Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nhân dân việt nam đánh bại chiến lược “việt nam hoá chiến tranh” và “đông dương hóa chiến tranh của mỹ và tay sai (từ năm 1969 đến 1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HOA

NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐÁNH BẠI CHIẾN LƢỢC “VIỆT NAM HỐ
CHIẾN TRANH” VÀ “ĐƠNG DƢƠNG HĨA CHIẾN TRANH
CỦA MỸ VÀ TAY SAI (TỪ NĂM 1969 ĐẾN 1973)”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HOA

NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐÁNH BẠI CHIẾN LƢỢC “VIỆT NAM HỐ
CHIẾN TRANH” VÀ “ĐƠNG DƢƠNG HĨA CHIẾN TRANH”
CỦA MỸ VÀ TAY SAI (TỪ NĂM 1969 ĐẾN 1973)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Phạm Văn Lực

Sơn La, năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo - Phó
Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Lực, giảng viên khoa Sử - Địa đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em hồn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, Trường Đại Học Tây
Bắc, các bạn sinh viên trong tập thể Lớp K52 ĐHSP Sử - Địa đã động viên giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy, cơ và bạn bè để khóa luận được hồn chỉnh hơn nữa. Em
xin kính chúc thầy cơ sức khỏe và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài ...................... 4
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 4
3.2. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài ..................................................... 4
4. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................ 4
4.1. Cơ sở tài liệu .................................................................................................. 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
5. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5
Chƣơng 1: SỰ RA ĐỜI CỦA CHIẾN LƢỢC “VIỆT NAM HỐ CHIẾN

TRANH” - “ĐƠNG DƢƠNG HOÁ CHIẾN TRANH” CỦA MỸ (1969-1972) ..6
1.1. Sự ra đời của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” - “Đơng Dương hóa
chiến tranh” ........................................................................................................... 6
1.2. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới .................................. 8
Chƣơng 2: NHÂN DÂN MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN
LƢỢC “VIỆT NAM HỐ CHIẾN TRANH” - “ĐƠNG DƢƠNG HỐ
CHIẾN TRANH” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI (1969 - 1972) .......... 15
2.1 Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” của đế quốc Mỹ và tay sai (1969 – 1972) ................................................ 15
2.2 Nhân dân Việt Nam phối hợp cùng nhân dân Lào, Campuchia chống chiến
lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và tay sai (1969 – 1972) 20
Chƣơng 3: QUÂN DÂN MIỀN BẮC KẾT HỢP HAI NHIỆM VỤ SẢN
XUẤT VÀ CHIẾN ĐẤU XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI, ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA
GIẶC MỸ (1969-1972) ...................................................................................... 23
3.1. Miền Bắc xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ....................................... 23
3.2. Miền Bắc Xã hội chủ nghĩa chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam ............ 32


3.3. Quân dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc
Mỹ (1972) buộc chúng phải kí kết Hiệp định Pari (27/1/1973) .......................... 36
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 53
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là cuộc “đụng đầu”
lịch sử giữa dân tộc Việt Nam - đất không rộng, người không đơng với đế quốc

Mỹ - tên đế quốc có tiềm lực kinh tế quân sự đứng hàng đầu thế giới.
Trong thời kỳ 1954-1975, đế quốc Mỹ và tay sai đã tiến hành bốn chiến
lược chiến tranh để chống lại dân tộc Việt Nam: Chiến lược chiến tranh “Đơn
phương” (1954-1959), Chiến lược chiến tranh “Đặc biệt” (1961-1965), Chiến
lược chiến tranh “Cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối
với miền Bắc (1965-1968), Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền
Nam (1969-1972) và chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc (1972).
Tiến hành “Việt Nam hố chiến tranh” và “Đơng Dương hóa chiến tranh” đế
quốc Mỹ đã mở rộng quy mô cuộc chiến tranh trên tồn bán đảo Đơng Dương,
chúng đã sử dụng tất cả các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ,
cùng các thủ đoạn hết sức thâm độc để khuất phục dân tộc Việt Nam...nhưng,
cuối cùng đã thất bại hoàn toàn. Từ 1969 đến 1972 quân dân Việt Nam trên cả
hai miền Nam Bắc đã giành được thắng lợi to lớn trên tất cả các mặt trận, buộc
đế quốc Mỹ và tay sai phải ký kết Hiệp định Pari (27/1/1973).
Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập
đến vấn đề này một cách hoàn chỉnh hệ thống, nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa
được làm rõ. Vì vậy việc lựa chọn “Nhân dân Việt Nam đánh bại chiến lược
“Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đơng Dương hóa chiến tranh của Mỹ và tay sai
(từ năm 1969 đến 1973)” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Về khoa học
+ Tái hiện lại một cách cụ thể, chi tiết, chính xác âm mưu thủ đoạn thâm
độc của giặc Mỹ và tay sai trong việc tiến hành Chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh” (1969 - 1972) và cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt
Nam trên cả hai miền Nam - Bắc quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
+ Sự chủ động tích cực của quân dân miền Bắc trước hành động leo thang
tiến hành đánh phá miền Bắc Xã hội chủ nghĩa lần thứ hai của giặc Mỹ.
1


