Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp một trong giờ tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.85 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG



Sáng kiến kinh nghiệm
Nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong
giờ tập đọc

Người soạn:Lê Thị Thu Hà


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP MỘT TRONG
GIỜ TẬP ĐỌC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong dạy học môn tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng,
thì kỹ năng đọc hiểu là vô cùng quan trọng. Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm
hiểu nội dung bài mới. Rèn đọc hiểu nâng cao năng lực tư duy, từ đó các em tự
chiếm lĩnh kiến thức đó theo năng lực bản thân. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy
lớp 1, tôi nhận tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình. Vì
nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng "đọc" nói chung và "đọc
hiểu " nói riêng. Một kỹ năng quan trọng hàng đầu của bậc Tiểu học. Tập đọc là
môn công cụ, là chìa khóa, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài
người. Mục tiêu của môn học theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Tuy vậy chất lượng đọc hiểu
chưa cao, mới chỉ dừng lại mức độ đọc đúng, kỹ năng đọc hiểu chưa cao, dẫn
đến kết quả đọc chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành thành kỹ năng
đọc cơ bản quan trọng. Để giúp các em đọc "hiểu" bài học của mình là một việc
làm hết sức vất vả đòi hỏi người giáo viên lớp 1 phải trải qua và khắc phục. Tôi


rất băn khoăn trăn trở.
Vậy phải làm thế nào để nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 1
trong giờ tập đọc. Vì vậy mà bản thân chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng đọc
hiểu cho học sinh lớp một trong giờ tập đọc" .
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Tại lớp 1A trường Tiểu học Lê Hồng Phong - phường Đông Lương –
Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị .
- Thời gian thực hiện : 1 năm học .
- Năm học : 2011 - 2012 .
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU KHI CHƯA CÓ BIỆN PHÁP TÁC
ĐỘNG:
- Năm học 2011 - 2012 tôi được phân công giảng dạy lớp 1A gồm 34 học
sinh. Tôi thấy rất nhiều em còn rất bỡ ngỡ và mọi thứ còn rất mới lạ. Cho nên
cuối tháng 9 tôi đã phân loại học sinh cụ thể:
Năm học
Tổng số
Số em biết
Số em đọc
Số em chưa biết
đọc hiểu
hiểu chậm
đọc hiểu
2011 - 2012
34
5 = 16%
9 = 26%
20 = 58%
* Nguyên nhân:
Từ những số liệu về tình hình học sinh của lớp và qua nghiên cứu thực tế

giảng dạy bản thân nhận thấy các em đọc hiểu còn rất hạn chế so với yêu cầu
chuẩn tập trung vào những nguyên nhân sau:
1. Bản thân tôi chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh.
2. Học sinh chưa phát huy được tính tích cực của mình trong học tập.
3. Học sinh trả lời câu hỏi hoặc giải nghĩa từ còn lúng túng.
4. Phụ huynh không quan tâm đến việc đọc hiểu của con em mình.


II. CÁC BIỆN PHÁP:
Qua thực trạng nhiều học sinh chưa biết đọc hiểu, tôi đã tìm ra các giải
pháp sau:
1. Biện pháp thứ nhất: Đổi mới phương pháp giảng dạy và các hình thức học
tập cho học sinh.
Kỹ năng đọc hiểu là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài,
đặc biệt là ở lớp 1. Quá trình đọc ngày càng nâng cao, học sinh cần phải chiếm
lĩnh văn bản cả về nội dung và nghệ thuật . Vì thế cần hình thành cho học sinh
các bước tìm hiểu văn bản.
- Hiểu các từ, các cụm từ .
- Hiểu các câu.
- Hiểu các đoạn, những tập hợp câu dùng để phát biểu một ý kiến trọn vẹn.
- Hiểu được cả bài thơ hay bài văn.
Trong hai tiết tập đọc, để giúp các em hiểu sâu vấn đề tạo nên hứng thú
trong giờ học. Tôi cho học sinh tự phát hiện kiến thức hoặc tự kiểm tra bạn, hoặc
kiểm tra chính mình, như phần kiểm tra bài cũ ở tiết 1, tôi cho học sinh đọc một
đoạn văn hoặc một khổ thơ mà các em yêu thích và nêu lý do tại sao em lại thích
đoạn văn hay khổ thơ đó. Tổ chức cho các em kiểm tra lẫn nhau theo nhóm nhỏ
(nhóm 2) quay mặt vào nhau để bàn bạc, thảo luận về việc đọc bài và trả lời câu
hỏi có trong bài. Như thế sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết
học.
Ví dụ khi dạy bài : Mưu chú sẻ - Tiếng Việt - Tập 2. Tôi yêu cầu học

