Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng giáo án điện tử trong dạy ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.44 KB, 8 trang )

Trường THPT THÁP CHÀM

-------------------

Tháng Tư năm 2010

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tên đề tài :
.
Họ tên tác giả
: Nguyễn Hữu Mạnh
Chức vụ, dạy môn : Phó Hiệu trưởng , giảng dạy toán lớp 12.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Trang 2


Trường THPT THÁP CHÀM

PHẦN THỨ NHẤT

-------------------

Tháng Tư năm 2010

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình dạy học, hoạt động ôn tập hệ thống hoá kiến thức và rèn luyện các kỹ năng là hết sức quan trọng.


Đây là một trong những hoạt động có tác dụng lớn đến quá trình hình thành các phẩm chất tư duy tốt cho học sinh.
Thông qua ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng, học sinh có được một cách nhìn tổng quan về một vấn đề; biết
xem xét các mối quan hệ có tính logic; biết suy diễn , lập luận…để tìm cách giải quyết vấn đề.
Giảng dạy ôn tập, luyện tập nói chung và ôn tập luyện tập môn toán nói riêng là những hoạt động có vai trò vị trí
quan trọng trong chương trình dạy học THPT đã đuợc xác định từ lâu. Bởi vậy sau mỗi chương , ở cuối học kỳ đều có
những tiết ôn tập, luyện tập trong phân phối chương trình dạy học. Mặc dù thời lượng giành cho ôn tập, luyện tập đã
được xem xét, nghiên cứu và bố trí khá hợp lý nhưng vì nhiều lý do mà hiệu quả các tiết dạy học ôn tập, luyện tập
chưa cao.
Có thể chỉ ra một số lý do dẫn đến các tiết dạy ôn tập luyện tập có hiệu quả chưa cao như:
* Nội dung ôn tập, luyện tập không được trình bày đầy đủ, hệ thống như các bài học trong sách giáo khoa mà
giáo viên phải tự soạn lấy ;
* Sự chuẩn bị của học sinh trước giờ học thường chưa tốt , khối lượng kiến thức kỹ năng cần ôn luyện nhiều,
khó có thể giải quyết được theo mong muốn;
* Giáo viên dễ bị cuốn theo diễn biến hoạt động của học sinh dẫn đến khó thực hiện đúng theo kế hoạch giáo
án và khó đạt được mục tiêu luyện tập,ôn tập;
* Tính hấp dẫn, mới lạ của kiến thức kỹ năng là hạn chế . Học sinh dễ thấy nhàm chán trong giờ học và khó tự
đánh giá được mức độ nắm kiến thức, thực hành kỹ năng của mình .
Để khắc phục những khó khăn làm hạn chế hiệu quả các tiết dạy học ôn tập, luyện tập cần phải có nhiều giải pháp
từ phía người quản lý giáo dục đến người trực tiếp dạy học trên lớp. Phải làm tăng tính tích cực, tự giác tham gia
hoạt động của học sinh, tạo ra sự hứng thú, gây ấn tượng cho học sinh trong hoạt động hệ thống hoá kiến thức và rèn
kỹ năng giải quyết vấn đề.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến một cách thực hiện các tiết dạy ôn tập, luyện tập bằng phương pháp
dạy học tổng hợp,kết hợp với những ưu điểm của việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học thông qua các giáo án
điện tử. Đồng thời thông qua một số trang GAĐT nhằm mô tả, minh hoạ cho việc sử dụng công nghệ thông tin trong
dạy học toán ở các tiết ôn tập, luyện tập toán lớp 12 mà tôi đã sử dụng khá hiệu quả .
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Trang 3