+ Làm sáng rõ và phong phú hơn lí luận về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và

chiến tranh giải phóng dân tộc của Đảng ta, đặc biệt là đường lối chiến tranh
nhân dân - nghệ thuật quân sự thiên tài của Đảng ta trong thời kỳ 1945-1975.
Về thực tiễn
+ Làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam và Quân
đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Bổ sung thêm nguồn tài liệu nghiên cứu kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954-1975).
+ Góp phần giáo duc truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho nhân
dân và thế hệ trẻ hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1972) và cuộc chiến đấu
kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam - Bắc chống
đế quốc Mỹ và tay sai đã được đề cập trong những cơng trình:
+ Cuốn: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” của
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, xuất bản năm 1980, đã đề cập tới cuộc chiến
tranh phá hoại lần hai của giặc Mĩ đối với miền Bắc XHCN nhưng vẫn sự đề cập
này vẫn còn chung chung, chưa cụ thể; nhiều vấn đề khoa học về vấn đề này vẫn
chưa được làm rõ [12].
+ Cuốn “Lịch sử lớp 12 THPT”, tập 2 (Ban Cơ bản) của Đinh Xuân Lâm
(Chủ biên), Nguyễn Xuân Minh, Trần Bá Đệ, (1992), Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội. Trong khuôn khổ sách giáo khoa lớp 12 THPT, cuốn sách đã trình bày
một cách vắn tắt về Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1972) và
cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền
Nam - Bắc chống đế quốc Mỹ và tay sai. Tuy nhiên, do khuôn khổ là một cuốn
sách giáo khoa phổ thông nên nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được trình bày và
làm rõ, nhất là nghệ thuật quân sự thiên tài của đảng và quân đội ta trong việc
đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng... cuối
tháng 12/1972 [7].

2



+ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2001),
“Đại cương Lịch sử Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội, đây là cuốn giáo trình
Lịch sử Việt Nam đại cương (từ nguồn gốc đến 2000), cuốn sách đã trình bày
khá chi tiết về về Chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh (1969-1972) và cuộc
chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam Bắc chống đế quốc Mỹ và tay sai. Tuy nhiên, do khn khổ là một cuốn giáo
trình bị khống chế về số trang nên vấn đề này không được trình bày một cách cụ
thể, chi tiết, nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ...[10]
+ Cuốn: “Một số chuyên đề lịch sử Việt nam, lịch sử thế giới và Phương
pháp dạy học lịch sử” của tập thể tác giả Khoa Sử - Địa, do PGS.TS. Phạm Văn
Lực làm chủ biên, do Nhà xuất bản đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản năm 2012
cũng đã trình bày nhiều nội dung về chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đơng
Dương hố” chiến tranh và cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân
Việt Nam trên cả hai miền Nam - Bắc chống đế quốc Mỹ và tay sai...Tuy nhiên,
do khuôn khổ là cuốn sách chuyên đề tổng hợp của bộ môn lịch sử nên nhiều
vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ, nhất là nghệ thuật quân sự thiên tài của
Đảng và quân đội ta trong việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 vào
Hà Nội, Hải Phòng... cuối tháng 12/1972 [5].
+ Cuốn: “Việt Nam con số và sự kiện” của ban nghiên cứu lịch sử đảng
Trung ương, Nhà xuất bản Sự thất Hà Nội 1990 cũng đã trình bày nhiều sự kiện
về Chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đơng Dương hố” chiến tranh và cuộc chiến
đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam - Bắc
chống đế quốc Mỹ và tay sai...Tuy nhiên, do khuôn khổ cuốn sách biên niên sự
kiện lịch sử Đảng nên nhiều vấn đề khoa học cũng chưa được làm rõ, nhất là
nghệ thuật quân sự thiên tài của Đảng và quân đội ta trong việc đánh bại Chiến
lược “Việt Nam hóa” và “Đơng Dương hố”[11].
Ngồi ra, vấn đề này cịn được đề cập trong nhiều tài liệu, cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố ở địa phương và Trung ương...
Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến

vấn đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống, những vấn đề khoa học vẫn chưa
được làm rõ. Tuy nhiên, tất cả các cơng trình nghiên cứu trên cũng đã góp phần
3


định hướng và là nguồn tài liệu quý giá để tôi đi vào nghiên cứu đề tài này làm
rõ những vấn đề khoa học mà các cơng trình trước chưa có điều kiện thực hiện.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về Chiến lược “Việt
Nam hóa”và “Đơng Dương hố” chiến tranh và cuộc chiến đấu kiên cường, bất
khuất của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam - Bắc chống đế quốc Mỹ và
tay sai (1969-1972).
3.2. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài
- Tái hiện lại một cách cụ thể, chi tiết, chính xác về âm mưu thủ đoạn của
đế quốc Mỹ, tay sai trong việc áp dụng chiến lược chiến tranh này và cuộc chiến
đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam - Bắc
chống đế quốc Mỹ và tay sai...(1969-1972).
+ Sự chủ động tích cực của quân dân miền Bắc trước hành động leo thang
tiến hành đánh phá miền Bắc Xã hội chủ nghĩa lần thứ hai của giặc Mỹ.
+ Làm sáng rõ và phong phú hơn lí luận về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
và chiến tranh giải phóng dân tộc của Đảng ta, đặc biệt là đường lối chiến tranh
nhân dân - nghệ thuật quân sự thiên tài của Đảng ta trong thời kỳ 1945-1975.
+ Làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam và Quân
đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Bổ sung thêm nguồn tài liệu nghiên cứu kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954-1975).
+ Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho nhân
dân và thế hệ trẻ hiện nay.
4. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở tài liệu
Đề tài thực hiện chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung ương
và địa phương; ngồi ra cịn dựa vào định hướng của các đến đề tài, giáo trình,
luận án, luận văn thạc sĩ, tạp chí có liên quan.