sinh đọc thầm đoạn " nghe vậy mèo bèn đặt sẻ xuống…… đã muộn mất rồi" .
Rồi tự nêu câu hỏi để tìm hiểu sự thông minh và nhanh trí của sẻ. Học sinh sẽ tự
học đọc, tự tìm hiểu và nêu một câu hỏi để tìm hiểu đoạn văn, sẽ có nhiều ý kiến
khác nhau. Chẳng hạn:
- Sẻ làm gì khi mèo đặt nó xuống đất ?
- Mèo vừa đặt sẻ xuống đất, sẻ đã làm gì ?
- Tại sao sẻ lại thoát khỏi miệng mèo ?
Từ những ý kiến mà học sinh đưa ra, tôi tổ chức cho học sinh trả lời,
đồng thời kiểm tra hiểu bài của từng cá nhân học sinh.
Hình thức thứ hai có thể chuyển những hoạt động bằng lời của học sinh
thành các bài tập thông qua việc sử dụng vở bài tập , phiếu học tập hay bảng
phụ.
Ví dụ khi dạy bài : Quà của bố - Tiếng Việt 1 - Tập 2 ( tiết 2).
Tôi gọi 1 - 2 học sinh đọc khổ thơ đầu , cả lớp đọc thầm để tìm hiểu bài
qua câu hỏi.
- Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ?
Hãy ghi dấu (x) vào ô trống trước ý trả lời đúng:
 trên biên giới
 chiến trường xa
 ở đảo xa
Tôi gọi 2 học sinh đọc 2 khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm để tìm hiểu bài.
Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì ?
Hãy nối ô chữ ở cột A với 1 ô chữ ở cột B sao cho đúng ý trong bài.


Cùng với phần kiểm tra bài cũ ở tiết 1 và phần tìm hiểu bài ở tiết 2 thì
phần củng cố bài là một yếu tố quan trọng, nó quyết định đến việc đánh giá mức
độ hiểu bài của từng học sinh . Tôi đã tiến hành như sau. Khi dạy xong bài: Ngôi
nhà - Tiếng Việt 1 Tập 2, tôi đặt câu hỏi: Em hãy đặt tên khác cho bài thơ ?
Nhiều học sinh đã đặt tên cho bài thơ là " Nhà em".