Trường THPT THÁP CHÀM

-------------------

Tháng Tư năm 2010

Về mặt cơ sở lý luận thì việc sử dụng giáo án điện tử trong ôn tập, luyện tập gần như đã giải quyết được các
nguyên nhân gây hạn chế hiệu quả các tiết dạy học đã nêu trên . Đặc biệt là tính chủ động của người dạy và sự tích
cực hứng thú của người học được nâng cao rõ rệt nhờ những ưu điểm nổi trội của giáo án điện tử . Chính giáo án điện
tử đã giúp tăng tốc độ, dung lượng, hiệu quả của viếc cung cấp, xử lý thông tin và liên kết các nội dung, các vấn đề
cần thiết trong một tiết dạy học.
Vấn đề sự dụng giáo án điện tử trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng còn là một xu thế tất yếu trong
sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay. Từ năm học 2008 – 2009 ( năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin ) Bộ GD&ĐT đã có nhiều chủ trương và định hướng trong đổi mới phương pháp dạy học thông qua vệc sử
dụng các phương tiện công nghệ thông tin như các phần mềm hỗ trợ giảng dạy , các thiết bị và giáo án điện tử nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả cong tác dạy học .
Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất trường học phổ thông hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học bằng giáo án
điện tử nhưng chúng ta có thể bố trí được, chuẩn bị được những bài dạy bằng giáo án điện tử nhất định, có hiệu quả
trong chương trình dạy học của các khối lớp trong đó cần phải ưu tiên các bài dạy ôn tập, luyện tập tổng hợp.

PHẦN THỨ HAI

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

A/ NỘI DUNG VÀ CƠ SỞ CỦA CÁC GIẢI PHÁP
I / Những cơ sở để xác định cấu trúc và nội dung bài soạn luyện tập,ôn tập bằng GAĐT
Để có được một bài soạn bằng GAĐT tốt đòi hỏi người dạy phải đầu tư về nhiều mặt, với một giáo án dạy ôn tập,
luyện tập tổng hợp thì sự đầu tư lại càng phải nhiều hơn về cả công sức lẫn trí lực.
Trước hết việc căn cứ vào các cơ sở để xác định cấu trúc nội dung bài soạn là hết sức cần thiết .Theo tôi chúng ta cần
dựa vào những cơ sở sau đây:

1) Mục tiêu, yêu cầu cần đạt được của các tiết dạy ôn tập luyện tập.
Đây có thể hiểu là cơ sở quan trọng nhất có tính định hướng cho việc chọn nội dung và cấu trúc bài soạn.
2) Thời lượng cho phép ôn tập luyện tập có thể thực hiện được.
Về thời lượng ôn luyện tập thì phân phối chương trình đã quy định, tuy nhiên vì những lý do mà có thể bổ sung
thêm một cách hợp lý để đạt được mục tiêu ôn luyện đề ra.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Trang 4


Trường THPT THÁP CHÀM

-------------------

Tháng Tư năm 2010

3) Phân loại các kiến thức, kỹ năng trọng tâm trọng điểm trong phần ôn tập.
Ngoài kiến thức kỹ năng trọng tâm, cũng cần phân biệt kiến thức kỹ năng cũ và mới so với chương trình của các
khối lớp đã và đang học ; cần có sự liên hệ để học sinh năm được vấn đề tốt hơn.
4) Mức độ tiếp thu, lực học của đối tượng học sinh.
Đây là cơ sở để chọn số lượng, mức độ, thời gian dự kiến các hoạt động cần thiết và các phương án giải quyết vấn
đề trong các hoạt động mà chúng ta đưa ra hay dự kiến bổ sung…
II / Bảng phân bố sắp xếp cấu trúc và nội dung bài soạn ôn tập
Sau khi xem xét kỹ các cơ sở ta xác định cấu trúc, nội dung của bài soạn thông qua bảng khái lược như sau :
Phân bố
thời gian
theo tiết
Tiết 1

Nội dung cần ôn luyện

Kiến thức
* K.thức 1
* K.thức 2

Các trang trình chiếu

Kỹ năng

Hoạt động của
Thầy

Hoạt động
của trò

* Kỹ năng A
* Kỹ năng B

* Đặt vấn đề;
nhắc lại kt, kỹ
năng…

* Trả lời trắc
nghiệm…

Các trang liên kết
, dự phòng bổ
sung…

Dự kiến
thời gian


* Bảng hệ thống;
tóm tắt cách
giải,….