4


4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, đề tài chủ yếu được nghiên cứu bằng phương pháp lịch sử và
phương pháp lơ gíc; ngồi ra, còn kết hợp với một số phương pháp khác như: so
sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp và điền dã địa phương.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của đề tài
được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Sự ra đời của Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”“Đơng Dương hoá chiến tranh” của Mỹ (1969-1972)
Chương 2: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” - “Đơng Dương hoá chiến tranh” của Mỹ và tay sai (1969-1972)
Chương 3: Quân dân miền Bắc kết hợp hai nhiệm vụ sản xuất với
chiến đấu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đánh thắng chiến tranh
phá hoại lần thứ hai của giặc Mỹ (1969-1972)

5


Chƣơng 1
SỰ RA ĐỜI CỦA CHIẾN LƢỢC “VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH”
- “ĐƠNG DƢƠNG HỐ CHIẾN TRANH” CỦA MỸ (1969-1972)
1.1. Sự ra đời của chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” - “Đơng Dƣơng

hóa chiến tranh”
Đầu năm 1969, vừa trúng cử tổng thống và chính thức bước vào Nhà
Trắng, Níchxơn cho ra đời “Học thuyết Níchxơn”, đề ra chiến lược toàn cầu
“Ngăn đe thực tế” thay cho chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của
Kennơđi đã bị phá sản trên ện thí điểm ở các nước Đơng Dương chiến lược toàn
cầu mới, đề ra chiến lược thế giới và ở Đơng Dương.
Mỹ thực hi “Việt Nam hố” chiến tranh, “Lào hố” chiến tranh, “Khơme
hố” chiến tranh, và “Đơng Dương hố” chiến tranh. “Việt Nam hố chiến
tranh” của Níchxơn là để thay cho chiến lược chiến tranh cục bộ của Giơnxơn đã
phá sản, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành
bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực
lượng chiến đấu Mỹ và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn qn sự, cung
cấp đơ la, vũ khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh, nhằm chống lại các lực
lượng cách mạng và nhân dân ta.
Thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, quân viễn chinh Mỹ và
quân chư hầu rút dần khỏi chiến tranh đồng thời tăng cường quân đội tay sai để
giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường. Thực chất đó là sự tiếp tục thực
hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Nhưng trong thời kỳ đầu của
“Việt Nam hố chiến tranh”, qn Mỹ cịn giữ vai trò quan trọng, cùng với quân
ngụy là hai lực lượng chiến lược. Quân Mỹ và chư hầu trong năm đầu (1969) đạt
đến con số cao nhất (hơn 50 vạn lính Mỹ, 7 vạn lính chư hầu) là chỗ dựa của
quân ngụy và của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Quân đội Sài Gòn còn được Mỹ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đơng
Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng
cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương
đánh người Đông Dương”.
6


Cùng với việc tăng cường cuộc chiến tranh trên toàn bán đảo Đơng

Dương (Đơng Dương hóa chiến tranh) để quốc Mỹ còn thực hiện mưu đồ hết
sức thâm độc dùng bom mìn để phong tỏa miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thỏa
thuận với các thế lực phản động quốc tế và khu vực để chống lại nhân dân Việt
Nam và Đông Dương, nhất là thỏa thuận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc
thông qua việc ký kết Thông cáo chung Thượng Hải (1972) nhằm cô lập cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam và Đông Dương.
Trước âm mưu thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ, toàn thể dân tộc Việt Nam
đã đồn kết một lịng, sát cánh cùng nhân dân ba nước Đông Dương quyết tâm
đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang
bước vào giai đoạn gay go quyết liệt thì vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 02/09/1969
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi – một tổn
thất hết sức lớn lao đối dân tộc Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới.
Trước lúc đi xa, Người đã để lại bản Di chúc thiêng liêng, ân cần căn dặn toàn
Đảng, toàn quân và tồn dân:
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể cịn kéo dài. Đồng bào ta có thể
phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc
Mĩ đến thắng lợi hồn tồn.
Cịn non, cịn nước cịn người
Thắng giặc Mĩ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay !
Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng
lợi, đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống
nhất. Đồng bào Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Để thực hiện ước nguyện của Người toàn thể dân tộc Việt Nam nguyện
đoàn kết một lòng, phối hợp chặt chẽ với nhân dân Lào, Cam phua chia quyết
tâm đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Từ năm 1969, cùng với việc thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh”, Mỹ đã tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” tăng cường ở Lào, sử dụng lực
lượng LonNol tiến hành đảo chính quân sự, lật đổ Chính phủ Xihanúc ở
7



