Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền nam (1973 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.78 KB, 2 trang )

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU HIỆP ĐỊNH PARIS
1. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, chi viện cho miền Nam
(Giảm tải)

2. Miền Nam đấu tranh bảo vệ hiệp định Paris
Mĩ – Ngụy:
T3/1973: Mĩ để lại 2 vạn “cố vấn dân sự”, vẫn viện trợ kinh tế quân sự cho
Ngụy quyền.
Ngụy quyền liên tiếp hành quân bình định lấn chiếm vùng giải phóng.
Chủ trương của ta:
T7/1973: Đảng quyết định Cách mạng vô sản phải nắm vững thế tiến công,
chủ động phản công giải phóng miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn.
Cuối 1974: ta giải phóng Phước Long (6/1/1975), đồng thời tăng nguồn dự trữ
ở vùng giải phóng để tiến tới tổng tiến công.

II. CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975
1. Kế hoạch giải phóng miền Nam
Cuối năm 1974: Bộ chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch giải phóng miền
Nam trong 2 năm (1975 - 1976), nhưng nếu thời cơ đến thì giải phóng ngay trong
năm 1975.

2. Diễn biến
a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến 24/3)
Ngày 4/3: Ta đánh nghi binh Plâyku, Komtum.
Ngày 10/3: Ta bất ngờ tấn công và giải phóng thị xã Buôn Mê Thuột
Ngày 14/3: quân Sài Gòn hoảng hốt rút khỏi Tây Nguyên
Ngày 24/3: Ta giải phóng toàn bộ Tây Nguyên với 60 vạn dân và một số tỉnh ven
biển Miền Trung (Bình Định , Phú Yên , Khánh Hòa...)
Ý nghĩa: Ta điểm đúng huyệt quân thù, chuyển cuộc tiến công chiến lược thành


cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến 29/3)
Ngày 21/3: Bao vây địch trong thành phố Huế.
Ngày 25/3: Giải phóng Huế - Thừa Thiên, tiến tới giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi,
uy hiếp và cô lập Đà Nẵng.
Ngày 29/3: Giải phóng Đà Nẵng, các tỉnh miền Trung và quần đảo Trường Sa.
Ý nghĩa: Gây tâm lí tuyệt vọng trong Ngụy quân, đưa cuộc tổng tiến công của
quân dân ta tiến lên với sức mạnh áp đảo.


c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến 30/4)
Ngày 8/4: Lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn Gia Định để giải phóng
miền Nam trước khi mùa mưa đến.
Ngày 16/4: Phá vỡ phòng tuyến Phan Rang
Ngày 21/4: Phá vỡ “ lá chắn “ Xuân Lộc
Ngày 26/4: Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, 5 cánh quân đồng loạt tiến vào Sài Gòn
đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
9h30 ngày 30/4: Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn.
11h:30 ngày 30/4: chiếm dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ Ngụy quyền trung ương,
giải phóng Sài Gòn.
Ngày 2/5: Giải phóng toàn miền Nam.
Ý nghĩa: tạo điều kiện thuận lợi cho ta giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam Bộ và
thời cơ cho Lào - Campuchia giải phóng đất nước.

III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI
1. Ý nghĩa lịch sử
a. Đối với dân tộc
Là thắng lợi vĩ đại kết thúc 21 năm chống Mĩ và 30 năm đấu tranh giải phóng
dân tộc. Chấm dứt ách thống trị của đế quốc, phong kiến. Hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước.

Mở ra kỉ nguyên mới: hòa bình, độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
b. Đối với thế giới
Là thất bại nặng nề nhất, tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ
Làm phá sản học thuyết Nixon và đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ, làm
suy yếu hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới...

2. Nguyên nhân thắng lợi
a. Chủ quan
Nguyên nhân chính là có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch với
đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo.
Sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất của nhân dân
ta.
Có hậu phương vững mạnh, Miền Bắc chi viện kịp thời, đầy đủ cho Miền Nam.
b. Khách quan
Tình đoàn kết chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương
Sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ của các lưc
lượng dân chủ hòa bình trên thế giới.



×