5'
10'
....

Tiết 2
Tiết 3
…..
III / Các bước thực hiện soạn bài ôn tập bằng GAĐT
Sau khi lập được bảng phân bố cấu trúc nội dung bài soạn chúng ta thực hiện soạn bài qua các bước như sau:
1) Soạn các nội dung cụ thể cho từng vấn đề ôn luyện
* Chọn (lập) các khái niệm, công thức, bảng biểu , sơ đồ cần nhắc lại, đưa ra
* Soạn các bài tập( ưu tiên trắc nghiệm ) , các lời giải hay hướng dẫn giải, đáp số…
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Trang 5


Trường THPT THÁP CHÀM

-------------------

Tháng Tư năm 2010

* Các câu hỏi bổ sung, gợi ý hay các kết luận, ghi chú về kiến thức kỹ năng.
2) Thiết lập các trang trình chiếu ( Slide Show )

* Cố gắng sắp xếp các nội dung vào các trang thật hợp lý ;các tiêu đề,các các công thức hay chú thích ...cần lưu
giữ theo các trang ( hiển thị hoặc ẩn ) ;
* Chọn hiệu ứng hợp lý cho từng đối tượng ;
* Tạo các trang liên kết nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của thầy và trò , chú ý các ví dụ minh hoạ;
* Trình bày trang đầu ( trang chủ ) một cách khoa học thể hiện được những vấn đề trọng tâm cần ôn tập, luyện
tập trong tiết dạy ( tránh cầu kỳ, hình thức và lạm dụng hiệu ứng )
3) Chạy thử từng trang trình chiếu, điều chỉnh bổ sung nội dung, phương pháp và thời gian cho từng trang và
toàn bộ tiết dạy.
 Vấn đề chạy thử trang giáo án kết hợp với ướm thử các hoạt động của Thầy và trò nhằm cho ta kiểm tra
tính hợp lý, khả thi và tác dụng, hiệu quả của nội dung và hình thức trình bày trong mỗi trang GAĐT -điều này vẫn phải được điều chỉnh cập nhật bổ sung qua mỗi lần giảng dạy xong để GAĐT của ta ngày
càng hoàn thiện hơn.
 Do đối tượng học sinh mỗi tiết học có thể khác nhau nên một số nội dung trình bày trong các trang hay ở
một trang riêng biệt có thể sẽ được đưa ra hoặc không trình bày, như vậy chúng ta cũng phải bổ sung các
phương án khi trình chiếu để làm chủ được tiến độ tiết dạy, thực hiện được mục tiêu đề ra.
4) Thực hành tự trình chiếu và dự kiến diễn biến các hoạt động để hoàn chỉnh giáo án.
 Trình chiếu toàn bộ các trang theo phương án đã chọn , tinh chỉnh lại các tiểu tiết thật hợp lý.
 Sau khi hoàn chỉnh giáo án ta nên lưu giáo án ở 2 dạng file PowerPoint Presentation( dạng soạn thảo) và
file PowerPoint Slide Show ( dạng trình diễn ) để tiện sử dụng.
 Thực hành giảng dạy ôn tập cho học sinh ở các lớp và rút kinh nghiệm để bổ sung giáo án chất lượng hơn.
IV/ Công tác sưu tầm, biên tập, cải biên và chỉnh sửa và lưu trữ tư liệu phục vụ cho soạn GAĐT
Đây là công việc cần thiết và thường xuyên nhằm giúp chúng ta thuận lợi trong việc soạn bài và thực hành
dạy học ôn tập, luyện tập trên lớp.
1) Tự sưu tầm biên tập chỉnh sửa và lưu trữ :
 Phải tích cực sưu tầm, biên tập và chỉnh sửa các tư liệu về kiến thức, kỹ năng theo các vấn đề, các chương,
phần và khối lớp và lưu trữ một cách khoa học để sử dụng có hiệu quả cho công tác soạn GAĐT;
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Trang 6