Campuchia (18/3/1970), chính thức đưa Campuchia vào quỹ đạo chiến tranh
thực dân mới của Mỹ ở Đông Dương. Nhằm cắt đứt đường chi viện từ miền Bắc
vào miền Nam Việt Nam, bằng thủ đoạn “dùng người Đông Dương đánh người
Đông Dương”, Mỹ sử dụng qn đội Sài Gịn tiến cơng xâm lược Campuchia và
Lào. Đông Dương thực sự trở thành một chiến trường. Liên minh chiến đấu, hỗ
trợ lẫn nhau trở thành yêu cầu cấp thiết của cả ba dân tộc.
Ngày 24 và 25/04/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp tại
Hà Nội. Bản Tuyên bố chung của Hội nghị là một cương lĩnh đấu tranh, một
hiến chương về tình đồn kết chiến đấu và liên minh giữa ba dân tộc trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ xâm lược vì độc lập, tự do của mỗi dân tộc Đơng Dương
[8,tr.1052]. Bản Tuyên bố chung vạch rõ: Các bên Campuchia, Lào, Việt Nam
khẳng định mục tiêu chiến đấu của mình là độc lập, hồ bình, trung lập, khơng
cho phép nước ngồi có qn đội hay căn cứ qn sự trên đất nước mình,
khơng tham gia liên minh qn sự, khơng cho phép nước ngồi dùng lãnh thổ
mình để đi xâm lược nước khác. Về quan hệ ba nước, việc giải phóng và bảo
vệ đất nước là sự nghiệp của nhân dân mỗi nước, các bên cam kết hết lòng ủng
hộ lẫn nhau; các bên tuyên bố quyết tâm bảo vệ và phát triển tình hữu nghị anh
em và quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa ba nước, trước mắt ủng hộ lẫn nhau chống
kẻ thù chung và sau này hợp tác lâu dài trong việc xây dựng đất nước theo con
đường riêng của mỗi nước. Hội nghị cấp cao để biểu thị quyết tâm của nhân dân
ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương.
1.2. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới
Trong hồn cảnh Mỹ trở lại “Mỹ hóa” một phần cuộc chiến tranh xâm lược
Miền Nam, và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc. Nhân
dân ta cả miền Nam cũng như miền Bắc lại phải tiếp tục trực tiếp cầm súng
chiến đấu. Không giống như thời kì chống Pháp, muốn đánh thắng Đế quốc Mỹ
lúc này, ngồi ý chí độc lập dân tộc cịn phải có nguồn sức mạnh của chủ nghĩa
xã hội trong thực tế và nguồn sức mạnh của thời đại. Để có nguồn sức mạnh

tổng hợp đó, khơng có cách nào khác là phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ
cách mạng ở hai miền đất nước. Trong bất kì điều kiện hồn cảnh nào, dù khó
8


khăn đến đâu cũng phải đưa miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa. Tuy mỗi miền với
một nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết
với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, trong đó miền Bắc xã hội chủ nghĩa có vị trí
vai trị đặc biệt quan trọng, giữ vai trị quyết định nhất đối với cách mạng cả
nước. Nhiệm vụ thiêng liêng, nặng nề của nhân dân cả nước xuyên suốt thời kì
này chính là “chống Mỹ cứu nước”.
Miền Bắc
Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968) và hạn chế của
cuộc Tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, đất nước ta có nhiều tổn thất,
nhân dân miền Bắc phải thực hiện nhiệm vụ kiến quốc, khôi phục lại những cơ
sở kinh tế bị tàn phá, đồng thời phải cầm vũ khí kháng chiến. Miền Bắc với
nhiệm vụ lớn lao là hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam, vừa phải ra
sức xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, vừa phải dốc hết khả năng để khơi phục
lại các cơng trình văn hóa, các cơ sở kinh tế, nhà ở,... ổn định đời sống, sản xuất,
đảm bảo sự chi viện đạn, dược, quân trang, quân phục cho miền Nam ruột thịt.
Đến năm 1972, khi giặc Mỹ tiếp tục “Mỹ hóa” trở lại và gây ra cuộc chiến tranh
phá hoại lần thứ hai, quân dân miền Bắc lại đứng trước khó khăn thử thách, lại
vừa thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của
giặc Mĩ vừa thực hiện nhiệm vụ kiến quốc, tiếp tục công cuộc khôi phục xây
dựng kinh tế và đảm bảo chi viện cho miền Nam, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa
xã hội.
Việc đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội thực chất là xây dựng hậu
phương hùng mạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chi viện sức
người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam và làm trọn nghĩa vụ quốc tế đối
với Lào và Campuchia một cách kịp thời, đúng lúc.

Ngày 28/10/1968 Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, do phán đoán được
trước Mỹ sẽ chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc trong thời gian gần nhất, Bộ
Chính trị Trung ương Đảng nhận định tình hình và ra Nghị quyết về khôi phục
và phát triển kinh tế ở Miền Bắc sau khi chiến tranh phá hoại kết thúc.

9


Hội nghị Bộ Chính trị nêu rõ:
Trước những thử thách nặng nề của chiến tranh, miền Bắc xã hội chủ nghĩa
được bảo vệ vững chắc và đã phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng của hậu
phương đối với tiền tuyến lớn. Nhưng bên cạnh những thắng lợi có ý nghĩa
chiến lược, miền Bắc cũng mắc phải những khuyết điểm về công tác chỉ đạo và
quản lý kinh tế, quản lý nhà nước. Những khuyết điểm và nhược điểm của ta đã
dẫn đến tình trạng trì trệ, giảm sút trong một số ngành kinh tế, và làm nảy sinh
một số hiện tượng tiêu cực. Miền Bắc lại vừa ra khỏi cuộc chiến tranh phá hoại
với bao hậu quả nặng nề: 6 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái
Nguyên, Việt Trì, Vinh) và 25 trong số 30 thị xã bị đánh phá nhiều lần (trong đó
có 6 thị xã bị đánh tới mức hủy diệt là: Đồng Hới, Ninh Bình, Phủ Lý, Bắc
Giang, n Bái, Sơn La). Có những thị trấn bị phá trụi như: Hà Tu (Quảng
Ninh), Hồ Xá (Vĩnh Linh). Nhiều đê điều, cơng trình thủy lợi, nhiều trường học,
cơ sở y tế, trại an dưỡng, nhà thờ, đền chùa... bị tàn phá [11; tr. 237].
Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp bách đối với miền Bắc là phải ra sức khắc
phục hậu quả chiến tranh, đồng thời khắc phục những mặt yếu kém trong nền
kinh tế, sớm chuyển biến tình hình, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
trước mắt.
Nghị quyết của Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc trong
những năm đầu sau chiến tranh là phải đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống
nhân dân, đảm bảo đầy đủ và kịp thời yêu cầu tăng cường sức chiến đấu cho
tồn tuyến, tích cực chuẩn bị cho những năm sau và cho việc khôi phục kinh tế

