nước Nga Xô Viết ra đời, Quốc tế
Cộng sản được thành lập  tác động mạnh đến cách mạng Việt Nam.
Ở Đông Dương: Pháp thực hiện chương trình khai thác lần hai ở Việt Nam
b. Nội dung
Đầu tư với quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. Từ 1924 - 1929 số vốn
đầu tư vào Đông Dương là 4 tỷ Phrăng
Nông nghiệp: đầu tư chủ yếu vào đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được
thành lập
Công nghiệp:
 Pháp chú trọng đầu tư khai thác mỏ than. Ngoài ra còn khai thác thêm thiếc,
kẽm, sắt.
 Mở mang một số ngành công nghiệp chế biến.
Thương nghiệp:
 Ngoại thương có bước phát triển mới.
 Giao lưu nội địa được đẩy mạnh.
Giao thông vận tải: được phát triển, các đô thị được mở rộng, dân cư đông hơn.
Tài chính:
 Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương.
 Tăng thuế để tăng vốn đầu tư.


2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
a. Kinh tế


Nền kinh tế tư bản ở Đông Dương có bước phát triển mới: kĩ thuật và nhân lực
được đầu tư. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, lệ
thuộc vào kinh tế Pháp.
b. Xã hội
Các giai cấp và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới:
Giai cấp địa chủ phong kiến
 Tiếp tục phân hóa
 Một bộ phận không nhỏ trung và tiểu địa chủ tham gia phong trào dân tộc
dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.
Giai cấp nông dân:
 Bị đế quốc phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa.
 Mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
 Đây là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sản (học sinh, sinh viên, trí thức):
 Tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc có tinh thần chống thực dân
Pháp và tay sai.
Giai cấp tư sản:
 Số lượng ít, thế lực kinh tế yếu
 Bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc
 Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc, dân chủ.
Giai cấp Công nhân:
 Ngày càng phát triển.
 Bị đế quốc, tư sản áp bức bóc lột nặng nề
 Có quan hệ gắn bó với nông dân
 Có tinh thần yêu nước mạnh mẽ.
 Sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản
 Nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Như vậy:
Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn

thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai diễn ra liên tục.


II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI NHẤT.
1. Hoạt động của tiểu tư sản, tư sản và công nhân
Hoạt động của tiểu tư sản:
Tổ chức các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế như:
Tẩy chay tư sản Hoa kiều
Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”
Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở cảng Sài Gòn.
Hoạt động của tiểu tư sản:
Thành lập một số tổ chức chính trị Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng
Thanh niên hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi (mít tinh, biểu tình,
bãi khóa…)
Nhiều tờ báo tiến bộ ra đời như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
Sự kiện nổi bậc là đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang
Phan Châu Trinh (1926).
Đấu tranh của công nhân:
Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn, nhưng còn lẻ tẻ
tự phát.
Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng
đứng đầu.
Tháng 8/1925: công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công, phản đối Pháp
đưa lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc, đánh dấu bước tiến mới của
phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác.

2. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
5/6/1911, từ cảng nhà Rồng – Sài Gòn Người bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước.

Cuối 1917, sau những năm bôn ba qua các châu lục trên thế giới, Nguyễn Tất Thành
trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
Ngày 6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành
với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vec-xai Bản yêu sách đòi các quyền
tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam.
Tháng 7/1920, Người đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp
Người đi theo con đường cách mạng vô sản.
Tháng 12/1920, Người dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành quốc tế Cộng
sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam
đầu tiên.
Năm 1921, Người tham gia lập hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, để tập hợp lực lượng
chống chủ nghĩa đế quốc. Ra báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời
sống công nhân, đặc biệt là viết cuốn bản án chế độ thực dân Pháp góp phần thức tỉnh
các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh.


Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10/1923) và
dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).
Tháng 11/1924 Người về Quảng Châu (Trung Quốc) để xây dựng tổ chức cách mạng,
truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
Tháng 6/1925 Lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (tổ chức tiền thân của Đảng).
Ý nghĩa:
Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Con đường Cách
mạng vô sản.
Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam về sau.




×