Hầu hết học sinh đều nắm được bài đọc được diễn cảm những câu văn đó.
Ở lớp tôi có nhiều học sinh yếu, nên tôi thường để thời gian dài hơn cho
việc luyện đọc, phần hỏi nội dung bài trong sách giáo khoa còn dài. Tôi đã thay
bằng câu hỏi khác đơn giản hơn, để các em dễ tìm hiểu hoặc lược bớt câu hỏi
trên tổng số hai hoặc ba câu hỏi trong bài.
Ví dụ: Để hỏi câu " Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa ?" trong
bài Ngưỡng cửa - Tiếng Việt 1 - Tập 2. Tôi cho vài em đọc đi đọc lại khổ thơ
rồi mới đặt câu hỏi.
- Muốn cho học sinh trả lời được câu hỏi: "Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không
?", trong bài: Vì bây giờ mẹ mới về , tôi cho nhiều học sinh đọc lại câu "Khi cậu
bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc", rồi mới nêu câu hỏi. Sau bước tìm
hiểu nội dung thì yêu cầu một vài học sinh đọc lại bài với yêu cầu cao hơn: đọc
hay, đọc diễn cảm. Từ việc đọc diễn cảm bài văn, bài thơ giúp cho các em hiểu
bài sâu hơn. Với các bài tập đọc là thơ thường có yêu cầu học sinh học thuộc
lòng . Tôi hướng dẫn các em học thuộc lòng ngay tại lớp. Qua việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và các hình thức học tập cho học sinh như trên đã giúp
cho học sinh cả lớp tôi biết đọc đúng, đọc to và đọc hiểu được bài văn bài thơ.
2. Biện pháp thứ hai: Giúp học sinh phát huy được tính tích cực của mình trong
học tập trong tiết tập đọc để phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo
của học sinh, khâu chuẩn bị bài, thiết kế bài dạy rất quan trọng, dựa trên cơ sở
của các phương pháp truyền thống, tôi đưa ra những định hướng đổi mới các
hoạt động, hình thức dạy - học như sau:
* Phần kiểm tra bài cũ:
- Học sinh tự kiểm tra lẫn nhau.
* Phần bài mới:
- Giới thiệu bằng tranh, ảnh, vật thật để gây hứng thú trong gì học cho học sinh
( Tuy nhiên ở phần này tôi phải đầu tư cho sự chuẩn bị, phải tìm tòi)
- Luyện đọc
+) Đọc tiếng, từ: Cho học sinh phát hiện từ khó đọc, tự giải thích từ khó
theo sự hiểu biết của mình.

+) Tìm hiểu bài: Tùy theo từng bài mà tôi tổ chức các hình thức khác
nhau để học sinh tìm hiểu. Ở đây, tôi cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu bài
dưới hình thức sử dụng bảng phụ ( nội dung như vở bài tập tiếng Việt) để học
sinh dễ dàng nhận ra được nội dung phần trả lời câu hỏi ( đối với học sinh trung
bình).
Với mức độ học sinh khá, giỏi tôi cho các em đọc một đoạn văn hay bài
thơ rồi đặt câu hỏi cho bạn trả lời hay tự đọc câu văn diễn tả ý.
Còn với mức độ học sinh trung bình của lớp, khi tìm hiểu bài tôi cho học
sinh đọc kỹ câu văn, đoạn văn hay dòng thơ, khổ thơ trả lời cho nội dung câu hỏi
rồi mới đặt câu hỏi để các em trả lời.
* Phần củng cố:


- Học sinh đọc khổ thơ hay đoạn văn mà mình yêu thích .
- Học sinh kể lại chuyện cho các bạn nghe ( tùy theo từng bài tập đọc)
* Ví dụ: Khi dạy bài: Vì bây giờ mẹ mới về - tôi tiến hành soạn giảng
như sau.
A. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc trơn cả bài chú ý tự phát hiện tiếng khó và phát âm.
- Biết nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, biết đọc cao giọng, vẻ ngạc
nhiên ở dấu chấm hỏi.
- Ôn lại các vần ưt, ưc. Khắc sâu vần, cấu tạo vần, tìm được tiếng, nói câu chứa
tiếng có vần ưt,ưc.
- Hiểu được nội dung bài tập đọc, luyện nói tự nhiên theo chủ đề.
- Rèn kỹ năng đọc, nói đúng tốc độ.
- Thái độ tích cực học tập.
B. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:
+ Tranh vẽ một em bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc ( tranh vẽ
phóng to từ SGK)