sau chiến tranh.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang trên
đà thắng lợi, ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Đây là một tổn thất
lớn khơng gì có thể bù đắp được đối với cách mạng nước ta. Biến đau thương
thành sức mạnh, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ở hai miền Nam - Bắc ra
sức đoàn kết chặt chẽ chung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết
tâm làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên trì và đẩy mạnh cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng thời ra kế hoạch khẩn trương khôi
10


phục hệ thống giao thơng vận tải, văn hóa, giáo dục y tế, thực hiện các kế hoạch
ngắn hạn từ 1969 - 1971, kế hoạch Nhà nước dài hạn 3 năm từ 1971 - 1973. Đây là
những nhiệm vụ trước mắt để khôi phục nền kinh tế, phát triển văn hóa. Kế hoạch
nhằm đảm bảo yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảm bảo đời
sống nhân dân, đảm bảo cho việc xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa
xã hội, xây dựng một bước cơ cấu nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Bên việc thực hiện những nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh khôi phục và phát
triển kinh tế, phát triển văn hóa, qn dân ta ở miền Bắc cịn phải sẵn sàng chiến
đấu, chuẩn bị khả năng chiến thắng bất cứ loại chiến tranh mở rộng nào của địch
đối với miền Bắc và hết lòng chi viện cho tiền tuyến.
Nhiệm vụ khẩn cấp, đột xuất của miền Bắc vào năm 1971 đó là khắc phục
hậu quả của trận lũ lụt (kéo dài từ cuối tháng 8 đến tháng 9 năm 1971), một trận lụt
lớn nhất trong 10 năm vừa qua đã gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế miền Bắc.
Đầu năm 1972, giữa lúc nhân dân miền Bắc đang ra sức thực hiện kế hoạch
Nhà nước và đạt được những thành tựu quan trọng trong lao động xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đế quốc Mỹ lại gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ hai, nhân dân
miền Bắc lại phải cầm vũ khí vừa chiến đấu vừa sản xuất, tiếp tục xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong chiến tranh.
Mục tiêu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ cũng là mục tiêu mà

Mỹ đặt ra cho cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhằm thực hiện âm mưu
nhất quán của Mỹ là bóp nghẹt, phá hoại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa,
phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc; ngăn chặn nguồn tiếp tế của
miền Bắc cho miền Nam và của các nước cho nước ta; làm giảm ý chí chống Mỹ
cứu nước của nhân dân ở cả hai miền nước ta, trước mắt là để cứu nguy cho chiến
lược “Việt Nam hóa” chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari.
Nhiệm vụ đặt ra cho quân dân miền Bắc càng nặng nề và thiêng liêng hơn.
Ngày 1/6/1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết nêu rõ: “Mọi hoạt
động của miền Bắc phải thật sự khẩn trương chuyển hướng nhằm đẩy mạnh sản
xuất và chiến đấu cho phù hợp với thời chiến” [15; tr.388].

11


Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ của miền Bắc trước cục diện và yêu cầu mới
của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đó là:
- Đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân. Cụ thể là tập trung đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường kinh tế địa phương, các ngành trọng yếu
của công nghiệp do Trung ương quản lí, tăng cường giao thơng vận tải.
- Tập trung sức, bảo đảm đầy đủ và kịp thời yêu cầu tăng cường sức chiến
đấu cho tiền tuyến, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược”.
- Tích cực chuẩn bị cho những năm sau và cho việc khôi phục kinh tế sau
chiến tranh.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, miền Bắc đã nhanh chóng chuyển sang
hoạt động thời chiến. Các lực lượng vũ trang của nhân dân ta kiên quyết đánh trả
lực lượng không quân và hải quân của Mỹ. Công tác được tiến hành khẩn
trương, đặc biệt là việc sơ tán, phân tán ở các thành phố, thị xã và các khu vực
trọng điểm giao thông.
Nhiệm vụ của miền Bắc là chuẩn bị nguồn nhân lực, vật lực luôn trong tư

thế sẵn sàng chiến đấu chủ động, kịp thời chống trả địch ngay ở trận đầu, sẵn
sàng sản xuất lao động, đảm bảo chi viện cho miền Nam, đảm bảo tiến trình
khơi phục và phát triển nền kinh tế, tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Miền Nam
Từ 1969, Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, và chiến lược
“Đơng Dương hóa chiến tranh”, quân dân miền Nam phải luôn đề cao cảnh giác
trước những âm mưu, thủ đoạn của giặc Mỹ xâm lược, ln ln sẵn sàng chiến đấu
và có những sách lược đối phó với các chiến lược chiến tranh thâm độc của Mỹ.
Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp làm nhiệm vụ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước đẩy mạnh hoạt động trên khắp các chiến trường, mở các
cuộc phản công chiến lược vào các cuộc hành quân của Mỹ, tranh thủ thời cơ
tấn công địch liên tục, để giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất Tổ quốc,
hồn thành các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả
nước; ngồi ra cịn phải có nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, tức là bảo vệ hậu phương
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
12


