Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hệ cơ và sự vận chuyển bò sát (reptilia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.49 KB, 5 trang )

Hệ cơ và sự vận chuyển
Bò sát (Reptilia)

- Bò sát có hệ cơ phân hoá mạnh
hơn nhiều so với lưỡng cư, tính
chất phân đốt mờ đi chỉ còn lại
phần đuôi. Các bó cơ rất phát triển,
nhất là xuất hiện cơ gian sườn giúp
cử động lồng ngực nhằm thực hiện
hô hấp bằng phổi.
Do sự vận động chủ yếu trên mặt
đất, cơ chi khá phát triển. Nhóm


thằn lằn có thể chạy, nhảy hay bay.
Nhóm cá sấu có thể bò và bơi. Còn
nhóm rắn có cơ vảy bụng rất phát
triển giúp cho con vật bò, trườn
trên mặt đất. Ngoài ra ở rắn hệ cơ
thân và cơ dưới da phát triển đảm
bảo cho rắn có thể di chuyển bằng
cách uốn mình để tiến về phía
trước.
Do rắn không có chân, nên di
chuyển theo kiểu trườn lượn vì rắn
có thể uốn khúc nhẹ nhàng như
sóng trên mặt đất gồ ghề, thân ép
sát vào mặt đất đẩy rắn về phía
trước. Rắn vận động chủ yếu nhờ
các đốt sống lớn liên kết với nhau
vững bền và rất linh hoạt, các đốt


sống đa số mang xương sườn,


xương sườn có cơ liên sườn gắn
với vảy bụng.
Ở các loài rắn sống trên cạn có các
vảy bụng thường to và thưa. Nhờ
vận động của các xương sườn, các
cơ liên sườn co rút nhịp nhàng
khiến cho vảy bụng dựng lên, tựa
vào mặt đất, đẩy thân tiến về
phía trước. Chuyển động này từ
đầu rắn truyền dài đến tận đuôi rất
nhanh. Tốc độ di chuyển bình
thường của rắn khoảng 5 - 6
km/giờ. Các loài rắn nào có các vảy
dầy và khít không di chuyển được
theo cách trên (rắn nước). Một cách
vận động khác theo lối co duỗi
được sử dụng ở các không gian
hẹp, mặt phẳng trơn, trước hết


chúng cất cao đầu dùng sức vươn
về phía trước tiến thẳng đến vật thể
làm điểm tựa, phần sau thân co lại
rồi lại tiếp tục động tác trên. Một số
rắn khác có thân ngắn thì di chuyển
trên mặt đất thường uốn cong thân
lại liên tục làm động tác "nhảy" rất

nhanh, làm tăng tốc độ di chuyển.


Các kiểu vận chuyển của răn (theo
Hickman)
1. Không giây; 2. Một giây; 3. Hai
giây; I. Di động; II. Co; III. Cố
định; IV. Duỗi
Quỳnh Hoa



×