+ Bộ thực hành biểu diễn Tiếng Việt, SGK.
- Học sinh:
+ Bộ thực hành tiếng Việt, SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc một khổ thơ mà em yêu thích trong bài " Quà của bố" ? Vì sao em
thích khổ thơ ấy ?
- Tự kiểm tra: Kiểm tra đọc ( từng cặp học sinh cùng bàn) quay mặt vào
nhau để kiểm tra.
- Giáo viên nhận xét mức độ hiểu bài của học sinh rồi đánh giá ghi điểm
2. Bài mới: Tiết 1
- Giới thiệu bài: Giáo viên treo tranh để giới thiệu.
+ Tranh vẽ gì ? ( học sinh quan sát và trả lời).
+ Giáo viên chỉ vào tranh nói: Tranh vẽ cậu bé cắt bánh bị đứt tay nhưng
không khóc.Chúng ta hãy đoán xem điều gì xảy ra khi mẹ cậu ta về ? Cô cùng
các con đọc và tìm hiểu bài: vì bây giờ mẹ mới về.
- Luyện đọc:
+ Giáo viên đọc mẫu lần 1: Đọc giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy cậu
bé khóc òa lên, giọng ngạc nhiên khi hỏi " sao bây giờ con mới khóc ?" giọng
cậu bé nũng nịu.
+ Giáo viên nêu câu hỏi:
Bài văn gồm có mấy câu ? rồi khoanh chân dưới những dấu câu có trong
bài.
- Học sinh luyện đọc
+ Đọc tiếng từ: Tìm trong bài những tiếng từ khó đọc ? ( Cắt bánh, đứt
tay, hoảng hốt...)
+ Đọc câu: Giáo viên hướng dẫn đọc liền câu.
+ Giáo viên hướng dẫn đọc liền câu.
+ Đọc đoạn, bài: Giáo viên hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng dấu câu.



- Ôn các vần ưt, ưc:
+ Học sinh tìm tiếng có vần cần ôn trong bài , ngoài bài ( khuyến khích
các em tìm được nhiều tiếng, từ, đồng thời giúp các em hiểu được nghĩa của từ
vừa tìm).
+ Học sinh nói câu có tiếng chứa vần ưt. ưc. Giáo viên cho học sinh quan
sát tranh , nói câu mẫu, từ đó tự các em sẽ nói câu theo ý hiểu của mình ( tổ chức
nói trong nhóm, tự kiểm tra sau đó lên trình bày trước lớp, giáo viên uốn nắn,
sửa sai và động viên những học sinh có câu nói hay....)
- Tiết 2: Ngoài việc rèn luyện kỹ năng đọc đúng, đọc lưu loát đọc rõ ràng tiến
tới đọc diễn cảm toàn bài thì giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh qua việc
tìm hiểu nội dung bài. Vì khi các em đã đọc được tốt rồi, lại được hiểu kỹ về nội
dung bài thì chắc chắn khi được đọc gọi bài các em sẽ đọc tốt hơn. Do đó cần kết
hợp chặt chẽ giữa việc hiểu nội dung bài với việc luyện đọc nhiều lần văn bản.
Trước khi đặt câu hỏi tôi thường cho học sinh đọc nhiều lần đoạn văn chứa nội
dung trong câu hỏi đó để giúp các em có trọng tâm cho câu trả lời.
- Phần tìm hiểu nội dung, câu hỏi 1 tôi gọi theo nhóm tự nêu câu hỏi và tự trả
lời. Câu hỏi 2, tôi treo bảng phụ để cả lớp cùng quan sát tìm ra ý đúng.
+ Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ?
Đánh dấu vào ô trống trước ý đúng:
 Mẹ về cậu mới khóc, vì bây giờ cậu mới thấy.
 Mẹ về cậu mới khóc, vì cậu làm nũng mẹ.
- Học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời đúng .
Giáo viên đọc lại câu trả lời đầy đủ để khắc sâu kiến thức. Giáo viên gọi
học sinh khá giỏi đọc những câu hỏi có trong bài, lưu ý giọng đọc: cao giọng ở
mỗi câu hỏi, giọng hốt hoảng lo lắng.....
+ Con làm sao thế ?
+ Đứt khi nào thế ?
+ Sao bây giờ con mới khóc ?
- Cuối giờ, học sinh đọc phân vai, mỗi nhóm 3 học sinh: người dẫn chuyện, mẹ,