Đồng thời, bộ đội ta phải phối hợp với quân giải phóng Lào, Campuchia
cùng tiến cơng, đập tan các cuộc hành quân chiến lược của địch, giải phóng đất
đai, giúp đỡ cách mạng các nước này, thắt chặt khối liên minh chiến đấu của ba
dân tộc Đông Dương.
Lực lượng vũ trang có nhiệm vụ hỗ trợ quần chúng nhân dân nổi dậy chống
bọn ác ơn, phá kìm kẹp, giành quyền làm chủ.
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ
đề ra và thực hiện các chương trình hành động, các chính sách lớn có kết quả,
lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển nhanh chóng và vững chắc.
Về cơ bản, trên đây là những nhiệm vụ trước mắt của miền Nam. Còn
nhiệm vụ lâu dài của quân dân miền Nam là tiếp tục cuộc chiến tranh nhân dân,
phát triển và giữ vững thế chiến lược tấn công, giành chủ động tiến công trên

chiến trường, chiến đấu với mục đích giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
Quốc, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa - bảo vệ hậu phương của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
Với ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, quân dân miền Nam
đã chiến đấu anh dũng đánh lui các cuộc hành quân của giặc Mỹ và thực hiện
cuộc tiến công chiến lược 1972 thành công, giáng địn mạnh mẽ vào chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.
Nhiệm vụ chung của cả nước.
Nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vẫn là: “Động
viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Đế
quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền
Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến
tới thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà” [3;tr.62], chung lòng xây dựng một
Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất, trong Hội nghị Trung ương lần thứ hai.
Do đó nhiệm vụ chung của cả nước là đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất
nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước
cùng đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa đúng như Cương lĩnh chính trị của Đảng
năm 1930.
13


Trong giai đoạn từ (1969 - 1975), Mỹ - ngụy dùng mọi cách để thực hiện
việc “bình định”, “tát nước bắt cá” và đã đạt được một số thắng lợi nhất định.
Cuộc sống nhân dân miền Nam dưới sự cai trị của Mỹ - ngụy hết sức khổ cực, y
tế giáo dục khơng được quan tâm và bị bóc lột nặng nề về kinh tế đã gây nên sự
bất mãn trong đồng bào quần chúng nhân dân, vì thế nhân dân liên tục nổi dậy
đấu tranh. Đây là lực lượng đông đảo và quan trọng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ - ngụy.

14



Chƣơng 2
NHÂN DÂN MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƢỢC “VIỆT
NAM HỐ CHIẾN TRANH” - “ĐƠNG DƢƠNG HỐ CHIẾN TRANH”
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI (1969 - 1972)
2.1 Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến
tranh” của đế quốc Mỹ và tay sai (1969 – 1972)
Thắng lợi của địn tiến cơng và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) đã làm chấn
động dư luận nước Mỹ, làm giảm sút ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Phong
trào nhân dân chống chiến tranh xâm lược Việt Nam và đòi rút quân về nước
dấy lên khắp nước Mỹ. Năm 1969 có hàng triệu người Mỹ biểu tình ở các thành
phố. Hạ nghị viện Mỹ cũng ra tuyên bố đòi rút tất cả quân Mỹ trên bộ ở Việt
Nam về nước trong thời gian sớm nhất.
Đầu năm 1969, bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Níchxơn cho ra đời
cái gọi là “học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” đồng
thời tăng cường chiến tranh ở Lào và mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Mục
tiêu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Níchxơn là rút quân
Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền tay sai Nguyễn
Văn Thiệu. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Níchxơn đã sử dụng tối đa về
quân sự của nước Mỹ kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao rất xảo
quyệt hịng giành lại thế mạnh, hịng cơ lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam.
Mỹ tập trung nỗ lực xây dựng quân ngụy thành một đội quân tay sai hiện
đại, làm lực lượng chiến lược chủ yếu ở miền Nam, là đội quân xung kích ở
Đơng Dương, có thể thay thế được qn Mỹ trong chiến tranh cục bộ. Từ năm
1969 đến 1972, trong gần 4 năm, quân chủ lực và quân địa phương ngụy đã từ
700.000 tăng lên 1 triệu 100 nghìn và lực lượng vũ trang tăng từ 1 triệu 500
nghìn lên 2 triệu, trở thành đạo quân tay sai đông nhất trong các đạo quân tay sai
của Mỹ. Cuối năm 1972, quân ngụy đã có 1.100 máy bay chiến đấu và gần 2.000

xe tăng, xe thiết giáp. Cùng với việc xây dựng quân ngụy, Mỹ tăng cường củng cố
15


bộ máy ngụy quyền nhằm phát huy hiệu lực kìm kẹp nhân dân. Mỹ chủ trương tăng
cường viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn để xây dựng “nền kinh tế ổn định”, có khả
năng đảm đương gánh nặng của kế hoạch “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Trước những yêu cầu cấp thiết của giai đoạn mới, từ ngày 6 đến ngày
8/6/1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực
lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam ở miền Nam cùng các lực lượng
yêu nước khác đã họp Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam, nhất trí bầu ra
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố
vấn Chính phủ.
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam do kiến
trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, bác sĩ Phùng Văn Cung, giáo sư Nguyễn
Văn Kiết và cụ Nguyễn Đố làm Phó Chủ tịch. Hội đồng cố vấn Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam do luật sư Nguyễn Hữu Thọ
làm Chủ tịch và luật sư Trịnh Đình Thảo làm Phó Chủ tịch.
Chính phủ Cách mạng lâm thời ra đời là một thắng lợi trong q trình
hồn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng ở miền Nam Việt Nam, một chính
quyền thực sự dân tộc và dân chủ. Theo chủ trương của Đảng, Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Cách mạng của nhân dân miền
Nam đã thi hành những cải cách dân chủ ở vùng giải phóng, đặc biệt là chính
sách ruộng đất. Khẩu hiệu “người cày có ruộng”đã được thực hiện. Đại bộ phận
nơng dân ở miền Nam đã có ruộng để cày cấy. Sản xuất nông nghiệp, thủ công
nghiệp phát triển. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế cũng đạt được những kết
quả quan trọng. Những cải cách dân chủ được thực hiện bước đầu ở vùng giải
phóng đã làm nổi lên những mâu thuẫn sâu sắc giữa hai chế độ đang đấu tranh
quyết liệt ở miền Nam: Chế độ dân chủ nhân dân và chế độ thuộc địa kiểu mới.
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời đã