Trường THPT THÁP CHÀM

-------------------

Tháng Tư năm 2010

 Phải thực hành chuyển đổi các định dạng file , chuyển đổi mã, phông chữ ... và sử dụng các phần mềm hỗ
trợ để chỉnh sửa, bổ sung các dữ liệu cần thiết cho quá trình soạn GAĐT;
2) Trao đổi tài liệu, giáo án với bạn bè, đồng nghiệp; hợp tác của tổ nhóm chuyên môn:
 Tích cực tìm tòi, trao đổi tài liệu, giáo án qua đọc tài liệu tham khảo,truy cập mạng internet và học hỏi
đồng nghiệp, bạn bè.
 Nghiêm túc nghiên cứu, chỉnh sửa, biên tập lại để tài liệu có chất lượng và sử dụng hiệu quả hơn .
 Cần có sự hợp tác của bạn bè, đồng nghiệp trong việc biên tập tài liệu, soạn bài trình chiếu.Cần có sự phân
công trong tổ, nhóm chuyên môn để có sự tham gia cộng tác của nhiều giáo viên và có thể đặt ra chỉ tiêu
về số giáo án, bài soạn trong học kỳ, cả năm cho các thành viên trong tổ, nhóm chuyên môn.
 Hàng năm, tổ nhóm chuyên môn tổ chức ít nhất 1 buổi thảo luận nhằm trao đổi, phổ biến kinh nghiệm và
thống nhất các vấn đề về hợp tác trong sưu tầm tài liệu, soạn GAĐT.
 Hướng tới việc xây dựng kho tư liệu, tài nguyên dùng chung lưu hành nội bộ, góp phần xây dựng tài
nguyên cho ngành giáo dục tỉnh và toàn quốc trên hệ thống các website ngành giáo dục.
B/ CÁC KẾT QUẢ ĐÃ THỰC HIỆN
1) Về công tác soạn bài, thiết kế GAĐT:
- Đã soạn các nội dung ôn tập hầu hết các chương ở Giải tích 12 và một số chủ đề ở Hình học 12;
- Soạn các nội dung ôn tập tổng hợp phục vụ cho phần ôn tập cuối năm của lớp 12; đặc biệt có
nhiều câu hỏi, bài tập dạng trắc nghiệm ôn luyện kiến thức và kỹ năng.
2) Về thực hành giảng dạy bằng GAĐT:
- Liên tục trong 4 năm học ( từ 2006 đến 2010) đã thực hiện giảng dạy ôn tập, luyện tập một số
tiết bằng GAĐT ( chủ yếu cho h/s khối 12- lớp được phân công phụ trách);
- Ngoài các tiết ôn tập, luyện tập còn giảng dạy một số tiết bài tập và lý thuyết hình học không
gian lớp 11, 12;
3) Về công tác sưu tầm, chỉnh sửa và biên tập taì liệu:

- Duy trì khá thường xuyên việc sưu tầm tài liệu trên mạng internet, trao đổi với bạn bè, đồng
nghiệp;
- Đã thu thập và chỉnh sửa bổ sung nhiều giáo án , tài liệu tải từ trên mạng phục vụ cho việc soạn
và giảng dạy có hiệu quả.( tài liệu dạng Word, PowerPoint, Flash...)
4) Đánh giá về phía học sinh:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Trang 7


Trường THPT THÁP CHÀM

-








-------------------

Tháng Tư năm 2010

Học sinh tham gia xây dựng bài sôi nổi, gây hứng thú trong giờ học;
Hoạt động trao đổi, đàm thoại trong giờ học có năng suất, hiệu quả hơn;
Lượng kiến thức,kỹ năng và bài tập được giải quyết nhiều hơn, ít tốn thời gian hơn;
Phần ghi chép có gặp khó khăn ( giáo viên phải hướng dẫn và nhắc nhở h/s).
Học sinh khá giỏi học đạt hiệu quả cao hơn; học sinh trung bình và yếu cần phải cố gắng nhiều.


