Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc mĩ xâm lược miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196 KB, 3 trang )

HAI MIỀN ĐẤT NƢỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ
XÂM LƢỢC. MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT
(1965 - 1973)
I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƢỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC
MĨ Ở MIỀN NAM (1965-1973)
1. Chiến lƣợc chiến tranh cục bộ
Định nghĩa: là loại chiến tranh xâm lược thực dân mới; được tiến hành bằng lực
lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn. Quân số lúc cao
nhất (1969) là gần 1.5 triệu (quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu)
Âm mƣu: tạo ra một ưu thế về binh lực và hỏa lực thực hiện chiến lược quân sự
mới “tìm và diệt”, đẩy lực lượng ta về thế phòng ngự làm cho chiến tranh tàn lụi.

2. Chiến đấu chống chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”
Trên mặt trận quân sự:
Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
Mĩ mở ngay cuộc hành quân tìm diệt vào căn cứ quân giải phóng ở Vạn Tường
(18/8/1965) nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của ta.
Mĩ huy động: 9000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng, 70
máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến.
Ta: trung đoàn chủ lực, quân du kích và nhân dân địa phương, đẩy lùi và loại
khỏi vòng chiến 900 tên, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.
Ý nghĩa
Vạn Tường được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ.
Mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”.
Sau Vạn Tường khả năng đánh thắng quân Mĩ trong chiến tranh cục bộ đã
trở thành hiện thực.
Đập tan cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất (1965)
Quân địch: 72 vạn (trong đó có 22 vạn quân Mĩ và đồng minh)
Mở 450 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào 2 hướng chiến lược là Đông
Nam Bộ và Liên Khu V nhằm đánh bại quân chủ lực.
Ta chặn đánh địch trên mọi hướng: Loại khỏi vòng chiến 104.000 địch, trong đó


có 42.000 quân Mĩ, 3500 quân đồng minh, bắn rơi 1400 máy bay.
Đập tan cuộc phản công mùa khô lần thứ hai (1966 – 1967)
Quân Mĩ huy động 98 vạn (Mĩ và đồng minh chiếm hơn 44 vạn), mở 895 cuộc
hành quân. Trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định” lớn nhất
là cuộc hành quân GiônXơnXiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây
Ninh) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.


Quân ta: loại khỏi vòng chiến 151.000 địch, trong đó có 68.000 quân Mĩ, 5500
quân đồng minh; bắn rơi 1231 máy bay.
Trên mặt trận chống bình định (1965 – 1967):
Quần chúng các vùng nông thôn được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, chống
kèm kẹp phá từng mảng ấp chiến lược.
Trên mặt trận chính trị (1965 – 1967)
Ở các thành thị, công dân, học sinh, phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn
đấu tranh đòi Mĩ rút về nước.
Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam được nâng cao.

3. Chiến dịch Mậu Thân (1968)
Ý nghĩa:
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
Buộc Mĩ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh, thừa nhận thất bại của chiến tranh
cục bộ.
Chấp nhận đàm phán ở Pari về chấm dứt chiến tranh
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặc trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ

II. MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ

NHẤT CỦA MỸ, VỪA SẢN XUẤT VÀ LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƢƠNG
(1965 – 1968)
1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc
Hoàn cảnh:
Sau thất bại của Mĩ trong “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” ở
miền Nam.
Cuối 1964 đầu 1965, Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc
Âm mƣu:
Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng, phá công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc.
Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ.


Thủ đoạn:
Mĩ dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” (5/8/1964) và cho máy bay ném bom một số
nơi thuộc các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh.
Lấy cớ trả đũa: việc bị quân giải phóng tấn công ở Pleiku (7/2/1965) Mĩ cho máy
bay ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh)
chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm
nghĩa vụ hậu phƣơng
Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phƣơng (1965 – 1968)
Hai tuyến đường vận chuyển Bắc – Nam (khai thông 5/1959):
Trên bộ (đường Hồ Chí Minh);
Trên biển (dọc bờ biển).
Đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục tấn vũ khí, đạn dược,
quân trang, xăng dầu, lương thực,thực phẩm, thuốc men, …
Trong 4 năm (1965 – 1968) sức người, sức của đưa vào miền Nam tăng gấp 10 lần

so với thời kì trước.



×