đánh dấu thắng lợi mới có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, được sự
đồng tình ủng hộ rộng rãi của các nước anh em và bạn bè trên thế giới. Ngay
trong tháng 6/1969 đã có 23 nước cơng nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hoà miền Nam Việt Nam và đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.
16


Ngày 10/6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam
Việt Nam họp phiên đầu tiên. Dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát,
Chính phủ đã bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu quốc dân
và thơng qua chương trình hành động của Chính phủ.
Ngày 7/11/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam
Việt Nam ra Tun bố về chính sách chiến tranh xâm lược ngoan cố của chính
quyền Níchxơn đối với miền Nam Việt Nam. Bản Tuyên bố nêu rõ: “Miền Nam
Việt Nam phải được độc lập, tự do… Nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân
dân thế giới đòi Mỹ phải chấm dứt xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân các nước
ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà khơng được địi điều kiện
gì, phải từ bỏ chính quyền tay sai Thiệu-Kỳ-Khiêm độc tài, hiếu chiến và thối
nát để nhân dân Việt Nam giải quyết cơng việc nội bộ của mình”.
Ngày 10/2/1970, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ
miền Nam Việt Nam quyết định tuyên dương 10 Đơn vị anh hùng và 18 Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Tiếp đó, ngày 15/2/1970, Hội
đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra quyết
định tuyên dương 12 Đơn vị anh hùng và 9 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân giải phóng. Ngày 5/9/1970, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hồ miền Nam Việt Nam ra quyết định tuyên dương 6 Đơn vị anh hùng và 13
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Ở thành thị cơng nhân, học sinh, sinh viên trí thức, Phật tử và các tầng lớp
lao động khác đã đấu tranh mạnh mẽ dưới nhiều hình thức như bãi cơng, bãi
khố, mít tinh biểu tình, đưa kiến nghị đòi quyền tự do, dân chủ, đòi Mỹ rút về

nước, chống đàn áp chống bắt lính...Phong trào diễn ra liên tục rầm rộ ở Huế,
Sài Gòn, Đà Nẵng và nó thường châm ngịi nổ cho phong trào chung của nông
dân thành thị. Nét độc đáo của phong trào tuổi trẻ, học sinh, sinh viên là họ đã đi
vào từng ngõ phố, ra tận cánh đồng, nơi bà con đang sản xuất để “nói với đồng
bào” những tội ác của chúng đối với đồng bào. Họ coi đó như “nước về nguồn”
như “cây xanh cắm rễ vào lòng đất mẹ” để cùng chia sẻ nỗi khổ đau của đồng
bào trong vùng kìm kẹp của địch, hun đúc thêm lịng căm thù và ý chí đấu tranh
của nhân dân ta.
17


Chính sách “Việt Nam hố chiến tranh” ngoan cố và xảo quyệt của Mỹ đã
gây ra cho quân và dân Việt Nam ở hai miền nhiều khó khăn trong hai năm
1969-1970: Cơ sở nông thôn bị tổn thất, phong trào quần chúng bị sa sút, căn cứ
cách mạng bị phá hoại. Những khó khăn sớm được khắc phục quân và dân miền
Nam vẫn bám trụ kiên cường chiến đấu chống Mỹ.
Từ đêm 22 rạng ngày 23/2/1969, quân và dân miền Nam đồng loạt mở đợt
tiến công vào hơn 400 mục tiêu của địch ở 36 thành phố, thị xã, hơn 100 quận
lỵ, thị trấn, 35 sở chỉ huy, 38 sân bay, 17 khu hậu cần lớn. Đây là đòn phủ đầu
đối với tập đồn Níchxơn vừa lên cầm quyền ở Mỹ. Ở miền Đơng Nam Bộ có
một số trận đánh tiêu diệt các cụm tiểu đoàn hoặc nhiều đại đội địch ở Bến
Tranh, Trà Cao, Lộc Ninh, Dầu Tiếng. Đặc biệt các lực lượng đặc công đánh
gần 300 trận, trong đó có 90 trận đánh vào các sở chỉ huy, sân bay, kho tàng của
địch, giết và làm bị thương 2 vạn tên, có nhiều sĩ quan và nhân viên kỹ thuật
Mỹ, phá huỷ 250 máy bay, 150 khẩu pháo và hàng trăm triệu lít xăng dầu. Trong
30 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt hàng vạn
tên Mỹ, ngụy và chư hầu, phá huỷ hàng nghìn máy bay, xe tăng và pháo lớn,
thiêu cháy hàng chục kho bom đạn, xăng dầu.
Từ ngày 11/5/1969, quân và dân miền Nam tiếp tục tấn công địch trong đợt
mùa hè, đánh vào 800 mục tiêu, trong đó có gần 100 căn cứ, sở chỉ huy, sân bay

quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 20 tiểu đồn và cụm địch tương đương.
Phối hợp với địn tiến công quân sự, đồng bào ở nhiều nơi đã nổi dậy diệt ác,
phá kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Phong trào đấu tranh của nhân dân đòi
dân sinh dân chủ diễn ra sơi nổi, gây thêm khó khăn cho ngụy quyền Sài Gịn.
Ở khắp các đơ thị miền Nam, phong trào của các tầng lớp nhân dân nổ ra
liên tục, mạnh mẽ. Đặc biệt ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, phong trào học sinh, sinh
viên rầm rộ đã thu hút đông đảo giới trẻ tuổi tham gia. Phong trào tuổi trẻ, học
sinh, sinh viên thời kỳ này có vai trò quan trọng, thường là “châm ngòi nổ” cho
phong trào chung của các tầng lớp nhân dân thành thị.
Tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven thị, khắp nơi đều có
phong trào quần chúng nổi dậy phá “ấp chiến lược”, chống chương trình “bình
18