PHẦN MINH HOẠ CHO MỘT SỐ GIÁO ÁN LUYỆN TẬP, ÔN TẬP LỚP 12
( Xem ở phần phụ lục cuối bài viết này )
Các trang ở phần phụ lục là hình ảnh minh hoạ cho một số trang trình chiếu trong các GAĐT đã được thực
hành giảng dạy ở các lớp 12 trong những năm gần đây nhất ;
Với phần ôn tập cuối năm ta có thể mở nhiều cửa số cho các bài ôn tập cùng một lúc để có thể nhanh
chóng thực hiện việc nhắc lại các kiến thức liên quan trong giảng dạy ôn luyện kiến thức, kỹ năng;
Dù đã chuẩn bị kế hoạch giảng dạy ( Giáo án ) nhưng trong quá trình giảng dạy vẫn có nhiều tình huống
xảy ra bởi vậy có nhiều hoạt động tương tác giữa thầy và trò ( tuỳ theo diễn biến tiết dạy) không thể hiện
hết trên các trang trình chiếu hay cả giáo án;
Dù soạn bài đã chi tiết nhưng việc sử dụng bảng phấn vẫn không thể thiếu, nhất là việc giải cụ thể những
nội dung mà trong bài soạn chưa trình bày ( học sinh có thắc mắc, yêu cầu);
Do khuôn khổ bài viết nhất định nên không đưa được nhiều dạng bài soạn cho tiết luyện tập, ôn tập chẳng
hạn như các dạng câu hỏi, bài tập trắc mghiệm ( có thêm các chú thích, gợi ý trả lời ...) ;
Hình thức trình bày các trang trình chiếu nên làm rõ các vấn đề cần ôn luyện, không nên cầu kỳ, loè
loẹt...hay sử dụng các hiệu ứng không cần thiết làm mất sự tập trung của học sinh.

PHẦN THỨ III

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Trang 8


Trường THPT THÁP CHÀM

-------------------


Tháng Tư năm 2010

1) Tác dụng và hiệu quả của SKKN:
1.1 Đối với bản thân tác giả:
- Đã từng bước tự nâng cao kỹ năng sử dụng các chương trình, phần mềm ứng dụng tin học vào
công tác giảng dạy, giáo dục phổ thông;
- Tích luỹ được khá nhiều các kiến thức, kỹ năng và phương pháp ôn tập luyện tập bộ môn toán;
- Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc tăng tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ dạy;
- Hiệu quả các tiết dạy ôn tập luyện tập đã được nâng cao hơn.
1.2 Đối với học sinh:
- Đã giải quyết được nhiều nội dung, vấn đề trong các tiết học ôn tập, luyện tập;
- Tham gia góp ý xây dựng bài nhiều, thể hiện rõ hơn mức dộ, khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ
năng để điều chỉnh, bổ sung;
- Góp phần nâng cao kỹ năng đàm thoại, diễn đạt vấn đề và xử lý tình huống;
- Bớt nhàm chán và thụ động trong các tiết học ôn tập, luyện tập.
1.3 Đối với đồng nghiệp, bạn bè:
- Gây được sự quan tâm, chú ý và hứng thú về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ;
- Tạo điều kiện tốt cho việc trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và tích luỹ tư liệu chuyên môn;
- Góp phần nâng cao tính hợp tác trong đồng nghiệp và giảm thiểu sự vất vả trong giảng dạy.

2) Thống kê một số kết quả:
2.1 Mức độ hoàn thành khối lượng bài tập:
This document was truncated here because it was created using Aspose.Words in Evaluation Mode.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Trang 9




×