cậu bé.
- Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Qua phần này sẽ
giúp phần củng cố thêm cho học sinh hiểu nội dung sâu hơn.
- Phần củng cố bài học tự liên hệ : Con có giống bé ở trong bài không ? Vì sao
Qua các biện pháp trên tôi nhận thấy, nếu người giáo viên biết lựa chọn
phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng học sinh của mình cùng với
lòng nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ học sinh thì các em sẽ tự bộc lộ năng lực nhận
thức và thực hành luyện tập kỹ năng đọc hiểu một cách tích cực. Từ đó giúp các
em học tốt hơn.
3.Biện pháp thứ ba: Giúp học sinh không lúng túng khi trả lời câu hỏi hoặc giải
nghĩa từ.
Để giúp những học sinh lúng túng khi tìm câu trả lời thì cần có câu hỏi
gợi hoặc cho học sinh khá nói trước, rồi cho học sinh yếu nhắc lại, có những học
sinh hiểu được ý, nhưng khi diễn đạt bằng lời thì lại lúng túng. Nên tôi phải tích
cực gọi nhiều lần để khuyến khích tính bạo dạn ở các em.
Đối với những học sinh tiếp thu chậm, tôi đưa ra những yêu cầu phù hợp
để các em hăng hái tích cực học tập.Nếu học sinh chưa trả lời đúng hoặc thiếu ý


thì tôi nhẹ nhàng hướng dẫn để các em trả lời tốt hơn . Tôi hướng dẫn các em
chuẩn bị bài nhà trước khi đến lớp. Trong giờ truy bài tôi phân công học sinh
khá kiểm tra học sinh yếu, nội dung bài ôn là bài cũ và chuẩn bị bài mới.Để gây
hứng thú cho học sinh làm cho người học sôi nổi hơn. Tôi tổ chức cho học sinh
tham quan 1 số trò chơi theo nguyên tắc: " Học mà chơi, chơi mà học". Thông
qua các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi. Học sinh vui chơi được củng cố
các kiến thức đã học. Tạo điều kiện cho học sinh được rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng nghe - nói. Từ đó kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh, rèn tư
duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc kể cho bé nghe - Tiếng Việt 1 - Tập 2.
Tôi cho học sinh chơi thi đọc tiếp sức.