định nông thôn” của địch. Đến đầu năm 1971, cách mạng giành được quyền làm
chủ thêm 3.600 ấp với 3 triệu dân. Chính quyền cách mạng cũng đã cấp cho
nơng dân trên 1,6 triệu héc ta ruộng đất. Trong vùng giải phóng, các hoạt động
sản xuất nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp, cơng tác văn hố, giáo dục, y tế cũng đã
đạt được những kết quả quan trọng. Những thắng lợi quân sự, chính trị trên đây,
nhất là thắng lợi ở Đường 9 - Nam Lào và Đông Bắc Campuchia nửa đầu 1971
đã làm phá sản bước đầu chiến lược “Việt Nam hố chiến tranh” và “Đơng
Dương hố chiến tranh” của Mỹ, mở ra khả năng thực tế làm phá sản hồn tồn
chiến lược đó.
Ngày 20/9/1971, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam quyết định tuyên dương 21 Đơn vị anh hùng và 16 Anh hùng các Lực
lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Ngày 25/1/1972, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam ra Tuyên bố về việc Mỹ - Thiệu cưỡng bức con em nhân dân miền
Nam cầm súng đánh thuê, chết thay cho giặc Mỹ. Sau khi vạch rõ đế quốc Mỹ
tuy bị thất bại hết sức nặng nề nhưng vẫn bám lấy kế hoạch “Việt Nam hố

chiến tranh”, đẩy mạnh chính sách“dùng người Việt giết người Việt”, “thay màu
da xác chết”, nhằm xâm lược miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hồ miền Nam Việt Nam đã cơng bố chính sách Mười điểm đối với các gia đình
có con em bị địch bắt đi lính cũng như đối với các binh sĩ ngụy Sài Gòn.
Từ 30/3 đến tháng 8/1972, quân và dân miền Nam đồng loạt mở cuộc tiến
công chiến lược trên khắp chiến trường miền Nam: tiêu diệt chủ lực địch trên
chiến trường lựa chọn, tiến công và nổi dậy ở vùng nông thơn để đánh phá bình
định và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở các đơ thị, kết hợp 3 mặt đấu tranh
quân sự - chính trị với ngoại giao; giành thắng lợi quyết định ở miền Nam.
Quân và dân miền Nam tiến hành đồng thời các chiến dịch tiến công của bộ đội
chủ lực trên 3 hướng đường số 9 - Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ, hướng chủ yếu là đường số 9 - Trị Thiên cùng các chiến dịch tiến công
tổng hợp ở đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng khu V với quy mô rộng lớn,
19


cường độ mãnh liệt, khiến cho Mỹ - ngụy hoàn toàn bất ngờ, sụp đổ từng
mảng, suy yếu nghiêm trọng.
Mở đầu cuộc tiến công, quân ta đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm
hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam và
kéo dài trong năm 1972. Kết quả là sau gần ba tháng chiến đấu (đến cuối tháng
06/1972, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu một lực lượng lớn sinh lực địch,
khoảng 25 vạn quân, phá và thu một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh,
gồm 636 xe tăng và xe bọc thép, 419 khẩu pháo, 340 máy bay; giải phóng những
vùng đất đai rộng lớn hơn 1 triệu dân. Đó là địn mạnh mẽ giáng vào chiến lược
“Việt Nam hố chiến tranh” của Mỹ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, một nửa trong tổng số 13 sư đoàn chủ lực
ngụy, nhiều trung đoàn và tiểu đoàn ngụy, cả bộ binh, pháo binh, thiết giáp bị
tiêu diệt hoặc bị đánh thiệt hại nặng. Có những trung đồn nguỵ phản chiến, ra

hàng. Lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự bị tiêu diệt và đào, rã ngũ lớn.
Nhiều tuyến phòng thủ rất mạnh của địch từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và Đơng
Nam Bộ bị phá vỡ. Những vùng giải phóng mới được mở ra ở vùng rừng núi,
đồng bằng ven biển, tạo ra một thế phát triển mới của cách mạng miền Nam.
Trong chiến cục năm 1972, chiến sự ở miền Nam khơng chỉ diễn ra trên
ba mặt trận chính mà còn diễn ra ở các chiến trường phối hợp như Bắc Bình
Định, Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Tuy nhiên, vì là chiến trường phối hợp nên
các bên đều tham chiến với lực lượng hạn chế (khơng q 2 sư đồn bộ binh), số
lượng vũ khí, khí tài và phương tiện hiện đại kém xa các mặt trận chính. Điều
đặc biệt là các chiến dịch này khơng có sự tham gia trực tiếp của hải lực và
không lực Mỹ.
2.2 Nhân dân Việt Nam phối hợp cùng nhân dân Lào, Campuchia
chống chiến lƣợc “Đơng Dƣơng hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và tay sai
(1969 – 1972)
Hành động mở rộng chiến tranh xâm lược ra tồn Đơng Dương của Mỹ
trên thực tế đã biến Đông Dương thành chiến trường thống nhất và cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ba nước đã đưa đến việc hình thành
20


×