Một em đọc, một em trả lời.
Em thứ nhất đọc: hay nói ầm ĩ
Em thứ hai đọc: Là con vịt bầu
Em thứ ba đọc: hay hỏi đâu đâu
Em thứ tư đọc: Là con chó vện
Học sinh đọc nối tiếp cho đến hết bài thơ . Sau đó tôi cho cả lớp một
tràng pháo tay cho những em nào có giọng đọc to và hay. Như vậy tôi đã tạo cho
các em lòng say mê học tập, làm cho các em có sự thi đua lẫn nhau. Nhờ thế mà
các em có ý thức vươn lên trong học tập giành nhiều bông hoa điểm tốt.
4. Biện pháp thứ tư: Phối hợp với cha mẹ học sinh nâng cao đọc hiểu cho các
em . Gia đình góp phần quan trọng trong việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh
. Nhờ có gia đình mà các em đã học bài ở nhà trước khi đến lớp. Bởi vì học sinh
lớp 1 còn non nớt , muốn để các đọc hiểu tốt, điều đầu tiên gia đình phải giúp
các em biết đọc đúng , đọc to cả bài. Nếu cô có dạy giỏi đến đâu mà thiếu sự hỗ
trợ của gia đình thì cũng không đạt được kết quả cao trong học tập. Trong xu thế
hiện nay, nhiều gia đìnhchỉ mải lo kiếm tiền chưa quan tâm nhiều đến các em (
thậm chí bữa sáng chỉ là một chiếc bánh mỳ đến lớp. Khi thì quên sách, khi thì
quên vở). Trước tình hình này, tôi đã trao đổi với phụ huynh cần quan tâm đặc
biệt đến các em. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các em học tốt hơn.
- Tôi còn trao đổi với phụ huynh qua sổ liên lạc, hàng tháng tôi thông báo kết
quả học tập kịp thời các em. Còn đối với những em chậm tiến , tôi nhắc nhở phụ
huynh bảo ban động viên con em mình ở nhà và có thói quen chăm học hơn.
Đồng thời qua lần họp phụ huynh học sinh, tôi cũng chỉ cho phụ huynh
thấy những nhược điểm mà học sinh còn mắc phải trong việc nâng cao chất
lượng đọc hiểu. Tôi hướng dẫn cho phụ huynh cách khắc phục những nhược
điểm đó của học sinh.
Ví dụ: Lớp 1A của tôi có em Quý, em Tình, em Nhất thường xuyên đi
học quên sách tiếng Việt, không đọc bài ở nhà nhiều lần. Tôi gặp gỡ trao đổi với
từng phụ huynh của từng em để thông báo kết quả học tập của các em. Từ đó
nhờ phụ huynh giúp đỡ các em đọc bài ở nhà . Cho đến nay các em Quý Tình,

Nhất đã tiến bộ rõ rệt. Cả 3 em đều đọc đúng, đọc to và đọc hiểu rất tốt.Chính vì
vậy mà phụ huynh đã hiểu rõ vai trò của gia đình trong việc dạy các em là rất
quan trọng. Mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường không thể tách rời nhau.
Cho nên muốn nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh thì phải có sự giúp đỡ


từ phía gia đình. Có như vậy gia đình mới là chỗ dựa vững chắc làm cho các em
có thói quen chăm học và học tốt hơn.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua thực hiện các biện pháp ở trên học sinh lớp tôi rất chăm chỉ học tập
không học sinh không biết đọc hiểu. Chất lượng các lần khảo sát định kỳ môn
tập đọc lớp tôi điều đạt 100% trung bình trở lên. Trong đó tỷ lệ học sinh có bài
giỏi đạt 55%.
Kết quả kiểm tra của Phòng giáo dục vào cuối năm cụ thể đạt như sau:
Năm học Tổng
Số em
Số em đọc hiểu
Số em
số
đọc hiểu
còn chậm
chưa biết
tốt
đọc hiểu
2011 34
22
12= 35,6%
0
2012
=64,4%

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc
hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ tập đọc. Bản thân tôi nhận thấy muốn giúp cho
học sinh lớp 1 đọc hiểu tốt bài học.
- Điều trước tiên người giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, yêu thương
các em như con em mình.
- Người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh của mình.Có như vậy các em mới phát huy được tính
tích cực của mình trong học tập. Ngoài ra cần phải biết quan tâm giúp đỡ học
sinh làm cho các em cảm thấy tự tin trong học tập và thực sự thấy mỗi ngày đến
trường là 1 ngày vui, cảm thấy cô giáo như người mẹ thứ hai của em. Chính
điều đó làm nền móng cho tốt cho các em học lên lớp trên.
- Người giáo viên cần chú ý rèn cho các em đức tính cẩn thận ngay từ khi bước
vào lớp 1.
- Trong giảng dạy phải có sự phối kết hợp với gia đình để làm tốt công tác chủ
nhiệm. Làm cho phụ huynh thấy rõ vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục
con em mình, phải biết động viên kịp thời trước sự tiến bộ của học sinh. Xây
dựng cho các em có thói quen tự giác học tập ở nhà.
This document was truncated here because it was created using Aspose.Words in
Evaluation Mode.



×